Thư viện chuyên khoa

Ghép Xương Sau Khi Nhổ Răng Là Gì? Những Đối Tượng Nào Nên Áp Dụng?

Ghép xương sau khi nhổ răng là một kỹ thuật nha khoa được sử dụng khá phổ biến khi trồng implant. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng cần phải trải qua quá trình ghép xương ngay sau nhổ răng. Nếu bạn quan tâm tới vấn đề này thì hãy dành chút thời gian tham khảo bài viết dưới đây của BeDental nhé. Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu toàn bộ thông tin về kỹ thuật ghép xương sau nhổ răng là gì và đối tượng nào nên được ghép xương ổ răng.

Ghép xương sau khi nhổ răng là gì?

Phẫu thuật ghép xương ổ răng được biết tới là một trong những phương pháp phẫu thuật trong nha khoa chỉ định cho các trường hợp khách hàng không đủ mật độ xương để thực hiện cấy ghép implant.

Cụ thể hơn, việc ghép xương ổ răng chính là việc bổ sung thêm xương vào phần xương hàm bị thiếu. Nguyên nhân thiếu xương hoặc yếu xương hàm có thể là do tai nạn hoặc bệnh lý răng miệng gây ra. Thông qua cấy ghép, vùng xương hàm sẽ được ổn định cấu trúc, làm tăng tỷ lệ thành công của việc trồng implant.

Do đó, ghép xương sau nhổ răng được coi là một trong những kỹ thuật hỗ trợ hiệu quả nhất để giữ trụ implant được chắc chắn, không xô lệch sau thời gian dài sử dụng.

Ghép xương sau khi nhổ răng để bổ sung thêm xương vào phần xương hàm bị thiếu
Phẫu thuật ghép xương ổ răng để bổ sung thêm xương vào phần xương hàm bị thiếu

Phẫu thuật ghép xương ổ răng sử dụng vật liệu nào?

ghép xương sau khi nhổ răng nhằm bổ sung phần xương đã bị tiêu mất trong xương hàm nên vật liệu xương được sử dụng cần phải đảm bảo an toàn với cơ thể người bệnh. Hiện nay có rất nhiều loại xương được sử dụng để cây ghép. Dưới đây là một số loại vật liệu xương được cây ghép phổ biến:

Xương tự thân

Xương tự thân là loại xương được bóc tách trên chính cơ thể của khách hàng. Các vị trí an toàn có thể lấy xương đó là cằm, hông, xương cẳng chân, xương hộp sọ,…

Ưu điểm lớn nhất của việc sử dụng xương tự thân cấy ghép đó là đảm bảo tỷ lệ thành công gần như là tuyệt đối. Về bản chất, xương tự thân là loại xương của chính cơ thể nên sẽ không có hiện tượng đào thải diễn ra. Bên cạnh đó, xương tự thân cũng là loại xương duy nhất còn sống, có thể tham gia trực tiếp vào quá trình phát triển xương mới. Ngoài ra, sử dụng xương tự thân sẽ đẩy nhanh quá trình lành vết thương sau mổ cấy ghép.

Tuy nhiên, nhược điểm của xương tự thân đó là bạn sẽ phải trải qua ít nhất 2 lần phẫu thuật. Bên cạnh đó, ngoài cảm giác đau nhức, khó chịu đến từ vết thương hở ở hàm, bạn còn phải chịu thêm vết thương ở khu vực mổ lấy xương khác.

Đối với trường hợp tiêu xương hàm quá nặng, xương tự thân hoàn toàn không phải sự lựa chọn phù hợp bởi vì cơ thể sẽ không đảm bảo đủ lượng xương cần cấy ghép.

Xương nhân tạo

Xương nhân tạo là loại xương được con người tạo ra để cấy ghép với trường hợp người bệnh cần lượng xương lớn. Tuy nhiên, xương nhân tạo không phải là loại xương sống như xương tự thân nên khi cấy ghép, chúng chỉ có vai trò như một bộ khung để xương tự thân bám vào phát triển chứ hoàn toàn không có khả năng sinh xương mới.

Ưu điểm của loại xương nhân tạo đó là luôn luôn có sẵn với số lượng lớn, giá thành cũng rẻ và không cần phải tiến hành phẫu thuật nhiều lần. Thế nhưng loại xương này sẽ có nhược điểm lớn đó là không chắc chắn 100% ca cấy ghép sẽ thành công. Bởi vì xương nhân tạo có thể tương thích được với cơ thể người bệnh hay không là điều không ai biết trước. Trong trường hợp xương bị đào thải, bạn sẽ cần phải thực hiện ghép lại xương mới.

Xương dị biệt

Xương dị biệt cũng là một trong các loại xương được sử dụng trong ghép xương sau khi nhổ răng. Nguồn xương dị biệt có thể là từ người khuất hiến tặng hoặc xương động vật.

Về ưu điểm, nguồn xương dị biệt cũng có giá thành tương đối rẻ, đáp ứng được với lượng lớn xương cần cấy ghép. Tuy nhiên, nhược điểm của loại xương dị biệt đó là cơ thể người bệnh có thể không tương thích và xuất hiện tình trạng đào thải.

Bạn có thể chọn xương nhân tạo, xương tự thân hoặc xương dị biệt để cấy ghép
Bạn có thể chọn xương nhân tạo, xương tự thân hoặc xương dị biệt để cấy ghép

Những đối tượng nào nên áp dụng ghép xương sau nhổ răng?

Không phải ai thực hiện trồng implant cũng phải thực hiện ghép xương sau khi nhổ răng. Bên cạnh đó, việc ghép xương ổ răng cũng yêu cầu trình độ chuyên môn cao, áp dụng đúng đối tượng mới đạt được hiệu quả cao nhất. Cụ thể, những đối tượng nên áp dụng ghép xương ổ răng sau khi nhổ bao gồm:

Trường hợp nhổ, mất răng lâu năm

Đối với những người bị mất răng quá lâu do nhổ răng sâu, răng vỡ, răng có bệnh lý không thể giữ lại được,… xương ổ răng sẽ xuất hiện tình trạng tự tiêu. Thời gian dài cùng những tác động bởi hoạt động nhai sẽ khiến cho màng xương bị ảnh hưởng và cứ thế nhỏ dần.

Vì thế, nếu bạn đã nhổ hoặc mất răng lâu năm thì cần thiết thực hiện ghép xương hàm trước khi cấy ghép implant để có thể đạt hiệu quả thẩm mỹ cao nhất mà răng implant mang lại.

Mô xương răng yếu, khó có thể trồng răng

Trong trường hợp nhổ răng với khách hàng có tình trạng mô xương răng quá yếu thì cần thiết tiến hành ghép xương sau khi nhổ răng ngay. Nếu không thực hiện ghép xương sẽ không thể nào đảm bảo được khả năng giữ chắc trụ implant sau khi cấy. Bởi điều kiện thiết yếu để trồng được implant đó là mô xương răng phải chắc, ổn định. Bên cạnh đó, mô xương răng tốt mới có thể đảm bảo trụ dễ dàng tương thích cao với xương hàm và không bị đào thải.

Những bạn đang mắc bệnh lý về răng

Một số trường hợp đang mắc bệnh lý về răng như viêm nha chu, sâu răng, viêm nướu, viêm chân răng,… về lâu dài mà không điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng xương răng. Lúc này, khi nhổ răng bị hư hỏng để thực hiện cấy ghép implant sẽ không được đảm bảo chất lượng do vùng xương bị yếu hoặc không đủ diện tích chiều dài lẫn chiều rộng để cấy implant.

Đối với trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bệnh lý răng miệng triệt để rồi mới tiến hành ghép xương sau khi nhổ răng. Thông qua phác đồ này sẽ có thể đảm bảo hiệu quả phục hình răng tốt nhất.

