Thư viện chuyên khoa

Thuốc tê: 1 điều bạn cần biết về ảnh hưởng của thuốc tê với sức khỏe

Thuốc tê là tên gọi của một nhóm thuốc có tác dụng làm mất cảm giác tạm thời của một vùng trên cơ thể, qua đó, giảm cảm giác đau gây ra bởi các tác nhân kích thích hoặc các thủ thuật, tiểu phẫu ngoài da hay niêm mạc.

Thuốc tê có thể được sử dụng dưới dạng tiêm, dạng bôi hoặc xịt. Dạng thuốc bôi ngoài da thường được dùng để giảm cảm giác bỏng rát khi bị cháy nắng, bị bỏng, côn trùng đốt, giảm đau khi tiêm hoặc một số thủ thuật trên da khác. Giống như tất cả các thuốc khác, việc sử dụng thuốc tê cũng có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn, bao gồm cả dị ứng.

Biểu hiện của dị ứng thuốc tê

Nhìn chung, biểu hiện của dị ứng thuốc tê tương tự với dị ứng các thuốc khác, với nhiều mức độ khác nhau, có thể từ nổi mẩn ngứa cho tới khó thở, tụt huyết áp… Phản ứng dị ứng có thể bắt đầu bằng biểu hiện nổi mề đay với các nốt sẩn nổi trên da kèm cảm giác nóng, ngứa, nhanh có thể từ 5 – 10 phút, chậm thì vài ngày. Có thể kèm theo khó thở, phù môi, mắt, đau bụng, đau đầu, mệt mỏi, tim đập nhanh, huyết áp tụt…

Nổi mẩn ngứa do dị ứng thuốc tê
Nổi mẩn ngứa do dị ứng thuốc tê

Tuy nhiên, theo ghi nhận của y văn trên thế giới, dị ứng thuốc tê là cực kỳ hiếm. Cụ thể, theo một nghiên cứu tại Đan Mạch, khi khảo sát các trường hợp được báo cáo nghi ngờ dị ứng do thuốc gây tê trong 10 năm (từ 2004 đến 2013) thì không có trường hợp nào dị ứng thực sự.

Trong một nghiên cứu khác ở Pháp thì chỉ có 6 trong tổng số 1816, tức dưới 1% người bệnh có phản ứng dị ứng quanh cuộc phẫu thuật là dị ứng thuốc tê. Do đó, trên thực tế, dị ứng thuốc tê là cực kỳ hiếm, rất nhiều trường hợp nghi ngờ dị ứng thuốc tê nhưng thực chất lại là ngộ độc thuốc tê.

Biểu hiện của ngộ độc thuốc tê

Ngộ độc thuốc tê có thể xảy ra sớm, ngay sau khi dùng thuốc (nhất là với đường tiêm) nhưng cũng có trường hợp gặp sau hơn 60 phút kề từ khi dùng thuốc. Mức độ và tốc độ biểu hiện có thể khác nhau, phụ thuộc vào loại thuốc dùng, đường dùng và cách dùng. Với dạng bôi ngoài da, nguy cơ xảy ra ngộ độc thấp hơn so với dạng tiêm và gần như không xảy ra nếu sử dụng theo đúng cách.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ ngộ độc thuốc tê bao gồm: người nhẹ cân, có bệnh lý tim mạch, suy giảm chức năng gan, thận, người già và trẻ nhỏ, sử dụng lặp lại quá nhiều lần hoặc liều quá cao so với khuyến cáo.

Biểu hiện của ngộ độc thuốc tê có thể bao gồm: hoa mắt, chóng mặt, nhìn đôi, miệng có vị kim loại (đắng, chát), nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, nặng hơn có thể gây co giật cơ, cứng toàn thân, loạn nhịp tim, hôn mê, ngừng tim và ngừng thở.

Hoa mắt chóng mặt
Hoa mắt chóng mặt

Ảnh hưởng từ tác dụng phụ của thuốc tê

Ngoài dị ứng, người bệnh cũng cần lưu tâm đến các tác dụng phụ của thuốc tê. Trong một số trường hợp, triệu chứng của hai tình trạng này có thể bị nhầm lẫn với nhau. Dưới đây là một số tác dụng phụ của thuốc gây tê – gây mê mà bạn cần biết:

Tác dụng phụ của thuốc tê ở mức độ nhẹ

-Các tác dụng phụ nhẹ của gây mê toàn thân (general anesthesia):

  • Buồn nôn và nôn
  • Đau cơ
  • Ngứa, đặc biệt là nếu bạn dùng thuốc giảm đau opioid
  • Dấu hiệu hạ thân nhiệt (như run rẩy…)
  • Khó tiểu trong vài giờ sau phẫu thuật
  • Lú lẫn nhẹ trong vài giờ hoặc vài ngày sau phẫu thuật

-Các tác dụng phụ do thuốc gây tê tại chỗ (local anesthesia):

  • Cảm giác châm chích khi hết thuốc tê
  • Ngứa ngáy khó chịu
  • Đau nhẹ tại chỗ tiêm

-Tác dụng phụ của gây tê ngoài màng cứng (epidural anesthesia):

  • Đau đầu nếu dịch tủy sống rò rỉ từ vị trí tiêm
  • Đau tại chỗ tiêm
  • Chảy máu nhẹ tại chỗ tiêm

Tác dụng phụ nghiêm trọng

-Các tác dụng phụ nghiêm trọng do thuốc gây mê rất hiếm khi xảy ra. Chúng thường chỉ xuất hiện khi người bệnh có các vấn đề sức khỏe sau:

  • Mắc bệnh tim
  • Mắc bệnh phổi
  • Đã từng bị đột quỵ
  • Mắc các bệnh lý về thần kinh như bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer…

Một trong những tác dụng phụ nghiêm trọng nhất của gây mê toàn thân là mê sảng sau phẫu thuật. Đây là tình trạng người bệnh bị lú lẫn, mất phương hướng, hành xử lạ lùng trong nhiều ngày sau khi tiến hành phẫu thuật.

-Việc dùng thuốc gây tê cục bộ cũng có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng nếu sử dụng không đúng cách. Các triệu chứng thường gặp:

  • Chóng mặt
  • Uể oải, thẫn thờ
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Cảm giác lo âu, bồn chồn
  • Co giật
  • Động kinh
  • Nhịp tim chậm hoặc không đều
    Nhịp tim chậm
    Nhịp tim chậm

-Các tác dụng phụ nghiêm trọng của gây tê ngoài màng cứng thường bao gồm:

  • Nhiễm trùng trong dịch tủy sống
  • Tổn thương thần kinh vĩnh viễn
  • Chảy máu nghiêm trọng xung quanh tủy sống
  • Co giật

Phản ứng không dị ứng của thuốc gây mê

Đôi khi, bạn có thể gặp phải một số phản ứng bất thường nhưng không phải do dị ứng hoặc tác dụng phụ của thuốc mê gây ra. Đây được gọi là phản ứng không dị ứng của thuốc gây mê.

Hai phản ứng không dị ứng thường gặp nhất là tăng thân nhiệt ác tính và thiếu hụt pseudocholinesterase.

-Tăng thân nhiệt ác tính:

Tăng thân nhiệt ác tính là phản ứng mang tính di truyền. Tình trạng này khiến nhiệt độ cơ thể của người bệnh tăng cao nhanh chóng, gây ra các cơn co thắt cơ nghiêm trọng khi tiếp xúc với một số loại thuốc mê nhất định.

Sốt cao
Sốt cao

Các triệu chứng của tăng thân nhiệt ác tính có thể bao gồm:

  • Sốt cao tới 45°C
  • Đau cơ co thắt, thường xảy ra ở hàm
  • Nước tiểu có màu nâu
  • Khó thở
  • Rối loạn nhịp tim
  • Tụt huyết áp
  • Lú lẫn hoặc mê sảng
  • Suy thận

-Thiếu hụt pseudocholinesterase:

Pseudocholinesterase là một loại enzyme cần thiết để phá vỡ một số chất giãn cơ (như succinylcholine, mivacurium…). Khi bị thiếu hụt men pseudocholinesterase, các cơ trong cơ thể sẽ thư giãn lâu hơn bình thường. Đặc biệt, tình trạng tê liệt các cơ hô hấp sẽ khiến người bệnh không thể tự thở.

Do đó, những người bị thiếu hụt pseudocholinesterase thường phải sử dụng máy thở sau khi phẫu thuật cho đến khi tác dụng của thuốc gây mê biến mất hoàn toàn.

Nguyên nhân gây dị ứng thuốc tê

Nguyên nhân gây dị ứng thuốc tê, dị ứng thuốc mê là do đâu? Theo các chuyên gia, phản ứng dị ứng trong quá trình gây mê – gây tê thường là do các loại thuốc chứa chất ức chế thần kinh cơ (NMBA) gây ra. Tuy nhiên, bạn cũng có thể bị dị ứng với các loại thuốc khác được sử dụng trong quá trình này, bao gồm cả thuốc kháng sinh và chlorexidine sát trùng.

Hầu hết các phản ứng dị ứng xảy ra trong quá trình gây mê toàn thân. Đối với các loại dị ứng như dị ứng thuốc tê bôi ngoài da, dị ứng thuốc gây tê tủy sống, dị ứng thuốc tê trong nha khoa… thường ít khi xảy ra

Phòng ngừa ngộ độc thuốc tê

Để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thuốc gây tê, bạn cần:

  • Mua thuốc tại những cơ sở tin cậy, đảm bảo chất lượng
  • Kiểm tra hạn dùng của thuốc trước khi dùng, không dùng các thuốc đã hết hạn.
  • Sử dụng đúng theo hướng dẫn của bác sĩ và dược sĩ, nếu không chắc chắn về liều lượng, số lần dùng trong ngày, hãy hỏi lại bác sĩ, dược sĩ. Không dùng thuốc với liều lượng và số lần nhiều hơn khuyến cáo.
  • Không sử dụng thuốc cho các vết thương hở, vùng da mới cạo, trừ khi có ý kiến của bác sĩ, dược sĩ.
  • Trường hợp dùng thuốc cho trẻ, cần giám sát trẻ sau khi dùng thuốc, để xa các thuốc khỏi tầm tay của trẻ.
  • Ngưng dùng thuốc và khám bác sĩ nếu bạn thấy không cải thiện sau một tuần, chỗ bôi thuốc bị nhiễm trùng, phát ban hay bắt đầu nóng ran hoặc nhức.
  • Nếu có các biểu hiện bất thường như giảm thị lực, hoa mắt, chóng mặt, cảm thấy quá nóng, quá lạnh hoặc tê bì, đau đầu, đổ mồ hôi, ù tai, nhịp tim nhanh hoặc chậm bất thường, khó thở, uể oải, hãy khám bác sĩ hoặc gọi cấp cứu ngay.

Tìm hiểu thêm: niềng răng trả góp, nhổ răng khôn 

BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

CHI NHÁNH HÀ NỘI

CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090

CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam -  093 181 0680

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN

CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

Website: https://bedental.vn/

 

Rate this post

1 thoughts on “Thuốc tê: 1 điều bạn cần biết về ảnh hưởng của thuốc tê với sức khỏe

  1. Pingback: Vật liệu nội nha là gì? Có các loại nào phổ biến trong nha khoa – Be Dental

Comments are closed.