Thư viện chuyên khoa

Tụt Chân Răng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Tụt chân răng là một bệnh lý nha khoa khá phổ biến và thường xuyên gặp phải do việc chăm sóc răng miệng không tốt. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng nhai và thẩm mỹ của nụ cười mà còn có thể gây mất răng vĩnh viễn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Do vậy, việc phát hiện sớm và khắc phục tụt chân răng là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe răng miệng lâu dài.

1. Tụt Chân Răng Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Sớm

Tụt chân răng, hay còn gọi là tụt nướu răng, đây là tình trạng phần nướu bao quanh và bảo vệ chân răng bị di chuyển xuống phía cuống răng (hoặc lên phía thân răng ở hàm trên), khiến cho phần chân răng bị lộ ra bên ngoài. Tình trạng tụt chân răng có thể xảy ra ở chỉ một vài răng nhưng cũng có thể lan rộng ra nguyên cả hàm trên và dưới.

Tụt Chân Răng Là Gì

Tụt chân răng có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Tình trạng này có thể làm mất men răng ở phần chân răng lộ ra, lộ ngà răng (phần mềm hơn men răng), hở kẽ răng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn ăn sâu vào chân răng, gây hỏng răng. Tụt lợi khiến cho thức ăn dễ dàng bám lại xung quanh răng, và răng dễ bị ê buốt khi bị kích thích nóng, lạnh hoặc ăn đồ chua ngọt.

Triệu chứng của tụt chân răng đôi khi khó phát hiện ở giai đoạn đầu, thậm chí không hề có bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào, vì vậy khám răng định kỳ là việc hết sức quan trọng giúp bác sĩ nhận biết các dấu hiệu ban đầu của bệnh. Triệu chứng phổ biến nhất của tình trạng tụt lợi mà bạn có thể gặp phải bao gồm:

  • Chảy máu nướu răng (đặc biệt khi đánh răng).
  • Hơi thở có mùi hôi.
  • Đau quanh nướu cùng tình trạng nướu sưng đỏ.
  • Lộ chân răng khiến răng bị ê buốt khi tiếp xúc với nhiệt độ hoặc thức ăn.
  • Răng lung lay (trong trường hợp nặng, khi xương nâng đỡ bị tiêu).
  • Nướu bị rút lại rõ rệt.

Xem thêm: Bọc răng sứ có bị tụt lợi không?

2. Nguyên Nhân Gây Tụt Chân Răng: Tại Sao Lợi Bị Co Rút?

Hiện tượng tụt chân răng có thể do một số nguyên nhân sau đây gây ra:

2.1. Vị Trí Răng Mọc Bất Thường Hoặc Sai Khớp Cắn

Răng mọc không đều, xô lệch, chen chúc hoặc có sai khớp cắn (ví dụ: khớp cắn chéo, khớp cắn ngược) có thể gây áp lực lớn và bất thường lên phần nướu và xương răng, từ đó dẫn đến tình trạng nướu bị tổn thương và bị tụt chân răng. Ngoài ra, những trường hợp nướu bẩm sinh mỏng hoặc khớp cắn lệch cũng làm tăng nguy cơ tụt chân răng.

2.2. Chải Răng Hoặc Dùng Chỉ Nha Khoa Sai Cách

Bầu lấy cao răng được không

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tụt chân răng. Nếu bạn sử dụng bàn chải quá cứng, chải răng quá mạnh hoặc không đúng kỹ thuật (chải theo chiều ngang, chà xát mạnh vào nướu), sẽ tạo cơ hội để vi khuẩn tích tụ và làm lợi mỏng, lộ chân răng.

Bên cạnh đó, việc dùng chỉ nha khoa không đúng cách (quá mạnh tay hoặc dùng loại chỉ quá to so với kẽ răng) có thể làm tổn thương nướu, gây ra viêm nhiễm. Nếu tình trạng viêm nướu kéo dài có thể làm suy yếu mô liên kết và dẫn đến tụt chân răng.

