Thư viện chuyên khoa

Hàm Nâng Khớp Tháo Lắp Trong Niềng Răng Là Gì? 3 Đối Tượng Nên Sử Dụng Hàm Nâng Khớp Cắn

Nâng khớp cắn sẽ giúp quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi hơn rất nhiều. Thủ thuật này thường được áp dụng trong một số trường hợp khách hàng có khớp cắn sâu hoặc khớp cắn chéo. Tuy nhiên, nhiều khách hàng còn đắn đo không biết có nên sử dụng hàm nâng khớp tháo lắp trong niềng răng hay không. Bởi vì khi xác định dùng thêm khí cụ nha khoa là hàm nâng khớp sẽ tốn thêm khá nhiều chi phí, đồng thời có thể khiến quá trình niềng răng diễn ra lâu hơn so với bình thường do chăm sóc sai cách.

Vậy hàm nâng khớp tháo lắp là gì? Hàm nâng khớp tháo lắp trong niềng răng là gì? Có cần thiết phải sử dụng không? Nếu bạn quan tâm vấn đề này thì đừng bỏ qua bài viết sau, BeDental sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ thắc mắc.

Hàm nâng khớp tháo lắp trong niềng răng là gì?

Nâng khớp khi niềng răng là kỹ thuật được sử dụng song song với việc đeo niềng răng mắc cài. Hàm nâng khớp khi niềng răng được làm bằng chất liệu tổng hợp, đảm bảo an toàn với sức khỏe răng miệng. Lúc này, bác sĩ sẽ đặt chúng lên trên các răng hàm hoặc ở mặt sau răng cửa. Khi hàm nâng này được chèn vào bề mặt tiếp xúc của khớp cắn sẽ mang tới khả năng ngăn hai hàm cắn lại hoàn toàn.

Mục đích chính của việc sử dụng nâng khớp niềng răng đó là giảm áp lực của hàm dưới do khớp cắn sâu hoặc khớp cắn chéo. Bởi nếu không can thiệp ngay, những áp lực này có thể khiến men răng lẫn gọng niềng răng bị hư hỏng. Ngoài ra, nâng khớp cắn còn giúp hỗ trợ các răng có thể dễ dàng dịch chuyển một cách thuận lợi, nhanh chóng và chính xác, mang tới hiệu quả niềng răng tối ưu và rút ngắn thời gian điều trị.

Hàm nâng khớp tháo lắp có tác dụng giảm áp lực của hàm dưới do khớp cắn sâu hoặc khớp cắn chéo
Nâng khớp khi niềng răng có tác dụng giảm áp lực của hàm dưới do khớp cắn sâu hoặc khớp cắn chéo

Nâng khớp niềng răng được thực hiện thế nào?

Hiện nay có rất nhiều phương pháp nâng khớp cắn để bạn lựa chọn. Cụ thể:

Sử dụng hàm nâng khớp tháo lắp

Dùng hàm nâng khớp cắn là kỹ thuật được khuyến khích áp dụng với tình trạng khớp cắn hở. Theo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, khớp cắn hở sẽ khiến bạn không thể nào khép chặt được hai hàm răng. Việc dùng hàm nâng khớp cắn sẽ giúp bổ sung một lớp bảo vệ cho răng hàm trên. Máng được sử dụng trong hàm nâng tháo lắp thường làm từ nhựa và gắn vừa khít vào vị trí nhóm răng cần điều trị.

Nâng khớp niềng răng qua răng hàm bằng máng

Phương pháp nâng khớp qua răng hàm bằng máng thường được bác sĩ áp dụng cho những trường hợp khách hàng bị khớp cắn chéo. Bằng việc sử dụng máng chuyên dụng sẽ chặn hai hàm không chạm nhau từ vị trí răng hàm. Điều này sẽ giúp răng cửa phía trên không thể tiếp tục chạm vào răng cửa phía dưới như trước.

Nâng khớp cắn bằng máng sẽ giúp hạn chế tình trạng bị tuột hoặc bung mắc cài, đồng thời giảm thiểu tình trạng khớp cắn chéo hiệu quả.

