Người xưa có câu: “Thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng”. Những cơn đau thấu xương, đau răng âm ỉ đang hằng ngày hành hạ bạn. Nếu bạn đang gặp khó khăn với vấn đề trên thì hãy thử áp dụng ngay 10 Cách chữa đau răng tại nhà an toàn, hiệu quả và tiết kiệm chi phí dưới đây!
Lý do đau răng và tác động của nó đến sức khỏe
Đau răng là một triệu chứng thường gặp khi bị mắc các bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu, viêm lợi, nhiễm trùng tủy, và các tổn thương về răng miệng khác. Đau răng có thể làm cho việc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày trở nên khó khăn và mất thời gian. Ngoài ra, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, đau răng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn đến sức khỏe như:
- Nhiễm trùng: Nếu một bệnh lý răng miệng không được điều trị kịp thời, vi khuẩn có thể lan rộng và gây nhiễm trùng toàn thân, gây ra các vấn đề về tim mạch, phổi, thận, hoặc thậm chí ảnh hưởng đến thai nhi nếu bạn đang mang thai.
- Mất răng: Nếu một bệnh lý răng miệng không được điều trị, nó có thể dẫn đến việc mất răng. Việc mất răng có thể gây ra các vấn đề khác như ảnh hưởng đến chức năng nhai, gây ra tình trạng xương hàm yếu, và có thể ảnh hưởng đến ngoại hình và tự tin của người bệnh.
Bị đau răng nên làm gì và không nên làm gì?
Những cơn đau răng hoành hành ngày đêm chỉ có người trong cuộc mới thấu hiểu. Trước khi tìm được các phương thuốc trị đau răng hiệu quả nhất, bạn cần chú ý một vài việc nên làm và không nên làm sau đây:
- Khi bị đau chân răng nên hạn chế ăn/uống những thực phẩm, đồ uống quá nóng hay quá lạnh để cơn đau không hành hạ.
- Nên dùng những thức ăn nóng vừa đủ, mềm, dễ tiêu hoá và giàu chất dinh dưỡng như: cháo cá, cháo hạt sen, nước ép trái cây không đường, sữa, trứng, phô mai, . ..
- Vệ sinh răng miệng đúng cách và nhẹ nhàng ít nhất 2 lần/ngày.
- Nghỉ ngơi nhẹ nhàng, hạn chế hoạt động mạnh.
- Liên hệ với bác sĩ nha khoa để được hướng dẫn cách điều trị đau răng tại nhà hiệu quả.
Xem thêm: 1 số loại thuốc chữa đau răng hiệu quả & an toàn nhất
Đau nhức răng ngậm gì? Cách làm giảm đau răng bằng thuốc ngậm
Những loại thuốc ngậm đau răng bán sẵn tại các hiệu thuốc có chứa các thành phần giúp kháng khuẩn, tiêu viêm và giảm đau nhanh chóng cho bạn.
Chính vì vậy, cách chữa đau răng tại nhà nhiều người nghĩ đến đầu tiên đó là đau răng ngậm gì mau khỏi nhất. Các loại thuốc hay dùng có khả năng làm giảm đau răng như:
- Viêm ngậm đau răng của công ty Hoa Sen với các thành phần thuốc nam thích hợp cho cả trẻ em và người lớn.
- Thuốc ngậm sâu răng Thanh nhiệt sử dụng dưới dạng viên ngậm và hoà với nước theo tỉ lệ 7:3 trong khoảng 5 – 10 phút.
- Viêm ngậm sâu răng IgYGate DC-PG của Nhật dành cho trẻ 2 tuổi trở lên có tác dụng bảo vệ men răng và ngăn chặn quá trình phát triển của răng vĩnh viễn.
Top 10 cách chữa đau răng tại nhà siêu dễ làm và hiệu quả nhanh chóng
Cách trị đau răng tại nhà bằng rễ lá lốt
Rễ lá lốt có chứa nhiều tinh dầu và một số ancaloit có thành phần chủ yếu là beta-caryophylen và benzylaxetat có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm và là cách làm hết đau răng tại nhà hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Bạn lấy khoảng 20g rễ cây lá lốt rửa sạch, sau đó giã nhỏ với một vài hạt muối và vắt lấy nước.