Những người đã sử dụng hàm giả tháo lắp trong thời gian dài

Mang hàm giả tháo lắp tuy có thể giúp phục hình thẩm mỹ cùng chức năng nhai tức thì nhưng sẽ không thể nào ngăn chặn được quá trình tiêu xương hàm diễn ra. Vì thế, với những người sử dụng hàm giả tháo lắp trong thời gian dài cần thiết được cấy xương ổ răng trước khi thực hiện cắm implant.

Những người mất răng lâu năm, mô xương yếu, sử dụng hàm tháo lắp lâu,... nên ghép xương sau khi nhổ
Những người mất răng lâu năm, mô xương yếu, sử dụng hàm tháo lắp lâu,… nên ghép xương sau khi nhổ

Ghép xương sau khi nhổ răng có hiệu quả không?

Thực hiện ghép xương sau khi nhổ răng là phương pháp hữu hiệu nhất để có thể tăng thể tích xương hàm, đồng thời hỗ trợ cho trụ implant được chắc chắn, ổn định và dễ tương thích với xương hàm hơn. Tuy nhiên, không ít khách hàng còn lăn tăn bởi vì sợ ghép xương ổ răng có thể tiềm ẩn rủi ro, nguy hiểm và có thể không cần cấy ghép xương vẫn có thể trồng răng implant an toàn.

Tuy nhiên, nếu xương hàm bị tiêu hoặc yếu, bạn hoàn toàn không thể thực hiện trồng implant. Nếu có thì tuổi thọ răng implant cũng không được cao, có thể phải trồng lại gây tốn kém chi phí lẫn thời gian. Bên cạnh đó, việc ghép xương ổ răng sau nhổ còn mang tới vô vàn lợi ích khác như:

Giúp xương hàm đạt được kích thước chuẩn

Khi xương hàm bị tiêu hoặc mỏng, thể thích xương hàm sẽ không đảm bảo điều kiện về cả chiều rộng lẫn chiều dài để cấy ghép implant. Khi này, cấu trúc xương hàm thay đổi sẽ làm gương mặt bị ảnh hưởng, gây mất cân đối và mất tính thẩm mỹ.

Bên cạnh đó, việc cấy ghép xương sẽ giúp kích thước xương hàm được chuẩn xác hơn. Và sau khi thực hiện cấy trụ implant xong, nguy cơ bị móm hoặc hô sẽ được loại bỏ khá nhiều.

Làm ổn định mật độ xương

Với trường hợp khách hàng có mật độ xương thấp, cấy ghép xương chính là giải pháp tối ưu nhất để tăng mật độ xương lên ngưỡng ổn định, an toàn, đủ tiêu chuẩn cấy trụ implant.

Bên cạnh đó, phần xương mới sau khi cấy ghép cũng được đảm bảo không quá giòn xốp. Nhờ đó mà chức năng nhai được đảm bảo, bạn cũng không phải lo lắng sẽ xảy ra sự cố nứt vỡ xương hàm.

Đảm bảo sự chắc chắn, ổn định cho trụ implant

Thực hiện ghép xương sau khi nhổ răng sẽ mang tới điều kiện tiêu chuẩn để thực hiện trồng implant hiệu quả, an toàn. Bởi nhờ việc bổ sung xương, mật độ xương hàm sẽ được lấp đầy để ổn định trụ implant vững chắc, đồng thời giúp cho trụ implant nhanh chóng tương thích với xương hàm hơn.

Ghép xương sau nhổ sẽ mang tới nhiều ưu điểm
Ghép xương sau nhổ sẽ mang tới nhiều ưu điểm

Quy trình cấy ghép xương sau khi nhổ răng

Kỹ thuật ghép xương sau khi nhổ răng là một kỹ thuật quan trọng và tương đối phức tạp. Bên cạnh đó, sự thành công của việc cấy ghép cũng sẽ là tiền đề để cấy trụ implant được như ý muốn.