Khi thực hiện, bác sĩ sẽ sử dụng một dung dịch chuyên dụng trong nha khoa để phủ lên bề mặt hai hàm răng để tạo máng nâng khớp cắn. Sau đó, khách hàng sẽ được yêu cầu cắn tạo hình khoảng vài giây, đồng thời chiếu laser để định dùng dung dịch và tạo lên lớp ngăn cách giữa hai hàm răng.

Sử dụng cục nâng khớp cho răng cửa

Với tình trạng khách hàng có tình trạng khớp cắn sâu, bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định nâng khớp cắn phía trước bằng việc sử dụng cục nâng khớp cho răng cửa. Các cục nâng khớp cho răng cửa được làm bằng nhựa, cao su hoặc kim loại.

Dụng cụ này được gắn vào mặt sau của răng cửa giúp răng hàm dưới không bị đẩy lên quá cao khi thực hiện chức năng nhai. Để tránh những va chạm mạnh làm hỏng khí cụ, cục nâng khớp sẽ được gắn vào mặt sau của răng nanh. Đối với những bạn chỉnh nha mắc cài, mấu nâng khớp sẽ được gắn đồng thời cùng niềng răng mắc cài.

Bác sĩ có thể sử dụng hàm nâng khớp tháo lắp hoặc cục nâng khớp, máng nâng khớp
Bác sĩ có thể sử dụng hàm nâng khớp tháo lắp hoặc cục nâng khớp, máng nâng khớp

Ai nên sử dụng hàm nâng khớp cắn?

Ai nên sử dụng hàm nâng khớp cắn? Không phải trường hợp nào cũng phải sử dụng hàm nâng khớp tháo lắp. Trong từng trường hợp răng miệng cụ thể, bác sĩ mới đưa ra quyết định có nên sử dụng khí cụ nha khoa này hay không. Thường là sau quá trình thăm khám và chụp phim X quang, bác sĩ mới có thể chỉ định rõ ràng. Cụ thể, một số trường hợp cần phải nâng khớp cắn khi niềng răng đó là:

Khớp cắn sâu

Những khách hàng có tình trạng khớp cắn sâu sẽ được bác sĩ chỉ định nâng khớp cắn. Để nhận biết khớp cắn sâu, bạn chỉ cần cắn hai hàm lại và theo dõi. Nếu hàm dưới lọt thỏm và khuất sâu ở trong hàm trên, không thấy hoặc thấy rất ít hàm dưới thì đó chính là khớp cắn sâu.

Với một số trường hợp khớp cắn sâu bị nặng, rìa răng hàm dưới sẽ không chạm được vào răng hàm trên mà chỉ chạm vào nướu trong của hàm trên. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng nhai lẫn tính thẩm mỹ của toàn hàm răng.

Trong quá trình niềng răng, bị khớp cắn sâu cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả sau niềng. Bởi vì khi đeo mắc cài, tình trạng khớp cắn sâu sẽ khiến gọng niềng hàm dưới và mặt trong hàm trên bị cọ sát, làm giảm hiệu quả điều trị và gây tổn thương nướu. Vì vậy, chỉ định nâng khớp cắn trong trường hợp khớp cắn sâu là điều cần thiết.

Khớp cắn chéo

Bên cạnh khớp cắn sâu thì đáp án cho câu hỏi Ai nên sử dụng hàm nâng khớp cắn? còn là những người bị khớp cắn chéo cũng phải tiến hành nâng khớp cắn nếu muốn niềng răng. Để nhận biết khớp cắn chéo, bạn cũng có thể thông qua việc quan sát bên ngoài. Bởi những người bị khớp cắn chéo sẽ có nhóm răng trong và ngoài đều xô lệch, không theo thứ tự và mỗi răng sẽ rẽ về một hướng. Khi cắn chặt hàm lại sẽ thấy đường đi qua trán, mũi, cằm bị gấp khúc ở khe răng cửa.

Với một trường hợp hiếm hơn đó là răng bị móm, khớp cắn ngược trước cửa. Lúc này, bác sĩ sẽ gắn khí cụ nha khoa lên răng hàm. Khi răng cửa đó được giải phóng và bác sĩ nha khoa sẽ dùng lực bật để đưa hàm trên ra ngoài, mang lại tính thẩm mỹ cho bạn.

