Tiêu xương hàm là một trong những biến chứng nguy hiểm do mất răng gây nên. Khi bị tiêu xương hàm, người bệnh có thể gặp thêm rất nhiều hệ lụy khác liên quan đến thẩm mỹ và khớp cắn lẫn sức khỏe răng miệng.
Tuy nhiên, vì nhiều nguyên do khác nhau mà việc phục hình thay thế răng đã mất đã bị trì hoãn. Vậy mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm? Có những dạng tiêu xương hàm nào xảy ra? Hậu quả của tiêu xương hàm là gì và có nghiêm trọng không? Bài viết dưới đây của BeDental sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ thắc mắc.
I. Hiểu đúng về tiêu xương hàm – Tiêu xương hàm là gì?
Trước khi tìm hiểu về mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm thì bạn cần phải hiểu đúng thuật ngữ tiêu xương hàm là gì. Được biết, tiêu xương hàm là thuật ngữ để nói về hiện tượng suy giảm xương ổ răng và phần xương xung quanh chân răng. Quá trình suy giảm này xảy ra rõ rệt nhất là qua các yếu tố chiều cao xương, số lượng, mật độ lẫn thể tích xương.
Xương hàm được chia thành xương hàm trên và xương hàm dưới, thuộc khối xương mặt và bộ xương, hệ vận động. Trong đó:
- Xương hàm trên là xương chính giữa ở tầng giữa mặt. Vì thế, nó không tiếp khớp với các xương khác để tạo ra các xoang hàm, vòm miệng, ổ mắt, nền sọ và hốc mũi. Ngoài ra, xương hàm trên cũng là loại xương xốp.
- Xương hàm dưới là vùng xương thấp nhất, to nhất và khỏe nhất trong hệ xương mặt. Ngoài ra, xương hàm dưới còn là xương duy nhất của hộp sọ có khả năng cử động.
Xem thêm: Nhổ răng khôn bảo hiểm y tế
Cả 2 xương hàm này đều vô cùng quan trọng. Nếu như xương hàm trên chịu tác động khi cắn xé thức ăn thì xương hàm dưới sẽ đảm bảo chức năng nhai. Thế nhưng cả hai nhóm xương hàm này rất dễ bị tiêu nếu như có vi khuẩn xâm nhập hoặc có khoảng trống.
Qua đó có thể thấy được tiêu xương hàm là vấn đề vô cùng nguy hiểm. Chúng không chỉ ảnh hưởng tới chức năng nhai mà còn làm hại tới hệ xương khác.
II. Nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu xương hàm
Răng bị tiêu xương hàm do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Dù vì bất cứ lý do nào thì bạn cũng không nên chủ quan mà hãy tìm hiểu mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm và tiến hành phục hình điều trị từ sớm. Dưới đây là 2 nguyên nhân cơ bản nhất dẫn tới tình trạng mất xương răng, răng bị tiêu xương:
2.1. Tiêu xương do mất răng
Mất răng sẽ tạo ra khoảng trống ở vị trí chân răng bị mất trên xương hàm. Và khi ăn uống sẽ có những lực tác động và kích thích mô xương hoạt động, đảm bảo duy trì sự ổn định của mật độ xương hàm. Thế nhưng vì đã mất răng, các lực tác động trên xương hàm không còn lực nữa và lâu dần khiến cho xương hàm bị tiêu.
Xem thêm: Răng cửa mọc lệch
2.2. Tiêu xương hàm do viêm nha chu
Bên cạnh việc mất răng gây tiêu xương hàm, viêm nha chu cũng là nguyên nhân khiến quá trình tiêu xương xảy ra. Bệnh lý viêm nha chu sẽ làm mất răng một cách gián tiếp. Vì khi viêm sẽ dẫn tới tình trạng tổn thương mô mềm, phá hủy men răng, làm chân răng suy yếu cực kỳ nghiêm trọng. Lâu dần dẫn tới hiện tượng tụt nướu, hở chân răng, xương và dây chằng bọc quanh răng bị tiêu biến khiến răng không còn chỗ dựa.
III. Mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm?
Xương hàm giữ nhiệm vụ liên kết với chân răng và nâng đỡ chân răng cứng, chắc cho hoạt động ăn nhai hàng ngày. Xương hàm được phát triển nhờ vào lực tác động trong khi cắn xé thức ăn. Do đó, răng bị nhổ hoặc mất răng sẽ làm mất lực tác động, khiến cho xương hàm dần tiêu biến đi.
Vậy mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm? Tùy vào cơ địa mỗi người mà tốc độ tiêu xương hàm sẽ diễn ra nhanh hay chậm, nhiều hay ít. Thường thì sau khi mất răng, mật độ xương hàm sẽ dần giảm trong khoảng 3 tháng. Trong 12 tháng đầu, khoảng 25% xương hàm ở vị trí răng mất sẽ tiêu biến. Sau khoảng 3 năm, xương hàm sẽ bị tiêu biến từ 45 đến 60%.
