Thời gian gần đây, trám răng được rất nhiều khách hàng tìm đến với mong muốn phục hình thẩm mỹ với những khuyết điểm trên răng. Tuy nhiên, vẫn còn không ít khách hàng còn ngờ vực về hiệu quả mà hàn trám răng mang lại. Để hiểu rõ được trám răng là gì? Trám răng có đau không? Mời bạn dành chút thời gian tham khảo bài viết dưới đây của BeDental nhé.
Trám răng là gì?
Trám răng là gì? Có lẽ bạn không còn quá xa lạ với khái niệm trám răng là gì. Bởi thời gian gần đây, đi trám răng đang dần trở nên thịnh hành khi bất cứ ai có nhu cầu thẩm mỹ nha khoa. Từ người già đến người trẻ, thậm chí là em bé có răng sữa vẫn có thể tiến hành hàn trám răng.
Vậy hàn răng là gì? Đây là phương pháp sử dụng những vật liệu chuyên dụng để lấp đầy khiếm khuyết như kẽ hở, khoảng sứt mẻ,… tổn thương trên răng. Từ đó có tác dụng phục hồi hình dạng nguyên bản ban đầu, đồng thời giúp bảo vệ chiếc răng bị hỏng trước mọi tác động bên ngoài cùng sự tấn công của vi khuẩn răng miệng có hại.
Tuy nhiên, trám răng không phải là phương pháp có thể thực hiện tùy ý, không kiểm tra trước mà đã làm. Với từng trường hợp, bác sĩ mới chỉ định tiến hành hàn trám răng. Cũng có một số trường hợp khác, hàn trám răng không phải là sự lựa chọn tối ưu.
Khi nào cần đi trám răng thẩm mỹ?
Chẳng có ai sở hữu bộ răng chắc khỏe, đều đặn lại đi tiến hành hàn trám răng. Bởi việc đưa một vật liệu nhân tạo vào trên những chiếc răng tự nhiên ít nhiều cũng mang tới chút khó chịu. Tuy nhiên, nếu thực sự cần tạo hình thẩm mỹ cho răng thì kỹ thuật trám răng sẽ được khuyến khích hơn cả bởi sự hiệu quả và chi phí hợp lý.
Vậy những ai mới nên tìm hiểu và đi hàn răng thẩm mỹ? Đó là:
- Những bạn gặp tình trạng sâu nhẹ với dấu hiệu xuất hiện các lỗ sâu nhỏ với chấm đen trên răng. Hàn trám răng sâu sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và tránh ổ sâu lan rộng.
- Gặp phải tình trạng mòn cổ chân răng mức độ nhẹ khiến cho răng bị xấu đi, dễ chảy máu chân răng hoặc bị ê buốt khi đánh răng. Nếu bị mòn cổ chân răng nặng hơn, bác sĩ sẽ khuyến khích bọc sứ để bảo tồn răng tốt nhất.
- Răng bị sứt, mẻ, nứt vỡ,… do những tác động bên ngoài.
- Răng cực kỳ nhạy cảm với đồ nóng lạnh.
- Răng bị thưa với khoảng hở lớn gây mất thẩm mỹ, dễ tạo mảng bám gây sâu răng. Thực hiện hàn trám nhằm đóng kín các khe răng và giúp thức ăn hạn chế rơi vào khoảng hở này.
Trám răng có đau không?
Đi trám răng có đau không? Đi trám răng có đau không luôn là vấn đề được nhiều khách hàng quan tâm đến. Đó cũng là tâm lý chung mà bất cứ ai quyết định đi hàn răng đều cũng sẽ đôi lần nghĩ tới. Để giải đáp thắc mắc về trám răng xong có đau không, trước hết bạn cần biết rõ: Hàn răng là việc bác sĩ nha khoa sẽ đưa các vật liệu và dụng cụ chuyên dụng lên thân răng và tạo hình thẩm mỹ. Dù như vậy nhưng bạn sẽ không phải lo lắng hàn răng đau không. Nguyên nhân bởi vì theo chính những khách hàng đã từng hàn răng trước đó chia sẻ lại, cả quá trình hàn răng không đau đớn một chút nào cả.
Sau đó cũng đã từng lo sợ hàn răng xong có đau không vì thuốc tê hết tác dụng nhưng tất cả chỉ cảm nhận được ê buốt nhẹ chứ không quá giới hạn chịu đựng con người.
