Viêm lưỡi là một tình trạng khá phổ biến và khiến cho lưỡi của bạn sưng tấy, thay đổi màu sắc và xuất hiện các biểu hiện bất thường. Các nhú lưỡi trên bề mặt lưỡi, chứa hàng nghìn nụ vị giác giúp bạn có thể cảm nhận được thức ăn, cũng có thể bị ảnh hưởng trong trường hợp viêm lưỡi nghiêm trọng.
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng viêm lưỡi, bạn có thể cần phải thay đổi cách ăn uống và nói chuyện để giảm thiểu tình trạng đau, sưng và đỏ lưỡi. Hãy cùng tìm hiểu về tình trạng này và những giải pháp để giảm thiểu khó chịu từ viêm lưỡi.
Viêm lưỡi bệnh lý: bệnh về lưỡi thường gặp
Viêm lưỡi do nhiễm khuẩn, dị ứng, mẫn cảm có thể là bệnh điển hình của lưỡi hoặc triệu chứng của một bệnh khác như cơ thể thiếu vitamin, chủ yếu là vitamin nhóm B, thiếu vitamin PP, thiếu máu bẩm sinh hay thiếu kẽm; các rối loạn da tiến triển toàn thân như tróc sừng, áp tơ, vảy nến, ung thư v.v
Biểu hiện chung là lưỡi bị đỏ, sưng nề, nổi mụn nước, nứt nẻ kẽ lưỡi, loét hay hồng, khô, trơn láng, có hoặc không.
Có thể phân chia viêm lưỡi làm 3 loại:
- Viêm lưỡi mãn tính: viêm lưỡi xuất hiện bất ngờ đi cùng các triệu chứng khác
- Viêm lưỡi mãn tính: tình trạng viêm lưỡi tái diễn nhiều lần
- Viêm lưỡi Hunter (viêm lưỡi hoại tử) : bệnh phát triển khi nhiều nhú lưỡi biến mất, lưỡi bắt đầu thay đổi cả màu sắc và cấu trúc lưỡi
Điều trị viêm lưỡi phải theo chỉ định của thầy thuốc, nên dùng kháng sinh nếu bội nhiễm vi khuẩn, chống virus nếu có virus, diệt nấm nếu viêm do nấm, uống vitamin nếu viêm lưỡi vì thiếu hụt vitamin.
Ngoài ra, bệnh nhân cần chăm sóc răng miệng cẩn thận, kiêng những chất gây cay nóng như bia rượu.
Viêm lưỡi di trú
Đây là bệnh khi bề mặt lưỡi tự đổi màu, lớp trên cùng của phần da lưỡi không bao giờ được thay thế hoặc da lưỡi bị bóc ra quá sớm làm lộ vùng đỏ giống các vết trầy xước trên da đưa đến đau nhức lưỡi. Các nguyên nhân khác như do tiền sử gia đình hay lưỡi bị tổn thương.
Người mắc bệnh viêm lưỡi cấp tính sẽ xuất hiện các khu vực da đỏ dạng loét có viền bảo vệ màu vàng nhạt và thông thường là trên mặt lưng của lưỡi nhưng cũng có thể xuất hiện ở phía trước thân lưỡi hoặc sàn miệng.
Viêm lưỡi di trú dù không không nghiêm trọng và hay tự khỏi song cũng gây nhiều phiền toái mà người gặp phải. Có thể điều trị triệu chứng bằng cách súc miệng thường xuyên và chăm sóc răng miệng cẩn thận.
Để phòng bệnh viêm lưỡi di trú cần:
- Không ăn những loại gia vị cay nóng, đắng hoặc có tính axit
- Không hút thuốc lá
- Không dùng kem đánh răng với hoá chất mạnh, có tác dụng tẩy trắng răng
Viêm lưỡi bản đồ
Viêm lưỡi bản đồ là một tình trạng phổ biến và thường gặp. Các gờ hình tròn trên bề mặt lưỡi khiến cho nó trông giống như một bản đồ, tuy nhiên tình trạng này cũng có thể gây ra một số biểu hiện khó chịu như giảm gai lưỡi và khó khăn trong việc ăn uống.
May mắn thay, viêm lưỡi bản đồ thường là một bệnh nhẹ và có thể được điều trị bằng thuốc giảm viêm và an thần hoặc thuốc uống toàn thân theo chỉ dẫn của bác sĩ, kết hợp với chăm sóc răng miệng đều đặn. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm cay, chua và nước uống có ga để hạn chế các triệu chứng khó chịu.