Việc sử dụng hàm nâng khớp tháo lắp trong niềng răng sẽ giúp di chuyển răng về đúng vị trí. Đó cũng là lý do vì sao mà bác sĩ luôn khuyên khách hàng cần thiết nâng khớp cắn khi có tình trạng khớp cắn chéo nhằm đảm bảo kết quả niềng răng cao và nhanh hơn.

Những người có thói quen nghiến răng

Với những người có thói quen nghiến răng, việc chỉnh nha niềng răng thường khá khó khăn. Nếu như bạn không muốn chọn phương pháp tiêm botox để trương lực các cơ nhai không siết quá mạnh khi ngủ thì hãy chọn cách nâng khớp cắn để giảm áp lực cho răng trước khi nghiến và tác động lực kéo các răng cửa lùi sau.

Những bạn bị khớp cắn sâu, khớp cắn chéo, có thói quen nghiến răng,... nên nâng khớp răng trước khi niềng
Ai nên sử dụng hàm nâng khớp cắn? Những bạn bị khớp cắn sâu, khớp cắn chéo, có thói quen nghiến răng,… nên nâng khớp răng trước khi niềng

Sử dụng hàm nâng khớp tháo lắp có đau không?

Không phải ai khi niềng răng cũng phải sử dụng hàm nâng khớp. Tuy nhiên, nếu bạn rơi vào tình trạng khớp cắn sâu, khớp cắn chéo thì hãy nghe theo chỉ định bác sĩ mà tiến hành nâng khớp cắn nhằm bảo đảm kết quả niềng răng tốt nhất.

Vậy sử dụng hàm nâng khớp tháo lắp có đau không? Khi nâng khớp cắn sẽ không hề dễ chịu một chút nào, đặc biệt là những ngày đầu tiên. Bạn có thể sẽ gặp phải những tình trạng khó chịu và cộm cắn khi ăn, nhai nghiền đồ ăn. Tuy nhiên, quá trình đeo hàm nâng khớp sẽ không gây đau đớn gì cả mà chỉ tạo cảm giác khó chịu do chưa quen mà thôi.

Cảm giác cộm và khó chịu sẽ dần mất đi sau vài ngày. Khi bạn đã làm quen được với khí cụ hàm nâng khớp cắn, cảm giác này sẽ nhanh chóng quên đi. Lúc này, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc ăn uống và giao tiếp. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dễ dàng cảm nhận được những thay đổi từng ngày trên hàm răng của mình.

Nâng khớp cắn niềng răng mất bao lâu?

Nâng khớp cắn niềng răng mất bao lâu? Thông thường, việc đeo hàm nâng khớp tháo lắp sẽ được bác sĩ thực hiện cùng lúc với việc đeo mắc cài niềng răng. Tùy từng trường hợp mà thời gian điều trị nâng khớp cắn sẽ khác nhau. Với những người bị sai lệch nhẹ thì thời gian sẽ nhanh hơn, còn người bị sai lệch nặng hoặc phức tạp thì mất nhiều thời gian hơn.

Thông thường, việc nâng khớp cắn thường kéo dài từ 3 – 12 tháng. Trong quá trình niềng răng, nếu bạn thấy khớp cắn dần thay đổi theo đúng mong muốn, hai hàm có sự cân đối tương quan chuẩn hơn thì bác sĩ sẽ tiến hành tháo bỏ cục hàm tháo lắp ra.

Nâng khớp cắn thường kéo dài từ 3 – 12 tháng
Nâng khớp cắn niềng răng mất bao lâu? Nâng khớp cắn thường kéo dài từ 3 – 12 tháng

Khi sử dụng hàm nâng khớp cắn cần lưu ý những gì?

