Ghép xương răng là kỹ thuật nha khoa thường được bác sĩ chỉ định trong quá trình điều trị nha chu hoặc cấy ghép implant. Tuy nhiên, khi nhắc tới “ghép xương” đã khiến rất nhiều khách hàng lo lắng vì nghĩ đây là một ca phẫu thuật lớn, gây đau đớn hoặc cần kiêng khem cực kỳ khắt khe. Vậy thực chất cấy ghép xương ổ răng là gì? Có các kỹ thuật ghép xương nào? Ghép xương hàm có đau không? Nếu bạn đang quan tâm tới vấn đề này thì đừng bỏ lỡ bài viết sau của BeDental nhé..
GHÉP XƯƠNG RĂNG LÀ GÌ?
Ghép xương răng còn được gọi là ghép xương hàm. Kỹ thuật này được sử dụng khá phổ biến trong các ca điều trị nha chu và cấy ghép implant.
Vậy ghép xương là gì trong nha khoa? Hiểu đơn giản, bác sĩ nha khoa sẽ thực hiện bổ sung và tái tạo phần xương hàm bị tiêu đi. Ban đầu, bác sĩ sẽ tiến hành tách lợi để lộ ra xương hàm, sau đó cấy ghép thêm xương vào bên trong. Phần xương được cấy ghép sẽ liên kết với mảng xương cũ, tiếp tục phát triển và sản sinh ra các tế bào xương mới. Do đó, sau khi thực hiện cấy xương răng, thể tích xương hàm sẽ được tăng cao nhằm đảm bảo đủ điều kiện để tích hợp và nâng đỡ trụ implant.
Thường ở các trường hợp cần cấy xương hàm, bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng xương tự thân hoặc xương nhân tạo để thực hiện. Việc chọn xương nào cấy ghép sẽ phụ thuộc vào vị trí mất răng và thể trạng sức khỏe của mỗi người. Sau một thời gian xương được ghép sẽ có thể tích hợp hoàn toàn với ổ răng lẫn hàm răng. Khi này, bác sĩ sẽ kiểm tra lại và xác định xem đã đủ điều kiện để điều trị nha chu hay cấy ghép implant hay không.
Kỹ thuật cấy ghép xương răng trong ca trồng implant sẽ được thực hiện trước khi đặt trụ implant từ 9 – 12 tháng. Đây là khoảng thời gian lý tưởng nhằm đảm bảo vùng xương mới cấy ghép được ổn định, đủ độ chắc chắn để tích hợp và giữ implant không xảy ra bất cứ vấn đề nào khác.
VÌ SAO PHẢI THỰC HIỆN GHÉP XƯƠNG RĂNG?
Không phải trường hợp điều trị nha chu hay trồng implant nào cũng yêu cầu tiến hành ghép xương ổ răng. Tùy từng tình trạng sức khỏe răng miệng hiện tại và mục đích điều trị nha khoa, bác sĩ mới có thể đưa ra quyết định việc cấy ghép xương hàm hay không.
Cụ thể: trong trường hợp trồng implant, ghép xương răng được ví là kỹ thuật quan trọng giúp giữ vững trụ implant. Bên cạnh đó, kỹ thuật này còn giúp thúc đẩy xương hàm tái tạo lại xương mới, phù hợp với những trường hợp cơ địa xương hàm mỏng hoặc bị tiêu. Bác sĩ sẽ thêm một lượng xương tự thân hoặc xương hàm nhân tạo vào vị trí xương bị khuyết.
Ngoài ra, với những khách hàng mắc phải bệnh lý răng miệng như nha chu, sâu răng, viêm chân răng, viêm lợi,… có thể dẫn tới nhiễm trùng tiêu xương. Lúc này, khi cần sử dụng hàm giả tháo lắp hoặc cầu răng sứ trong thời gian dài thì bắt buộc phải cấy ghép xương hàm trước khi có ý định trồng implant.
