Sử dụng hàm răng giả tháo lắp là một trong những phương pháp phục hình thẩm mỹ mất răng rất được ưa chuộng hiện nay. Tuy nhiên, khi sử dụng hàm tháo lắp cần phải chọn địa chỉ nha khoa uy tín để làm bộ răng giả tháo lắp đạt chuẩn chất lượng, đồng thời biết cách bảo quản hàm tháo lắp để không xảy ra bất cứ vấn đề gì nguy hại đến sức khỏe răng miệng tổng thể.
Nếu bạn đang có ý định hoặc đang mang bộ hàm tháo lắp này thì đừng vội lướt qua bài viết dưới đây của BeDental, chúng tôi sẽ hướng dẫn sử dụng và cách bảo quản hàm tháo lắp chi tiết nhất cũng như là Lưu ý gì khi sử dụng hàm giả tháo lắp? Qua bài viết dưới đây.
Vì sao nên sử dụng hàm tháo lắp?
Hàm răng giả tháo lắp là phương pháp phục hình lại răng đã mất với tính thẩm mỹ cao. Kể cả những trường hợp mất răng toàn hàm, bạn vẫn có thể phục hình nhanh chóng với bộ hàm tháo lắp.
Một hàm tháo lắp có cấu tạo gồm 2 phần là khung răng và răng giả. Hàm khung được làm bằng nhựa, kim loại và ốc vít. Bộ khung được thiết kế vừa vặn và ôm khít lấy hàm thật của từng người bệnh nhằm nâng đỡ, tạo hình cung răng hoàn chỉnh. Còn hàm răng giả tháo lắp sẽ được làm từ chất liệu sứ hoặc nhựa dẻo, gắn chặt với khung răng để thay thế cho những chiếc răng mất đi.
Sở dĩ bạn nên sử dụng hàm tháo lắp là bởi vì bộ hàm tháo lắp sở hữu rất nhiều ưu điểm như:
Tiết kiệm chi phí
So với các phương pháp phục hình thẩm mỹ mất răng khác, dùng hàm giả tháo lắp là phương án tiết kiệm chi phí nhất. Dù đã xuất hiện từ lâu nhưng tới nay, hàm giả tháo lắp vẫn được ưa chuộng sử dụng. Đặc biệt là đối tượng người lớn tuổi.
Chất liệu đảm bảo an toàn sức khỏe
Khung hàm và răng giả được thiết kế từ chất liệu an toàn, không độc hại với sức khỏe con người. Thông thường bộ hàm tháo lắp sẽ sử dụng chất liệu titan, sứ hoặc nhựa. Các chất liệu này đã được kiểm định lành tính, không kích ứng hay gây hại tới sức khỏe người dùng.
Đảm bảo tính thẩm mỹ cao
Dù là hàm giả tháo lắp nhưng với sự tiến bộ của y học, nhà chế tác đã thiết kế bộ răng giả có màu sắc rất giống với răng thật. Do đó, khi dùng hàm giả tháo lắp, không chỉ phục hình thẩm mỹ mất răng nhanh chóng mà còn đảm bảo bộ răng đồng nhất, khá giống với răng thật.
Bên cạnh đó, với những người già bị móm hoặc mất nhiều răng, sử dụng hàm tháo lắp còn giúp cải thiện khả năng phát âm.
Đảm bảo vệ sinh
Hàm tháo lắp có thể linh hoạt tháo ra, lắp vào. Do đó, bạn chỉ cần biết cách bảo quản hàm tháo lắp là có thể đảm bảo tuổi thọ cao, đồng thời ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng có thể xuất hiện.
Cách làm hàm tháo lắp đạt chuẩn chất lượng
Để có thể an tâm sử dụng hàm tháo lắp, đồng thời áp dụng cách bảo quản hàm tháo lắp dễ dàng đúng chuẩn, bạn nên tìm đến những địa chỉ nha khoa uy tín để đặt làm hàm tháo lắp vừa vặn với kích thước khung hàm. Dưới đây là quy trình làm hàm giả tháo lắp tiêu chuẩn:
Bước 1: Khám tổng quát răng miệng
Trước khi làm hàm tháo lắp, bác sĩ cần tiến hành thăm khám để có thể đánh giá tổng quát sức khỏe người bệnh. Bởi nếu có bệnh lý nha khoa, trước khi làm và lắp hàm tháo lắp nên điều trị bệnh dứt điểm.