Xem thêm: Nhổ răng khôn khi nào
Tuy nhiên, khoảng thời gian mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm phía trên không đúng trong tất cả các trường hợp vì cơ địa mỗi người là khác nhau. Tốt nhất là sau khi mất răng, bạn nên trồng lại từ sớm để ngăn chặn tiêu xương răng xảy ra, dẫn tới các hệ lụy nghiêm trọng khác.
IV. Các dạng tiêu xương hàm khi mất răng bạn cần biết
Có rất nhiều dạng tiêu xương hàm có thể xảy đến như:
4.1. Tiêu xương hàm theo chiều ngang
Tiêu xương hàm theo chiều ngang xảy ra khá phổ biến. Lúc này, độ rộng của xương hàm ở vị trí mất răng sẽ bị thu hẹp lại. Vùng xương răng quanh khu vực ấy sẽ giãn ra, xâm lấn khoảng trống xương vừa bị tiêu. Qua đó đã khiến các răng kế cận không có xương nâng đỡ sẽ có xu hướng đổ nghiêng về phía bị tiêu xương.
4.2. Tiêu xương hàm theo chiều dọc
Đây là tình trạng tiêu xương hàm xảy ra khá phổ biến khi mất răng. Với tình trạng này, xương hàm dưới nướu bị tiêu và lõm xuống, trũng sâu hơn so với vùng xương hàm kế cận. Thời gian càng lâu, vùng nướu ở nơi mất răng sẽ càng bị teo nhỏ lại.
Xem thêm: Chi phí ghép xương hàm
4.3. Tiêu xương khu vực xoang
Răng hàm ở trên bị mất sẽ gây ra hiện tượng tiêu xương khu vực xoang. Vì khi mất răng, đỉnh xoang sẽ hạ xuống. Phương án khắc phục tốt nhất chính là cấy trụ implant từ sớm để tránh làm tăng thể tích xoang theo thời gian.
4.4. Tiêu xương toàn bộ khuôn mặt
Đây là tình trạng tiêu xương hàm cực kỳ nghiêm trọng. Trường hợp này thường xảy ra khi mất răng cả hàm trên lẫn hàm dưới và bỏ qua giai đoạn vàng để cấy trụ implant. Các biểu hiện tiêu xương toàn bộ gương mặt dễ nhận biết như má hóp, má nhiều nếp nhăn, khuôn miệng bị hõm,… Do đó, bạn cần nắm rõ mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm để tránh tiêu xương toàn bộ gương mặt xảy đến.
4.5. Xương hàm bị hạ thấp do mất nhiều răng
Khi bị mất nhiều răng, bạn nên can thiệp bằng kỹ thuật đặt trụ implant từ sớm để ngăn chặn quá trình tiêu xương xảy ra. Bởi vì sau thời gian mất răng, xương hàm tiêu biến dần tới các ống thần kinh nằm sâu bên dưới.
V. Hậu quả của tiêu xương hàm là gì?
Tương tự như các bộ phận khác trên cơ thể con người, khi xảy ra bệnh hoặc ảnh hưởng gì đó đến sức khỏe , việc tiêu xương hàm sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Dưới đây, Nha khoa Bedental sẽ chỉ ra những hậu quả mà tiêu xương hàm gây ra cho người mất răng.
Trạng thái sức khỏe kém
Khi xương hàm bị tiêu biến, độ rộng và chiều cao của khung xương hàm sẽ giảm, không đủ sức để hỗ trợ hoạt động chức năng. Trong thời gian dài, lợi sẽ bị tụt và mỏng đi.
Tình trạng này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây ra tình trạng đau đầu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Khó khăn trong việc ăn nhai
Việc tiêu xương hàm dẫn đến răng xung quanh có xu hướng dồn về vị trí mất răng. Điều này làm cho răng bị nghiêng và dễ gãy rụng hơn.
Ngoài ra, tiêu xương hàm cũng làm méo mó cấu trúc của khớp cắn, ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai. Do đó, việc ăn nhai trở nên khó khăn và mất nhiều thời gian hơn.
Trở ngại trong quá trình phục hình răng
Nếu răng không được phục hình kịp thời sau khi nhổ, xương hàm sẽ bị tiêu biến. Điều này làm giảm chất lượng xương một cách đáng kể, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phục hình răng bằng phương pháp cấy ghép implant. Lúc này, để thực hiện cấy ghép implant, người bệnh phải chi trả nhiều chi phí để ghép xương và thời gian điều trị kéo dài.