Để có thể đảm bảo hiệu quả nâng khớp cắn và kết quả niềng răng hoàn hảo, ban cần chú ý những điều sau:

  • Hãy tuân theo chỉ định của bác để rút ngắn thời gian đeo hàm nâng khớp cắn, đồng thời giúp đẩy nhanh thời gian niềng răng. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ thường xuyên kiểm tra để kịp thời xử lý các vấn đề liên quan đến nâng khớp cắn, hạn chế những tổn thương răng miệng.
  • Chú trọng vệ sinh răng miệng thật tốt với việc chải răng đúng cách. Bạn không nên chải răng kiểu ngang hay dùng bàn chải lông cứng. Tốt nhất hãy chọn bàn chải lông mềm, sử dụng kem đánh răng chứa Flour. Ngoài ra, bạn nên sử dụng tăm nước, chỉ nha khoa, nước muối sinh lý và nước súc miệng để đảm bảo vệ sinh răng miệng tốt nhất, diệt khuẩn gây bệnh lý răng miệng tối đa.
  • Chủ động tái khám để thường xuyên kiểm tra hàm nâng khớp cắn. Bởi vì trong quá trình đeo khí cụ sẽ không tránh khỏi các trường hợp sai lệch hoặc tách rời bệ nong hàm. Khi việc này xảy ra, bạn cần báo ngay cho bác sĩ để kịp thời khắc phục.
  • Nếu bạn cảm thấy việc đeo hàm nâng bị đau và khó chịu thì nên nhanh chóng liên hệ tới bác sĩ nha khoa để được thăm khám và điều chỉnh. Bên cạnh đó, bạn tuyệt đối tránh tự ý sử dụng thuốc giảm đau hay tháo khí cụ khỏi răng.

Nên ăn gì và kiêng gì khi đeo hàm nâng khớp tháo lắp?

Nếu bác sĩ yêu cầu bạn phải đeo hàm nâng khớp tháo lắp để phục vụ quá trình niềng răng thì chế độ ăn uống cũng cần phải lưu ý nhằm tránh những rủi ro ngoài ý muốn. Mặc dù thời gian đầu khi dùng khí cụ, việc ăn uống sẽ gặp không ít khó khăn nhưng chỉ cần bạn tuân thủ đúng, những sự khó chịu này sẽ nhanh chóng biến mất.

Thời gian đầu, bạn nên ăn các loại thức ăn mềm và không có khả năng bám dính trên răng. Với những loại đồ ăn khác, bạn nên cắt hoặc xé nhỏ để tránh việc dùng răng nhai nghiền đồ ăn, gây hại tới khí cụ. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sung dinh dưỡng bằng cháo hoặc sữa.

Ngoài ra, bạn cần hạn chế những thức ăn dai và cứng để tránh ảnh hưởng tới hàm tháo lắp. Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế để răng nhai quá nhiều. Đồ ăn quá nóng, quá lạnh, nhiều đường và có nhiều gas, đồ uống như bia rượu và chất kích thích cũng nên hạn chế bởi vì nó vừa ảnh hưởng đến sức khỏe, lại vừa giảm hiệu quả điều trị.

Nếu bị bung hoặc lệch hàm nâng khớp, bạn nên liên hệ ngay tới bác sĩ nha khoa càng sớm càng tốt để kịp thời xử lý. Chỉ cần tuân thủ các chỉ dẫn và lắng nghe tư vấn của bác để quá trình chỉnh khớp cắn và chỉnh nha diễn ra nhanh chóng hơn.

Khi đeo hàm nâng khớp cắn, bạn nên tránh xa đồ uống như bia rượu, và phê,..
Khi đeo hàm nâng khớp cắn, bạn nên tránh xa đồ uống như bia rượu, và phê,..

BeDental – Địa chỉ uy tín thực hiện nâng khớp cắn và niềng răng uy tín

Nếu bạn đang có ý định chỉnh nha niềng răng nhưng gặp phải tình trạng khớp cắn sâu, khớp cắn chéo hoặc hay nghiến răng, bạn cần thiết phải tiến hành nâng khớp cắn. Quyết định đeo hàm nâng khớp tháo lắp hay dùng các kỹ thuật nâng khớp cắn khác sẽ do bác sĩ sẽ thăm khám và tư vấn cụ thể.

BeDental là một trong những địa chỉ uy tín thực hiện nâng khớp cắn kết hợp song song với quá trình niềng răng uy tín. Đội ngũ bác sĩ của chúng tôi đều là những người giỏi và có nhiều năm kinh nghiệm sẽ đưa ra lời tư vấn điều trị đúng nhất. Bên cạnh đó, những khí cụ nha khoa được sử dụng đều đảm bảo an toàn sức khỏe, không gây hại tới sức khỏe con người.

Bên cạnh đó, chúng tôi luôn luôn theo sát mỗi khách hàng trong suốt quá trình niềng răng song song điều trị nâng khớp cắn. Bất cứ vấn đề nào mà bạn thắc mắc, chỉ cần liên hệ với Hotline của chúng tôi đều sẽ được tư vấn tận tâm, tỉ mỉ.

Ngoài ra, chi phí dùng hàm nâng khớp tháo lắp tại BeDental cũng được bác sĩ cập nhật giá chính xác để gửi tới quý khách hàng. Bạn sẽ luôn chủ động trong việc chuẩn bị ngân sách cho quá trình niềng răng thẩm mỹ của mình mà không sợ phát sinh ngoài dự kiến.

Sử dụng hàm nâng khớp tháo lắp tại BeDental để được cam kết hàng chất lượng và theo dõi quá trình thực hiện
Sử dụng hàm nâng khớp tháo lắp tại BeDental để được cam kết hàng chất lượng và theo dõi quá trình thực hiện

Bài viết trên đã cùng bạn tìm hiểu hàm nâng khớp tháo lắp là gì, khi nào cần tiến hành nâng khớp cắn? Nâng khớp cắn niềng răng mất bao lâu? và cách chăm sóc ra sao để mang lại hiệu quả tốt nhất. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ trực tiếp với BeDental để được tư vấn cụ thể hơn.

Bảng giá niềng răng :

DANH MỤCGIÁ THÀNH
1.Orthodontic Trainer10.000.000
~ 393$
2.Orthodontic Brace
Japanese traditional metal brace (Tìm hiểu thêm...)
2 jaws30.000.000
~ 1.179$
USD traditional metal brace (Tìm hiểu thêm...)
2 jaws35.000.000
~ 1.375$
Self-ligating metal brace (More detail...)2 jaws39.000.000
~ 1.532$
Traditional ceramic brace (More detail...)2 jaws38.000.000
~ 1.493$
Self-ligating ceramic brace2 jaws55.000.000
~ 2.161$
Traditional Sapphire brace2 jaws45.000.000
~ 1.768$
Miniscrew: (More detail...)
2.500.000
~ 98$
3. INVISALIGN (More detail...)
Clincheck10.000.000
~ 393$
Invisalign Express Package (Simple case)
1 jaw


2 jaws
35.000.000
~ 1.375$

45.000.000
~ 1.375$
Invisalign Lite Package (Mild Case)
1 jaw


2 jaws
60.000.000
~ 2.358$

75.000.000
~ 2.947$
Invisalign Moderate Package (Hard case)
1 jaw


2 jaws
85.000.000
~ 2.947$

110.000.000
~ 4.322$
Invisalign Comprehensive - level 1 (Unlimited)
Full Package
130.000.000
~ 5.108$
Invisalign Comprehensive - Level 2 (Unlimited)
Full Package
150.000.000
~ 5.894$
4.Mouth Guard1 jaw2.500.000
~ 100usd
5.Retainer1 jaw1.500.000
~ 40usd

BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

CHI NHÁNH HÀ NỘI

CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090

CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam -  093 181 0680

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN

CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

Website: https://bedental.vn/

 

ĐỂ LẠI THÔNG TIN NẾU BẠN MUỐN NHA KHOA TƯ VẤN THÊM




    Bằng việc ấn tiếp tục, bạn đồng ý cho chúng tôi liên lạc với bạn để có thêm thông tin

    Rate this post

    1 thoughts on “Hàm Nâng Khớp Tháo Lắp Trong Niềng Răng Là Gì? 3 Đối Tượng Nên Sử Dụng Hàm Nâng Khớp Cắn

    1. Pingback: 5+ Phương pháp niềng răng nong hàm hiệu quả | Nha Khoa Bedental

    Comments are closed.