Thư viện chuyên khoa

Tác dụng của Glucosamine và 1 vài lưu ý khi dùng

Khi mắc bệnh xương khớp, cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân gặp phải khá nhiều khó khăn, ảnh hưởng tiêu cực. Nếu họ không điều trị nhanh chóng thì khả năng vận động sẽ bị suy giảm. Trong đó, glucosamine là loại thuốc được tin dùng đối với người mắc bệnh về xương khớp. Vậy Tác dụng của Glucosamine là gì? 1 vài lưu ý khi dùng Glucosamine,….thắc mắc của bạn sẽ được chúng tôi chia sẻ qua bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu nhé!

1) Tìm hiểu glucosamine là gì?

Tìm hiểu glucosamine là gì
Tìm hiểu glucosamine là gì?

Trước khi sử dụng bất cứ loại dược phẩm nào, mỗi người nên chủ động tìm hiểu về các sản phẩm này để biết cách sử dụng hiệu quả nhất. Trong khi điều trị các bệnh liên quan tới xương khớp, các bác sĩ thường kê cho bệnh nhân thuốc glucosamine, tuy nhiên không phải ai cũng thực sự hiểu về chúng.

Có Thể nói, đây là chất được tìm thấy trong cơ thể mỗi người, đặc biệt một số loại mô mềm của khớp. Chúng là chất cực kỳ quan trọng , tham gia vào quá trình hình thành nên sợi collagen. Đây là cơ sở phát triển xương khớp, đảm bảo khả năng vận động của chúng ta cũng như bảo vệ cho đầu khớp. Nếu thiếu hụt chất này, bạn có nguy cơ mắc các bệnh xương khớp khá nghiêm trọng.

Không những vậy, chất trên còn được tìm thấy ở một số loài động vật sở hữu lớp vỏ cứng, trong đó ta có thể kể tới cua, ốc haytôm, . .. Đặc biệt, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra loại chất kể trên tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau ở động vật.

Như đã phân tích ở trên, đối với một người bình thường thì chất trên hoàn toàn có thể tự tổng hợp bên trong cơ thể và thực hiện nhiệm vụ duy trì hoạt động ổn định của chúng ta. Những bệnh nhân gặp phải chứng đau xương khớp, các khớp xương bị sưng và cứng cần được bổ sung chất này.

Tham khảo thêm : 1 Trong Những Điều Bạn Cần Biết Về Gãy Xương Cánh Tay Và Cẳng Tay

2) Thuốc glucosamine

Thuốc glucosamine
Thuốc glucosamine

Đối Với nhiều người, cơ thể của họ không tự tổng hợp được chất kể trên, chính vì thế chúng đã được nghiên cứu và sử dụng dưới dạng thuốc nhằm mục đích tăng khả năng tăng trưởng, phát triển của sụn khớp.

Chắc Hẳn rất nhiều bạn đang thắc mắc vậy thuốc glucosamine được điều chế dưới những dạng nào với hàm lượng tương ứngbao nhiêu? Tuỳ vào mục đích sử dụng, người ta đã chế ra nhiều dạng. Trong thực tế, có 3 dạng được sử dụng rất phổ biến hiện nay, đó là dạng dung dịch tiêm, dạng viên nén hoặc dạng bột.

Để biết mình nên sử dụng loại nào, chúng ta nên hỏi ý kiến bác sĩ và thực hiện đúng theo chỉ định. Có như vậy, thuốc mới phát huy tối đa tác dụngđem lại hiệu quả cao nhất.

Tham khảo thêm : Ghép Xương Sau Khi Nhổ Răng Là Gì? Những Đối Tượng Nào Nên Áp Dụng?

3) Tác dụng của Glucosamine – Một số công dụng tuyệt vời của thuốc glucosamine bạn không nên bỏ qua

Trước khi dùng mỗi loại thuốc thì điều bạn cần quan tâm tìm hiểu đó là công dụng của chúng. Vậy sản phẩm thuốc trên sở hữu những công dụng như thế nào , chúng ta hãy cùng tìm hiểu nha!

Giảm viêm

  • Tuy các nhà khoa học chưa thể tìm thấy tác dụng giảm viêm của glucosamine trong cơ thể, các nghiên cứu đã cho thấy thành phần này có tác dụng trong việc giảm tình trạng viêm, đặc biệt khi sử dụng cho những ảnh hưởng đến sự hình thành xương. 
  • Trong những nghiên cứu trước đây, glucosamine đã được phối hợp với chondroitin (một dạng hợp chất tương tự glucosamine). 
  • Vì thế, cũng khó kết luận chính xác kết quả trên là nhờ sự tác động của chondroitin hay là cần sự phối hợp của cả hai chất trên. Cần nhiều dữ liệu hơn nữa để nghiên cứu chuyên sâu đối với glucosamine chondroitin, mặc dù hiệu quả giảm viêm đã được tìm thấy trong nhiều nghiên cứu khác nữa.