2.3. Bệnh Lý Răng Miệng Không Được Điều Trị

Các bệnh lý răng miệng như viêm nha chu (viêm nướu nặng), viêm lợi, hoặc cao răng tích tụ quá nhiều quanh răng và dưới nướu,… nếu không được điều trị triệt để có thể ảnh hưởng tiêu cực đến phần nướu và cấu trúc xương nâng đỡ răng. Vi khuẩn trong mảng bám và cao răng sẽ phá hủy dần mô nướu và xương, từ đó gây ra tình trạng tụt chân răng.

Xem thêm: Bọc răng sứ có bị đen lợi không?

2.4. Thói Quen Nghiến Răng

Thói quen nghiến răng (Bruxism), đặc biệt là khi ngủ, có thể gây ra nhiều vấn đề nha khoa, trong đó bao gồm tình trạng tụt chân răng. Khi nghiến răng thường xuyên, phần nướu răng và các mô nâng đỡ chịu một áp lực lớn và liên tục, lâu dần dẫn đến tụt chân răng và mòn men răng.

2.5. Hút Thuốc Lá

Hut thuoc la

Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra tụt chân răng. Vì hút thuốc lá có thể làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể, gây ức chế dòng chảy của tuyến nước bọt (làm khô miệng), từ đó tạo điều kiện thuận lợi để hình thành nhiều mảng bám và độc tố gây hại cho nướu răng, dẫn đến viêm và tụt chân răng.

2.6. Mô Nướu Bị Chấn Thương

Khi gặp chấn thương ở một hoặc nhiều răng (ví dụ: do tai nạn, va đập, hoặc thao tác nha khoa không đúng cách), mô nướu tại vị trí đó có thể bị tổn thương. Tại vị trí bị tổn thương hoặc các khu vực xung quanh có thể xảy ra tình trạng tụt chân răng do mất mô nướu.

3. Tụt Chân Răng Có Nguy Hiểm Đến Sức Khỏe Không?

Tụt chân răng là vấn đề răng miệng thường gặp, bệnh không trực tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu không sớm tìm cách khắc phục và điều trị, nó có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng và chất lượng cuộc sống:

  • Tăng nguy cơ sâu răng và các bệnh lý khác: Các mảng bám, cao răng, vụn thức ăn dễ dàng mắc kẹt ở kẽ răng và phần chân răng bị lộ, gây khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng. Điều này khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu và làm tăng nguy cơ sâu răng, đặc biệt là sâu chân răng (vốn dễ tiến triển nhanh hơn sâu men răng), cũng như viêm nướu và viêm nha chu.
  • Răng ê buốt, nhạy cảm: Khi nướu bị tụt sẽ làm lộ phần chân răng và ngà răng (lớp dưới men răng), vốn chứa nhiều ống ngà thông với tủy. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại tấn công, dẫn đến các vấn đề răng miệng như ê buốt răng dữ dội khi ăn uống đồ nóng, lạnh, chua ngọt, viêm tủy răng, chảy máu chân răng.
  • Tiêu xương răng và mất răng: Khi nhiễm trùng tiến triển hoặc do lực nhai không đều, tiêu xương ổ răng sẽ xảy ra. Điều này làm chân răng yếu dần, răng bị lung lay và cuối cùng có thể dẫn đến mất răng vĩnh viễn.
  • Ảnh hưởng thẩm mỹ: Tụt chân răng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ của nụ cười, làm răng trông dài hơn, thưa hơn, và màu sắc không đồng đều, khiến người bệnh mất tự tin khi giao tiếp.

Xem thêm: Tụt lợi khi niềng răng

4. Cách Khắc Phục Tụt Chân Răng: Các Biện Pháp Điều Trị Và Chăm Sóc

Tụt chân răng và cách khắc phục là một vấn đề cần được quan tâm đúng mức. Không chỉ giúp cải thiện khả năng nhai của người bệnh mà còn là biện pháp giúp ngăn ngừa một số bệnh lý liên quan đến sức khỏe răng miệng. Để khắc phục tình trạng này, mọi người có thể tham khảo và áp dụng một số biện pháp dưới đây:

4.1. Chăm Sóc Răng Miệng Đúng Cách Và Chuyên Sâu

su dung soi chi nha khoa

  • Bàn chải đánh răng và kỹ thuật chải: Bàn chải đánh răng cần có kích thước phù hợp và đầu cọ bàn chải phải mềm. Chải răng nhẹ nhàng, cọ sạch hết các vị trí răng trong miệng (đặc biệt là đường viền nướu) để tránh làm tổn thương lợi, nướu. Đây là phương pháp vệ sinh răng miệng cơ bản để giúp loại bỏ những mảnh vụn thức ăn thừa bám vào kẽ răng gây tụt chân răng, cũng như hạn chế sự tích tụ cao răng.
  • Dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng: Kết hợp dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng (không cồn) với việc đánh răng đều đặn sẽ giúp bạn loại bỏ mảnh vụn thức ăn khỏi các kẽ răng và làm sạch khoang miệng tốt hơn. Điều này đặc biệt quan trọng với những bạn bị tụt chân răng vì vệ sinh thông thường khó làm sạch toàn bộ.
  • Lấy cao răng định kỳ: Dù vệ sinh răng miệng sạch sẽ đến đâu, sự lắng đọng chất trong miệng và bám vào chân răng vẫn có thể xảy ra. Khi tình trạng cao răng bám nhiều, nó sẽ đẩy lợi, nướu ra xa, dẫn đến tụt chân răng. Do đó, định kỳ 6 tháng 1 lần lấy cao răng sẽ giúp phát hiện, khắc phục sớm các vấn đề răng miệng.

4.2. Biện Pháp Hỗ Trợ Dân Gian (Tham Khảo Ý Kiến Chuyên Gia)

Một số biện pháp dân gian có thể hỗ trợ làm dịu triệu chứng và kháng khuẩn, nhưng không thay thế điều trị y khoa. Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng:

  • Uống trà xanh: Kinh nghiệm cho thấy uống trà xanh có thể ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý liên quan đến răng miệng khá hiệu quả. Trà xanh làm giảm tổn thương và viêm do tụt chân răng gây ra. Ngoài ra, nó giúp làm dịu tình trạng viêm và tiêu diệt vi khuẩn gây ra các vấn đề nha chu.
  • Dầu mè, dầu dừa, tinh dầu khuynh diệp: Các loại dầu tự nhiên này có thể giúp loại bỏ vi khuẩn gây hại cho nướu răng, ngăn ngừa mảng bám hình thành và các bệnh răng miệng gây tụt chân răng. Dầu khuynh diệp đặc biệt có đặc tính chống viêm và làm giảm sưng.
    • Cách thực hiện: Trộn 1 – 2 giọt dầu mè, dầu dừa hoặc dầu khuynh diệp với 1 – 2 thìa nước. Dùng ngón tay hoặc bàn chải đánh răng thấm vào hỗn hợp này, sau đó massage nhẹ nhàng lên vùng quanh nướu khoảng 5 – 10 phút và súc miệng lại với nước. Lưu ý rằng trong trường hợp sử dụng dầu khuynh diệp mà chưa pha loãng có thể có nguy cơ xảy ra tình trạng bỏng mô nướu.
  • Mật ong: Mật ong có tính kháng khuẩn, khử trùng tốt nên có thể giúp khắc phục tình trạng tụt chân răng hiệu quả nhờ khả năng làm dịu và kháng viêm.
    • Cách thực hiện: Dùng bông sạch thấm mật ong rồi bôi vào vùng tụt chân răng sau khi đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sau đó chờ trong 5 phút rồi súc lại miệng với nước sạch.
  • Tỏi: Trong tỏi có chứa các chất kháng viêm giúp điều trị các bệnh lý răng miệng rất tốt, trong đó có tụt chân răng.
    • Cách thực hiện: Tỏi giã nát, lấy phần nước cốt bôi vào vùng tụt chân răng trong vòng 3 – 5 phút rồi súc miệng lại với nước.
  • Tăng cường vitamin C: Loại vitamin này có thể giúp tăng khả năng miễn dịch và có đặc tính chống oxy hóa cho cơ thể nếu được sử dụng đúng cách, hỗ trợ sức khỏe nướu. Có thể sử dụng vitamin C (dạng bột canxi ascorbate) thoa tại chỗ.

