Thư viện chuyên khoa

Điều Kiện Kinh Doanh Dịch Vụ Nha Khoa (Phòng Khám Chữa Răng): Thủ Tục, Chi Phí Mở Phòng Khám Nha Khoa

Nếu bạn có ý định mở cho mình một phòng khám chữa răng riêng thì cần phải quan tâm tới điều kiện kinh doanh nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý rõ ràng, không vi phạm pháp luật. Vậy thủ tục mở phòng khám nha khoa cần những gì? Bài viết dưới đây của BeDental sẽ chia sẻ toàn bộ thông tin về điều kiện kinh doanh, thủ tục, chi phí để mở phòng khám chữa răng, mời bạn cùng tham khảo.

4 điều kiện cần thiết để mở phòng khám nha khoa

Trước khi tìm hiểu về thủ tục mở phòng khám nha khoa, bạn cần phải tìm hiểu về những điều kiện cần thiết để mở phòng khám nha khoa được quy định trong pháp luật hiện hành. Vậy mở phòng khám nha khoa cần những gì?

Về chủ thể mở phòng khám

Hiện nay có 2 hình thức để bạn có thể mở phòng khám nha khoa đó là hộ kinh doanh cá thể hoặc công ty. Tùy nhu cầu, mục đích và sự thuận lợi của chủ thể, chọn hình thức với tư các chủ thể nào để mở phòng khám răng tương ứng.

Nếu bạn có ý định hoạt động với quy mô vừa và nhỏ, chưa cần tới hệ thống hay các chi nhánh hoạt động đa dạng tỉnh thành thì nên ưu tiên chọn hình thức mở nha khoa với tư cách kinh doanh cá thể. Điều này sẽ giúp bạn có thể đơn giản hóa các giấy tờ, thủ tục thành lập. Bên cạnh đó giúp tinh gọn các thuế phí khác.

Nếu bạn có ý định kinh doanh dưới dạng hệ thống quy mô lớn thì nên chọn tư cách chủ thể là công ty. Vì trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, bạn sẽ chọn ngành nghề kinh doanh liên quan đến khám chữa bệnh. Nhờ tư cách chủ thể doanh nghiệp, bạn sẽ dễ dàng hợp tác, giao lưu, mở rộng mạng lưới và củng cố uy tín thương hiệu trong lòng khách hàng tới sử dụng dịch vụ.

Điều kiện về cơ sở vật chất phòng khám răng

Dù chọn thủ tục mở phòng khám nha khoa dưới tư cách chủ thể nào thì bạn vẫn cần đảm bảo cơ sở vật chất bao gồm:

  • Phòng khám nha khoa rõ ràng, tách biệt với gia đình. Nếu đặt địa điểm tại nơi chủ phòng khám sở hữu thì cần chứng minh bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Nếu là địa điểm đi thuê thì cần có hợp đồng thuê với chủ sở hữu đi kèm giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền.
  • Phòng khám sử dụng các thiết bị bức xạ như X quang răng cần phải đáp ứng được các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn an toàn bức xạ.
  • Hoạt động kinh doanh có cấy ghép implant cần phải chứng minh chủ thể có khu vực riêng để hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, khu vực phải có đầy đủ diện tích cùng dụng cụ, máy móc hỗ trợ chuẩn.
  • Phòng khám nha khoa thực hiện các thủ thuật, bao gồm cấy ghép implant cần phải đảm bảo diện tích đất ít nhất 10m2.
  • Phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt có hơn 1 ghế răng thì cần đảm bảo mỗi ghế ít nhất được 5m2.
  • Khử trùng, diệt khuẩn các dụng cụ y tế phải được tiến hành theo đúng pháp luật hiện hành. Vì thế, phòng khám cần có khu vực riêng và cơ sở vật chất hiện đại để khử trùng tốt nhất. Nếu không có khu vực riêng thì chủ phòng khám có thể ký hợp đồng khử trùng với bên thứ ba.

Điều kiện về trang thiết bị y tế

Khi bạn có nhu cầu mở phòng khám nha khoa cần phải đảm bảo tiêu chuẩn về trang thiết bị y tế như sau:

  • Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế theo đúng phạm vi hoạt động được đăng ký theo pháp luật.
  • Có hộp thuốc chống sốc và đầy đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa.
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn uy tế, pháp luật.
  • Phòng khám bắt buộc phải có thùng rác y tế, khu vực xử lý nước thải chuẩn y tế.

