Thư viện chuyên khoa

Trám răng bảo hiểm y tế có được không và thủ tục như thế nào?

Trám răng bảo hiểm y tế có được không và thủ tục như thế nào? Ngày nay, với các vấn đề về sức khỏe răng miệng ngày càng tăng nhanh, kéo theo đó các nha khoa ngày càng phát triển và đầu tư cơ sở thiết bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Từ đây các chi phí về thực hiện các dịch vụ nha khoa cũng tăng cao. Việc sử dụng bảo hiểm như một điều cần thiết để chúng ta có thể giảm bớt được áp lực chi phi khi điều trị khám chữa bệnh.

Tuy nhiên, đại đa số chúng ta thường sử dụng bảo hiểm y tế để chi trả cho các khoản khám chữa bệnh tại bệnh viện. Vậy bảo hiểm y tế có áp dụng trong lĩnh vực nha khoa không? Trám răng có được bảo hiểm y tế không? Thủ tục như thế nào? Hãy cùng BeDental tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Bảo hiểm y tế là gì và lợi ích của bảo hiểm y tế?

Bảo hiểm y tế là một loại hình bảo hiểm do Nhà nước bắt buộc áp dụng cho những đối tượng được quy định Luật bảo hiểm y tế. Với mục đích có thể giúp hỗ trợ chi trả một phần hoặc toàn bộ khoản chi phí cũng như giảm bớt áp lực chi phí cho bệnh nhân khi thực hiện khám chữa bệnh, thuốc men tại các bệnh viện, cơ sở y tế theo quy định góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, an sinh xã hội quốc gia chứ không vì mục đích lợi nhuận nào.

Thế nào là bảo hiêm y tế và lợi ích của bảo hiểm y tế
Khám răng bằng bảo hiểm y tế có được không? Trám răng có bảo hiểm y tế không? Chi phí trám răng bao nhiêu?

Hiện nay, chi phí thực hiện điều trị khám chữa bệnh tại các bệnh viện, cơ sở y tế là khá đắt đỏ. Do đó, việc sử dụng bảo hiểm y tế sẽ giúp phần nào chi trả được những chi phí đó, giúp bạn giảm được áp lực về chi phí khi thực hiện điều trị chữa bệnh thuốc men. Ngoài ra, bảo hiểm y tế có thể được áp dụng rộng rãi tại nhiều cơ sở bệnh viện không chỉ công lập mà còn ở các bệnh viện tư nhân.

Điều này tạo điều kiện để bạn có thể lựa chọn điều trị tại những bệnh viện gần nhất phù hợp nhất với mình. Từ đó, bạn có thể tiếp cận được các dịch vụ khám chữa bệnh, thuốc men tốt nhất cũng như các cơ sở bệnh viện có kỹ thuật cao, hiện đại, an toàn.

Xem thêm: Trám Răng Amalgam Là Gì? 4 Ưu Điểm Của Trám Răng Amalgam

Chi phí trám răng bao nhiêu và phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Trên thị trường, chi phí trám răng tại nhiều khu vực, cơ sở y tế, bệnh viện có sự khác nhau. Nhưng nhìn chung mức giá trung bình để thực hiện trám răng rơi vào khoảng 300.000VNĐ/1 răng. Chi phí trám răng có thể dao động với giá trung bình trên do phụ thuộc vào một số yếu tố:

Tình trạng răng của bạn

Dựa vào tình trạng răng miệng của bạn, mà bác sĩ có những lộ trình điều trị khác nhau và với lộ trình khác nhau thì chi phí khi trám răng cũng có sự chênh lệch. Đối với trường hợp răng bạn có tình trạng bị nứt, vỡ hoặc sâu răng nhẹ, thì chi phí trám răng không phụ thuộc nhiều vào tình trạng răng của bạn mà phụ thuộc vào số lượng răng trám và chất liệu để trám.