Xem thêm: Thuốc cầm máu nhổ răng

5. Điều Trị Tình Trạng Tụt Chân Răng Tại Nha Khoa

Nếu bị tụt chân răng ở mức độ nhẹ, việc cần làm là loại bỏ cao răng và mảng bám tích tụ trên răng và chân răng. Nếu ê buốt răng xảy ra thường xuyên, người bệnh nên chải răng bằng các loại kem chải răng có chứa thành phần chống ê buốt hoặc ngậm gel fluoride dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ nha khoa. Thuốc kháng sinh có thể được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa khi có tình trạng viêm nướu/nha chu xảy ra.

Trong trường hợp tụt chân răng ở mức độ nặng, các biện pháp tại nhà và điều trị cơ bản không đủ. Người bệnh có thể cần phải điều trị bằng phẫu thuật ghép nướu hoặc ghép xương để phục hồi lại phần nướu che phủ chân răng và tái tạo xương nâng đỡ.

6. Cách Chữa Răng Bị Tụt Lợi Hiệu Quả Tại Nhà (Tổng Hợp Lại)

Để chữa tụt chân răng tại nhà, bạn có thể áp dụng các biện pháp dân gian đã nêu ở mục 4.2:

  • Uống nước trà xanh: Đun từ 4 – 5 lá trà xanh với nước sôi, sau đó lấy phần nước để uống hàng ngày. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng để súc miệng từ 1 – 2 lần/ngày.
  • Sử dụng các loại dầu (dừa, mè, khuynh diệp): Các loại dầu này giúp loại bỏ vi khuẩn gây hại cho nướu răng, ngăn ngừa mảng bám hình thành và các bệnh răng miệng gây tụt chân răng.
  • Sử dụng mật ong: Dùng bông sạch thấm mật ong rồi bôi vào cùng tụt chân răng sau khi đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sau đó chờ trong 5 phút rồi súc lại miệng với nước sạch.
  • Sử dụng tỏi: Tỏi giã nát, lấy phần nước cốt bôi vào vùng tụt chân răng trong vòng 3 – 5 phút rồi súc miệng lại với nước.

 

Tại BeDental, khách hàng có thể an tâm điều trị với dịch vụ bảo lãnh viện phí nha khoa nhanh chóng và tiện lợi. BeDental hiện liên kết với nhiều công ty bảo hiểm uy tín, hỗ trợ thanh toán trực tiếp chi phí các dịch vụ nha khoa như nhổ răng, trám răng, điều trị tủy, phục hình răng sứ... Quy trình linh hoạt, minh bạch giúp tiết kiệm thời gian và tối ưu chi phí. Hãy liên hệ BeDental để được tư vấn chi tiết và tận hưởng trải nghiệm chăm sóc răng miệng chuyên nghiệp, không lo gánh nặng tài chính.

🔹 Các đơn vị nha khoa chấp nhận bảo lãnh bao gồm : Hùng Vương Insurance, Bảo Long Insurance, BSH (Bảo hiểm BSH), FWD Insurance Cathay Life Fubon Insurance, Tokio Marine Insurance Group VNI (Bảo hiểm Hàng không), HD Insurance MSIG AAA Insurance PTI (Bảo hiểm Bưu điện), BIDV MetLife, PJICO, Techcom, Insurance, AIA, Dai-ichi Life MIC GIC DBV Insurance VBI (Bảo hiểm VietinBank)

🔹 Các công ty bảo hiểm BeDental có thể xuất hóa đơn: Manulife Dai-ichi Life Prudential AIA Hanwha Life PVI VCLI (Bảo hiểm nhân thọ Vietcombank - Cardif) BIC (Bảo hiểm BIDV), Bảo Việt Insurance và PVI

bảo lãnh viện phí nha khoa tại Bedental

BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

CHI NHÁNH HÀ NỘI

CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Số 11 Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội - 0934.61.9090

CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam -  093 181 0680

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN

CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

Website: https://bedental.vn/
Rate this post