Điều kiện về nhân sự phòng khám

Đây là điều kiện cần thiết và quan trọng nhất khi bạn có nhu cầu mở phòng khám chữa răng. Cụ thể, nhân sự cần đảm bảo:

  • Theo quy định pháp luật, phòng khám nha khoa chỉ hoạt động khi có một người đứng ra chịu trách nhiệm về chuyên môn. Bên cạnh đó, người đó phải có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa răng hàm mặt.
  • Bên cạnh đó, người đó phải có chứng chỉ định hướng bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt.
  • Có chứng chỉ đi kèm thời gian hành nghề ít nhất 36 tháng sau khi được cấp chứng chỉ. Đồng thời ít nhất 54 tháng hành nghề sau khi có bằng tốt nghiệp.
  • Người chịu trách nhiệm chỉ được phép đứng tên một phòng khám.
  • Những thành viên khác trong phòng khám đều phải có chứng chỉ chuyên môn. Bên cạnh đó là thời gian hành nghề giới hạn theo phạm vi công việc được giao.
Để mở phòng khám nha khoa, bạn cần đảm bảo đủ 4 điều kiện: chủ thể mở, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và nhân sự phòng khám
Điều kiện cần thiết để mở phòng khám nha khoa: chủ thể mở, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và nhân sự phòng khám

Trọn bộ thủ tục mở phòng khám nha khoa bạn cần biết

Thủ tục mở phòng khám nha khoa bao gồm:

Đăng ký kinh doanh phòng khám nha khoa

Đây là bước đầu tiên trong thủ tục mở phòng khám nha khoa. Bạn cần đăng ký kinh doanh phòng khám trước khi xin giấy phép thành lập phòng khám nha khoa. Thủ tục đăng ký kinh doanh phòng khám răng như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ đăng ký kinh doanh nha khoa bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo đúng mẫu do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
  • Danh sách thành viên đối với công ty hợp danh hoặc công ty TNHH, danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc tổ chức của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên cùng những cổ đông sáng lập.
  • Điều lệ của công ty đối với công ty hợp danh, công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.
  • Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc nhiều người theo quy định đối với thành lập doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề theo đúng quy định của pháp luật và phải có chứng chỉ hành nghề.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký

Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp sẽ được nộp ở sở kế hoạch và đầu tư. Thời gian giải quyết hồ sơ dao động khoảng 03 ngày làm việc, tính từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Bước 3: Chờ đợi kết quả

Bạn cần chờ đợi thời gian để cơ quan có thẩm quyền xử lý và cấp hồ sơ hoàn tất thủ tục.

Thủ tục mở phòng khám nha khoa cần phải đăng ký kinh doanh trước
Thủ tục mở phòng khám nha khoa cần phải đăng ký kinh doanh trước

Thủ tục xin cấp giấy phép thành lập phòng khám nha khoa

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép

Khi chuẩn bị hồ sơ cần đảm bảo đầy đủ các giấy tờ sau:

  • 1 giấy đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo đúng mẫu quy định.
  • 1 bản sao công chứng của Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hoặc giấy chứng nhận đầy tư đối với phòng khám nha khoa có vốn đầu tư nước ngoài.
  • 3 bản sao có công chứng Chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật.
  • 1 bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của phòng khám theo đúng mẫu quy định.
  • 1 dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn theo mẫu có sẵn.
  • 1 hợp đồng thu gom rác thải y tế.
  • 1 giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn phòng cháy chữa cháy.
  • 1 số giấy tờ cần thiết khi sở yêu cầu bổ sung để chứng minh như: bảng chấm công thực hành, hóa đơn đóng tiền thực hành, quyết định phân công người hướng dẫn thực hành,…

Bước 2: Nộp hồ sơ

Với giấy cấp phép thành lập phòng khám nha khoa sẽ được nộp ở Sở y tế nơi đặt địa điểm phòng khám hoặc trung tâm hành chính công của tỉnh. Đối với hộ kinh doanh thành lập phòng khám thì có thể nộp hồ sơ tại ủy ban nhân dân huyện.