- Dùng bông chà vào vùng răng đau trong khoảng 5 phút.
- Cuối cùng súc miệng với nước. Ngày lặp lại 3-4 lần hoặc có thể nhiều hơn nữa. Sau khoảng 3 ngày bạn sẽ thấy cơn đau giảm rõ rệt.
Xem thêm: Sâu răng không nhổ có sao không?
Cách trị đau răng tại nhà với gừng tươi
- Gừng tươi có vị cay ấm và mang tính kháng khuẩn cực cao, ngoài ra nó còn là cách chữa nhức răng tại nhà giúp giảm đau răng vô cùng hiệu quả, đơn giản.
- Ngoài ra hiệu quả với trường hợp sâu răng đây được coi là cách giảm đau răng sâu siêu hiệu quả. Lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày mỗi khi cơn đau nhức răng đến với bạn.
Cách thực hiện:
- Bạn dùng củ gừng tươi rửa sạch, cạo vỏ đi.
- Dùng gừng tươi đó nhét vào chỗ răng đau ngậm trong khoảng 3-5 phút cho tinh chất gừng tiết ra sẽ diệt khuẩn.
Mẹo chữa đau răng với lá ổi
Lá ổi chứa nhiều hợp chất astringents là chất kháng viêm, kháng khuẩn giúp cho nướu khoẻ đẹp và giảm chứng đau răng hữu hiệu. Đây là cách trị đau răng tại nhà mà rất nhiều người sử dụng.
Cách thực hiện:
- Bạn chỉ cần làm sạch và nhai một vài chiếc lá ổi non mỗi ngày
- Kết hợp với đó có thể súc miệng với nước ép lá ổi ngày 2-3 lần đặc biệt là sau khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ giúp giảm cơn đau răng.
Cách giảm đau răng nhanh nhất với trà bạc hà
Mẹo chữa đau răng với trà bạc hà cực hiệu nghiệm. Bởi vì, trà bạc hà vừa có hương vị thơm ngon vừa có tác dụng gây tê, lại có khả năng giảm đau và diệt khuẩn hữu hiệu. Tình trạng đau răng không còn mà mùi hơi thở của bạn cũng sẽ được cải thiện rõ rệt.
Cách thực hiện:
- Cho một muỗng lá bạc hà khô vào một ly nước sôi và để khoảng 20 phút.
- Đến khi trà nguội, dùng hỗn hợp để xúc miệng và có thể sử dụng ngay sau khi súc miệng xong.
- Lời khuyên: Hãy lặp lại cách trị nhức răng này với trà bạc hà thường xuyên khi cơn đau bắt đầu.
Cách làm giảm đau răng tại nhà với nước muối
Muối là thành phần không thể thiếu trong gian bếp gia đình. Bạn có thể sử dụng muối để sát khuẩn vết thương và trị đau răng rất tốt.
Nước muối sẽ làm sạch khu vực xung quanh răng và hút bớt chất lỏng là thủ phạm gây sưng lợi. Có thể áp dụng cách trị đau răng đơn giản tại nhà với muối ăn thường xuyên.
Cách thực hiện:
- Lấy một muỗng canh muối bỏ vào chén nước nóng khuấy đều.
- Súc miệng trong vòng 30 giây thì nhổ ra, làm đều đặn 2 lần/ngày không chỉ là cách trị đau nhức răng nhanh chóng và giữ khoang miệng sạch mà còn ngăn ngừa hôi miệng.
Xem thêm: lấy cao răng
Cách hết đau răng hiệu quả nhất bằng vỏ xoài
Theo nghiên cứu mới đây nhất, phần vỏ xoài có tính hàn và tương đối lành tính có thể sử dụng để làm cách trị đau nhức răng tại nhà rất hữu hiệu.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị vỏ xoài và nước lọc, đổ chúng vào nấu cùng nhau cho đến khi cảm thấy bớt đi 1 phần nước.
- Hoà hỗn hợp đã nấu vào nước lọc và sử dụng để súc miệng mỗi khi có cảm giác đau.