Vì thế, quy trình cấy ghép xương ổ răng cần được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giỏi với đầy đủ các bước như sau:

Bước 1: Kiểm tra tình trạng hiện tại

Trước khi thực hiện cấy ghép xương ổ răng, mỗi bệnh nhân đều được kiểm tra sức khỏe tổng thể để biết được thể trạng hiện tại có phù hợp tiến hành cấy ghép xương hàm hay không. Bên cạnh đó, thông qua việc chụp X-quang răng hoặc máy chụp 3D sẽ giúp xác định chính xác vị trí lẫn lượng xương cần cấy ghép.

Bước 2: Tiến hành phẫu thuật cấy ghép

Quá trình phẫu thuật cấy ghép xương ổ răng sau nhổ sẽ được tiến hành tại phòng mổ vô trùng, đảm bảo không lây nhiễm chéo hay để virus, vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm cục bộ.

Khi thực hiện, bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường tại vị trí nướu cần phục hình răng. Sau đó sẽ thực hiện ghép xương thông qua vị trí đã rạch. Tiếp theo là đặt lượng xương cần cấy ghép vào bên trong thật nhẹ nhàng, cẩn thận.

Bước 3: Đánh giá kết quả ghép xương

Sau khi thực hiện ghép xương, bác sĩ cần tiến hành kiểm tra và đánh giá lại két quả ghép xương xem đã đạt hay chưa. Phương pháp được sử dụng thường là chụp X-quang và chụp cắt lớp để kiểm tra mật độ xương.

Bước 4: Tái khám định kỳ

Để đảm bảo xương ghép tương thích với cơ thể, bạn cần tuân thủ lịch tái khám định kỳ mà bác sĩ quy định. Việc tái khám định kỳ này sẽ giúp kiểm soát tốt nhất để tránh biến chứng xấu xảy ra.

Sau cấy ghép xương răng cần tái khám định kỳ để đảm bảo an toàn, không biến chứng xảy ra
Sau cấy ghép xương răng cần tái khám định kỳ để đảm bảo an toàn, không biến chứng xảy ra

Tiêu chí chọn địa chỉ ghép xương sau nhổ răng ở đâu an toàn nhất?

Hiện nay có rất nhiều địa chỉ thực hiện ghép xương sau khi nhổ răng. Tuy nhiên, đây là một kỹ thuật khó và yêu cầu rất cao về chuyên môn trình độ của một cơ sở nha khoa uy tín. Để chọn ra địa chỉ phẫu thuật an toàn, mang lại tỷ lệ thành công cao thì bạn có thể dựa vào 3 tiêu chí sau:

  • Đội ngũ bác sĩ giỏi: Kỹ thuật ghép xương cần cẩn trọng trong từng bước nên yêu cầu bác sĩ thực hiện phải là người có chuyên môn về ghép xương. Bên cạnh đó, sự thành công của nhiều ca cấy ghép trước đó cũng là điều mà bạn nên cân nhắc khi chọn lựa.
  • Được thăm khám và tư vấn cẩn thận: Không phải ai cũng có thể thực hiện cấy ghép xương răng. Vì thế, quy trình thăm khám và tư vấn của bác sĩ là vô cùng quan trọng. Nếu địa chỉ nha khoa nào muốn đốt cháy giai đoạn thăm khám mà trực tiếp phẫu thuật ngay thì bạn nên lưu ý nhé.
  • Áp dụng công nghệ ghép xương hiện đại: Tại những cơ sở nha khoa uy tín luôn chú trọng đầu tư cơ sở vật chất và áp dụng công nghệ điều trị cao. Nhờ đó, ca ghép xương sẽ được chính xác, nhanh chóng và hạn chế được biến chứng.