Bước 3: Chờ đợi trình độ giải quyết hồ sơ

Sau khi kiểm tra tính hợp pháp và đầy đủ của bọ hồ sơ, chuyên viên cửa một sẽ gửi lại cho bạn Giấy tiếp nhận hồ sơ đi kèm thời gian hẹn trả kết quả.

Trường hợp hồ sơ chưa đủ giấy tờ hoặc chưa hợp lệ, chuyên viên sẽ yêu cầu sửa đổi và bổ sung.

Nếu hồ sơ đã hợp lệ, sở y tế sẽ cử một đoàn xuống thẩm định cơ sở vật chất thực tế của phòng khám.

Bước 4: Nhận kết quả

Sau khoảng 45 ngày làm việc tính từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, đồng thời phòng khám đảm bảo các điều kiện nêu trên thì Sở y tế sẽ đồng ý cấp Giấy phép hoạt động phòng khám nha khoa.

Thủ tục xin cấp giấy phép lập phòng khám nha khoa phải theo đúng trình tự pháp luật
Thủ tục xin cấp giấy phép lập phòng khám nha khoa phải theo đúng trình tự pháp luật

Chi phí mở phòng khám nha khoa khoảng bao nhiêu tiền?

Sau khi tìm hiểu về thủ tục mở phòng khám nha khoa, chi phí tổng thể hết bao nhiêu cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Việc chuẩn bị về chi phí mở phòng khám là điều quan trọng. Bạn cần chuẩn bị tốt về ngân sách để hoạt động xây dựng phòng khám được suôn sẻ và ổn định. Bởi nếu kế hoạch tài chính không chu đáo có thể làm tốn chi phí, thời gian kéo dài mà hiệu quả không cao.

Tùy vào quy mô phòng khám lớn hay nhỏ, tổng chi phí mở phòng khám chữa răng sẽ có sự khác biệt. Về cơ bản sẽ bao gồm:

Tiền lương thuê nhân viên, nhân sự

Để phòng khám nha khoa hoạt động suôn sẻ cần ít nhất: người vệ sinh nha khoa, trợ lý nha khoa và tiếp tân. Với quy mô rộng hơn sẽ cần có nhiều nhân sự hơn để có thể chăm sóc tốt cho các bệnh nhân.

Mức lương trung bình của một bác sĩ nha khoa ở phòng khám tư nhân khoảng 10 – 12 triệu đồng tùy vào kinh nghiệm, chuyên môn mỗi người. Có những bác sĩ nha khoa giỏi, mức lương lên tới 50 – 70 triệu đồng.

Tuy nhiên, khoản tiền lương sẽ phụ thuộc vào lượng nhân viên tại phòng khám. Nhưng để tính toán ngân sách tốt nhất, bạn cần ước lượng tiền lương nhân viên là chiếm khoảng 25% tổng thu nhập hằng năm của phòng khám.

Thuê mặt bằng mở phòng khám

Mặt bằng phòng khám chiếm khoản chi phí tương đối lớn trong thủ tục mở phòng khám nha khoa. Bên cạnh đó, bạn cần phải ghi nhớ phòng khám nha khoa phải tuân thủ về vị trí, diện tích theo quy định pháp luật.

Cụ thể, phòng khám nha khoa cần có buồng chữa bệnh và khám bệnh với diện tích ít nhất 10m2. Điều kiện này sẽ không áp dụng với phòng tư vấn khám bệnh Online.

Ngoài ra cần phải đảm bảo các quy định khác như:

  • Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ cần có một phòng lưu bệnh nhân diện tích ít nhất là 12m2.
  • Nếu dùng ghế có 3 răng trở lên thì diện tích cho mỗi ghế răng tối thiểu là 5m2.
  • Có buồng thủ thuật với diện tích ít nhất là 10m2.
  • Đáp ứng đủ quy định của pháp luật về bức xạ khi có X Quang răng.

Ngân sách về trang thiết bị máy móc phục vụ

Trang thiết bị để mở dịch vụ nha khoa tương đối đắt đỏ. Thường một chiếc ghế nha khoa có giá khá cao. Chưa kể tới việc mua máy chụp Xquang răng và thuốc tráng phim cũng là khoản tương đối lớn.