Trường hợp phải ghép xương khi cấy ghép Implant
Bạn hoàn toàn có thể tiến hành trồng răng xương hàm bị tiêu khi và chỉ khi thực hiện ghép xương răng. Bởi vì kỹ thuật này chính là phương án tối ưu nhất với những tình trạng xương hàm của khách hàng không đủ số lượng, mật độ lẫn thể tích để đảm bảo trụ implant đứng vững. Cụ thể, các trường hợp cần phải ghép xương bao gồm:
- Phần xương ổ răng bị tiêu do tình trạng mất răng lâu năm. Lúc này, xương ổ răng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng đỡ và bao bọc chân răng. Nếu tiêu xương diễn ra, ổ răng sẽ bị thu hẹp cả chiều ngang lẫn chiều ngang, hoàn toàn không phù hợp để ghép trụ implant vào vì không còn chỗ đứng nữa.
- Những người đã sử dụng hàm giả lâu năm và có tình trạng xương hàm bị tiêu, thiếu hụt, không đảm bảo điều kiện tiêu chuẩn để trồng răng.
- Xương hàm bị di chứng hoặc chấn thương từ phẫu thuật răng hàm mặt trước đó. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn tới xương hàm như biến đổi thể tích, thay đổi cấu trúc xương hàm.
- Xương hàm quá mỏng, mềm hoặc quá yếu cũng cần tiến hành ghép xương. Thường vấn đề này là do bẩm sinh và cần thiết tiến hành ghép xương để tăng mật độ.
- Do có những bệnh lý răng miệng trước đó như viêm nha chu, viêm nướu, viêm tủy,… Điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng xương răng và khiến xương yếu hoặc không đủ diện tích cấy ghép implant.
CÁC KỸ THUẬT CẤY GHÉP XƯƠNG RĂNG PHỔ BIẾN
Nhằm đáp ứng nhu cầu ghép xương răng trong điều trị nha khoa, hiện có rất nhiều loại kỹ thuật ghép xương để phù hợp với cơ địa mỗi khách hàng. Dưới đây là thông tin chi tiết về 4 loại ghép xương trồng răng được sử dụng phổ biến nhất:
Ghép xương nhân tạo
Xương nhân tạo là dạng xương sinh học được cấu thành từ thành phần chính là Hydroxyapatite hoặc Beta Tricalcium Phosphate. Do đó, dù là xương nhân tạo nhưng chúng có thể tự tiêu, đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Xương nhân tạo thường được ghép vào phần xương bị thiếu để tạo khoảng trống cho xương tự thân có thể phát triển. Trung bình cứ mỗi tháng, xương tự thân sẽ phát triển lên tới 1mm.
Hiện nay, xương nhân tạo được sử dụng phổ biến bởi vì chúng luôn luôn có sẵn, giá thành lại rẻ, không cần phẫu thuật nhiều lần và yêu cầu với phòng khám nha khoa không quá nhiều tiêu chuẩn khắt khe.
Tuy nhiên, nhược điểm của kỹ thuật ghép xương răng này đó là thời gian hồi phục khá lâu. Trung bình sẽ mất khoảng 6 tháng để xương có thể phát triển đạt điều kiện cần thiết và thêm 3 – 6 tháng nữa để đảm bảo phục hình trồng răng implant an toàn. Ngoài ra, có một số trường hợp khách hàng khi ghép xương chân răng nhân tạo còn có hiện tượng đào thải, cần phải ghép xương mới.
Ghép xương tự thân
Ghép xương hàm bằng xương tự thân được rất nhiều người dùng ưa chuộng. Đây là kỹ thuật sử dụng một phần xương nhỏ ở các khu vực khác trên chính cơ thể như xương chậu, má, cằm để cấy ghép vào xương hàm.
Vì là xương tự thân nên tỷ lệ thành công của ca cấy ghép luôn thành công 100%, tuyệt đối không có hiện tượng đào thải xảy ra. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì xương tự thân là phần trong chính cơ thể nên sẽ không có chuyện khó tương thích.
Ưu điểm của kỹ thuật ghép xương tự thân đó là đảm bảo an toàn cao, tuyệt đối không có nguy cơ lây nhiễm bệnh và không bị đào thải từ vật liệu ghép. Do đó, xương tự thân được ví là tiêu chuẩn vàng trong kỹ thuật ghép xương. Tuy nhiên, nhược điểm của kỹ thuật này đó là bạn phải tiến hành mổ ở hai vùng khác nhau đó là vùng cần cấy ghép và vùng lấy xương cấy ghép.