Đối với những răng bị sâu răng nặng, bị viêm nhiễm nặng sẽ cần thêm lộ trình điều trị bệnh lý đó. Do đó chi phí để trám răng có thể sẽ cao hơn tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể.

chi phí trám răng trung bình là bao nhiêu
Khám răng bằng bảo hiểm y tế có được không? Trám răng có bảo hiểm y tế không? Chi phí trám răng bao nhiêu?

Chất liệu dùng để trám răng

Trám răng cũng sử dụng những chất liệu khác nhau tùy từng mỗi trường hợp cũng như nhu cầu mong muốn của người bệnh. Mỗi chất liệu đều có những ưu, nhược điểm khác nhau và được cải tiến theo thời gian để nâng cao chất lượng. Do đó, giá thành đối với mỗi chất liệu trám răng cũng khác nhau.

Như ngày này, các nha khoa thường sử dụng các loại chất liệu như Composite hoặc sứ những chất liệu này thường mang tính thẩm mỹ cao hơn cũng như bao phủ răng tốt hơn nên thường có giá thành cao hơn đối với những chất liệu cũ như Amalgam.

Số lượng răng trám

Số lượng răng cần trám cũng là một yếu tố quyết định đến chi phí trám răng. Đối với lỗ hỏng răng cần trám nhiều sẽ có chi phí trám răng cũng nhiều hơn

Hình thức trám răng

Trám răng gồm 2 hình thức trám là trám răng trực tiếp và trám răng gián tiếp. Đối với loại hình trám răng trực tiếp thường được sử dụng những chất liệu nha khoa chuyên dụng để đắp trực tiếp lên các lỗ hỏng răng cần trám một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Còn đối với phương pháp trám răng gián tiếp cụ thể là phương pháp Inlay-Onlay, sẽ thực hiện đúc miếng trám từ bên ngoài vào răng cần phục hình. Đối với phương pháp gián tiếp này thường được sử dụng khi răng có lỗ hổng lớn, khuyết nhiều thân răng.

Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ lấy dấu răng cần trám của bạn trước sau đó sẽ thiết kế, tạo hình cho miếng trám phù hợp với phần răng khuyết. Phương pháp này yêu cầu kỹ thuật cao và chất liệu sử dụng là chất liệu tốt, chất lượng cao (sứ nguyên chất) do đó, chi phí trám răng khá cao.

Chi phí trám răng phụ thuộc vào những yếu tố nào
Khám răng bằng bảo hiểm y tế có được không? Trám răng có bảo hiểm y tế không? Chi phí trám răng bao nhiêu?

Xem thêm: [Composite Hàn Răng] Giải Đáp Mọi Thắc Mắc Từ A-Z: 1 Số Ưu Nhược Điểm Của Composite Hàn Răng

Trám răng có được bảo hiểm y tế không?

Trám răng có được bảo hiểm y tế không? Trám răng là dịch vụ nha khoa mà tại đó, khi bạn có các vấn đề về răng như có các lỗ sâu răng, răng bị mẻ, vỡ,.. bác sĩ sẽ sử dụng một chất liệu nha khoa chuyên dụng để phục hồi hình dạng của răng bạn giúp khôi phục lại chức năng nhai của răng. Tuy nhiên, trám răng tại các bệnh viện nha khoa cũng có chi phí khá cao. Vậy trám răng có áp dụng bảo hiểm y tế được không?

Theo điều 21 của Luật bảo hiểm y tế, trám răng cũng là một trong những đối tượng dịch vụ nha khoa được hưởng bảo hiểm y tế khi khám chữa trị. Tuy nhiên, bạn sẽ được hưởng chi trả từ bảo hiểm y tế khi trám răng trong những trường hợp sau:

  • Răng bạn do những bệnh lý gây ra khiến bạn phải trám răng hoặc trám răng là do chỉ định của bác sĩ
  • Chi phí điều trị mà không được ngân sách nhà nước chi trả

Nói một cách rõ ràng hơn, khi răng bạn xuất hiện các bệnh lý như sức mẻ, sâu răng hoặc một số bệnh ký trong cơ thể gây ra thì khi trám răng tại các cơ sở, nha khoa quy định trong đăng ký bảo hiểm y tế, bạn sẽ được bảo hiểm chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí điều trị. Các trường hợp khi bạn muốn trám răng do thẩm mỹ, sở thích sẽ không được hưởng những quyền lợi trên từ bảo hiểm y tế.