Ngoài ra, hệ thống, máy móc khác như máy nén khí, máy bơm, máy khoan nha khoa, máy tính, máy quét laser, dụng cụ nha khoa,… đều là những khoản phí cần phải chi trả mà giá thành tương đối đắt.

Đó là chưa kể tới sự đầu tư các máy móc công nghệ cao như: sàng lọc ung thư miệng, khoan laser, X Quang kỹ thuật số, mão răng đơn CEREC,… là cực kỳ cao.

Chi phí phòng thí nghiệm, bảo hiểm, giấy phép và phát sinh khác

Phòng thí nghiệm là chi phí phụ thuộc vào số lượng bệnh nhân nên việc tính toán khoản này tương đối khó. Tuy nhiên có thể ước lượng 10% thu nhập hàng năm.

Các khoản khác bao gồm: bảo hiểm rủi ro, gia hạn giấy phép hành nghề nha khoa, phí hiệp hội nha khoa,… cần phải chi trả hằng năm.

Chi phí mở phòng khám nha khoa bao nhiêu tiền phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau
Chi phí mở phòng khám nha khoa bao nhiêu tiền phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau

Có nên hợp tác mở phòng khám nha khoa để tối ưu chi phí?

Có thể thấy, thủ tục mở phòng khám nha khoa tương đối phức tạp và yêu cầu khoản ngân sách khá lớn. Vì thế, hình thức nhượng quyền nha khoa hay hợp tác mở phòng khám nha khoa được rất nhiều người quan tâm.

Nhượng quyền nha khoa sẽ giúp bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian lẫn công sức. Bên cạnh đó, định hướng kinh doanh, setup phòng khám nha khoa, chuẩn bị hồ sơ thủ tục,… cũng đã được bên chủ thương hiệu nha khoa nhượng quyền hỗ trợ.

Đặc biệt, chọn hợp tác mở phòng khám nha khoa còn giúp bạn có thể ngay lập tức kinh doanh với danh sách khách hàng trước đó của phòng khám. Lượng khách ổn định nên khả năng thu hồi vốn thường nhanh và ổn định.

Bạn có thể tham khảo hình thức nhượng quyền nha khoa để tiết kiệm chi phí và đảm bảo kinh doanh ổn định, nhanh thu hồi vốn
Bạn có thể tham khảo hình thức nhượng quyền nha khoa để tiết kiệm chi phí và đảm bảo kinh doanh ổn định, nhanh thu hồi vốn

Bài viết trên đã chia sẻ tới bạn toàn bộ thủ tục mở phòng khám nha khoa chi tiết về điều kiện, giá cả, thủ tục các bước. Bên cạnh đó giúp bạn tìm hiểu về phương án hợp tác mở phòng khám nha khoa thông qua hình thức nhượng quyền. Để được tư vấn kỹ hơn về kế hoạch nhượng quyền nha khoa, bạn hãy liên hệ với BeDental để được hỗ trợ.

BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

CHI NHÁNH HÀ NỘI

CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090

 

CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

CS1: 140 Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam -  093 181 0680

 

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN

CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090

 

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

 

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

 

Website: https://bedental.vn/

 

ĐỂ LẠI THÔNG TIN NẾU BẠN MUỐN NHA KHOA TƯ VẤN THÊM




    Bằng việc ấn tiếp tục, bạn đồng ý cho chúng tôi liên lạc với bạn để có thêm thông tin

     

    Rate this post

    4 thoughts on “Điều Kiện Kinh Doanh Dịch Vụ Nha Khoa (Phòng Khám Chữa Răng): Thủ Tục, Chi Phí Mở Phòng Khám Nha Khoa

    1. Pingback: Rối loạn tiêu hóa ở trẻ – Be Dental

    2. Pingback: Giấy phép mở phòng khám nha khoa tại Thành Phố Hải Phòng#1

    3. Pingback: Giấy phép mở phòng khám nha khoa tại Ninh Thuận#1

    4. Pingback: Giấy phép mở phòng khám nha khoa tại Hà Giang#1

    Comments are closed.