Do đó, bạn có thể hoàn toàn yên tâm tiến hành hàn trám răng mà không sợ đau nhức ê buốt dai dẳng. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã mang tới máy móc và công nghệ hiện đại giúp quá trình hàn trám răng nhanh hơn, chính xác hơn. Kể cả những trường hợp cần điều trị bệnh lý sâu răng hay viêm tủy trước khi hàn thì bạn cũng không cảm giác đau, sưng hay khó chịu vì bác sĩ đã gây tê tại chỗ.
Nguyên nhân nào khiến quá trình hàn răng bị đau?
Hầu hết các ca hàn trám răng đều không hề gây đau nhức hay khó chịu gì cả. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp xảy ra hiện tượng sưng đau, ê buốt khi trám. Các chuyên gia cũng đã có những lời giải thích về hiện tượng này như sau:
Kỹ thuật hàn răng của bác sĩ thực hiện không chính xác đã khiến miếng hàn không ôm sát và bịt kín lỗ. Từ đó làm xuất hiện nên các khe hở, khoảng trống giữa miếng hàn và mô răng thật. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trám răng xong bị đau nhức. Do đó, có thể nói, đi trám răng có đau không phụ thuộc khá nhiều vào tay nghề bác sĩ nha khoa.
Trước khi hàn răng không được kiểm tra tổng thể và xử lý bệnh răng miệng như viêm tủy, sâu răng,… Nếu tiến hành hàn trám trên nền bệnh lý có sẵn này, hiện tượng sưng đau là điều khó tránh khỏi. Phương án khắc phục lúc này đó là xử lý ổ sâu, điều trị ống tủy trước khi trám răng. Vậy điều trị và hàn răng sâu có đau không? Sau khi thuốc tê hết tác dụng, bạn có thể sẽ cảm nhận được đau nhức nhẹ và giảm trong vài ngày sau.
Đối với trường hợp răng sứt mẻ thì bác sĩ nha khoa có thể sẽ tạo hình trước khi đưa vật liệu trám vào. Vậy khi này hàn răng có đau không? Có lẽ, bạn sẽ cảm thấy ê buốt nhẹ.
4 yếu tố ảnh hưởng đến thời gian hàn răng mất bao lâu và có đau không?
Thời gian tiến hành hàn trám răng mỗi trường hợp mỗi khác. Có những ca hàn răng chỉ mất 10 – 15 phút. Bên cạnh đó, cũng có những ca hàn trám răng lại mất tới vài ngày để hoàn thành. Vậy hàn răng lâu không? Trung bình hàn răng mất bao nhiêu thời gian?
Dưới đây là 4 yếu tố ảnh hưởng đến thời gian hàn răng mất bao lâu và trám răng có đau không:
Tay nghề bác sĩ thực hiện trám răng
Có thể nói, bác sĩ chính là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định tới thời gian trám bao lâu và hàn răng có đau không. Nếu ca hàn trám răng được thực hiện bởi bác sĩ giỏi, nhiều kinh nghiệm thực tiễn và chuyên môn cao thì chắc chắn vết trám trên răng không những đẹp toàn diện mà thời gian thực hiện cũng khá nhanh.
Ngược lại, nếu được tiến hành bởi bác sĩ nha khoa còn non tay nghề thì thời gian hoàn thành sẽ lâu hơn. Đặc biệt là ở những trường hợp yêu cầu kỹ thuật cao như điều trị tủy, tạo hình vết trám cho răng tổn thương lớn,… Tệ hại hơn, nếu bác sĩ không giỏi có thể khiến bạn gặp tình trạng tủy viêm tái đi tái liệu nhiều. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải trám lại trên 2 lần trở đi.
Tình trạng của răng
Tùy vào mức độ tổn thương của răng mà thời gian trám xong cũng sẽ có sự chênh lệch rõ rệt. Ví dụ: Nếu trám răng cửa thì thời gian sẽ ngắn hơn rất nhiều so với răng hàm. Nếu trám răng sứt mẻ, sâu nặng sẽ lâu hơn rất nhiều so với răng tổn thương mức độ nhẹ. Dĩ nhiên, răng xấu cũng dễ gây đau nhức hơn.