Xem thêm: Hàn Răng MTA và 9 đặc tính ưu việt của MTA trong hàn trám răng

Liệu bảo hiểm y tế có trám răng được không
Khám răng bằng bảo hiểm y tế có được không? Trám răng có bảo hiểm y tế không? Chi phí trám răng bao nhiêu?

Khám răng bằng bảo hiểm y tế có được không?

Tượng tự như trám răng, việc khám răng cũng thuộc phạm vi chi trả từ bảo hiểm. Theo điều 21 của Luật bảo hiểm y tế, khi bệnh nhân đến khám và chữa bệnh tại các cơ sở, bệnh viện thuộc phạm vi bảo hiểm. Bạn sẽ được hưởng chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí khi thực hiện thăm khám chữa bệnh và tiền thuốc men. Riêng đối với, việc khám sức khỏe định kỳ bạn sẽ không được hưởng quyền lợi này từ bảo hiểm.

Trám răng có bảo hiểm y tế sẽ được chi trả bao nhiêu % chi phí?

Có thể thấy, bảo hiểm y tế có thể áp dụng được trong nhiều lĩnh vực khám chữa bệnh khác nhau và kể cả nha khoa. Miễn có thể đáp ứng được những quy định do Luật bảo hiểm đặt ra, bạn có thể áp dụng bảo hiểm y tế để giảm được khoản chi trả chi phí lớn khi điều trị các vấn đề về sức khỏe của mình.

Các mức % chi trả từ bảo hiểm cũng được quy định rõ ràng trong từng trường trường trong đó có xét đến mức độ nặng hay nhẹ của bệnh lý cũng như việc thực hiện khám chữa bệnh ở đâu. Riêng đối với trám răng có bảo hiểm y tế, bạn thực hiện trám răng vì những nguyên do bệnh lý, sâu răng, mẻ, vỡ răng hoặc một số bệnh lý cơ thể khác mà được bác sĩ chỉ định trám, sẽ được hưởng chi trả % từ bảo hiểm trong khoảng 40 – 100% chi phí (tuỳ vào mức độ bệnh lý và nơi thực hiện khám chữa bệnh).

Tại sao chúng ta nên mua bảo hiểm răng miệng
Khám răng bằng bảo hiểm y tế có được không? Trám răng có bảo hiểm y tế không? Chi phí trám răng bao nhiêu?

Trong trường hợp điều trị trám răng tại các cơ sở cùng tuyến có đăng ký trong bảo hiểm bạn sẽ được hưởng mức chi trả từ bảo hiểm là 80-100% theo đối tượng được quy định tại khoản 3 điều 12 của Luật bảo hiểm y tế bổ sung năm 2014.

Trong trường hợp điều trị trái tuyến hoặc chuyển tuyến bạn sẽ được hưởng từ 40 – 70% chi trả chi phí từ bảo hiểm, thông thường các tuyến được áp dụng là tuyến tỉnh hoặc trung ương.

Xem thêm: HƯỚNG DẪN ĐI KHÁM TẠI BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT TRUNG ƯƠNG NĂM 2023

Trám răng bảo hiểm y tế tồn tại trong bao lâu?