Loét lưỡi Apthae
Loét miệng apthae là tình trạng lưỡi có nhiều vết loét ở mặt dưới lưỡi hoặc trên đỉnh lưỡi làm người bệnh cảm thấy rát và đau đớn, ảnh hưởng đến khả năng nuốt và nói chuyện. Loét tái phát nhiều lần sẽ khiến người bệnh sụt cân, mệt mỏi và chất lượng cuộc sống giảm sút.
Tìm hiểu thêm về: Bột tẩy trắng răng
Có thể phân chia loét apthae làm 3 thể theo kích thước, vị trí, thời gian vết loét:
- Loét apthae nhỏ: số lượng một hoặc nhiều, kích thước dưới 5mm, từ 7-10 ngày sẽ lành, không còn lại nữa
- Loét apthae lớn: số lượng một hoặc nhiều, kích thước trên 1-3 cm, kéo dài tới 6 tuần, khi khỏi sẽ còn thấy lại
- Loét dạng herpes: số lượng 10-100 có kích thước 1-3 mm, loét nhẹ và dưới 7 ngày sẽ lành.
- Các yếu tố khác tạo ra loét apthae đó là do: yếu tố môi trường, chấn thương cơ học, nghiện rượu, thiếu máu, rối loạn chuyển hoá, stress. ..
Bệnh nhân bị bệnh cần phải tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ có thể dùng thuốc hay sử dụng toàn thân. Nên thực hiện thêm một số xét nghiệm cần thiết kiểm tra có tình trạng thiếu máu nào không.
Lưỡi trắng
Lưỡi trắng là hiện tượng lưỡi không hồng tươi mà lại có đốm trắng trên bề mặt lưỡi vì nhiễm khuẩn. Lưỡi trắng là do thói quen chăm sóc răng miệng không sạch sẽ, bị chứng khô miệng, nhiệt miệng, thường xuyên dùng thuốc lá và lạm dụng rượu bia.
Khắc phục tình trạng trắng lưỡi khá dễ dàng, bằng việc chăm sóc răng miệng thường xuyên, chải lưỡi sạch, dùng thêm nước lọc và một số loại nước hoa để làm thơm miệng.
Ngoài ra, bệnh nhân nên làm thơm họng bằng cách súc răng và khoang miệng thường xuyên với mật ong pha lẫn với một ít nghệ tươi sẽ giúp niêm mạc mũi và miệng nhanh hồi phục.
Bạch sản
Bạch sản là một dạng sang thương có khuynh hướng di truyền, lưỡi và sàn miệng nổi các mảng trắng đồng nhất dù lành tính hay hoá ác nên bệnh nhân không thể chủ quan, phải tiến hành xét nghiệm mới đánh giá chính xác mức độ bệnh.
Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh bạch sản hiện chưa được xác định rõ, nguy cơ bị bệnh sẽ tăng cao bởi một số yếu tố như nghiện thuốc lá, dùng nhiều chất kích thích, sử dụng rượu bia. ..
Có thể áp dụng một số biện pháp sau trong chữa trị bệnh bạch sản:
- Bệnh lành tính: những vết loét sẽ tự khỏi, không có biện pháp chữa trị nào mà chỉ nên loại trừ mọi yếu tố nguy cơ gây ung thư
- Bệnh ác tính: khi xét nghiệm có kết quả dương tính với ung thư dạ dày, cần cắt bỏ vết loét phòng lây nhiễm ung thư.
Phòng ngừa bệnh bạch sản bằng cách không sử dụng thuốc lá, tránh thức uống có cồn, bổ sung thêm rau củ, trái cây tươi. ..
Tham khảo thêm về răng khểnh
Ung thư lưỡi
Thường gặp là ung thư tế bào vảy. Ðây là dạng ung thư hay thấy nhất ở cả môi và lưỡi. Ung thư đôi khi xuất hiện dưới dạng là một bạch sản trước sinh hoặc cũng hầu như không có dấu hiệu rõ ràng.