Ngoài ra, dựa vào tình trạng răng miệng hiện tại, bác sĩ sẽ đưa ra loại hàm răng giả tháo lắp phù hợp nhất. Bạn có thể chọn hàm giả tháo lắp bằng nhựa dẻo, hàm giả tháo lắp bằng khung kim loại hoặc hàm giả tháo lắp trên trụ implant.
Bước 2: Lấy dấu hàm để tiến hành làm răng giả
Để hàm răng giả đạt chuẩn kích thước và đảm bảo màu sắc tương đồng, bác sĩ cần tiến hành lấy dấu răng, thu thập thông tin liên quan đến màu răng, kích thước răng, dấu hàm,… Đây là cơ sở để các chuyên viên phòng lab có thể làm răng giả tháo lắp chuẩn nhất.
Bước 3: Vệ sinh khoang miệng
Đây là bước cực kỳ quan trọng không thể thiếu bởi vì vệ sinh răng miệng chính là nền tảng ngăn ngừa viêm nhiễm khi gắn hàm răng giả. Để gắn, bác sĩ sẽ sử dụng các thiết bị chuyên dụng để vệ sinh khoang miệng rồi đặt hàm răng giả vào trong.
Bước 4: Hướng dẫn đeo hàm giả
Bước cuối cùng và cũng vô cùng quan trọng đó là đeo hàm giả và kiểm tra độ tương thích. Sau khi đã không còn vấn đề gì khác, bác sĩ nha khoa sẽ hướng dẫn chi tiết cách đeo hàm giả tại nhà, đồng thời mách bạn cách bảo quản hàm tháo lắp đúng nhất.
Hướng dẫn sử dụng hàm tháo lắp bạn nên biết
Bên cạnh cách bảo quản hàm tháo lắp, bạn cũng cần phải biết cách sử dụng hàm tháo lắp để có thể linh hoạt tháo ra, gắn vào khi cần thiết. Dù việc đeo hàm răng giả không quá phức tạp nhưng bạn cần phải đeo đúng cách nhằm đảm bảo vệ sinh lẫn sức khỏe răng miệng không bị ảnh hưởng, bên cạnh đó giúp đảm bảo tính thẩm mỹ cao nhất.
Dưới đây là các bước sử dụng hàm giả tháo lắp ngay tại nhà mà bạn có thể áp dụng:
- Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ răng miệng. Việc này sẽ giúp loại bỏ tất cả các thức ăn thừa mắc ở răng. Bên cạnh đó, việc vệ sinh cũng sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ bùng phát bệnh lý răng miệng tại vùng tiếp xúc với hàm tháo lắp.
- Bước 2: Lấy hàm răng giả đang ngâm trong nước. Sau đó, bạn cần lau khô từng phần một bằng khăn sạch. Lưu ý cần lâu khô hoàn toàn trước khi sử dụng.
- Bước 3: Lấy hàm giả gắn vào phần mất răng nhẹ nhàng. Tuyệt đối không dùng lực quá mạnh vì có thể ảnh hưởng tới nướu thật.
- Bước 4: Bạn hãy điều chỉnh làm sao để hàm giả được cân đối và bám chắc trên cung hàm. Có thể soi gương hoặc thử nhai, nói chuyện,… xem độ tương thích của hàm giả đã ổn hay chưa.
Khi cần tháo hàm răng giả tháo lắp ra, bạn chỉ cần nhấc nhẹ nhàng hàm giả lên trên. Sau đó, vận dụng các cách bảo quản hàm tháo lắp mà bác sĩ tư vấn để làm sạch răng giả.
Lưu ý gì khi sử dụng hàm giả tháo lắp?
Tập làm quen với cảm giác lạ khi mang hàm tháo lắp
Khi sử dụng hàm giả tháo lắp, bạn sẽ phải trải qua cảm giác vướng cộm, khó chịu kèm theo hiện tượng nước bọt tiết ra liên tục, phát âm khó khăn. Thậm chí có một số trường hợp người dùng gặp phải tình trạng niêm mạc bị sang chấn, sưng đau, lở loét do hàm răng giả tháo lắp gây ra. Ngoài ra, có một số trường hợp người dùng còn cảm thấy buồn nôn, căng thẳng, đau cơ, đau khớp,..