Duy trì sức mạnh xương khớp

Tác dụng của Glucosamine
Tác dụng của Glucosamine
  • Sụn khớp đóng vai trò là màng lót, là một loại mô màu trắng mịn, bọc quanh các khớp xương. Mỗi hai đầu xương tiếp xúc với nhau trong cơ thể sẽ hình thành khớp xương.
  •  Tại đây, cũng có một loại chất hoạt dịch, giúp chất bôi trơn, làm giảm ma sát giúp cho khớp vận động nhẹ nhàng, trơn tru mà không xảy ra đau nhức.
  • Glucosamine góp phần quan trọng cho sự hình thành những chất dinh dưỡng thúc đẩy quá trình sản sinh dịch khớp và sụn khớp. 
  • Các nghiên cứu cho thấy sử dụng glucosamine đều đặn với liều thích hợp giúp ngăn ngừa sự phá hỏng sụn và tổn thương xương khớp. Đây là lý do vì sao glucosamine được sử dụng như một loại thuốc bổ xương khớp.

Hỗ trợ cải thiện rối loạn chức năng xương khớp

  • Các nghiên cứu cho thấy sử dụng glucosamine giúp giảm rõ rệt những triệu chứng viêm khớp dạng thấp ở động vật. Tuy nhiên, một số nghiên cứu ở người thì không cho thấy bất cứ sự khác biệt rõ rệt nào khi sử dụng glucosamine cho người mắc viêm khớp dạng thấp. Mặt khác, những tình nguyện viên tham gia các cuộc nghiên cứu đều cho thấy những triệu chứng bệnh thuyên giảm.
  •  Việc sử dụng bổ sung glucosamine dưới dạng sulfate mỗi ngày có thể làm giảm viêm, cải thiện tình trạng khớp và làm giảm sự tiến triển bệnh.
  •  Dù đã có những thành quả đáng ghi nhận, tuy nhiên cũng cần có thêm nhiều kết quả nghiên cứu trên cơ thể người mới có thể rút ra kết luận và liệu trình chữa trị những bệnh xương khớp với glucosamine được hiệu quả hơn nữa.

Uống glucosamine có tác dụng phụ không?

Mặc dù glucosamine được xemvô hại và không tác dụng phụ nào, tuy vậy, một vài tác dụng phụ sẽ xảy ra đối với một vài trường hợp. Một số tác dụng phụ của glucosamine bao gồm:

  • Rối loạn tiêu hoá: Một số người sử dụng glucosamine sẽ gặp những triệu chứng rối loạn tiêu bao gồm buồn nôn, khó tiêu, đầy bụng hoặc tiêu chảy. Tuy nhiên, những triệu chứng trên đều lành tínhvô hại.
Uống glucosamine có tác dụng phụ không
Tác dụng của Glucosamine – Uống glucosamine có tác dụng phụ không
  • Dị ứng: Một số người phản ứng dị ứng với glucosamine. Các triệu chứng dị ứng có thể bao gồm phát ban đỏ, ngứa, sưng miệng hay cổ họng, khó thở và rối loạn giấc ngủ. Trong trường hợp phát hiện thấy bất cứ triệu chứng dị ứng nào, người tiêu dùng nên dừng sử dụng glucosamine và hỏi ý kiến chưng sĩ ngay lập tức.
  • Có thể làm tăng huyết áp: Theo một vài nhà nghiên cứu thì Glucosamine sulfate sẽ làm tăng insulin trong máu của chúng ta. Mà lượng insulin tăng cũng đồng nghĩa với việc sẽ xảy ra hiện tượng tăng huyết áp. Tuy nhiên, vấn đề Glucosamine làm tăng huyết áp hiện đang còn gây tranh luận.
  • Glucosamine có thể ảnh hưởng lên bệnh suyễn: Tuy rằng cho đến hiện tại những vấn đề xung quanh mối quan hệ của Glucosamine và bệnh hen suyễn vẫn đang gây nhiều tranh luận  không có bằng chứng rõ ràng.
  • Glucosamine ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường: Như các bạn cũng đã biết bệnh tiểu đường và insulin có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Và kết luận của một vài nhà nghiên cứu trước đây thì glucosamine sulfate làm tăng insulin nên từ đó sẽ làm tăng nồng độ glucose trong máu của những người mắc bệnh tiểu đường.
  • Có thể làm gia tăng lượng Cholesterol: Như đã đề cập ở trên, Glucosamine có thể tác đọng lên việc sản xuất insulin trong cơ thể. Vì thế, nó cũng sẽ kéo theo các tình trạng như huyết áp, lượng đường máu và lượng cholesterol trong cơ thể.
  • Tương tác thuốc: Glucosamine tương tác với một vài nhóm thuốc, cụ thể là thuốc kháng đông máu hoặc warfarin. Việc sử dụng glucosamine kết hợp với những vị thuốc khác cần phải tiến hành dưới sự chỉ định của thầy thuốc nhằm bảo đảm hiệu quảchất lượng.

