Thư viện chuyên khoa

Trám Răng GIC: 5 Vật Liệu Trám Răng GIC Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Trám răng GIC là phương pháp giúp khắc phục các khuyết điểm như răng sâu, răng mẻ mà không cần thay đổi cấu trúc của răng được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Vậy trám răng GIC là gì? Khi trám răng GIC các bệnh nhân cần lưu ý điều gì và chi phí trám ra sao? Hãy cùng nha khoa BeDental tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tại sao phải trám răng?

Tại sao phải trám răng gic
Tại sao phải trám răng GIC?
  • Tránh bị mất răng

Răng sẽ rất khó điều trị và phải nhổ bỏ nếu bị tình trạng viêm tủy kéo dài dẫn đến áp xe ổ răng và làm răng lung lay. Nguyên nhân là chiếc răng ấy đã bị vi khuẩn xâm nhập vào tủy do răng bị sứt mẻ, bị sâu từ trước. Thế nên việc trám răng sẽ giúp ngăn cản quá trình vi khuẩn xâm nhập sâu vào răng.

  • Góp phần điều trị bệnh lí răng miệng

Có thể nói răng sâu rất có hại nếu không được trám bít. Một trong số đó là vi khuẩn có thể phá hủy ngà răng và men răng rồi dẫn đến mất răng. Song nếu để bệnh quá lâu sẽ rất khó để điều trị dứt điểm.

  • Đảm bảo răng nhai được tốt

Trám răng giúp đảm bảo chức năng nhai tự nhiên của răng vì miếng trám sẽ lấp lại những lỗ trống bị mất. Nhờ đó hạn chế tình trạng thức ăn bị nhét trong lỗ răng hỏng gây hư răng và khó vệ sinh răng.

  • Tăng tính thẩm mỹ và chi phí rẻ

Trám răng cũng là một biện pháp giúp phục hồi tình thẩm mỹ của răng. Song phương pháp này dễ thực hiện và có chi phí không nhiều như bọc sứ, một phần cũng do chất liệu trám khá giống màu răng thật nên phương pháp này được ứng dụng rất rộng rãi và phổ biến.

Đối tượng nên đi trám răng?

Đối tượng nên trám răng gic
Trám răng GIC là gì? Một số lưu ý khi trám răng bằng GIC. Quy trình trám răng GIC

Răng đang bị sâu

Những bệnh nhân đang bị sâu răng là đối tượng rất cần được hàn răng sâu ngay. Bởi vì răng bị sâu thì các lỗ hổng trên răng sẽ xuất hiện và lan rộng ra nếu để lâu. Càng ngày sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng cho bệnh nhân như: đau nhức, gãy răng, nhiễm trùng,… Thế nên khi phát hiện răng sâu, trám răng sẽ là phương pháp nhanh chóng và hiệu quả để khắc phục tình trạng sâu hiện tại, bên cạnh đó không tốn quá nhiều chi phí thực hiện.

Răng bị mẻ

Răng có thể bị sứt mẻ do nhai, cắn các vật hoặc thực phẩm cứng hoặc do cấu trúc răng đã bị yếu từ trước nên khi tác động lực sẽ làm gãy răng. Nếu vị trí mẻ vừa phải và phát hiện sớm bạn có thể được khắc phục bằng cách trám răng bị mẻ, vỡ bằng nguyên liệu trám là GIC hoặc sử dụng các vật liệu trám khác. Để thực hiện quá trình trám răng, các nha sĩ sẽ vệ sinh khoang miệng để loại bỏ vi khuẩn, tiếp đến là dùng vật liệu trám mà bạn đã chọn đắp lên vị trí mẻ của răng và phục hình lại cho răng như tự nhiên.

Răng thưa

Khuôn mặt của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ rất nhiều nếu không may răng mọc thưa. Để khắc phục tình trạng này nhiều người lựa chọn thực hiện phương pháp trám răng thưa. Những trường hợp có thể dùng phương pháp này là khi răng có kẽ hở dưới 2mm. Còn đối với những khoảng hở lớn hơn, tùy tình trạng mà bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành khám và lựa chọn cách điều trị thích hợp hơn.

Thay miếng trám cũ

Sau một thời gian trám răng, miếng trám có thể bị bong tróc hoặc sứt mẻ có thể là do quá trình ăn uống phải vật cứng hoặc do đã trám thời gian khá lâu. Trám răng tuy là một phương pháp đơn giản và tốn ít chi phí nhưng không phải là vĩnh viễn. Nên đối với những dấu hiệu bị hỏng miếng trám như trên bạn phải đến nha khoa để trám lại, phục hồi răng như ban đầu.

5 vật liệu trám răng GIC phổ biến nhất hiện nay

top 5 vat lieu tram rang
Trám răng GIC là gì? Một số lưu ý khi trám răng bằng GIC. Quy trình trám răng GIC

Trám vàng

Phương pháp trám vàng sử dụng vật liệu từ hợp kim vàng và thường được lựa chọn khi trám răng hàm do chúng có độ cứng và độ chắc chắn cao. 

Ưu điểm của nó là có thể chịu đựng được sức nhai bình thường của răng như răng tự nhiên, miếng trám có tuổi thọ cao, có thể kéo dài từ 10- 15 năm. Ngược lại giá thành của loại vật liệu này sẽ cao hơn so với vật liệu trám răng GIC hoặc các vật liệu khác. Đồng thời quá trình trám mất khá nhiều thời gian hơn, quan trọnglà màu sẽ khác biệt rõ rệt với răng thường nên chỉ nên trám ở răng khuất bên trong để không làm mất tính thẩm mỹ khi nói hoặc cười.

Trám sứ nha khoa

Đối với những răng bị sứt mẻ lớn và cần tính thẩm mỹ cao thường sẽ sử dụng vật liệu trám là sứ nha khoa ( tên gọi khác là Onlays và Inlays). 

Lí do được sử dụng ở những vị trí cần bao phủ nhiều là vì chất liệu khá bền và khả năng chịu lực nhai tốt. Thêm vào đó do được sử dụng công nghệ CAD/CAM  không bị đổi màu như vật liệu composite, giúp tính thẩm mỹ lâu dài, việc vệ sinh răng miệng hằng ngày cũng đơn giản hơn. Tuy nhiên, cũng giống như trám vàng , giá thành của trám sứ nha khoa cũng khá cao, quá trình trám cũng đòi hỏi nhiều kĩ thuật hơn nên mất nhiều thời gian hơn.

Composite

Trám răng bằng vật liệu composite là một phương pháp được ưa chuộng bởi kỹ thuật thực hiện đơn giản, nhanh chóng và giá tiền hợp lí. 

Composite có màu sắc trùng với răng thật nên thường được dùng ở những vị trí đòi hỏi tính thẩm mĩ cao. So với trám sứ nha khoa thì chi phí trám composite phải chăng hơn ,tuy nhiên lại dễ bị bào mòn theo thời gian hơn.

Thêm vào đó, so với những chất liệu khác thì độ bền của composite không cao và dễ bị biến dạng theo thời gian hoặc khi chịu lực tác động mạnh. Đây là loại chất liệu không được khuyến khích nếu bạn đang sử dụng chất như trà, cà phê, thuốc lá do vật liệu dễ ngấm nước bọt và chất tạo màu nên có thể bị ngả màu, gây mất thẩm mỹ.

Amalgam

Trám răng amalgam
Trám răng amalgam

Một tên gọi khác của trám Amalgam là trám chì, chất được tạo từ hợp kim gồm đồng, thủy ngân, thiếc, bạc. Vật liệu Amalgam có mà bạc, khác biệt với màu của răng thường nên được dùng để trám răng hàm hoặc cận hàm. 

So với composite, chi phí của trám Amalgam sẽ thấp hơn nhưng ngược lại tuổi thọ cao hơn, độ bền và sức chịu đựng cũng tốt hơn. Tuy nhiên tính thẩm mỹ của loại vật liệu này không cao do màu xám khác xa với màu của răng thường.

Song song đó miếng trám dễ bong tróc nên có thể rơi vụn khi nhai. Vì vậy, sau 24 giờ sau khi trám về nhà, bệnh nhân nên hạn chế nhai thức ăn, đợi miếng trám chắc chắn hơn. Nếu bạn đang mang thai thì không nên sử dụng Amalgam để trám răng do có chứa thủy ngân nên rất dễ gây kích ứng và nhiễm độc. Vì là kim loại nên không tránh khỏi tình trạng nhạy cảm với nhiệt độ sau khi trám.

GIC

GIC hay còn gọi là xi măng trám, thường được sử dụng cho các răng không chịu lực nhai mạnh. Vật liệu này ra đời sau Amalgam và có những ưu điểm đặc biệt. Hãy cùng BeDental tìm hiểu kĩ hơn về chất liệu này qua các phần dưới đây.

Tác dụng của vật liệu nha khoa Glass Ionomer Cement

Glass Ionomer Cement (GIC) là một vật liệu trám thẩm mỹ có màu trắng bột được sản xuất 1972 để thay thế silicate. Ngày nay GIC ngày càng được cải tiến về độ trong, đặc tính hóa học, lí học và phối hợp với resin nhằm gia tăng sự bám dính với men răng, tăng tính chịu lực và mài mòn. Đây là vật liệu trám cho cả răng sữa lẫn răng vĩnh viễn với chức năng tái tạo cùi răng, khôi phục hình dạng ban đầu của răng và trám lót.

Trám răng GIC là gì?

Trám răng GIC là phương pháp trám răng thẩm mỹ sử dụng vật liệu trám là GIC. Vật liệu GIC trong quá trình trám được làm thành men răng nhân tạo trám các lỗ răng sâu, răng vỡ sau quá trình mài, làm sạch và diệt khuẩn khuôn miệng. Do phương pháp trám răng GIC có tính thẩm mỹ khá cao nên thường được dùng để trám ở những vị trí dễ thấy như răng cửa,… Trám răng GIC có chi phí không quá đắt và quá trình trám không mất nhiều thời gian nên được ứng dụng rất phổ biến.

Ưu và nhược điểm của việc trám răng bằng GIC

Ưu điểm và nhược điểm của trám răng gic
Ưu điểm và nhược điểm của trám răng GIC

Cũng giống như trám răng bằng vàng, sứ nha khoa hay composite,.. trám răng GIC cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng biệt của nó.

Ưu điểm:

  • So với trám răng Amalgam, trám răng GIC có tính thẩm mỹ cao hơn, tuy nhiên chưa bằng composite.
  • Do vật liệu GIC có màu trắng bột nên khi trám tệp với màu răng, rất khó để nhận ra vết trám. 
  • Đặc biệt khi trám răng sâu, trám răng GIC có thể ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập do trong hỗn hợp có chứa chất Flour.
  • Chi phí khá thấp, thời gian trám nhanh.

Nhược điểm

  • Xét về độ bền thì trám răng GIC không bền bằng Amalgam
  • Dù có màu khá giống với răng như xét về độ tương thích hoàn toàn thì composite có vẻ chiếm ưu thế hơn, thế nên khi lựa chọn, bạn hãy cân nhắc giữa 2 loại vật liệu này.
  • Về khả năng chịu lực và chống mòn, phương pháp này chưa thật sự tốt. Thế nên, thông thường hàn răng GIC được sử dụng đối với những răng ít nhai như răng cửa chứ không được dụng cho răng hàm.

Có nên trám răng GIC không?

Có nên trám răng gic
Trám răng GIC là gì? Một số lưu ý khi trám răng bằng GIC. Quy trình trám răng GIC

Có thể nói, về độ phổ biến thì trám răng GIC không bằng composite. Một phần là do độ bền của vật liệu này so với vật liệu khác không cao, thường chỉ được dùng trám răng sữa cho trẻ em,răng cửa… chứ không được dùng trám răng hàm, những vùng răng chịu tác động nhai mạnh. 

Còn đối với những chiếc răng sâu của người lớn, GIC sẽ được dùng để trám lót nền trước, rồi trám composite hoặc Amalgam đè lên. Một khi trám hoàn toàn bằng GIC thì chỉ nên áp dụng trong thời gian ngắn, tạm thời, nên thay lại bằng những vật liệu trám khác để giữ được lâu hơn.

Tùy vào mục đích và vị trí răng cần trám mà có thể dùng phương pháp trám răng GIC hay thay thế bằng vật liệu khác. Song, trám răng GIC vẫn luôn là phương pháp trám răng an toàn, chi phí thấp và nhanh chóng nhất hiện nay. Thế nên, hãy đến bác sĩ để được tư vấn kĩ hơn khi lựa chọn phương pháp trám răng sao cho phù hợp.

Quy trình trám răng GIC tại nha khoa BeDental

Tại sao phải trám răng gic
Trám răng GIC là gì? Một số lưu ý khi trám răng bằng GIC. Quy trình trám răng GIC

Khi thực hiện trám răng GIC tại nha khoa BeDental các bạn sẽ được thăm khám kĩ càng trước khi tiến hành trám qua 4 bước. Cụ thể:

  • Bước 1: Gặp bác sĩ thăm khám và tư vấn 

Thăm khám là một bước rất quan trọng trước khi thực hiện bất cứ phương pháp làm răng nào chứ không chỉ riêng trám răng GIC. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng hiện tại của bạn và xác định vị trí cần trám, nguyên nhân cần phải trám, kích thước của vết trám, vật liệu trám nên dùng. Sau khi thăm khám, các bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân về quy trình trám và để bệnh nhân lựa chọn vật liệu phù hợp với chi phí hiện có. Khi bệnh nhân đã nắm bắt được rõ và đồng ý thì mới bắt đầu trám.

  • Bước 2: Gây tê và vệ sinh vị trí trám

Nếu răng bị sâu, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng và cạo sạch chỗ bị hư. Trong quá trình trám để tránh cho bệnh nhân đau và cũng được thoải mái tâm lí hơn, bác sĩ sẽ cho gây tê cục bộ quanh vị trí cần trám. Nếu có vôi răng tại đó bác sĩ cũng sẽ tiến hành cạo để đảm bảo không bị nhiễm trùng sau khi trám.

  • Bước 3: Tiến hành trám răng GIC

Sau khi được vệ sinh và gây tê sẽ tiến hành trám răng. Vật liệu GIC sẽ được lắp vào vị trí trám mà bác sĩ đã làm sạch trước đó.

  • Bước 4: Hoàn thiện, chỉnh sửa và phục hồi hình dạng ban đầu của răng

Sau cùng bác sĩ sẽ loại bỏ những vật liệu thừa và điều chỉnh lại vết trám. Mục đích là giúp vết trám gần giống với răng thật, đạt độ thẩm mỹ cao nhất, không bị cộm gây khó chịu. Đồng thời ở bước này miếng trám cũng sẽ được đánh bóng và làm nhẵn như răng thật.

Chi phí khi trám răng GIC 

Hiện nay có rất nhiều nha khoa thực hiện hàn răng GIC, đồng nghĩa với việc có nhiều mức giá khác nhau. Tuy nhiên đa phần chi phí trám răng GIC sẽ dao động từ 100 000 – 200 000 VNĐ ( không lấy tủy). So với giá khi trám bằng composite thì đây là mức giá khá hợp lí. Lưu ý : các bạn không nên chọn trám răng ở những nha khoa có giá quá rẻ vì có thể không được đảm bảo về nguồn gốc của vật liệu trám hoặc đội ngũ bác sĩ không có chuyên môn cao để tránh tiền mất tật mang. 

Một số lưu ý khi trám răng bằng GIC

Khi trám răng GIC chúng ta cần lưu ý những điều dưới đây: 

  • Sau khi ăn 30 phút hãy làm sạch răng để các mảng bám thức ăn còn sót lại không dính vào răng.
  • Bên cạnh chải răng bằng kem đánh răng nên kết hợp nước muối hoặc nước súc miệng để răng được sạch hơn.
  • Hạn chế dùng thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Không nên ăn thức ăn quá cứng hoặc tác động lực mạnh lên vị trí trám để tránh miếng trám bị nứt, mẻ,…
  • Kiêng những chất dễ gây ố, vàng răng như cà phê, thuốc lá, trà,…
  • Tránh tác động lực nhai quá nhiều lên vị trí trám.
  • Nếu cảm thấy đau hoặc khó chịu sau khi trám, hãy liên hệ gặp bác sĩ tái khám, không tự ý mua thuốc giảm đau ở ngoài.
  • Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ nha khoa.

BeDental – nha khoa trám răng GIC chất lượng và uy tín

Nha khoa Bedental nơi trám răng gic an toàn
Trám răng GIC là gì? Một số lưu ý khi trám răng bằng GIC. Quy trình trám răng GIC

Nha khoa BeDental tự tin là đơn vị nha khoa uy tín trong việc chăm sóc và bảo vệ răng miệng cho các bệnh nhân. Khi đến trám răng GIC tại BeDental bạn sẽ được thăm khám kĩ càng và được tư vấn tận tình về tình trạng răng miệng hiện tại để có thể lựa chọn vật liệu trám phù hợp.

Đặc biệt, phía nha khoa sẽ thông tin các loại giá của mỗi vật liệu đến bệnh nhân trong quá trình tư vấn để bệnh nhân có thể yên tâm về chi phí khi trám. Sau quá trình trám răng, các bác sĩ sẽ hướng dẫn cách bảo vệ và duy trì miếng trám tốt nhất, cùng với đó là đảm bảo chất lượng trám răng GIC cho bệnh nhân.

BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

CHI NHÁNH HÀ NỘI

CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090

CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam -  093 181 0680

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN

CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

Website: https://bedental.vn/

 

ĐỂ LẠI THÔNG TIN NẾU BẠN MUỐN NHA KHOA TƯ VẤN THÊM




    Bằng việc ấn tiếp tục, bạn đồng ý cho chúng tôi liên lạc với bạn để có thêm thông tin

    Rate this post