Những cảm giác vướng cộm, tăng tiết nước bọt có thể giảm dần triệu chứng sau vài tuần mang hàm giả tháo lắp nên bạn không cần quá lo lắng. Hãy tập làm quen và chấp nhận với chuyện này, sau vài tuần là bạn sẽ quen và cảm giác như không có gì. Thường để làm quen, bạn sẽ mất khoảng 2 – 3 tuần. Với một số trường hợp khác có thể lâu hơn, lên tới 1 tháng nên bạn đừng quá lo lắng.
Tuy nhiên, với những cảm giác đau niêm mạc do sang chấn thì bạn cần tới ngay bác sĩ nha khoa để được thăm khám và điều chỉnh.Khi gặp bác sĩ, bạn cần báo cáo toàn bộ những cảm giác mà mình trải qua để bác sĩ có thể chỉnh sửa các điểm gây sang chấn.
Thời gian đeo hàm tháo lắp
Trong thời gian đầu sử dụng hàm tháo lắp, bạn nên mang hàm cả ngày lẫn đêm trong khoảng 3 ngày đầu. Việc này sẽ giúp bạn nhanh chóng thích nghi được với bộ hàm tháo lắp trên khung hàm. Có thể trong thời gian này, bạn sẽ cảm thấy khó chịu. Nếu cơn đau không quá ảnh hưởng, bạn hãy cố gắng đeo tiếp. Còn nếu cơn đau vượt ngoài sức chịu đựng, bạn hãy nhờ bác sĩ nha khoa can thiệp và tinh chỉnh.
Sang những ngày tiếp theo, bạn không nên mang hàm tháo lắp khi đi ngủ. Bên cạnh đó, hãy áp dụng cách bảo quản hàm tháo lắp như tháo hàm, chải sạch và ngâm vào một ly nước sạch hoặc thuốc ngâm hàm chuyên dụng. Việc đeo hàm khi đi ngủ thường xuyên có thể khiến các răng còn lại dễ bị sâu tấn công, đồng thời khiến xương hàm tiêu nhanh hơn hoặc nhiễm nấm miệng.
Chú trọng vệ sinh nướu và răng thật
Lưu ý gì khi sử dụng hàm giả tháo lắp? Khi sử dụng hàm tháo lắp, bạn bắt buộc phải chú trọng hơn nữa việc vệ sinh răng miệng. Đặc biệt cần vệ sinh nướu và răng thật cẩn thận, tránh để bệnh lý răng miệng có nguy cơ bùng phát.
Tốt nhất bạn nên sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên biệt. Bên cạnh đó, hãy sử dụng thêm tăm nước hoặc chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng hoàn hảo nhất vì bàn chải đánh răng đôi khi cũng không thể lấy được những vụn thức ăn giắt vào các kẽ hở nhỏ của răng.
Nên săn các loại thức ăn mềm, dễ nhai
Khi sử dụng hàm giả tháo lắp, bạn nên tránh ăn đồ ăn quá cứng, quá dai mà hãy sử dụng thức ăn mềm, dễ nhai dễ nuốt. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh các thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh bởi vì chúng có thể khiến hàm tháo lắp của bạn bị giãn hoặc co lại. Nếu kích thước hàm tháo lắp bị thay đổi có thể làm hư hỏng toàn bộ hàm giả, thậm chí có thể gây sang chấn vùng nướu.
Chú trọng thăm khám định kỳ theo lịch hẹn bác sĩ
Sau khi làm hàm răng giả tháo lắp xong, bạn nên thực hiện tái khám định kỳ 6 tháng 1 lần để được bác sĩ kiểm tra tình trạng răng miệng và hàm tháo lắp. Bên cạnh đó, trong suốt quá trình sử dụng, nếu bạn gặp phải những vấn đề khác lạ nào, hãy nói toàn bộ với bác sĩ nha khoa để có phương án điều trị phù hợp, hạn chế nguy cơ ăn uống bị đau hoặc khiến hàm giả thường xuyên rơi ra ngoài.