Mất đi tính thẩm mỹ của khuôn mặt
Khi xương hàm tiêu biến khoảng 60%, các cơ và mô mặt bị co lại, gây ra nếp nhăn dày đặc. Gương mặt sẽ lão hóa nhanh chóng, dẫn đến hiện tượng teo lại và trở nên già nua hơn.
VI. Tiêu xương hàm ảnh hưởng như thế nào đến phục hình răng sau này?
Sau khi biết được mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm, bạn có thể thấy được rất nhiều hệ lụy mà chúng đem lại. Bên cạnh đó, việc bỏ qua giai đoạn vàng để đặt trụ implant ngăn ngừa tiêu xương sẽ khiến quá trình phục hình sau này bị ảnh hưởng lớn. Cụ thể, tiêu xương hàm sẽ ảnh hưởng tới cấy ghép implant như sau:
6.1. Răng không được khỏe mạnh sau khi cấy ghép implant
Sau khi cấy ghép implant trong tình trạng khách hàng đã bị tiêu xương hàm, chiếc răng không còn được khỏe mạnh như bình thường. Thậm chí, một số trường hợp bác sĩ thực hiện tay nghề non yếu ghép xương không đúng chuẩn kỹ thuật, bột ghép không cố định được trụ implant sẽ khiến trụ khi ghép vào không được chắc chắn.
Mọi hậu quả của việc này đều do chính khách hàng là người gánh chịu. Vì trụ implant không chắc chắn đã dẫn tới độ bền, vững chắc của răng bị ảnh hưởng. Lúc này, hoạt động nhai nghiền thức ăn cũng không được tốt như bình thường.
6.2. Cần phải kết hợp phẫu thuật ghép xương, ghép màng xương
Trồng răng implant yêu cầu rất cao về sức khỏe răng miệng, cụ thể là xương hàm. Do đó, nếu bị tiêu xương hàm quá lâu và muốn trồng implant thì bác sĩ cần phải tiến hành ghép xương, ghép màng xương cho tới khi đạt đủ mật độ cho phép.
Xem thêm: Răng đính kim cương
Việc phát sinh ghép xương, ghép màng xương đã kéo theo chi phí cấy ghép bị đẩy lên rất nhiều. Vì thế, bạn nên nắm được mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm để cắm trụ implant từ sớm. Bởi nếu khi mất răng và can thiệp ngay, bạn sẽ chỉ mất tiền cho việc cấy trụ chứ không phát sinh chi phí ghép xương, nâng xoang hay ghép màng xương nữa.
6.3. Làm tăng nguy cơ đào thải trụ implant
Hiện trạng người bệnh khi cấy ghép implant xảy ra hiện tượng đào thải khá phổ biến. Nguyên nhân là do bệnh nhân bị tiêu xương hàm ở mức độ nhẹ nhưng bác sĩ lại không phát hiện hoặc chủ quan không cấy ghép xương trước khi đặt trụ implant.
Vì không đảm bảo thể tích và mật độ xương tiêu chuẩn để làm tăng độ cứng chắc khi giữ trụ implant, hiện tượng đào thải sẽ xảy ra. Trụ implant không được cố định chắc chắn sẽ khiến quá trình đào thải diễn ra nhanh hơn rất nhiều.
6.4. Tăng khả năng thất bại trong việc cấy ghép implant
Dễ thấy, tiêu xương hàm ảnh hưởng cực kỳ lớn tới quá trình cấy ghép implant. Tiêu xương răng quá nặng sẽ khiến quá trình điều trị trở nên phức tạp, từ đó dẫn tới kết quả thành công không được cao hoặc không như mong muốn.
VII. Phương pháp điều trị tiêu xương hàm hiệu quả
Sau khi biết được câu trả lời cho thắc mắc mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm thì bạn nên tìm đến các phương pháp điều trị tiêu xương hàm hiệu quả. Chủ yếu tiêu xương diễn ra là do mất răng. Vì thế, trồng răng giả, cụ thể là cấy ghép implant chính là phương pháp hữu hiệu nhất để vừa điều trị tiêu xương hàm lại vừa phục hình thẩm mỹ mất răng.
Với phương pháp cấy ghép implant, bác sĩ sẽ tiến hành ghép xương, nâng xoang, cấy màng xương để điều trị tiêu xương hàm. Tùy từng mức độ tiêu xương mà lượng xương được bù vào sẽ có sự tính toán tỉ mỉ nhất. Sau đó, để ngăn ngừa tiêu xương tiếp tục xảy ra, bác sĩ sẽ tiến hành cấy ghép implant.
Xem thêm: Phát hiện bệnh viêm nha chu nhờ vào những dấu hiệu này
Trụ implant được cấu tạo từ titanium và cấy trực tiếp vào xương hàm để thay thế cho chân răng thật mất đi. Chất liệu titanium cực kỳ lành tính, dễ dàng tích hợp với xương hàm và giúp cho trụ implant đứng vững, nâng đỡ mão răng sứ bên trên.