Cách trị đau nhức răng hàm mặt bằng chườm đá
Đá không có tác dụng giảm bớt nhức răng ngay lập tức, bạn cần lợi dụng sức lạnh từ đá để thực hiện giảm đau răng gián tiếp bên ngoài phần má.
Cách chữa nhức chân răng này sẽ làm giảm bớt sưng, là cách trị đau răng đơn giản và cực kỳ hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Lấy một cục đá nhỏ vào túi ni lông rồi bọc vào khăn bông.
- Đặt lên vùng miệng bị sưng rồi để trong khoảng 2 – 3 phút, có thể lặp lại vài lần nếu cơn đau nhức răng xuất hiện.
Mẹo chữa nhức răng từ lá trầu
Đây được coi là một trong những phương pháp chữa nhức răng hiệu quả nhất trước khi bạn phải đến với nha sĩ. Trong lá trầu không có chứa một lượng lớn tinh dầu và muối khoáng, có khả năng kháng viêm giúp giảm triệu chứng nhức răng rất hữu hiệu. Nếu bạn đang bị sâu răng thì đây cũng là một gợi ý về cách trị nhức răng sâu rất hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Khi bị đau bạn hãy lấy 2 hay đến 3 lá trầu không, thái nhỏ cùng một vài hạt muối và pha với 1 chén rượu.
- Sau 10 phút lại gạn lấy phần nước trong.
- Chia 2 lần súc miệng kĩ và nhổ hết bọt, mỗi lần cách nhau khoảng 5 phút sẽ làm răng hết đau răng trong vòng 15 phút.
Làm cách nào hết đau răng? lá bàng non sẽ giải quyết hiệu quả
Lá bàng có tính sát khuẩn khá cao, có thể điều trị chứng đau răng sâu trong thời gian ngắn nhất. Đây cũng là một mẹo trị đau răng hiệu quả mà nhiều người sử dụng.
Cách thực hiện:
- Đầu tiên cần chuẩn bị 1 nắm lá bàng non, hái vào lúc sáng sớm là tốt hơn hết, 1/2 thìa cafe muối tinh và 250 ml nước.
- Sau đó bạn cho vào máy làm sinh tố xay nhuyễn đến khi thu được hỗn hợp sền sệt.
- Lọc hỗn hợp bỏ phần bã và thu lấy nước lá non. Bạn đổ vào 1 chai nước đặt trong tủ lạnh uống dần.
- Ngày bỏ ra súc miệng khoảng 2-3 lần sẽ giảm cơn đau chân răng.
Xem thêm: Lấy tủy răng cấm
Ấn huyệt cũng là một cách để chữa đau nhức răng tại nhà hiệu quả
Đây là một trong các phương pháp Đông y cổ truyền trong việc điều trị đau răng. Tuy nhiên, không được sử dụng phương pháp này cho những người đang mang thai.
Cách thực hiện:
- Dùng ngón tay cái ấn mạnh vào chỗ giao nhau ở giữa ngón cái và ngón trỏ của lòng bàn tay còn lại.
- Ấn mạnh và giữ chặt trong khoảng 2 phút. Biện pháp này kích thích sự giải phóng endorphin loại “thuốc phiện tự nhiên” của cơ thể giúp tinh thần trở nên sảng khoái hơn.
Những lưu ý khi áp dụng cách trị đau răng tại nhà
Những cách trị nhức răng tại nhà trên đây chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời chứ không giải quyết triệt để và tận gốc tình trạng nhức răng.
Mặc Dù không thể phủ nhận hiệu quả từ các cách chữa đau nhức răng dân gian trên, tuy nhiên bạn nên thực hiện 1 cách khoa học.
Nếu áp dụng các cách làm giảm đau răng một cách thiếu khoa học và lạm dụng chúng tình trạng đau nhức răng sẽ ngày càng nặng, thậm chí trầm trọng hơn.
Biến chứng do lạm dụng và thực hiện sai cách. Có trường hợp đã bị phỏng mủ, mòn men răng, răng nhạy cảm, ê buốt và đau nhức nhiều vì lạm dụng các cách trị nhức răng trên.
Không chỉ sâu răng mà còn biến chứng đến viêm tuỷ cấp tính, viêm quanh cuống chân răng, viêm nha chu, răng lung lay, gãy rụng, thậm chí mất răng vĩnh viễn. ..
Nhức răng làm gì đây? Cách chữa đau răng đơn giản nhất tại phòng nha
Làm sao để khỏi đau răng? Nhức răng có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Chính vì vậy, bạn nên tìm ngay nha sĩ uy tín để khám và trị dứt chứng đau nhức răng.
Bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát rồi chỉ rõ nguyên nhân chính xác, từ đó mới tìm ra hướng điều trị thích hợp và hiệu quả nhất cho bạn.
Nhiều bác sĩ đã chỉ ra rằng một số nguyên nhân chính dẫn tới chứng nhức răng là viêm nướu, sâu răng, viêm lợi, răng bị vỡ mẻ lộ ngà răng, chân răng bị gãy, . ..
Dựa theo các nguyên nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định cách chữa đau răng tốt nhất
Điều trị nhức chân răng bằng cách lấy cao răng
Các máng bám cao răng thường là nguyên nhân hàng đầu của bệnh viêm nướu. Nhất để điều trị viêm nướu răng thì bác sĩ sẽ chỉ định lấy cao răng và sau đó là dùng thuốc tại nhà.
Chỉ cần một vài ngày loại bỏ nơi trú ấn của mầm bệnh rồi kết hợp dùng thuốc tại nhà thì bạn sẽ thấy không còn đau nhức răng nữa. Đây là cách làm giảm đau răng nhanh chóng và tiết kiệm thời gian nhất cho bạn.
Xem thêm: Các loại thuốc giảm đau răng và mẹo siêu cấp hiệu quả
Cách trị nhức răng tức thời bằng phương pháp hàn trám răng
Đây là cách trị sâu răng hiệu quả khi lỗ sâu chưa phát triển nhiều. Nha sĩ sẽ sử dụng dụng cụ y tế để lấy mô răng sâu ra ngoài, sau đó trám lại bằng chất liệu composite hoặc amalgam.
Trám răng sâu là cách trị sâu răng hiệu quả, không đau nhiều và chi phí cũng rất tiết kiệm.
Trị sâu răng tận gốc với phương pháp bọc răng sứ
Cách trị đau nhức răng sâu đã bị nứt vỡ to bằng bọc răng sứ kết hợp lấy tuỷ sẽ ngăn ngừa tối đa nguy cơ sâu răng quay trở lại.
Đây là cách trị nhức răng sử dụng một mão sứ có hình dáng giống răng thật rồi đặt trên răng hư giúp đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ cho răng tự nhiên của bạn.
Bọc răng sứ là cách trị sâu răng tận gốc và lâu dài.
Cách chữa nhức răng tiếp theo là nhổ răng
Răng sâu nặng, giòn tới mức khó phục hồi bằng cách hàn trám hoặc bọc sứ thì nhổ răng là cách trị nhức răng đơn giản và hữu hiệu nhất. Sau khi nhổ răng, bác sĩ sẽ trồng răng Implant giúp thay thế chỗ răng hỏng và phục hồi khả năng ăn nhai cho bạn.
Đau nhức răng dù chỉ là một dấu hiệu nhỏ nhưng nó cảnh báo tình trạng răng miệng của bạn đang gặp vấn đề và có nguy cơ mắc phải nhiều bệnh như sâu răng, viêm nướu, . ..
Có thể giảm và hạn chế đau răng hiệu quả bằng những cách trị nhức răng tự nhiên tại nhà.
Tư vấn chuyên môn bài viết:
BÁC SĨ DƯƠNG THỊ THÙY NGA
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN
CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Website: https://bedental.vn/
Pingback: Những sai lầm khi thay đổi kem đánh răng thường xuyên - bacsinga.vn
Pingback: Thay đổi kem đánh răng thường xuyên có hại cho sức khỏe răng miệng không? 1 số lưu ý khi vệ sinh răng miệng - bacsinga.vn
Pingback: Nguyên nhân của mẻ răng và cách xử lý tốt nhất