4) Thời điểm uống thuốc hợp lý nhất

Thời điểm uống thuốc hợp lý nhất
Thời điểm uống thuốc hợp lý nhất

Không phủ nhận rằng, việc lựa chọn thời điểm uống thuốc phù hợp cũng tác động lớn tới hiệu quả chữa trị bệnh. Chính vì vậy, bạn nên dành thời gian nghiên cứu, tìm hiểu cũng như lựa chọn nên uống thuốc glucosamine trước hay sau bữa ăn?

Một Số nghiên cứu đã chứng minh rằng, nếu bạn sử dụng thuốc trong khi ăn hoặc là uống ngay khi vừa ăn xong thì chúng sẽ phát huy tối đa tác dụng. Tốt nhất, bệnh nhân nên sắp xếp thời gian, ăn uống và dùng thuốc đúng giờ. Một lưu ý nho nhỏ đó là chúng ta hãy uống thật nhiều nước, điều này sẽ tăng khả năng hấp thu của cơ thể đem lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị.

Nếu bạn đang sử dụng loại thuốc trên để chữa trị bệnh thì tốt nhất chúng ta không sử dụng cùng lúc với những sản phẩm có tác dụng trị bệnh xương khớp khác. Như vậy, thuốc có thể không phát huy tốt hiệu quả công dụng vốn có.

Có cần sử dụng Glucosamine mỗi ngày không?

Có cần sử dụng Glucosamine mỗi ngày không
Có cần sử dụng Glucosamine mỗi ngày không

Đối với người bị chứng viêm khớp đầu gối, thoái hoá khớp, Glucosamine nên được bổ sung mỗi ngày nhằm giảm đau và hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả. Nghiên cứu đã chứng minh rằng việc sử dụng Glucosamine đều đặn không những góp phần duy trì vững chắc cấu trúc còn góp phần tăng cường độ dẻo dai của xương khớp.

Tác dụng của Glucosamine mang tính chất lâu dàinghĩa là trải qua một quá trình dùng lâu dài mới có thể cảm nhận thấy hiệu quả rõ ràng. Đối với thời gian dùng và liều lượng dùng, người bệnh cần trao đổi với bác sỹ để  hướng dẫn sử dụng chính xác, phù hợp với cơ địa và lứa tuổi của mỗi người.

Các sản phẩm chứa Glucosamine đều an toàn đối với tất cả mọi người. Tuy nhiên nếu dùng quá liều sẽ gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm sau: buồn nôn, tiêu chảy, ợ hơi, táo bón, tăng huyết áp đột ngộtloạn nhịp tim, phù mạch. Các tác dụng phụ hiếm gặp: phát ban nhẹ, đau đầu, mất ngủ.

Hướng dẫn sử dụng đúng cách, đúng liều lượng Glucosamine

Sử dụng Glucosamine đúng liều lượng là thế nào? Muốn sử dụng Glucosamine vừa đem lại các ích lợi đối với sức khoẻ mà lại vừa bảo đảm an toàn đối với sức khoẻ của mình thì tốt nhất bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng những thực phẩm có thành phần Glucosamine để bác sĩ đưa ra các chỉ dẫn sử dụng đúng đắn nhất thích hợp với tình hình sức khoẻ của bạn.

Liều sử dụng glucosamine mỗi ngày bao nhiêu là phù hợp?

Theo khuyến cáo của những bác sĩ chuyên khoa xương khớp thì mỗi ngày cần cung cấp hàm lượng glucosamine trong máu là 1.500 mg và 1.200 mg chondroitin. Nếu như cơ thể dung nạp được thì sau hãy giảm liều xuống mức 1.000 mg glucosamine và 800mg chondroitin hoặc ít hơn. Tuy nhiên, liều lượng chính xác lại cần phải do bác sĩ hướng dẫn theo cơ địa của mỗi người.

– Liều uống Glucosamine  một vài mức độ

+ Mõi ngày 2 viên Glucosamine, chia thành 2 lần uống vào sáng và tối đối với những người bị đau xương khớp ở mức nhẹ đến trung bình.

+ Với những người bị đau xương khớp ở mức trung bình thì nên sử dụng ngày 4 viên Glucosamine, chia thành 2 lần uống, mỗi lần 2 viên. Duy trì liều lượng trên khoảng 2 tuần đầu uống Glucosamine. Sau đó bạn nên giảm liều lượng về dùng ngày 2 viên, chia thành 2 lần sử dụng, mỗi lần dùng 1 viên.

