Trám răng cho bé được biết tới là kỹ thuật nha khoa hiệu quả để giải quyết tình trạng răng bị sâu hoặc sứt mẻ. Tuy nhiên, hàn răng trẻ em nên hay không vẫn luôn là những nỗi âu lo của các bậc phụ huynh. Hiện tại cũng có rất nhiều ý kiến trái chiều liên quan đến vấn đề hàn răng trẻ em có cần hay không. Vậy trám răng trẻ em được không? Răng sâu có trám được hay nhổ bỏ là tốt hơn? Răng sữa trám có ảnh hưởng gì khác không? Toàn bộ thắc mắc này sẽ được đội ngũ chuyên gia của BeDental giải đáp chi tiết, mời bạn cùng tham khảo.
I. Trám răng cho bé có được không?
Trám răng cho bé có được không? là thắc mắc của nhiều cha mẹ. Một bộ phận lớn phụ huynh thì cho rằng những chiếc răng sữa chỉ là răng mọc tạm. Sau khi đến tuổi thay răng, những chiếc răng sữa hư hỏng sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn khác.
Tuy nhiên, nghiên cứu nha khoa đã chứng minh rằng, răng sữa từng bị tổn thương trước đó sẽ đem đến rất nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng. Ví dụ như: làm hôi miệng, đau nhức răng, biếng ăn, suy dinh dưỡng,…
Bên cạnh đó, những chiếc răng sữa luôn giữ vai trò cực kỳ quan trọng đối với trẻ lúc bấy giờ. Nó đảm nhiệm chức năng nhai nghiền thức ăn và giúp định hướng cho răng mọc đúng vị trí khi tới kỳ thay đổi răng. Khi răng sữa bị tổn thương mà không tiến hành hàn trám sẽ không thể đảm bảo sức khỏe răng miệng vẹn toàn cho bé sau này.
Ngoài ra, tâm lý sợ con đau đớn khi trám răng cũng là yếu tố khiến cha mẹ lăn tăn không biết có nên hàn răng hay không. Bạn đừng lo lắng, kỹ thuật trám răng hiện nay được thực hiện nhanh chóng, an toàn và cũng không làm xâm lấn hay đau đớn cho trẻ. So với người lớn, trám răng trẻ em đơn giản hơn rất nhiều.
II. Lý do nên thực hiện trám răng sữa cho bé từ sớm
Trám răng sẽ được yêu cầu thực hiện trong các trường hợp cần phục hồi các khuyết điểm răng. Đối với trường hợp là trẻ nhỏ đang mọc răng sữa, việc hàn hay trám răng vẫn có thể áp dụng được. Nếu bé đã được bác sĩ kiểm tra và duyệt phương án hàn răng thì bố mẹ nên tuân thủ bởi vì:
- Răng sữa giữ vai trò cực kỳ quan trọng về cả ăn uống lẫn phát âm ngôn ngữ. Nếu răng sữa bị sâu, bị sứt mẻ hay nứt vỡ thì trám răng cần thực hiện từ sớm để điều trị và ngừa tái. Tránh để xảy ra biến chứng nặng, có thể làm mất răng vĩnh viễn hoặc tổn hại đến tủy răng.
- Hàn răng sữa khi răng đang bị tổn thương nghiêm trọng giúp quá trình phát triển xương hàm ở trẻ luôn ổn định.
- Giúp các răng sữa còn lại không bị xô lệch hoặc mọc sai vị trí khi thay răng.
III. Những trường hợp nên tiến hành trám răng sữa cho bé
Trám răng không chỉ tạo hình thẩm mỹ mà còn giúp bảo vệ chức năng răng sữa toàn diện, để cho răng phát triển chắc khỏe cho tới khi thay răng mới. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng tiến hành hàn trám răng được. Với nhiều trường hợp răng sữa tổn thương nhưng bác sĩ vẫn khuyên phụ huynh theo dõi và sát sao hơn trong khâu vệ sinh ăn uống hàng ngày.
Vậy những trường hợp nào trẻ cần tiến hành trám răng? Đó là khi:
- Răng sữa của trẻ bị vỡ, mẻ, sứt,… do các chấn thương.
- Răng sữa của bé bị sâu nặng nhưng vẫn có thể phục hồi và bảo tồn răng được.
- Răng của bé bị thưa, có kẽ hở lớn nhưng dưới 2mm.
- Răng sữa bị viêm đau, nhiễm trùng điều trị nhiều lần nhưng vẫn tái lại.
- Răng sữa bị đổi màu, nhiễm màu,… không thể làm sạch được như màu nguyên bản.