BeDental – Địa chỉ uy tín thực hiện cấy ghép xương sau nhổ răng an toàn, chất lượng

Ghép xương sau khi nhổ răng là bước vô cùng quan trọng và mang tính quyết định đến sự thành bại của việc cấy ghép implant trong trường hợp xương hàm bị tiêu. Vì thế, bạn nên tìm đến những địa chỉ nha khoa uy tín như BeDental để được thực hiện cấy ghép.

BeDental sở hữu đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao về kỹ thuật ghép xương. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã thực hiện cấy ghép thành công cho hàng ngàn khách hàng nên mọi vấn đề trong ca mổ luôn được chúng tôi kiểm soát tốt nhất. Ngoài ra, nhờ quá trình thăm khám cẩn thận cùng công nghệ ghép xương tiên tiến, tất cả ca cấy ghép tại BeDental luôn đạt tỷ lệ tương thích và không có biến chứng xảy ra.

BeDental – Địa chỉ uy tín thực hiện cấy ghép xương sau nhổ răng an toàn, chất lượng
BeDental – Địa chỉ uy tín thực hiện cấy ghép xương sau nhổ răng an toàn, chất lượng

Bài viết trên đã cùng bạn tìm hiểu về ghép xương sau khi nhổ răng là gì và những ai nên thực hiện. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ trực tiếp với BeDental để được tư vấn miễn phí.

Bảng giá tham khảo :

DANH MỤCXUẤT SỨĐƠN VỊ TÍNHGIÁ THÀNH
Giá Cấy Trồng implant - Dentium (Tìm hiểu thêm....)
Dentium Implant from USA (More detail...)
(Mỹ)(1 trụ)21.000.000

~ 825$
Giá Cấy Trồng implant - Dentium Implant
Dentium Implant from Korea (More detail...)
(Hàn quốc)(1 trụ)18.000.000
~ 707$
Giá Cấy Trồng implant - Osstem (Tìm hiểu thêm...)
Osstem Implant from Korea (More detail...)
(Hàn quốc)(1 trụ)18.000.000
~ 707$
Giá Cấy Trồng implant - Tekka (Tìm hiểu thêm...)
Tekka Implant from France (More detail...)
(Pháp)(1 trụ)25.000.000
~ 982$
Giá Cấy Trồng implant - SIC(Thụy sĩ )(1 trụ)28.000.000
~ 1100$
Giá Cấy Trồng implant - Nobel(Thụy điển )(1 trụ)32.000.000
~ 1257$
Giá Cấy Trồng implant - Neodent Straumann(Thụy sĩ )(1 trụ)35.000.000
~ 1375$
Giá Ghép xương phục vụ Cấy implant (Tìm hiểu thêm...)
Bone Grafting (More detail...)
(1đơn vị)5.000.000
~ 196$
Giá Nâng xoang kín(Tìm hiểu thêm...)
Closed Sinus Lift
(1đơn vị)6.000.000
~ 236$
Giá Nâng xoang hở (Tìm hiểu thêm...)
Open sinus lift
(1đơn vị)10.000.000
~ 394$
Ghép màng Xương
periosteum Grafting
(1đơn vị)8.000.000
~ 315$
Màng PRF(1đơn vị)2.000.000
~ 79$

BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

CHI NHÁNH HÀ NỘI

CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090

CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam -  093 181 0680

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN

CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

Website: https://bedental.vn/

 

ĐỂ LẠI THÔNG TIN NẾU BẠN MUỐN NHA KHOA TƯ VẤN THÊM




    Bằng việc ấn tiếp tục, bạn đồng ý cho chúng tôi liên lạc với bạn để có thêm thông tin

     

    Rate this post

    1 thoughts on “Ghép Xương Sau Khi Nhổ Răng Là Gì? Những Đối Tượng Nào Nên Áp Dụng?

    1. Pingback: Glucosamine – công dụng và 1 vài lưu ý khi dùng – Be Dental

    Comments are closed.