Hơi thở có mùi và không biết làm sao để loại bỏ nó mặc dù đã vệ sinh rất kỹ lưỡng. Việc hơi thở có mùi ảnh hưởng rất nhiều trong giao tiếp cũng như khiến bạn tự ti. Muốn điều trị nó, bạn cần phải nắm được nguyên nhân thì từ ấy mới có phương pháp điều trị mang lại hiệu quả.Vậy Nguyên nhân dẫn đến hơi thở có mùi là gì? Hơi thở có mùi cảnh báo bệnh gì? Đứng trước thắc mắc của rất nhiều quý khách hàng gửi đến cho bộ phận chuyên môn của BeDental về vấn đề hơi thở có mùi, chúng tôi xin giải đáp các bạn từng vấn đề như sau:
1. Nguyên nhân dẫn đến hơi thở có mùi khó chịu
Hơi thở có mùi do vi khuẩn
Một số trường hợp gặp tình trạng hôi miệng do những vi khuẩn kỵ khí phân giải protein Gram âm. Những vi khuẩn này thông thường xuất hiện tại các khu vực tích tụ trong miệng, ví dụ như ở khe giữa chân răng, trên bề mặt lưỡi, bề mặt nướu hoặc tại các răng bị sâu,… Chúng cũng là nguyên nhân làm các hợp chất sulphur dễ bay hơi và gây ra mùi hôi rất khó chịu.
Do ăn những thực phẩm dễ gây mùi
Một số loại thực phẩm dễ khiến cho hơi thở của bạn “nặng mùi” hơn đó là hành, tỏi, hay một số loại rau xanh như củ cải, súp lơ,… Có thể mùi thực phẩm sẽ hết sau ăn uống khoảng 1 – 2 tiếng. Tuy nhiên, khi bạn ợ hơi hoặc nói chuyện thì mùi hôi khó chịu đó vẫn có thể nhận biết được tương đối rõ.
Thói quen hút thuốc và uống rượu bia cũng đều là những lý do phổ biến khiến cho cơ thể của bạn có mùi. Trong đó, hút thuốc sẽ làm gia tăng chất gây mùi hôi và khiến nước bọt bài tiết ít hơn bình thường và qua đó dẫn tới tình trạng hôi miệng. Còn đối với những người hay uống rượu thì khoang miệng cũng sẽ dễ bị “nặng mùi”. Hơn nữa, trong rượu cũng có chứa cồn, đây là nguyên nhân làm khô và hôi miệng, đặc biệt khi bạn ngủ sau khi uống rượu.
Xem thêm: Nhổ răng khôn có được bảo hiểm y tế chi trả không?
Một số sản phẩm từ sữa cũng là nguyên nhân kích thích sản sinh các amino axit có chứa chất sulphur và dẫn đến hôi miệng.
Hơi thở có mùi khi ngủ dậy
Vai trò của nước bọt chủ yếu là giúp chúng ta làm sạch sẽ khoang miệng và giảm thiểu mùi hôi trong miệng gây khó chịu . Nhưng khi chúng ta ngủ một giấc dài thì tất nhiên lượng nước bọt tiết ra không đủ vì vậy khuẩn bệnh sẽ có điều kiện sinh sôi mạnh hơn nữa dẫn đến hôi miệng. Tuy nhiên, bạn có thể cải thiện sau khi vệ sinh răng miệng vì đây là vấn đề thông thường và không gây hại tới sức khỏe.
Vệ sinh răng miệng không tốt
Vấn đề vệ sinh miệng là vô cùng cần thiết. Nếu bạn không vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh không đúng cách thì cơ thể sẽ xuất hiện mùi khó chịu và cơ thể bạn dễ mắc phải các bệnh lý về răng miệng. Những người đang bị sâu răng thì bạn nên chú ý nhiều hơn nữa về vấn đề vệ sinh răng miệng.
Hôi miệng do những nguyên nhân khác
Bệnh nhân bị bệnh viêm xoang, viêm mũi, viêm amidan,… và nhiều bệnh về đường hô hấp khác cũng có thể gặp tình trạng hơi thở có mùi.
Bệnh về dạ dày – ruột: Với các bệnh nhân mắc bệnh về dạ dày và ruột, cụ thể là các loại bệnh trào ngược dạ dày – thực quản thì đây cũng là nguyên nhân phổ biến của tình trạng hơi thở có mùi. Những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường hoặc mắc bệnh lý về gan, thận,… đều có khả năng dẫn khiến khoang miệng bị tình trạng có mùi ketone bởi quá trình phân hủy chất béo.
Xem thêm: Răng cửa mọc lệch
Hội chứng mùi cá ươn: Đây là tình trạng hiếm gặp. Bệnh nhân gặp phải tình trạng rối loạn chuyển hoá trimethylamine trong thức ăn có mùi tanh. Vì thế, cho dù có các phương pháp vệ sinh răng miệng sạch sẽ nhưng bệnh nhân cũng khó tránh được mùi tanh trong hơi thở.
Ăn kiêng: Nghe thật vô lý nhưng ăn kiêng lại chính là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng vì lượng carbohydrate bị cắt giảm khi nạp vào sẽ khiến hơi thở có mùi.
Niềng răng và các thiết bị cố định răng: Khi niềng răng hay sử dụng các thiết bị cố định răng, mảng bám bị dính vào khó làm sạch cũng tạo nên mùi hôi.
Nhịn đói: Khi nhịn đói hoặc bỏ bữa sẽ khiến hơi thở có mùi. Nguyên nhân là vì khi không ăn uống thì miệng cũng sẽ không tiết ra nhiều nước bọt. Ngoài việc rửa sạch những hạt thức ăn thì nước bọt cũng giúp phá vỡ thức ăn để đưa thức ăn xuống cổ họng dễ hơn.
Bị nghẹt mũi: Chất nhầy ở trong mũi có nhiệm vụ lọc tất cả những hạt bụi bám vào. Khi bị nghẹt mũi, chất nhầy bắt đầu tích tụ ở phía sau họng và khiến cho các hạt lạ bay vào miệng, đọng lại trên mặt lưỡi và gây mùi hôi miệng.
Xem thêm bài viết Hôi miệng là gì? nguyên nhân và cách chữa
2. Hơi thở có mùi cảnh báo bệnh gì?
Biến chứng tiểu đường
Hơi thở có mùi giống trái cây hoặc mùi tương tự axeton (thường được sử dụng trong nước tẩy sơn móng tay) là một biểu hiện của biến chứng trong bệnh tiểu đường. Khi quản lý bệnh tiểu đường không tốt, nguy cơ mắc bệnh nướu và khô miệng tăng lên. Khi mức đường huyết không ổn định, cơ thể yếu đuối và không thể chống lại vi khuẩn, dẫn đến viêm nhiễm nướu và hôi miệng.
Hơi thở có mùi axeton cũng là một cảnh báo về biến chứng nghiêm trọng trong bệnh tiểu đường, gọi là nhiễm toan axeton. Khi cơ thể thiếu insulin, nó sẽ sử dụng axit béo để tạo năng lượng, dẫn đến sự tạo ra axeton có tính axit. Sự tích tụ axeton trong máu có thể gây hôn mê hoặc tử vong đối với bệnh nhân.
Suy tim
Vào năm 2013, các nhà nghiên cứu tại Hệ thống Phòng khám Cleveland (Mỹ) đã thu thập mẫu hơi thở của 41 bệnh nhân, trong đó có 25 người mắc suy tim nặng và 16 người mắc các vấn đề tim khác.
Bằng cách sử dụng công nghệ phân tích mẫu hơi thở, họ đã tìm thấy dấu hiệu của hai hợp chất bay hơi là axeton và pentane tăng cao ở bệnh nhân suy tim. Các bệnh nhân suy tim có nồng độ axeton và pentane cao hơn có nguy cơ tử vong cao hơn so với những bệnh nhân có nồng độ thấp hơn. Điều này cho thấy hơi thở có mùi axeton có thể là một dấu hiệu của bệnh suy tim.
Xem thêm: Nên nhổ răng khôn khi nào
Suy thận
Miệng có mùi tanh, tương tự như amoniac, có thể là dấu hiệu của bệnh suy thận. Thận có vai trò loại bỏ các chất độc hại khỏi máu bằng cách sản xuất nước tiểu. Trong trường hợp suy thận, thận bị tổn thương đến mức không thể lọc chất thải và hóa chất độc hại khỏi máu. Khi đó, những chất này sẽ tích tụ trong cơ thể, ảnh hưởng đến hệ hô hấp và gây ra các vấn đề liên quan đến hô hấp, bao gồm cả hôi miệng.
Sâu răng và viêm nướu
Khi mô men răng bị mòn, các mảnh thức ăn sẽ tạo thành các lỗ trên bề mặt răng, gây hình thành sâu răng. Các cặn thức ăn không được loại bỏ hoàn toàn trong các lỗ sâu và kẽ răng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh sôi của vi khuẩn, gây ra hôi miệng. Vi khuẩn này gây viêm nhiễm nướu, gây đau đớn và tiết dịch nướu có mùi hôi.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược axit và bệnh trào ngược dạ dày thực quản là hai nguyên nhân gây hôi miệng. Cả hai tình trạng tiêu hóa này đều gây trì hoãn hoặc ngăn cản quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày. Một lượng nhỏ thức ăn chưa được phân giải có thể trào ngược và gây mùi hôi trong miệng. Ngoài ra, vi khuẩn H.pylori, gây loét dạ dày, cũng có thể là nguyên nhân gây hôi miệng
Xem thêm: Chi phí ghép xương hàm
Ung thư dạ dày
Theo một nghiên cứu được tiến hành tại Đại học Hoàng gia Luân Đôn (Anh) vào năm 2018, trên 335 bệnh nhân tham gia, 163 người bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư thực quản hoặc dạ dày. Qua việc xét nghiệm hơi thở có mùi hôi, các nhà nghiên cứu đã xác định ung thư với độ chính xác lên đến 85%.
2. Làm sao để điều trị hơi thở có mùi khó chịu?
Nếu bạn bị hơi thở có mùi do các bệnh lí gây nên thì bạn cần điều trị bệnh. Ngoài ra, bạn cần duy trì các thói quen tốt dưới đây để ngăn chặn hơi thở có mùi:
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách
Mỗi ngày bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần và tốt nhất hãy đánh răng sau khi ăn uống khoảng 30 phút và mỗi lần không quá 3 phút. Cần chú ý đánh răng kĩ và sạch nhằm lấy đi những mảng bám cũng như thức ăn dư thừa trên răng để không tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển. Sau khoảng 2 – 3 tháng dùng bàn chải thì bạn cần đổi bàn chải khác để bảo đảm sạch sẽ và không gây hôi miệng. Bạn cũng cần sử dụng kèm chỉ nha khoa và dung dịch súc miệng, cạo lưỡi,… giúp làm sạch toàn bộ khoang miệng.
Sử dụng nước súc miệng chuyên dụng
Nước súc miệng có thể sử dụng để bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho răng miệng của bạn. Chúng được bào chế dưới dạng dung dịch lỏng và thành phần có chứa chất diệt vi khuẩn bao gồm kẽm sulfat, menthol, axit boric, chlorhexidine, triclosan,… Ngoài ra, nước súc miệng có chứa thành phần tạo mùi hương và tạo vị đem tới sự dễ chịu cho người sử dụng.
Đi thăm khám nha khoa
Nhằm phát hiện và điều trị kịp thời những bệnh lý liên quan tới răng miệng và lấy cao răng định kì mỗi 6 tháng để loại trừ tác nhân gây ra hơi thở có mùi hôi.
Xem thêm: Bảng giá cạo vôi răng tại BeDental! Địa chỉ thực hiện lấy vôi răng an toàn
Sử dụng giấm táo
Trong giấm táo chứa nhiều thành phần như: Axit axetic, axit amin, các vitamin và khoáng chất. Nhờ vậy mà giấm táo có tính sát khuẩn cao rất có ích đối với sức khoẻ răng miệng.
Pha loãng giấm táo với nước và dùng hỗn hợp ấy để súc miệng mỗi ngày vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Duy trì thường xuyên và liên tục sẽ giúp bạn khắc phục chứng hôi miệng một cách hiệu quả.
Trị hơi thở có mùi với gừng tươi
Với vị cay, tính nóng và hơi ấm lại chứa nhiều tinh dầu tự nhiên nên gừng giúp loại bỏ mùi hôi khá hiệu quả. Do đó, ngoài tác dụng chữa lạnh bụng và giải cảm thì gừng cũng có thể giúp loại bỏ hơi thở có mùi hôi.
Cho một vài lát gừng vào nước nóng khoảng 5 phút, sau đó cho một ít muối vào rồi hoà tan. Dùng hỗn hợp này súc miệng ngày 2 lần, bạn sẽ cảm thấy không những khỏi hôi miệng tức thời mà còn giữ cho hơi thở thơm tho lâu dài.
Lá mùi tàu
Mùi tàu hay còn gọi là ngò gai là loại cây bên trong chứa nhiều tinh dầu thơm cùng các dưỡng chất như Protid, Phosphor, Vitamin C, Glucid,… Chính vì thế mùi tàu cũng được sử dụng nhiều trong chế biến món ngon vừa có mùi hương lại vừa có khả năng diệt khuẩn trị hôi miệng cực tốt.
Xem thêm: Hiệu quả súc miệng bằng lá trầu không
Bạn lấy khoảng 50gr lá mùi tàu đi rửa sạch sẽ rồi thái ra từng khúc. Tiếp theo bạn đun lá rau mùi tàu với 100ml nước và 1 muỗng cà phê muối khoảng 10 phút sau đó tắt bếp. Để nước đun nguội rồi dùng nước súc miệng 3-5 lần/ngày.
Chanh
Chanh có tác dụng diệt khuẩn nên cũng là một trong những cách giúp bạn thổi bay mùi hôi ở miệng. Chỉ cần dùng nước cốt chanh và muối để súc miệng, đánh răng hoặc chà lưỡi để tiêu diệt vi khuẩn cũng như các mảng bám gây mùi. Hãy dùng chanh vệ sinh răng miệng 2 lần/ngày và bạn sẽ thấy hơi thở được cải thiện rõ rệt.
Mật ong
Mật ong cũng là một trong số những thực phẩm có chứa thành phần diệt khuẩn rất hữu hiệu. Có thể pha mật ong với chanh rồi dùng để súc miệng mỗi ngày. Đây cũng là cách trị hôi miệng khá đơn giản mà hiệu quả và nhanh chóng.
Sữa chua
Sữa chua có khả năng ngăn chặn quá trình sản sinh hydrogen sulfide nên được xem là một cách trị hôi miệng khá hiệu quả. Sữa chua cũng giúp tạo nên môi trường lý tưởng cho những chủng vi sinh vật có lợi hoạt động, góp phần cải thiện khoang miệng cũng như hệ tiêu hoá.
Rau húng chanh
Cách sử dụng húng chanh có phần cầu kỳ hơn các loại thực phẩm ở trên. Bạn cần lấy lá tươi nấu với chút nước và dùng nước đó để súc miệng hàng ngày Bạn có thể dùng nước sắc này mỗi ngày để có hơi thở thơm tho và dễ chịu.
3. Những phương pháp ngăn ngừa tình trạng hơi thở có mùi
- Đánh răng 2 lần/ngày và ít nhất 2 phút/lần. Sau mỗi bữa ăn bạn có thể chờ ít nhất khoảng 30 phút rồi đánh răng. Nếu đánh răng ngay sau khi dùng bữa thì axit có thể tấn công men răng làm men răng nhanh bị hư hại. Khi đánh răng, nên chú ý chải lưỡi thật kỹ, bởi đây là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn cùng những mảnh vụn thức ăn ẩn nằm trong miệng.
- Thay bàn chải khoảng 3 tháng/lần.
- Sử dụng những loại kem đánh răng có chứa flour.
- Sử dụng chỉ nha khoa để chải các kẽ răng.
- Sử dụng nước súc miệng giúp hơi thở có mùi dễ chịu.
- Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá và sử dụng những thức uống có chứa cồn.
- Uống nhiều nước để kích thích tiết nước bọt.
- Điều trị bệnh lý
Xem thêm: Phát hiện sớm bệnh viêm nha chu nhờ vào những dấu hiệu này
Nếu đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ nhưng hơi thở có mùi khó chịu trong thời gian dài, bạn cần đến bác sĩ để thăm khám, điều trị. Để được tư vấn sức khỏe răng miệng hãy liên hệ BeDental để được giải đáp.
ĐỂ LẠI THÔNG TIN NẾU BẠN MUỐN NHA KHOA TƯ VẤN THÊM
Tư vấn chuyên môn bài viết:
BÁC SĨ ĐÀM TRỌNG HIẾU
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN
CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Website: https://bedental.vn/