Cách bảo quản hàm tháo lắp đúng chuẩn
Xu hướng những người mất răng sử dụng hàm giả tháo lắp ngày càng nhiều vì nó có giá thành khá rẻ. Tuy nhiên, để tránh những bệnh lý viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng thật,… thì bạn cần phải biết cách bảo quản hàm tháo lắp đúng chuẩn. Cụ thể, dưới đây là cách bảo quản hàm tháo lắp với quy trình vệ sinh đạt chuẩn chất lượng:
Bước 1: Chải sạch hàm tháo lắp
Tương tự như răng thật, hàm tháo lắp cũng cần phải vệ sinh sạch sẽ 2 lần mỗi ngày. Tuy nhiên, khi chải hàm giả, bạn cũng nên sử dụng loại bàn chải lông mềm để tránh ảnh hưởng tới răng giả. Bên cạnh đó, hãy chú ý chải thật cẩn thận để loại bỏ được hoàn toàn mảng bám trên răng.
Ngoài ra, khi làm vệ sinh, bạn chỉ cần chải mặt ngoài của vòm răng chứ không cần chải mặt trong. Vì mặt trong của nền vòm răng chỉ là mặt tiếp xúc với nướu lợi nên việc hạn chế chải răng sẽ giúp tuổi thọ hàm giả được lâu bền hơn.
Bước 2: Ngâm răng giả tháo lắp trong nước giấm 50% hoặc nước muối pha loãng
Việc ngâm bộ hàm răng giả tháo lắp trong nước giấm 50% hoặc nước muối pha loãng sẽ giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn. Việc này chỉ cần thực hiện một lần một ngày là đủ.
Bước 3: Vệ sinh bàn chải dùng để chải hàm tháo lắp
Bên cạnh việc làm sạch bộ hàm tháo lắp, bạn cũng nên vệ sinh cả bàn chải. 1 tuần chỉ cần ngâm bàn chải trong dung dịch nước Clorox với tỷ lệ 1:1 là đủ để diệt toàn bộ vi khuẩn gây bệnh.
Cần lưu ý gì để cách bảo quản hàm tháo lắp được tốt nhất
Bạn cần phải biết cách bảo quản hàm tháo lắp đúng chuẩn để ngăn ngừa bệnh lý răng miệng xảy ra khi đeo, đồng thời đảm bảo tuổi thọ của hàm được lâu bền nhất. Bên cạnh việc chú trọng vệ sinh hàm giả tháo lắp, bạn cũng cần lưu ý thêm một số vấn đề sau đây:
- Không ngâm hàm giả vào nước sôi: Nước sôi có thể khiến hàm giả bị cong vênh. Do đó, bạn chỉ cần ngâm với nước ấm là đủ.
- Cầm nắm hàm răng giả nhẹ nhàng: Bạn nên cẩn thận trong lúc tháo rời hoặc gắn hàm giả vào khung hàm, tránh va đập hoặc làm vỡ hàm.
- Ngâm hàm tháo lắp trong vài giờ hoặc qua đêm là tốt nhất. Bên cạnh đó, hãy sử dụng cốc thủy tinh trong suốt để ngâm.
Bài viết trên đã hướng dẫn chi tiết về việc sử dụng cũng như cách bảo quản hàm giả tháo lắp. Để đảm bảo thẩm mỹ, không mắc bệnh lý răng miệng do hàm giả tháo lắp gây ra, bạn cần thuộc lòng các bước sử dụng mà BeDental vừa chia sẻ. Bên cạnh đó, hãy tuân thủ nghiêm các cách vệ sinh hàm giả tháo lắp để đảm bảo tuổi thọ của sản phẩm được tốt nhất. Nếu cần hỗ trợ bất cứ ddieuf gì, bạn hãy liên hệ với BeDental ngay nhé.
Tư vấn chuyên môn bài viết:
BÁC SĨ ĐÀM TRỌNG HIẾU
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN
CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Website: https://bedental.vn/
ĐỂ LẠI THÔNG TIN NẾU BẠN MUỐN NHA KHOA TƯ VẤN THÊM