Hậu Quả Của Mất Răng Số 6? Cách Khắc Phục Hiệu Quả Nhất sẽ được Bedental chia sẻ qua bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu nhé !
Răng số 6 giữ vị trí khá quan trọng trên cung hàm. Vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau mà răng số 6 có thể bị rụng hoặc mất. Tuy nhiên, có khá nhiều trường hợp khách hàng cho rằng chỉ mất một chiếc răng nên sẽ không ảnh hưởng gì đến chức năng nhai nghiền thức ăn. Điều này hoàn toàn không đúng vì mất răng số 6 sẽ có những tác động tiêu cực đến sức khỏe răng miệng. Nếu bạn cũng đang thắc mắc hậu quả khi rụng răng số là gì và cách khắc phục như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của BeDental.
Răng số 6 là răng nào? Có mấy răng số 6?
Răng số 6 còn được biết tới là răng cấm, răng hàm, răng cối. Được biết, răng số 6 là răng hàm lớn nhất và đảm nhiệm chức năng nhai chính. Gần như toàn bộ lực ăn nhai sẽ dồn vào hết chiếc răng này. Vì vậy, răng số 6 giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc nhai nghiền thức ăn trước khi đưa vào dạ dày. Nhờ đó mà quá trình thức ăn được dễ dàng và hiệu quả hơn.
Đặc biệt, sự xuất hiện của răng số 6 còn là nền tảng vững chắc để hình thành khớp cắn sau này. Nếu răng số 6 mọc lệch sẽ khiến khớp cắn bị ảnh hưởng chứ chưa cần đề cập tới vấn đề mất răng số 6. Do đó, giữ răng số 6 luôn khỏe mạnh, bền đẹp, không sai lệch là điều cực kỳ quan trọng.
Theo quy luật tự nhiên, răng số 6 thường mọc rất sớm, đa số ở lứa tuổi 6 – 7. Vì thế, nó là chiếc răng vĩnh viễn mọc đầu tiên khi chưa có bất cứ răng sữa nào để thay. Đó cũng là lý do mà vi khuẩn gây bệnh sâu răng viêm nướu thường tấn công, thậm chí là gây mất răng.
Mỗi người chúng ta sẽ có tổng 4 chiếc răng số 6 nằm ở 4 cung hàm. 4 chiếc răng này sẽ chia thành hai cặp hàm trên và hàm dưới đối xứng nhau. Bạn có thể xác định răng hàm số 6 bằng cách đếm từ răng cửa chính vào bên trong. Đặc biệt, răng số 6 không thể tự mọc lại nên bạn cần phải bảo vệ chúng tốt nhất.
Răng số 6 mọc khi nào ?
Vòng đời của con người, răng thường mọc lên 2 lần: 1 lần là mọc răng sữa và 1 lần là mọc răng vĩnh viễn. Răng số 6 mọc khi nào? Răng số 6 mọc lên lần đầu là khi bạn được khoảng 6 tháng tuổi. Sau đó, chúng sẽ rụng dần khi bạn ở tuổi thiếu niên rồi mọc lại. Răng số 6 là chiếc răng mọc sau cùng trên cung hàm và chúng mọc lần cuối khi 6 – 14 tuổi. Nhổ răng số 6 có mọc trở lại không? Câu trả lời là, cho dù bạn có nhổ răng đi nữa vì bất kì lý do gì chiếc răng số 6 cũng sẽ không mọc lại nữa. Tuy nhiên, bạn có thể ứng dụng các biện pháp như bọc sứ và răng implant để phục hồi lại bộ răng giả đúng với răng số 6 thật.
Vai trò của răng số 6
Răng số 6 là một trong những răng cửa ở phía sau hàm trên (hay được gọi là răng hàm trên thứ nhất) và nó còn được gọi là răng hàm trên thứ nhất bên trái. Vai trò của răng số 6 là hỗ trợ trong việc nuốt và nhai thức ăn.
Ngoài ra, răng số 6 cũng có vai trò quan trọng trong việc làm cho hàm trên của bạn cân đối và duy trì đường cong của gương mặt. Nếu một răng số 6 bị gãy hoặc bị lệch, nó sẽ dẫn đến việc hàm trên của bạn bị lệch hoặc hình dạng mặt bị biến đổi.