Hoặc nếu bạn đang ốm nhưng vẫn cần sử dụng Glucosamine nhằm ngăn ngừa bệnh lý xương khớp bạn nên uống 1 – 2 viên/ngày.

Tham khảo thêm : Đau lưng: 1 Số nguyên nhân và triệu chứng

5) 1 vài lưu ý khi dùng Glucosamine

Nhìn chung, khi sử dụng bất kì loại dược phẩm nào, chúng ta cũng phải cẩn thận bởi vì bạn có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn. Trong đó , triệu chứng sau đây là tác dụng phụ thuốc glucosamine gây ra: thường xuyên cảm thấy buồn ngủ, đau đầu, có cảm giác buồn nôn thậm chí là nôn mửa, . ..

Tỷ lệ người gặp phải tác dụng phụ chiếm phần nhỏ, tuy nhiên bạn không thể chủ quan. Nếu gặp bất cứ triệu chứng bất thường nào, chúng ta nên ngay lập tức tới cơ sở y tế thông báo tình hình cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Đặc biệt, trong thời gian điều trị thuốc, việc sử dụng rượu, bia quá nhiều không chỉ làm giảm hiệu quả của dược phẩm mà cònnguy cơ gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe người bệnh. Chính vì thế, bệnh nhân nên bỏ hẳn rượu, bia để đảm bảo hiệu quả chữa trị cao nhất.

Dưới đây là 1 vài lưu ý khi dùng Glucosamine mà bạn cần biết:

  • Mang thai hoặc cho con bú: Hiện nay, cũng khôngđầy đủ bằng chứng đáng tin cậy nhằm khẳng định được rằng glucosamin có an toàn để sử dụng khi mang thai hoặc cho con bú hay không. Do đó, phụ nữ mang thai và cho con bú nên giữ gìn an toàn và không tự ý sử dụng glucosamine.
Bệnh nhân cần lưu ý gì trong khi dùng thuốc
1 vài lưu ý khi dùng Glucosamine
  • Bệnh hen suyễn: Những triệu chứng của bệnh hen suyễn đã được thuyên giảm sau khi người phụ nữ trên dừng dùng glucosamine. Mặc dù hiện khôngbất kỳ bằng chứng nào cụ thể để nói chắc chắn rằng liệu glucosamin có thực sựtác nhân gây bệnh hen suyễn hay không, người bị bệnh hen suyễn nên kiểm tra kỹ sức khoẻ khi ngừng bổ sung glucosamine.
  • Bệnh tiểu đường: Có một vài báo cáo trước đây cho thấy glucosamin có thể làm tăng nồng độ glucose trong máu đối với những người bị tiểu đường. Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu cho thấy glucosamin hầu như không liên quan với việc giảm nồng độ glucose trong máu đối với những người bị bệnh tiểu đường loại 2.
  • Bệnh tăng nhãn áp: Glucosamin có thể làm tăng áp suất bên trong võng mạc, gây nên bệnh tăng nhãn áp – một căn bệnh có nguy cơ đe doạ đến mù loà. Bằng chứng là một nghiên cứu nhỏ được xuất bản vào năm 2013 trên tạp chí JAMA Ophthalmology cho thấy, tăng nhãn áp có liên quan với việc bổ sung glucosamine
  • Huyết áp cao: Hiện nay, có rất nhiều nghiên cứu cho những kết luận khác nhau về việc glucosamin có thể làm tăng huyết áp. Do đó, nhằm bảo đảm an toàn, hãy kiểm tra huyết áp cẩn thận nếu bạn dùng glucosamine sulfate và bị huyết áp thấp.
  • Dị ứng: Có một số quan ngại về việc sản phẩm bổ sung glucosamine có thể gây ra phản ứng dị ứng cho những người nhạy cảm với động vật có vỏ như tôm, cua. Tuy nhiên, các protein gây ra phản ứng dị ứng được tìm thấy trong ruột của động vật có vỏ như tôm, cua nhưng không phải ở lớp vỏ.

Nhưng một cách an toàn và hiệu quả hơn nữa, nếu bạn bị dị ứng với các sản phẩm động vật có vỏ như tôm hoặc cua, vui lòng trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng glucosamin.

BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

CHI NHÁNH HÀ NỘI

CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090

CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam -  093 181 0680

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN

CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

Website: https://bedental.vn/

 

 

Những địa chỉ nha khoa uy tín mà bạn cần biết

Cạo vôi răng bao nhiêu tiền tại BeDental? Địa chỉ thực hiện lấy vôi răng an toàn

 

 

Rate this post