Theo như các chất liệu ngày nay mà các nha khoa sử dụng, miếng trám thường có tuổi thọ trung bình từ 5-7 năm, trong một số trường hợp miếng trám có thể có tuổi thọ kéo dài nhiều hơn vài năm, thậm chí kéo dài đến 20 năm. Do đó, thời gian tồn tại của một miếng trám phụ thuộc vào các yếu tố sau:

Thói quen vệ sinh răng miệng: Thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ giúp loại bỏ được những vi khuẩn, sâu răng giúp cho miếng trám cũng như răng miệng sạch sẽ hơn. Miếng trám cũng là một chất liệu được đắp lên răng nếu không được vệ sinh kỹ sẽ rất dễ hình thành nên các lỗ sâu răng mới đặc biệt là các vùng xung quanh miếng trám làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của miếng trám dễ bị bóc tróc, hư nhanh hơn.

Vị trí miếng trám: Áp lực nhai ảnh hưởng đến tuổi thọ của miếng trám. Do đó, đối với những miếng trám nằm ở vị trí nhai chính, thường phải chịu áp lực nhai nhiều, bị tác động nhiều nên dễ bị mòn, bong tróc sớm so với bình thường.

Tuổi thọ miếng trám răng phụ thuộc vào những yếu tố nào
Khám răng bằng bảo hiểm y tế có được không? Trám răng có bảo hiểm y tế không? Chi phí trám răng bao nhiêu?

Nghiến răng: Nghiến răng là một trong những thói quen rất có hại cho răng. Chúng thường diễn ra khi ngủ, khi lái xe, hoặc khi căng thẳng. Điều này vô tình tạo thêm áp lực cho những miếng trám răng dẫn tới việc xuất hiện các vi nứt xung quanh miếng trám và dễ làm hỏng miếng trám của bạn.

Thói quen ăn uống: Những thức ăn có chứa nhiều axit, đường cao hoặc carbohydrate chúng thường có trong những thức ăn vặt, nước ngọt, rượu, cà phê,… Nếu bạn tiêu thụ nhiều những thức ăn này dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn sâu răng phát triển xung quanh miếng trám khiến cho những miếng trám này mau bị hỏng hơn.

Có được hưởng bảo hiểm khi thay đổi miếng trám từ kim loại sang miếng trám khác không?

Trong trường hợp, miếng trám cũ của bạn bị rò rỉ hoặc xuất hiện các vết sâu răng mới và bạn cần điều trị thay thế miếng trám cũ này trước khi chúng bị ảnh hưởng nặng nề, nghiêm trọng hơn hoặc được bác sĩ chỉ định thay. Trường hợp này, bảo hiểm y tế có thể được áp dụng bởi việc thay miếng trám răng của bạn xuất hiện từ bệnh lý răng miệng theo như quy định của bảo hiểm y tế.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn thay miếng trám của mình chỉ vì mục đích thẩm mỹ hơn trước kia, thì rất có khả năng bạn không được hưởng quyền lợi từ bảo hiểm. Việc áp dụng các điều kiện được hưởng chế độ bảo hiểm y tế còn khá chung không ở một trường hợp cụ thể.

Cho nên khi thực hiện bất kỳ dịch vụ nha khoa nào mà muốn sử dụng bảo hiểm y tế, bạn cần tìm hiểu rõ ràng cũng như đặt ra những câu hỏi, thắc mắc của mình để được nhân viên tư vấn rõ ràng. Đảm bảo được hưởng quyền lợi từ bảo hiểm một cách tốt nhất.

Xem thêm: CÓ NÊN NIỀNG RĂNG TRẢ GÓP HAY KHÔNG?

Khi thay đổi miếng trám có được hưởng bảo hiểm y tế không
Khám răng bằng bảo hiểm y tế có được không? Trám răng có bảo hiểm y tế không? Chi phí trám răng bao nhiêu?

Thủ tục sử dụng bảo hiểm y tế khi trám răng cũng như khám chữa bệnh như thế nào?

Hiện nay, đối với các nha khoa chưa có các chính sách áp dụng bảo hiểm xã hội khi bệnh nhân thực hiện dịch vụ trám răng cũng như các dịch vụ khác mà chỉ kết hợp trong nhóm bảo hiểm về sức khỏe.