Công nghệ thực hiện hàn trám răng
Công nghệ phát triển đã mang tới cho con người vô vàn lợi ích. Trong nha khoa, công nghệ cũng góp phần không nhỏ tới hiệu quả và thời gian làm các dịch vụ điều trị. Nhờ nó mà tất cả quá trình điều trị bệnh lý răng miệng hay nha khoa thẩm mỹ đều được rút ngắn thời gian.
Vì vậy, nếu bạn tìm đến những địa chỉ nha khoa áp dụng công nghệ hiện đại trong trám răng thì thời gian hoàn thành sẽ nhanh hơn rất nhiều so với những nơi vẫn trám răng kiểu truyền thống. Ví dụ như công nghệ Laser Tech sẽ rút ngắn thời gian gấp 2 lần so với trước kia.
Số lượng răng cần tiến hành hàn trám
Yếu tố cuối cùng ảnh hưởng đến thời gian hàn răng chính là số lượng răng cần thực hiện. Nếu bạn cần hàn trám nhiều chiếc răng một lúc thì chắc chắn thời gian hoàn thiện sẽ lâu hơn. Ví dụ như để hoàn thành trám 3 hoặc 4 cái răng sẽ mất khoảng 1 – 2 tiếng mới xong.
Cách giảm buốt khi trám răng
Trám răng có thể là một quá trình khá đau đớn và buốt, tuy nhiên, có một số cách giảm đau và giảm buốt khi trám răng mà bạn có thể thử:
- Sử dụng kem tê cục bộ: Bạn có thể sử dụng kem tê cục bộ (còn gọi là kem tê chỗ) để giảm đau và buốt trước, trong và sau khi trám răng. Kem tê chỗ được bán tại những hiệu thuốc và cửa hàng dược phẩm. Bạn có thể xoa kem lên vùng da quanh răng trước khi trám răng để giảm đau.
- Sử dụng đá lạnh: Bạn có thể dùng đá lạnh để giảm đau và tê bì khi trám răng. Gói đá lạnh trong một chiếc khăn mỏng và đặt lên vùng quanh răng bị đau.
- Ngậm nước muối ấm: Nước muối có tính kháng khuẩn và giúp giảm viêm nhiễm. Bạn có thể pha nước muối ấm (1/2 thìa cà phê muối cho một ly nước ấm) và sử dụng nước muối để rửa miệng và ngậm trước và sau khi trám răng.
- Uống thuốc giảm đau: Nếu đau quá nhiều, bạn có thể uống một liều thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc acetaminophen trước và sau khi trám răng. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
- Tư vấn bác sĩ: Nếu đau và buốt kéo dài và không giảm, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được khám và điều trị theo đúng cách.
Lưu ý rằng những cách này chỉ giúp giảm đau và tê bì trong thời gian ngắn và không thể thay thế cho việc chăm sóc răng miệng định kỳ. Để tránh tình trạng đau răng khi trám răng, hãy giữ cho răng miệng luôn sạch sẽ và định kỳ đi khám và tư vấn với bác sĩ nha khoa.
Trám răng mất thời gian bao lâu?
Trám răng mất thời gian bao lâu? Tùy tình trạng răng mỗi người, thời gian hàn trám răng mất bao lâu sẽ khác biệt. Cụ thể:
Đối với trường hợp hàn răng thưa hoặc sâu nhẹ
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng răng thưa hoặc sâu răng nhẹ thì thời gian trám răng sẽ khá nhanh. Vậy trám răng mất bao lâu là xong với trường hợp này? Thường thời gian trung bình để xong xuôi tất cả việc hàn trám sẽ mất khoảng 15 – 20 phút cho một chiếc răng. Công việc bác sĩ cần làm đó là: vệ sinh răng miệng, gắn vật liệu hàn trám lên răng để phục hình thẩm mỹ và cuối cùng là chiếu đèn laser xanh để hóa cứng vết trám.
Đối với trường hợp hàn răng bị sâu nặng hơn
Trường hợp sâu răng nặng là khi sâu đã ăn vào đến phần tủy. Bạn sẽ cảm nhận được những cơn đau nhức rõ rệt. Trước khi hàn răng, bác sĩ sẽ tiến hành nạo bỏ ổ sâu trước để hiệu quả miếng trám được bền lâu.
Vậy hàn răng mất bao lâu nếu bị sâu? Thời gian để hoàn tất hàn trám răng trong trường hợp này đó là khoảng 30 – 40 phút một răng. Tùy thuộc mức độ viêm và độ ăn sâu vào tủy mà thời gian hàn răng sẽ kéo dài hơn.