IV. Trám răng trẻ em ở độ tuổi nào là hợp lý?
Kỹ thuật trám răng cho trẻ tuy khá đơn giản nhưng không phải độ tuổi nào cũng phù hợp để thực hiện. Để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả dài lâu, độ tuổi không nên và độ tuổi được phép tiến hành hàn trám răng đó là:
4.1. Ngưỡng tuổi từ 1 – 2 tuổi
Trong giai đoạn trẻ mới được 1 – 2 tuổi, răng sữa vẫn chưa mọc hết. Vì thế, chúng có cấu tạo chưa ổn định như răng thường. Bên cạnh đó, sức kháng khuẩn của răng cũng kém hơn rất nhiều. Vì vậy, việc hàn răng cho bé 2 tuổi lúc này là không phù hợp.
Vậy nếu răng sữa bị sâu thì sao? Có nên trám răng cho bé 2 tuổi bị sâu không? Để chặn sâu răng, bạn không nên tùy ý tự xử lý mà không tham vấn ý kiến bác sĩ nha khoa. Mặc dù không nên trám để trị sâu nhưng bác sĩ nha khoa sẽ đưa ra những phác đồ điều trị khác.
4.2. Ngưỡng tuổi từ 3 – 5 tuổi
Có nên hàn răng cho bé 3 tuổi hay trám răng cho trẻ 5 tuổi mới được phép? Ở thời điểm này, trám răng em bé vẫn chưa được khuyến khích tiến hành. Mặc dù răng sữa khi này đã chắc khỏe hơn nhưng chúng vẫn chưa phát triển và mọc được toàn diện. Vì vậy, những tác động lên răng khi trám răng cho bé 3 tuổi vẫn có thể mang tới những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Các chuyên gia cũng nói thêm, tiến hành hàn răng cho trẻ 4 tuổi hay hàn răng cho trẻ 5 tuổi cũng có thể thực hiện được. Tuy nhiên, trước khi tiến hành, trẻ cần được thăm khám tỉ mỉ bởi bác sĩ có chuyên môn cực kỳ sâu về bệnh lý răng miệng. Sau đó, quyết định trám răng cho bé 4 tuổi có được hay không sẽ do bác sĩ quyết định.
4.3. Ngưỡng tuổi thì 6 trở lên
Nếu như trám răng cho trẻ 4 tuổi không được khuyến khích thực hiện thì trẻ bao nhiêu tuổi mới có thể hoàn toàn yên tâm tiến hành hàn răng? Các chuyên gia cho biết, khi trẻ lên 6 tuổi là đã có thể thực hiện hàn trám răng em bé. Thời điểm này cũng là giai đoạn trẻ bước vào giai đoạn thay răng sữa.
Vì vậy, tùy từng tình huống và độ tuổi của trẻ mà bác sĩ nha khoa sẽ tư vấn có nên trám răng trẻ em thời gian này không. Bạn không nên tự ý quyết định hay tìm đến địa chỉ nha khoa kém chất lượng để thực hiện kỹ thuật hàn trám răng. Vì sức khỏe của trẻ, hãy để những người có chuyên môn thẩm định trước nhé.
V. Trám răng trẻ em nên dùng phương pháp nào là tốt nhất?
Răng sữa của trẻ khá yếu nên các kỹ thuật hàn trám răng trên thị trường có thể sẽ không phù hợp. Bởi một số vật liệu hàn trám răng có có thể tác động đến men răng tự nhiên và làm suy yếu nó. Vì thế, để trám bít những hố rãnh sâu tên răng sữa của bé, nha sĩ sẽ linh hoạt sử dụng phương pháp trám răng phòng ngừa hoặc trám răng điều trị. Việc lựa chọn phương pháp trám răng em bé nào sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng với mức độ tổn thương ở răng.
5.1. Trám răng phòng ngừa
Phương pháp trám răng phòng ngừa được rất nhiều phụ huynh áp dụng cho con. Bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định thực hiện kỹ thuật này với những trường hợp trẻ gặp vấn đề như men răng, sâu răng nhẹ, răng sứt mẻ với kích thước nhỏ,…
Để thực hiện trám răng phòng ngừa, bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu trám Sealant lên bề mặt răng. Lớp trám này sẽ bít kín những lỗ hổng, rãnh sâu răng hoặc phục hình mô răng bị sứt mẻ. Đồng thời, trám răng phòng ngừa còn giúp bảo vệ thân răng và cản lại sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh răng miệng. Với trường hợp sâu răng, trám răng phòng ngừa sẽ hạn chế tình trạng mài mòn men răng hoặc khiến sâu răng lan rộng hơn.
5.2. Trám răng điều trị
Phương pháp trám răng điều trị sẽ được bác sĩ chