Thư viện chuyên khoa

Vitamin 3B – Tác dụng chung của vitamin 3B

Vitamin 3B là một loại vitamin tổng hợp của 3 loại vitamin B, được điều chế dưới nhiều dạng khác nhau và bán rộng rãi trên thị trường.Vậy tác dụng chung của vitamin 3B là gì?

1) Vitamin 3B có tác dụng ?

Vitamin 3B có tác dụng gì?
Vitamin 3B có tác dụng gì?

Vitamin 3B có tác dụng gì? Vitamin B là một nhóm những vi chất thiết yếu giữ nhiều chức năng nhất định trong cơ thể bạn.

Hầu hết mọi người nhận được hàm lượng vitamin được khuyến cáo qua việc ăn bởi vì chúng được tìm thấy trong nhiều nguồn thực phẩm.

Tuy nhiên, những yếu tố về tuổi, mang thai, chế độ ăn kiêng, ăn chay, tình trạng sức khoẻ, di truyền, hút thuốc lá và rượu bia làm gia tăng nhu cầu vitamin B của bạn.

Trong các tình huống trên, việc sử dụng vitamin B, cụ thể là 3 vitamin B1 – B6 – B12, hay thường được nhắc đến với tên gọi vitamin 3B, là rất quan trọng.

Vitamin 3B có thể được điều chế dưới những dạng thức khác nhau tùy thuộc mục đích dùng như dạng siro, thuốc tiêm hoặc thuốc nước.

Trên thị trường thuốc hiện nay có khá nhiều loại vitamin 3B thuộc nhiều thương hiệu. Các sản phẩm trên tuy cùng chứa 3 loại vitamin B1, B6, B12 tuy nhiên hàm lượng dưỡng chất này khác biệt, theo đó công dụng cũng khác nhau.

Người tiêu dùng nên tìm hiểu kĩ thành phần theo chỉ dẫn của nhà sản xuất hoặc hỏi ý kiến dược sĩ trước khi mua sản phẩm.

1.1. Tác dụng riêng của từng loại vitamin có trong vitamin 3B

Công dụng cụ thể của các thành phần vitamin B trong 3B như sau:

Vitamin B1

B1 rất cần đối với cơ thể nó giúp chuyển hoá thức ăn thành năng lượng, hỗ trợ sức khoẻ cũng như chức năng của hệ miễn dịch hệ thần kinh. Khi cơ thể thiếu hụt loại vitamin này có thể gặp nhiều vấn đề xấu với sức khoẻ.

Vitamin B6

Tên gọi khác của B6 là pyridoxine, có nhiệm vụ chuyển hoá các loại chất béo , protein và carbohydrate. Ngoài ra, B6 còn hỗ trợ chức năng của gan, da, tóc, móng và hệ thần kinh. Đối với sức khoẻ, B6 hỗ trợ phòng ngừa thiếu máu giảm triệu chứng tiền kinh nguyệt, cải thiện ốm nghén, căng thẳng, . ..

Vitamin B12

B12 còn được biết đến với tên gọi khác là cobalamin, giúp duy trì sự ổn định của quá trình trao đổi chất đồng thời hỗ trợ sản xuất DNA, tế bào máu, cải thiện hệ thần kinh và duy trì khả năng hoạt động bình thường của não. Nếu bị thiếu B12 thì cơ thể rất dễ bị suy nhược do thiếu máu hệ thần kinh bị tổn thương.

1.2. Tác dụng chung của vitamin 3B

Tác dụng chung của vitamin 3B
Tác dụng chung của vitamin 3B

Tác dụng chung của vitamin 3B: Nhìn chung, các loại vitamin 3B đang bán trên thị trường hiện nay đều có chung tác dụng:

– Nâng cao sức khoẻ, giảm mệt mỏicăng thẳng, giúp cho khả năng hoạt động của hệ thần kinh được cải thiện.

– Hỗ trợ cải thiện vị giác cùng chức năng gan mật.

– Tác dụng chung của vitamin 3B là cải thiện sức khoẻ sau quá trình điều trị bệnh lý, giúp cơ thể nhanh chóng được hồi phục làm việc hoặc học tập quá sức.

– Điều trị dự phòng thiếu hụt vitamin nhóm B do vấn đề dinh dưỡng.

– Dùng trong một số hội chứng đau thần kinh hoặc thấp khớp.

– Giải độc cho người bị nghiện rượu , cải thiện tình trạng ngủ kém.

Tham khảo thêm : Hướng dẫn cách sử dụng Vitamin C trắng da an toàn và hiệu quả

Vitamin 3B dùng cho những đối tượng nào ? 

Phụ nữ có thai hoặc cho con bú

Khi mang thai, nhu cầu vitamin B, đặc biệt là B12, tăng vọt nhằm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của thai nhi. Ở những phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, đặc biệt là những người theo chế độ ăn chay hoặc ăn chay, việc bổ sung vitamin B B12đặc biệt cần thiết.

Thiếu vitamin B12 ở phụ nữ mang thai hoặc cho con bú có thể dẫn đến tổn hại não đáng kể hoặc dị tật bẩm sinh ở thai nhi hoặc trẻ sơ sinh.

Người cao tuổi

Vitamin 3B dùng cho những đối tượng nào
Vitamin 3B dùng cho những đối tượng nào

Khi có tuổi, khả năng hấp thụ vitamin B12 và sự thèm ăn làm giảm đi, khiến người cao tuổi không thể có đủ vitamin B12 cần thiết thông qua chế độ ăn uống thường ngày.

Khả năng hấp thụ vitamin B12 từ thực phẩm cơ thể có thể hấp thụ B12 phụ thuộc vào nồng độ axit trong dạ dày. Tuy nhiên, ước tính có khoảng 10 – 30% người trên 50 tuổi không đủ axit dạ dày để hấp thụ B12 đúng cách.

Người đang thực hiện chế độ ăn chay, kiêng

Các vitamin B 1-6-12 cũng được tìm thấy trong nhiều thức ăn như gan lợn, trứng, cá hồi, chuối, sữa chua, . .. Những người đang áp dụng chế độ ăn chay, ăn kiêng dễ bị thiếu loại vitamin này cho nên việc bổ sung vitamin thông qua những viên uống bổ sungrất quan trọng.

Người mắc một số bệnh khác

Người bị một số bệnh lý như Celiac (một dạng bệnh lý khiến cơ thể người bệnh không hấp thụ gluten), ung thư, nghiện thuốc lá, suy giáp và biếng ăn thường bị thiếu hụt vitamin nhóm B.

Ngoài ra, những người vừa mới từng trải qua một một ca phẫu thuật giảm cân cũng có nhiều khả năng bị thiếu vitamin B1 – 6 – 12.

Trong các tình huống này, bệnh nhân sẽ được khuyên bổ sung vitamin 3B giúp cơ thể tự cân bằngngăn ngừa thiếu hụt vitamin.

Người đang sử dụng một số thuốc chữa bệnh khác

Các loại thuốc theo đơn có thể dẫn đến thiếu hụt vitamin B. Chẳng hạn, thuốc ức chế bơm proton – một loại thuốc hạ axit dạ dày, sẽ làm giảm khả năng dung nạp B12, trong khi metformin, một loại thuốc tiểu đường phổ biến, có thể làm giảm mức độ của B12 trong cơ thể. Thuốc ngừa thai cũng có thể làm cạn kiệt vitamin B6 và B 12.

Uống vitamin 3B có tăng cân không?

Vitamin 3B dùng cho những đối tượng nào ? 
Vitamin 3B dùng cho những đối tượng nào ?

Câu trả lời là CÓ. Vì với những tác dụng kể trên đã chỉ ra rằng vitamin 3B thực sự có tác dụng làm tăng bằng việc kích thích sự hấp thụ những chất bổ dưỡng trong thức ăn và tạo ra sự kích thích đối với vị giác, góp phần tạo ra sự ngon miệng, qua đó kích thích sự ăn uống nhiều hơn nữa.

Trẻ có uống đc vitamin 3B không?

Với nội dung trên đây, chắc hẳn mẹ đã biết “uống vitamin 3 B có công dụng gì?”. Vậy trẻ có uống đc vitamin 3 B không?

Vitamin nhóm B là dưỡng chất thiết yếu giúp trẻ tăng trưởng toàn diện. Trẻ được khuyên sử dụng vitamin 3B khi thiếu cùng lúc 3 loại vitamin B1, B6 và B 12. Vitamin 3B được bào chế dưới nhiều dạng thức khác nhau như viên nén, viên bao phim, viên nang, . ..

Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều loại thuốc hỗ trợ cung cấp vitamin 3B, làm mẹ không khỏi phân vân.

Theo bác sĩ, trẻ có thể uống được vitamin 3B, nhưng nên chú ý một số loại vitamin có thành phần tương tự nhau hoặc  đủ 3 loại vitamin B1, B6, B12 tuy nhiên đều khác biệt nhau về thành phần dược chất.

Chính vì thếnhằm đảm bảo giúp trẻ phát triển tốt, cũng như bảo đảm sức khoẻ, việc cho trẻ uống vitamin 3B cần có chỉ dẫn rõ ràng của bác sĩ chuyên khoa.

Tham khảo thêm : Vitamin B1- Tác dụng của Vitamin B1

2) Thời điểm cần dùng và lưu ý khi sử dụng vitamin 3B

2.1. Lúc nào cần dùng vitamin 3 B?

Mặc dù vitamin 3B có rất nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể nhưng không có nghĩa là ai cũng cần bổ sung loại vitamin này. Chỉ nên sử dụng vitamin 3B khi:

– Bị thiếu vitamin nhóm B do chế độ dinh dưỡng không đáp ứng đầy đủ.

– Trẻ ăn kém bị chậm phát triển.

Thường xuyên gặp tình trạng căng thẳng hoặc mệt mỏi.

Thường xuyên cảm thấy ăn không ngon.

– Cải thiện sức khoẻ hệ thần kinh.

– Hỗ trợ cải thiện chức năng của gan và mật.

Mặc dù những tác dụng của vitamin 3B là không thể phủ nhận nhưng khi muốn bổ sung loại vitamin này tốt nhất nên có ý kiến từ bác sĩ để tránh lạm dụng và rơi vào trường hợp chống chỉ định.

Tham khảo thêm : Vitamin E là gì ? Bổ sung vitamin E như thế nào để tốt nhất cho cơ thể ?

Nên làm gì khi sử dụng quá liều vitamin 3 B?

Triệu chứng của quá liều Vitamin B1 hiếm khi xảy ra, nhưng sẽ dẫn đến dư thừa Vitamin B1, gây buồn nôn, khó thở, dị ứng mắtchoáng váng.

Liều cao và lâu dài của Vitamin B6 sẽ gây ra triệu chứng rối loạn dây thần kinh thị giác, dẫn đến mất thăng bằng, mất nhận thức được tư thế và cử động của các chi, mất kiểm soát các giác quan thứ sáu.

Quá liều Vitamin B12 sẽ gây ra chứng thở khò khè, mẩn ngứa, nổi mề đay, sưng miệngrối loạn nhịp tim. Trong tình huống khẩn cấp do quá liều, cần gọi ngay Cho cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Ngoài ra, bạn cần ghi chép cẩn thận và đem theo tất cả những đơn thuốc đã dùnggồm tất cả những đơn thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

2.2. Lưu ý đối với vitamin 3B

Các trường hợp chống chỉ định

+ Có tiền sử dị ứng với các thành phần của vitamin 3B.

+ Bị khối u ác tính (dùng vitamin 3B dễ khiến cho quá trình tiến triển khối u trở nên nhanh hơn) .

+ Mắc bệnh hen suyễn.

+ Bị chàm.

+ Người bị thiếu hụt B12 nhưng chưa được chẩn đoán.

+ Phụ nữ đang mang thai.

Một số vấn đề khác

+ Không khuyến khích sử dụng vitamin 3B cho phụ nữ đang cho con bú bởi thành phần B6 có trong thuốc dễ ngăn chặn tác động của prolactin khiến cho quá trình tiết sữa bị ức chế. Với một số trường hợp cần dùng vitamin 3B để điều trị, bác sĩ sẽ yêu cầu dừng cho con .

+ Chỉ dùng vitamin 3B cho trẻ nhỏ nếu được bác sĩ chỉ định nó có thể làm cho quá trình tăng trưởng của trẻ bị ảnh hưởng.

+ Khi dùng thiếu liều có thể bỏ qua sau dùng liều tiếp theo như bình thường.

+ Mỗi ngày không được dùng quá 2g B 6.

+ Vitamin B12 muốn hấp thu được cần phải có yếu tố nội tại là glycoprotein tiết ra từ dạ dày. Những người đã cắt bỏ hoàn toàn dạ dày không nên dùng B12 dạng uống không có tác dụng.

+ Không nên tuỳ tiện dùng chế phẩm 3B khi không cần thiết, tốt nhất dùng từng loại vitamin dạng thuốc riêng lẻ.

Vitamin 3B dùng cho những đối tượng nào ? 
Vitamin 3B dùng cho những đối tượng nào ?

Một số tác dụng phụ thường gặp

+ Quá trình dùng vitamin 3B có thể gặp hiện tượng nước tiểu có màu hồng.

+ Có thể xuất hiện phản ứng dị ứng như nổi mề đay, phát ban, ngứa ngáy, tức ngực, khó thở, sưng ở miệng hoặc mặt, tê lưỡi, ngứa ran, . ..

+ Tiêu chảy với mức độ nhẹ kèm buồn nôn đau dạ dày.

– Cách dùng: vitamin 3b uống lúc nào?

+ Cách sử dụng và liều dùng vitamin 3B đã được ghi trong tờ hướng dẫn sử dụng.

+ Có thể bổ sung loại vitamin này vào mọi thời điểm trong ngày nhưng tốt nhất uống ngay trước bữa ăn sáng để đạt được hiệu quả cao nhất.

+ Tuỳ theo lứa tuổi, tình trạng sức khoẻ và mục đích sử dụng mà liều dùng vitamin 3B sẽ có sự khác nhau.

– Liều dùng tham khảo dành cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên và người lớn:

+ Nếu là dạng thực phẩm chức năng: mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên.

+ Nếu là dạng thuốc : uống đúng chỉ định của bác sĩ thì nên uống 1 – 2 viên/lần và 2 lần/ngày.

+ Trẻ em dùng 1/2 liều người lớn và cần có sự thống nhất ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Cách lưu trữ và bảo quản vitamin 3B thế nào?

Cách lưu trữ và bảo quản vitamin 3B như sau:

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng: Trước khi lưu trữ và bảo quản vitamin 3B, cần đọc hướng dẫn sử dụng trên bao bì sản phẩm hoặc theo hướng dẫn của bác sỹ hoặc nhà sản xuất.
  • Đặt nơi khô ráo và thoáng mát: Vitamin 3B cần phải lưu trữ ở nơi có nhiệt độ thấp và thoáng gió, tránh tia nắng mặt trời trực tiếp và độ ẩm cao. Nếu không, nên đặt vitamin 3B trong một tủ lạnh hoặc nơi mát mẻ để đảm bảo nhiệt độ ổn định.
  • Tránh nhiệt độ cao: Nhiệt độ cao sẽ làm hỏng vitamin 3B. Hãy tránh lưu trữ ở nơi nhiệt độ cao hoặc trong vỉ nướng, bếp ga, hay xe ôtô trong thời gian dài.
  • Tránh ánh sáng chói: Ánh sáng mặt trời, cụ thểtia xạ mặt trời, sẽ làm mất tác dụng của vitamin 3B. Hãy giữ nắp chai kín đáo để tránh ánh sáng tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm.
  • Tránh ẩm và nước: Ẩm ướt và nước sẽ làm hỏng vitamin 3B nhanh chóng. Hãy giữ sản phẩm khô và tránh tiếp xúc với nước hoặc nơi có độ ẩm cao.
  • Giữ nắp chai kín: Sau khi sử dụng, cần đảm bảo đóng chặt nắp chai của vitamin 3B nhằm tránh ảnh hưởng của nước và độ ẩm.
  • Kiểm tra hạn sử dụng: Luôn kiểm tra hạn sử dụng của vitamin 3B. Nếu đã hết hạn, vui lòng vứt bỏ sản phẩm nếu không sử dụng.
  • Lưu ý: Để đảm bảo hiệu quảchất lượng, vui lòng tham khảo hướng dẫn của nhà cung cấp hoặc xin tư vấn từ dược sĩ trước khi lưu trữ và bảo quản vitamin 3B.