Chức năng nhai từ răng implant được đảm bảo y như răng thật. Do đó, qua quá trình nhai thức ăn, lực tác động lên xương hàm đồng đều và kích thích xương phát triển. Vì thế mà tình trạng tiêu xương hàm sẽ được điều trị và ngăn chặn chúng quay trở lại.
VIII. 5 ưu điểm khi cấy ghép implant điều trị tiêu xương hàm
Khi mất răng, làm cầu răng sứ hay dùng hàm giả tháo lắp tuy có thể phục hình thẩm mỹ nhưng không thể ngăn chặn tiêu xương xảy ra. Giải pháp điều trị tiêu xương hàm duy nhất đó chính là trồng implant. 5 ưu điểm nổi bật khi cấy ghép implant trong điều trị tiêu xương hàm đó là:
- Đảm bảo tính tương thích sinh học cao: Trụ implant được làm từ vật liệu titanium nên đảm bảo an toàn, lành tính với cơ thể người.
- Ngăn chặn hiệu quả tiêu xương hàm: Trụ implant sẽ thay thế cho chân răng mất đi nên sẽ tạo lực kích thích xương hàm phát triển khi có lực nhai đồ ăn tác động. Từ đó ngăn chặn hiệu quả nguy cơ thoái hóa hay suy giảm chiều cao, mật độ xương.
- Không xâm lấn: Trồng implant hoàn toàn không ảnh hưởng tới những chiếc răng khác. Bên cạnh đó, khi cấy implant, các răng bên cạnh sẽ được cố định vị trí và không bị nghiêng hay xô lệch.
- Khôi phục chức năng nhai tới 99%: Răng implant là chiếc răng giả duy nhất có đầy đủ chân răng lẫn thân răng. Do đó, chức năng nhai đạt độ hoàn hảo và tương đương với răng thật. Bên cạnh đó, màu sắc răng implant cũng tương đồng với răng khác nên tăng tính thẩm mỹ cao nhất.
- Tuổi thọ cao, hầu như không cần sửa chữa: Trụ implant tồn tại vĩnh viễn trong xương hàm như một bộ phận của cơ thể. Cấu trúc răng cũng có tuổi thọ cao và ít bị hư hỏng.
Xem thêm: Cắt cười hở lợi có đau không?
IX. Những lưu ý khi điều trị tiêu xương hàm do mất răng
Sau khi xác định được mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm và chọn phương án khắc phục phù hợp, bạn vẫn nên để ý và theo dõi trong suốt liệu trình điều trị tiêu xương hàm. Dưới đây là một vài lưu ý bạn cần quan tâm:
- Hãy chọn địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện điều trị tiêu xương hàm. Cơ sở vật chất và trình độ bác sĩ chuyên môn đều phải đạt chuẩn để có thể xác định mật độ xương hàm chính xác nhất.
- Nếu có bất cứ dấu hiệu khác thường nào sau cấy xương, ghép implant thì bạn cần tới phòng khám ngay lập tức.
- Tìm hiểu kỹ về các vật liệu ghép xương và tình trạng xương hàm của mình.
- Chọn trụ implant phù hợp với khả năng tài chính lẫn thực tiễn răng miệng hiện tại.
- Nắm vững cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng để tránh ảnh hưởng tói kết quả sau điều trị tiêu xương hàm.
Hy vọng thông tin hữu ích ở bài viết trên đã giúp bạn biết được mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm và đâu là phương pháp khắc phục tốt nhất. Đừng chủ quan khi mất răng mà bạn hãy can thiệp phục hình răng mất từ sớm, tránh những hệ lụy nghiêm trọng như tiêu xương hàm xảy ra. Liên hệ BeDental để được tư vấn cụ thể hơn.
Tư vấn chuyên môn bài viết:
BÁC SĨ ĐÀM TRỌNG HIẾU
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN
CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Website: https://bedental.vn/
Cấy Ghép Implant Mất Bao Lâu ? Kỹ Thuật Trồng Răng Bằng Cấy Ghép Implant Chuẩn Y Khoa
Trồng Răng Implant Là Gì? 6 Ưu Điểm của Trồng Răng Implant. Bảng Giá Trồng Răng Implant
ĐỂ LẠI THÔNG TIN NẾU BẠN MUỐN NHA KHOA TƯ VẤN THÊM
Pingback: Thế nào là răng giả tháo lắp – 1 số Ưu và nhược điểm – Be Dental
Pingback: Hướng Dẫn Sử Dụng Và 3+ Cách Bảo Quản Hàm Tháo Lắp – Be Dental