Do đó, đối với loại bảo hiểm y tế, thường được áp dụng tại các bệnh viện, cơ sử công lập của nhà nước ở cùng tuyến hoặc trái tuyến đăng ký. Việc áp dụng bảo hiểm y tế cũng được thực hiện theo một trình tự thủ tục như các điều trị, thăm khám bệnh thông thường khác. Quá trình này được diễn ra theo các bước như sau:

Bước 1: Lấy số thứ tự và thực hiện điền thông tin vào phiếu đăng ký khám bệnh. Đối với các bệnh nhân lần đầu khám bệnh tại đây sẽ thực hiện điền phiếu đăng ký khám bệnh. Còn những lần tiếp theo chỉ cần thực hiện lấy số tại quầy.

Bước 2: Tiếp nhận khám bệnh bằng bảo hiểm y tế.

Bước 3: Thực hiện khám bệnh tại phòng khám chuyên khoa được chỉ định.

Bước 4: Thanh toán những chi phí cần chi trả theo quyền lợi của bảo hiểm y tế.

Bước 5: Thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng sau đó chờ kết quả như trong giấy hẹn đã ghi.

Bước 6: Vào phòng chẩn đoán và nghe giải thích về tình trạng, vấn đề răng đồng thời đưa ra chỉ định và tiến hành điều trị trám răng cho bệnh nhân.

Bước 7: Đến quầy nhận thuốc theo bảo hiểm y tế (nếu có), thanh toán các chi phí thuốc và tự chi trả đối với những chi phí thuốc thuộc ngoài danh mục của bảo hiểm y tế, nhận thuốc.

Trám răng bảo hiểm y tế
Khám răng bằng bảo hiểm y tế có được không? Trám răng có bảo hiểm y tế không? Chi phí trám răng bao nhiêu?

Khi có bảo hiểm y tế, phải trải qua một vài thủ tục để xác nhận. Do đó, bạn cần mang theo các loại giấy từ để chứng minh cá nhân bao gồm: Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, bằng lái xe, thẻ bảo hiểm y tế. Các loại giấy tờ này sẽ được nhân viên y tế yêu cầu xuất trình khi làm thủ tục. Đối với trẻ em dưới 6 tuổi, chỉ cần mang theo thẻ bảo hiểm y tế để xuất trình là được.

Bảo hiểm y tế có thể áp dụng cho nhiều vấn đề sức khoẻ khác nhau, giúp cho chúng ta giảm được áp lực gánh nặng chi phí khi điều trị. Đặc biệt, việc trám răng cũng sẽ không còn khiến bạn lo lắng về chi phí nữa khi áp dụng bảo hiểm y tế để chữa trị. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu rõ về trường hợp vấn đề của mình có được áp dụng không cũng như các thủ tục, giấy từ cần có trước khi thực hiện thăm khám để đảm bảo được hưởng quyền lợi từ bảo hiểm y tế tốt nhất nhé!

Xem thêm: Trám răng cửa – 1 vài điều quan trọng bạn cần biết

ĐỂ LẠI THÔNG TIN NẾU BẠN MUỐN NHA KHOA TƯ VẤN THÊM




    Bằng việc ấn tiếp tục, bạn đồng ý cho chúng tôi liên lạc với bạn để có thêm thông tin

    BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

    CHI NHÁNH HÀ NỘI

    CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
    CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090

    CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

    CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
    CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam -  093 181 0680

    CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN

    CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090

    GIỜ HOẠT ĐỘNG:

    09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

    Website: https://bedental.vn/

     

    Rate this post

    1 thoughts on “Trám răng bảo hiểm y tế có được không và thủ tục như thế nào?

    1. Pingback: Bảo hiểm y tế được dùng chi trả cho những khoản dịch vụ nào khi khám chữa răng? – Be Dental

    Comments are closed.