Đối với trường hợp hàn răng gặp những tổn thương nghiêm trọng
Trám răng sâu có đau không và mất bao nhiêu thời gian là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều khách hàng. Đặc biệt là những trường hợp răng bị tổn thương nghiêm trọng, hàn răng đau k sẽ là một nỗi ám ảnh tâm lý của hầu hết mọi người. Bên cạnh đó, biết được răng của mình bị tổn thương nghiêm trọng sẽ phải trải qua nhiều đợt điều trị nữa nên biết chính xác hàn răng mất bao lâu sẽ giúp khách hàng luôn chủ động thời gian của mình.
Các chuyên gia nha khoa dựa vào thực tiễn điều trị cho biết: Nếu thực hiện hàn trám răng số 7 hoặc số 6 bị sâu tủy răng thì việc điều trị tủy viêm luôn là bước đầu tiên và bắt buộc tiến hành. Sau đó, quá trình hàn trám răng mới được thực hiện. Do đó, hàn răng sâu nghiêm trọng sẽ mất khoảng 2 – 3 ngày.
Trám răng bao lâu thì phải đi hàn lại?
Hàn trám răng được xem là phương pháp thẩm mỹ phục hồi lại men răng bị đổi màu hoặc sửa chữa khuyết điểm răng mất thẩm mỹ, bị tổn thương hoặc sâu phá hoại. Ngoài hiệu quả, độ bền đẹp như thế nào thì khoảng bao lâu phải trám răng lại là vấn đề không phải ai cũng biết.
Thực tế, thời gian tiến hành trám lại răng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một là tình trạng răng gặp phải, hai là vật liệu sử dụng trám răng và 3 là chế độ chăm sóc răng miệng sau khi trám lần đầu. Độ bền đẹp của vết trám phụ thuộc vào những yếu tố đó nên nếu làm tốt, việc trám lại răng sẽ lâu hơn rất nhiều.
Thông thường, vật liệu trám răng composite sẽ có độ bền khoảng 3 – 5 năm. Với vật liệu trám bạc, vàng hay sứ thì tuổi thọ có thể lên tới 15 – 20 năm. Tuy nhiên, nếu chịu phải tác động mạnh hay nhiệt độ thay đổi, vết trám có thể bong bật, xỉn màu hoặc có mùi hôi. Khi đó, bạn nên tìm đến bác sĩ nha khoa để tiến hành xử lý và trám lại.
Chăm sóc đúng cách sau khi trám răng
Sau khi trám răng, việc chăm sóc đúng cách rất quan trọng để giữ cho răng miệng của bạn luôn khỏe mạnh và tránh các vấn đề răng miệng khác. Dưới đây là một số lời khuyên để chăm sóc răng miệng sau khi trám răng:
- Không ăn uống trong vòng 2 giờ sau khi trám răng: Để chất trám có thể hoàn toàn cứng lại, bạn nên tránh ăn uống trong ít nhất 2 giờ sau khi trám răng. Nếu bạn cảm thấy đói, hãy ăn những thức ăn mềm và dễ dàng tiêu hóa như súp, cháo, bánh mì mềm và nước ép trái cây.
- Chải răng nhẹ nhàng: Trong 24 giờ đầu tiên sau khi trám răng, bạn nên chải răng nhẹ nhàng và tránh chải quá mạnh để tránh làm lỏng trám. Sau đó, bạn có thể chải răng bình thường, nhưng hãy nhớ chải răng cẩn thận và đều đặn để tránh mắc các vấn đề răng miệng khác.
- Sử dụng một loại kem đánh răng nhạy cảm: Trong vài ngày đầu sau khi trám răng, răng của bạn có thể cảm thấy nhạy cảm hơn bình thường. Bạn có thể sử dụng một loại kem đánh răng nhạy cảm để giúp giảm nhạy cảm.
- Sử dụng nước súc miệng: Sử dụng nước súc miệng không chỉ giúp làm sạch miệng, mà còn giúp giảm viêm và nhiễm trùng sau khi trám răng. Hãy sử dụng nước súc miệng hàng ngày để giữ cho răng miệng của bạn luôn khỏe mạnh.