Ghép xương đồng chủng
Xương đồng chủng là xương được lấy từ cá thể khác cùng loài, tươi hoặc đông khô, thường được lưu trữ ở ngân hàng mô như mô sụn, mô xương, cơ quan nội tạng. Do đó, kỹ thuật ghép xương răng đồng chủng có nhiều điểm tương đồng với phương pháp ghép xương tự thân. Điểm khác biệt rõ rệt nhất đó là nếu ghép xương tự thân thì là lấy xương từ chính cơ thể mình, còn xương đồng chủng là lấy xương từ cơ thể người khác.
Ưu điểm của phương pháp ghép xương đồng chủng đó là có thể sử dụng với số lượng lớn mô ghép để đảm bảo phù hợp về tính chất, thành phần hóa học của vùng nhận ghép. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này đó là tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm các loại bệnh hoặc phản ứng đào thải khá cao nếu không xử lý chuẩn y khoa.
Do đó, trước khi thực hiện cấy ghép xương đồng chủng, bạn sẽ được kiểm tra độ tương thích và tiến hành khử trùng kỹ lưỡng, giảm những biến chứng khác xảy ra.
Ghép xương dị chủng
Xương dị chủng nghĩa là khác biệt về thể loại. Hiểu đơn giản, ghép xương dị chủng đó là sử dụng xương khác loài, có thể là xương động vật. Vì thế, phương pháp ghép xương này đã khiến nhiều khách hàng cảm thấy lo lắng.
Tuy nhiên, xương dị chủng được lấy từ các cá thể loài khác nhau đã qua quá trình xử lý và tùy từng mục đích cấy ghép, bác sĩ đã cải thiện thêm các đặc tính sinh học nhằm đảm bảo phù hợp như đông khô, khử khoáng, khử hữu cơ. Ngoài ra, trước khi cấy ghép, bác sĩ sẽ đưa bệnh nhân kiểm tra độ tương thích và đảm bảo vật liệu ghép vô trùng, tương thích an toàn với cơ thể người bệnh.
Thế nhưng nếu quyết định chọn ghép xương dị chủng, bạn có thể phải đối diện với nguy cơ không tương thích, cơ thể đào thải và có phản ứng kích thích miễn dịch. Lúc này cần tìm đến kỹ thuật ghép xương khác an toàn hơn.
GHÉP XƯƠNG RĂNG CÓ ĐAU KHÔNG?
Ghép xương răng là điều kiện cần thiết để có thể tiến hành trồng implant an toàn với những trường hợp xương hàm bị tiêu hay không đủ thể tích giữ trụ chắc khỏe. Vậy khi ghép xương chân răng hay ghép xương hàm dưới có đau không?
Khi tiến hành ghép xương hàm, bác sĩ nha khoa sẽ gây tê cục bộ nên bạn sẽ không cảm nhận được bất cứ cơn đau nhức hay khó chịu nào. Nhưng sau khi thuốc tê hết tác dụng, bạn có thể sẽ cảm thấy hơi đau nhức, ê buốt nhưng không quá nghiêm trọng. Cảm giác khó chịu này sẽ thuyên giảm rõ rệt qua từng ngày.
Nếu cảm thấy quá khó chịu, bạn có thể sử dụng kết hợp thêm thuốc giảm đau được bác sĩ kê đơn. Bên cạnh đó, hãy chườm đá, chườm nóng để giảm bớt cơn đau nhức.
Việc ghép xương ổ răng có đau hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề bác sĩ lẫn sự hỗ trợ của máy móc kỹ thuật. Vì thế, để hạn chế đau nhức và xua tan nỗi lo ghép xương hàm có đau không, bạn nên tìm đến những địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện.
ĐỘI NGŨ BÁC SĨ CÓ KINH NGHIỆM CAO
10.000+ KHÁCH HÀNG
TÌM LẠI ĐƯỢC NỤ CƯỜI MỖI NĂM
ƯU ĐÃI NGÂN HÀNG & TRẢ GÓP RĂNG SỨ MIỄN LÃI