Cách bổ sung vitamin 3B khác 

Cách bổ sung vitamin 3B khác 
Cách bổ sung vitamin 3B khác

Vitamin B3 nhóm vitamin tan trong chất béo nên sẽ không được tích tụ hay lưu trữ trong cơ thể mà lại sẽ bài tiết thông qua đường nước tiểu. Vì vậy, việc bổ sung vitamin 3B cần tiến hành một cách đều đặnđúng thời điểm. Bạn nên tham khảo một số phương pháp dưới đây:

  • Bổ sung qua thực phẩm thiên nhiên: Bổ sung vitamin 3B thông qua thực phẩm tự nhiên là cách hiệu quả nhất bảo đảm cơ thể đầy đủ lượng vitamin. Có khá nhiều nguồn thực phẩm giàu vitamin nhóm B1, B6 và B12 bao gồm:
  • Ức gà: Ức gà được biết như là nguồn vitamin B6 và protein dồi dào, vitamin B6 là một trong loại vitamin nhóm 3B. Chỉ với 1 lượng thịt gà nhỏ đã đủ cung cấp cho đến 71% nhu cầu vitamin 3B của nam giới và 81% phụ nữ cần thiết mỗi ngày.
  • Cá hồi: Cá hồi là một món ăn bổ dưỡng với lượng omega-3 cao không những góp phần tăng cường hệ tim mạch mà còn giúp ích cho não bộ. Không những thế, cá hồi cũng chứa nhiều vitamin B1 và các vi chất khác bao gồm kali, magie và sắt, góp phần bổ sung vi chất cần thiết vào cơ thể.
  • Thịt bò: Thịt bò không những giàu dinh dưỡng còn bổ sung nhiều vitamin B12, phốt pho, protein, sắt và selen. Đặc biệt, thịt bò nạc giàu vitamin B12 hơn so với thịt bò có chứa mỡ.
  • Với 85g thịt bò nạc chứa khoảng 6,2 mg B3, omega-3 cùng các hợp chất chống oxy hoá. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, lượng vitamin trong trứng cũng thấp hơn so với thịt.

Nói tóm lại, việc bổ sung vitamin 3B nên có ý kiến tham vấn của bác sĩ chuyên khoa và nếu phát hiện tác dụng phụ khi dùng thuốc bạn nên báo ngay với bác sĩ để biết cách xử lý thích hợp.

BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

CHI NHÁNH HÀ NỘI

CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090

CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam -  093 181 0680

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN

CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

Website: https://bedental.vn/

 

 

CHI PHÍ NHỔ RĂNG KHÔN SỐ 8 BAO NHIÊU LÀ HỢP LÝ?

CHI PHÍ NHỔ RĂNG KHÔN SỐ 8 BAO NHIÊU LÀ HỢP LÝ?

Rate this post

1 thoughts on “Vitamin 3B – Tác dụng chung của vitamin 3B

  1. Pingback: Protein là gì và 1 vài vai trò của Protein với cơ thể – Be Dental

Comments are closed.