- Đi khám và kiểm tra định kỳ: Đi khám và kiểm tra răng miệng định kỳ là rất quan trọng để phát hiện và điều trị các vấn đề răng miệng kịp thời. Hãy đến gặp bác sĩ nha khoa của bạn ít nhất mỗi 6 tháng để đảm bảo sức khỏe răng miệng của bạn được giữ gìn tốt nhất.
Lưu ý rằng việc chăm sóc răng miệng đúng cách sau khi trám răng là rất quan trọng để tránh những vấn đề răng miệng
BeDental – Địa chỉ trám răng không đau, nhanh chóng, giá rẻ
Lựa chọn đúng cơ sở nha khoa uy tín sẽ giúp bạn rút ngắn được thời gian hàn trám răng tối đa. Bên cạnh đó, với đôi bàn tay khéo léo tài giỏi, bạn cũng chẳng phải lo lắng vấn đề trám răng có đau không.
Vậy đâu là Địa chỉ trám răng không đau, nhanh chóng, giá rẻ? Hãy liên hệ với BeDental để được tư vấn cụ thể. Tại Việt Nam, BeDental đã trở thành thương hiệu nha khoa uy tín chất lượng hàng đầu với hàng loạt phản hồi tích cực từ chính những người đã sử dụng dịch vụ.
Vậy tại sao BeDental lại được tin tưởnglà địa chỉ trám răng không đau, nhanh chóng, giá rẻ:
- Sở hữu đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm để xử lý toàn bộ vấn đề liên quan đến răng miệng. Kể cả những ca hàn trám khó, BeDental đều có thể thực hiện mà không một chút sai sót.
- BeDental chỉ sử dụng những vật liệu hàn trám răng an toàn sức khỏe với độ bền hoàn hảo.
- Công nghệ Laser Tech giúp hàn trám răng không đau và nhanh hơn rất nhiều.
- Giá hàn trám răng luôn được BeDental báo cụ thể, rõ ràng, cam kết không phát sinh so với mức giá báo ban đầu.
Bài viết trên đã giúp bạn biết được câu trả lời chi tiết cho thắc mắc trám răng có đau không. Có thể thấy, chỉ cần lựa chọn đúng địa chỉ nha khoa uy tín thì bạn sẽ chẳng phải lo lắng hàn răng đau hay không hay có ảnh hưởng gì khác. Liên hệ với BeDental để được tư vấn cụ thể hơn.
Bảng giá tham khảo :
Danh mục | Unit | Giá thành | |
---|---|---|---|
1.Teeth filling (More detail...) | |||
Baby teeth filling | 1 Unit | 250.000 ~ 10$ |
|
Permanent Teeth Filling | 1 Unit | 500.000 ~ 20$ |
|
Cosmetic Filling | 1 Unit | 700.000 ~ 28$ |
|
Sensitive teeth filling | 1 Unit | 500.000 ~ 20$ |
|
2.Root Canal Treatment - Anterior by endodontist machine (More detail...) | |||
Root Canal Treatment - Anterior for baby teeth | 1 Unit | 800.000 ~ 31$ |
|
Root Canal Treatment - Anterior for Front teeth | 1 Unit | 1.200.000 ~ 47$ |
|
Root Canal Treatment - Anterior for Premolar teeth | 1 Unit | 1.500.000 ~ 59$ |
|
Root Canal Treatment - Anterior for molar teeth | 1 Unit | 2.000.000 ~ 79$ |
|
3.Root Canal reTreatment - Anterior by endodontist machine | |||
Root Canal Treatment - Anterior for Front teeth by endodontist machine | 1 Unit | 1.500.000 ~ 59$ |
|
Anterior for Premolar teeth by endodontist machine | 1 Unit | 1.800.000 ~ 71$ |
|
Anterior for molar teeth by endodontist machine | 1 Unit | 2.300.000 ~ 90$ |
|
4 Vecniflour dental care (More detail...) | |||
Vecniflour dental care for child | 1 Unit | 500.000 ~ 20$ |
ĐỂ LẠI THÔNG TIN NẾU BẠN MUỐN NHA KHOA TƯ VẤN THÊM
Tư vấn chuyên môn bài viết:
BÁC SĨ DƯƠNG THỊ THÙY NGA
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN
CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Website: https://bedental.vn/
Trồng Răng Implant Là Gì? 6 Ưu Điểm của Trồng Răng Implant. Bảng Giá Trồng Răng Implant