Triệu chứng đầu tiên để nghi ngờ bệnh là xuất hiện vết loét lâu ngày có màu trắng hoặc đỏ ở mặt trước của lưỡi và gây đau đớn. Ngoài ra có thể đi cùng một số triệu chứng khác như:
- Đau hàm và ngứa họng
- Đau khi nhai
- Khi nhai có vướng mắc ở răng
- Bị họng hoặc hàm
- Khó khăn trong nhai và ngậm thức ăn
- Chảy máu lưỡi không có
- Khối lạ trên lưỡi không tự biến mất
- Hiện tại cũng không tìm thấy nguyên nhân trực tiếp gây ung thư lưỡi mà mới xác định qua một số yếu tố nguy cơ như:
- Người hút thuốc lá, uống rượu bia
- Chế độ ăn uống thiếu trái cây, rau xanh
- Nhiễm virus u nhú ở trẻ em
- Tiền sử gia đình có người mắc ung thư lưỡi
- Đã từng bị ung thư trước đây
Điều trị ung thư miệng bằng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ tế bào ung thư, độ khó của ca phẫu thuật sẽ tuỳ thuộc theo kích cỡ khối u. Song hành với phẫu thuật, bệnh nhân sẽ cần đến hóa trị hoặc xạ trị nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại.
Nguyên nhân dẫn đến viêm lưỡi?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm lưỡi, và dưới đây là những nguyên nhân phổ biến:
- Tác nhân gây dị ứng: Tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như thuốc hoặc thực phẩm có thể gây viêm lưỡi và xuất hiện các biểu hiện khác. Việc xử lý sớm là quan trọng để ngăn chặn nguy cơ cho người bệnh.
- Nhiễm virus: Một nguyên nhân phổ biến của viêm lưỡi là nhiễm virus. Các loại virus có thể tấn công cơ quan lưỡi, làm suy yếu hệ miễn dịch và gây ảnh hưởng cho nhú lưỡi và mô cơ lưỡi. Ví dụ, virus Herpes simplex thường gây ra đau lưỡi, sưng lưỡi, và mụn rộp xung quanh miệng.
- Thiếu sắt: Viêm lưỡi cũng có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu hụt sắt. Sắt là yếu tố quan trọng trong tạo hồng cầu và myoglobin, có vai trò quan trọng trong cấu trúc mô cơ lưỡi. Thiếu sắt có thể góp phần vào tình trạng viêm lưỡi.
- Chấn thương vùng miệng: Các tác động mạnh có thể gây chấn thương vùng miệng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công và gây viêm lưỡi.
Dấu hiệu đăch trưng của viêm lưỡi?
Dấu hiệu đăch trưng của viêm lưỡi? Nếu bạn gặp phải những biểu hiện bất thường sau đây ở lưỡi, có khả năng cao bạn đang mắc bệnh viêm lưỡi:
- Lưỡi sưng và đau.
- Xuất hiện nứt trên bề mặt lưỡi.
- Thay đổi màu sắc của lưỡi.
- Ngứa rát lưỡi thường xuyên.
- Khó khăn trong các hoạt động cơ bản như ăn uống và nói chuyện.
- Mất nhú lưỡi, làm mất khả năng cảm nhận mùi vị thức ăn.
- Lưỡi trở nên cực kỳ nhạy cảm khi bị viêm.
Thay đổi không chủ quan trong tình trạng viêm loét lưỡi, đặc biệt là nếu kéo dài, tái phát nhiều lần, và đi kèm với triệu chứng như chảy máu, đau rát lưỡi, đau vòm họng và hàm, khó nuốt.
Chuyên gia khuyên rằng không nên bỏ qua bất kỳ sự thay đổi nào ở lưỡi, dù là nhỏ nhất. Điều quan trọng là nên đi khám sớm để có chẩn đoán và điều trị kịp thời, giảm nguy cơ biến chứng.
Bạn có thể tham khảo thêm:
Những trường hợp nên bọc răng sứ và không nên bọc răng sứ
5 lưu ý khi tiêm tai tài lộc – Be Dental
3+ tác dụng của hoa đậu biếc – Be Dental
6 vị trí mọc mụn cảnh báo sức khỏe mà bạn cần lưu tâm – Be Dental
Tư vấn chuyên môn bài viết:
TS.BÁC SĨ NGUYỄN HỮU QUANG
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN
CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Website: https://bedental.vn/
Pingback: What is loss of taste – How to deal with loss of taste in Vietnam? – Be Dental
Pingback: Ways for tongue cleaning & the benefits – Be Dental