Nếu bạn có bất cứ vấn đề nào với răng số 6 của mình, bạn cần chữa trị ngay lập tức bằng cách đến gặp bác sĩ nha khoa để tìm giải pháp thích hợp.
Nguyên nhân gây mất răng số 6 thường gặp
Có rất nhiều nguyên nhân làm mất 2 răng số 6. Dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản đã làm mất răng số 6:
Sâu răng: Khi bị sâu răng và không được can thiệp điều trị từ sớm sẽ làm ăn mòn và phá hủy men răng, ngà răng lẫn thân răng. Phần sâu có thể bắt đàu từ mặt nhai, mặt bên và các hố rãnh giải phẫu. Dễ thấy, ở những người sâu răng lâu năm sẽ dẫn tới tình trạng rụng mất răng.
- Viêm quanh răng: Quá trình viêm lợi, viêm quanh răng lâu năm không được can thiệp sớm sẽ gây tụt lợi, tiêu xương quanh răng. Từ đó khiến cho chân răng bị yếu, lung lay,… Một số trường hợp răng sẽ tự rụng, ngoài ra bác sĩ sẽ yêu cầu nhổ bỏ để tránh các bệnh lý răng miệng khác bùng phát mạnh hơn.
- Gãy, vỡ nứt thân răng hoặc chân răng: Những sự cố va đập, chấn thương, cắn phải vật cứng quá mức có thể khiến răng số 6 bị nứt vỡ chân răng. Khi có những tác động lớn này sẽ làm hỏng thân răng, chân răng và nhổ bỏ là điều phải thực hiện.
- Khớp cắn không chức năng hoặc nghiến răng cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến làm mất răng hàm 6. Nguy cơ răng bị vỡ rất cao khi ăn hoặc cắn đầu cứng nên bạn cần hết sức lưu ý.
2 trường hợp mất răng số 6 phổ biến
Có rất nhiều trường hợp mất răng số 6 hàm trên hoặc mất răng số 6 hàm dưới. Ở mỗi cơ địa răng miệng khác nhau sẽ mất răng với hiện trạng và phương án điều trị chuyên biệt. Cụ thể, dưới đây là 2 trường hợp mất răng hàm 6 phổ biến:
Mất răng hàm 6 với hiện trạng khuôn hàm đều
Những người sở hữu khuôn hàm đều, răng mọc đúng vị trí và không sai lệch vẫn có thể mất răng. Nếu chuyện này xảy ra sẽ khiến vị trí nhau của răng mất đi. Khoảng trống răng hàm 6 mất đi sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để răng đối mọc trồi. Đồng thời, các răng còn lại sẽ bị mọc thưa, phần xương răng sẽ tiêu đi theo thời gian.
Ở trường hợp này, bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát để đề xuất bắc cầu răng sứ hoặc trồng implant sao cho phù hợp.
Mất răng hàm 6 ở hiện trạng răng xô lệch
Trường hợp thứ hai mất răng hàm 6 xảy ra khá phổ biến ở những đối tượng có cung hàm răng vẩu, mọc chen chúc, xô lệch,… Đây cũng là nhóm đối tượng mất răng cối 6 chủ yếu, chiếm tới 60% các ca.
Nguyên nhân chủ yếu làm mất răng hàm 6 ở người có răng mọc xô lệch, sau vị trí là do thói quen chăm sóc răng miệng không đúng cách. Với trường hợp này yêu cầu bác sĩ nha khoa phải có chuyên môn trình độ cao mới có thể phục hình thẩm mỹ mất răng hoàn hảo nhất. Với trường hợp này, trồng răng implant hay cầu răng sứ hoàn toàn không phù hợp.
Hậu quả của mất răng số 6 sớm có nghiêm trọng không?
Mất răng số 6 có ảnh hưởng gì không là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người. Bởi vì hiện nay có vô số ý kiến trái chiều nhau. Người cho rằng răng số 6 chỉ là một trong những chiếc răng hàm nên khi mất đi cũng không ảnh hưởng quá nhiều. Số khác cho rằng dù là chiếc răng nào mất đi cũng không tốt, đặc biệt là răng số 6 lại nắm giữ vai trò quan trọng như vậy.
Các chuyên gia nha khoa đã có nghiên cứu và nhận định, mất răng hàm 6 mang tới rất nhiều hệ lụy khó lường. Dưới đây là 6 hậu quả của mất răng số 6 lâu năm và từ sớm:
Ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng nhai của toàn hàm
Khi mất răng số 6, chức năng nhai toàn hàm sẽ bị ảnh hưởng. Đó cũng là lý do mà răng số 6 được gọi là răng cấm: Cấm nhổ bỏ, cấm tác động, cấm xâm lấn. Được biết, răng số 6 đảm nhiệm chức năng cực kỳ quan trọng trong quá trình nhai, nghiền thức ăn. Thường răng số 6 sẽ kết hợp với răng số 7 để nghiền nát thức ăn nhỏ nhất trước khi được đưa xuống dạ dày.
Nhưng khi răng số 6 bị rụng đi, phần cầu nối của thức ăn sẽ bị khuyết mất một phần. Lúc này, quá trình nghiền thức ăn sẽ bị ảnh hưởng bởi răng số 7 phải đảm nhiệm công việc này hoàn toàn. Mặc dù răng số 7 vẫn có thể nhai nghiền thức ăn nhưng sẽ không tốt nếu như có sự hỗ trợ của răng 6. Vì thế, mất răng hàm 6 sẽ khiến thức ăn không được làm nhỏ và ảnh hưởng tới tiêu hóa, dạ dày.
Ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể
Vì răng số 6 mất đi, răng số 7 không thể một mình đảm bảo thức ăn được nghiền nát được như trước. Vì thế, khi xuống dạ dày sẽ khiến việc tiêu hóa gặp nhiều khó khăn hơn. Lúc này, dạ dày phải làm việc nhiều hơn mới có thể tiêu hóa được hết thức ăn. Điều đó ảnh hưởng không hề nhỏ tới sức khỏe dạ dày nói riêng và sức khỏe toàn thân nói chung.
Tuy nhiên, nếu khắc phục mất răng từ sớm thì hệ lụy này sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều. Nhưng nếu để mất răng số 6 lâu năm thì bạn sẽ thấy rõ hậu quả lâu dài.
Làm tiêu xương hàm ở vị trí mất răng
Khi răng số 6 bị mất đi, lực nhai tại khu vực răng trống sẽ không còn nữa. Về lâu dài, vùng xương hàm sẽ bị tiêu dần đi. Thường thấy sau khoảng 3 tháng sau mất răng, quá trình tiêu xương hàm sẽ diễn ra. Quá trình này diễn ra âm thầm, không gây đau đớn nên nhiều khách hàng sẽ bỏ qua.
Tuy nhiên, bạn vẫn có thể phân biệt dựa vào mắt thường nếu có quá trình tiêu xương hàm diễn ra. Khi tình trạng này chuyển nặng hơn, phần lợi của chân răng ở các răng bên cạnh sẽ bị kéo tụt xuống. Lúc này, bạn sẽ nhìn thấy rõ tiêu xương hàm đã và đang ảnh hưởng như thế nào.
Làm xô lệch khuôn hàm, sai khớp cắn
Dễ thấy, mất răng số 6 sẽ dẫn tới tình trạng xô lệch khuôn hàm và sai khớp cắn. Bởi vì hệ thống các răng trên khuôn hàm luôn đứng thẳng được là do sự kết nối với hệ thống xương hàm bên dưới. Khi có một chiếc răng mất đi, khoảng trống được tạo ra và khiến cho các răng còn lại bị đổ xô về phía khoảng trống mất răng.
Ngoài ra, vị trí đối diện của răng bị mất cũng phải gánh chịu rất nhiều tác động trực tiếp. Thường răng số 6 hàm dưới mất đi thì răng số 6 hàm trên sẽ trồi xuống bởi vì không còn trụ đỡ bên dưới. Tình trạng này xảy ra sẽ khiến hệ thống làm phải gánh chịu rất nhiều tác động lớn, từ đó gây ra trạng thái đau mỏi hàm và sai lệch khớp cắn.
Ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mỹ của khuôn mặt
Nhiều người cho rằng răng hàm ở sâu bên trong nên khi mất đi cũng không ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy điều này hoàn toàn ngược lại. Việc mất răng sẽ gây ra rất nhiều hậu quả thẩm mỹ nghiêm trọng.
Đầu tiên là khiến nụ cười bị ảnh hưởng ít nhiều. Ở những góc nghiêng, nếu mất răng sẽ khiến bạn bị lộ vị trí mất răng. Rất có thể, bạn sẽ không còn tự tin như trước mỗi khi cười trước mặt bạn bè, người thân nữa.
Bên cạnh đó, mất răng làm xương hàm tiêu và khiến toàn bộ vùng dưới mặt bị ảnh hưởng. Bởi vì tiêu xương hàm sẽ đánh mất đi sự cân đối, hài hòa của gương mặt. Dễ thấy, khu vực mất răng sẽ có hiện tượng hóp, da nhăn nheo và chảy xệ. Gương mặt không chỉ mất cân đối mà còn trông già hơn 5 – 10 tuổi.
Chi phí phục hình thẩm mỹ mất răng khá cao
Mất răng số 6 càng lâu thì hậu quả về khớp cắn càng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, phục hình thẩm mỹ cho răng số 6 cũng khó khăn, phức tạp hơn.
Ví dụ, với trường hợp mất răng lâu năm, bạn cần phải nâng xoang, ghép xương trước mới có thể trồng răng thay thế. Điều này làm chi phí bị đẩy lên rất cao.
Mất răng hàm số 6 thì phải làm sao?
Vì răng số 6 giữ vai trò vô cùng quan trọng nên khi nó bị mất đi, bạn nên can thiệp và khắc phục từ sớm, tránh làm tốn kém chi phí và phát sinh các hậu quả nghiêm trọng khác. Tùy thuộc vào tình trạng răng miệng cùng ngân sách của mỗi người, bác sĩ sẽ đề xuất phương án phục hình thẩm mỹ mất răng hàm 6 phù hợp:
Làm cầu răng sứ
Cầu răng sứ là phương pháp phục hình mất răng khá phổ biến hiện nay. Về ưu điểm, bắc cầu răng sứ sẽ có thời gian phục hình nhanh, giá thành rẻ, đảm bảo thẩm mỹ lẫn chức năng nhai hiệu quả.
Phương pháp này sử dụng một dải răng sứ bao gồm 3 răng và lắp vào vị trí răng bị mất. Để thực hiện, bác sĩ cần mài 2 răng bên cạnh để làm trụ răng, sau đó đặt cầu răng sứ lên trên.
Tuy nhiên, bắc cầu răng sứ cũng mang tới một vài nhược điểm. Vì răng số 6 giữ nhiệm vụ nhai nghiền thức ăn nên việc mài cùi răng quá nhiều sẽ khiến cho răng dễ bị ê buốt. Bên cạnh đó, bắc cầu răng sứ chỉ tác dụng phục hình bên trên chứ không khắc phục được tình trạng tiêu xương hàm. Về lâu dài, xương ổ răng cũng bị tụt và khiến cấu trúc toàn hàm bị ảnh hưởng, sai lệch.
Do đó, cầu răng sứ chỉ được xem là phương án tạm thời. Để mang tới hiệu quả dài lâu, bạn nên tìm đến các phương pháp phục hình mất răng khác.
Cấy ghép implant cho răng số 6 bị rụng
Trồng răng implant được biết tới là phương pháp phục hình thẩm mỹ mất răng tốt nhất hiện nay. Đây là loại răng có hình dáng giống răng thật về cả chân răng lẫn thân răng. Chân răng được cấy trực tiếp vào xương hàm, gọi là trụ implant. Bên cạnh đó, phần thân răng ở bên trên chính là răng sứ.
Cả chân răng lẫn thân răng đều có độ cứng và bền cực kỳ cao, không thua kém gì răng thật nên đảm bảo được chức năng nhai nghiền đồ ăn hoàn hảo. Đặc biệt, những dòng trụ implant cao cấp còn giúp tích hợp với xương hàm thành khối nên hoàn toàn ngăn chặn được tình trạng tiêu xương diễn ra.
Độ bền khi cấy ghép implant rất cao, có thể lên tới 15 – 20 năm, thậm chí là trọn đời nếu được chăm sóc tốt.
Bài viết trên đã đã cùng bạn tìm hiểu về những hậu quả nghiêm trọng mà mất răng số 6 gây ra. Đồng thời chia sẻ các cách khắc phục khi mất răng hàm 6 hiệu quả, an toàn. Để quá trình phục hình thẩm mỹ mất răng mang tới hiệu quả toàn vẹn, không kích ứng, chi phí rẻ thì bạn nên liên hệ với các địa chỉ nha khoa uy tín như BeDental.
Bảng giá tham khảo :
List | From | Unit | Price |
---|---|---|---|
Dentium Implant from USA (More detail...) | USA | 1 Unit | 21.000.000 ~ 825$ |
Dentium Implant from Korea (More detail...) | Korea | 1 Unit | 18.000.000 ~ 707$ |
Osstem Implant from Korea (More detail...) | Korea | 1 Unit | 18.000.000 ~ 707$ |
Tekka Implant from France (More detail...) | France | 1 Unit | 25.000.000 ~ 982$ |
Implant SIC from Sweden | Sweden | 1 Unit | 28.000.000 ~ 1100$ |
Implant Nobel from Sweden | Sweden | 1 Unit | 32.000.000 ~ 1257$ |
Implant Neodent Straumann from Sweden | Sweden | 1 Unit | 35.000.000 ~ 1375$ |
Bone Grafting (More detail...) | 1 Unit | 5.000.000 ~ 196$ |
|
Closed Sinus Lift | 1 Unit | 6.000.000 ~ 236$ |
|
Open sinus lift | 1 Unit | 10.000.000 ~ 394$ |
|
Oeriosteum Grafting | 1 Unit | 8.000.000 ~ 315$ |
|
PRF membrane | 1 Unit | 2.000.000 ~ 79$ |
|
For the All-On-4 and All-On-6 full-mouth dental implant service, the cost of implant placement will be calculated as follows: Full-mouth dental implant price = (Number of Implant pillars x price) + Upper denture | |||
Function Structure Explanation | Waranty time | Unit | Price |
Cobalt-Chrome dental frame: - Chrome-Cobalt cast frame, direct ceramic coating - Handcrafted. - Paramagnetic: must be removed when taking MRI | 3 years | 1 unit | 2.500.000 ~ 100usd |
IBar dental frame : - Pure Titanium support frame - Base, dentures and porcelain teeth made of 3D Pro ML metal-free porcelain teeth - 100% manufactured with CAD/CAM technology - Can take MRI without removing the jaw | lifetime | 1 unit | 3.000.000 ~ 120usd |
G Cam dental frame : Priority is given to replacing Ivobase dentures with new materials that have better chewing ability and are more durable. | lifetime | 1 unit | 3.000.000 ~ 120usd |
Thimble dental frame: - Support frame made of pure Titanium - Porcein base and false gums - 3D Pro ML metal-free porcelain teeth are made separately and attached to the frame - 100% manufactured using CAD/CAM technology - Can take MRI without removing the jaw. | lifetime | 1 unit | 4.500.000 ~180usd |
HyberDent dental frame : - Support frame made of pure Titanium - Base made of Pekk micro-elastic material - False gums made of Sofu composite - Separate 3D Multilayer Ziconia porcelain teeth attached to the frame | lifetime | 1 unit | 8.000.000 ~ 320usd |
full Zirconia dental frame: Made entirely of Zirconia, limited indications, risk of jaw fracture. | 10 years | 1 unit | 5.000.000 ~200usd |
Ivobase dental frame - Pure Titanium support frame - Sofu bioceramic base + teeth. | 10 years | 1 unit | 2.500.000 ~ 100usd |
Removable dental frame on bar: - Support bar made of pure Titanium, produced in one piece CAD/CAM - Jaw clamp and jaw connection made of Titanium CAD/CAM - Jaw base and porcelain teeth are the same as the fixed jaw above | 5 years | 1 jaws | removeable restoration + 10.000.000 |
Removable dental frame on ball - Use the available connection of the Implant company - Can only make the jaw with Acrylics plastic. (teeth and jaw base are made of Acrylics plastic) | 3 years | 1 unit | 2.500.000 ~ 100usd |
Fixed temporary denture without frame | Free | ||
Fixed temporary denture with supporting frame | Free | ||
Removable temporary denture | Free | ||
Temporary foundation and cosmetic wax pillow | Free | ||
Aesthetic test print function | Free |
ĐỂ LẠI THÔNG TIN NẾU BẠN MUỐN NHA KHOA TƯ VẤN THÊM
Tư vấn chuyên môn bài viết:
BÁC SĨ DƯƠNG THỊ THÙY NGA
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN
CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Website: https://bedental.vn/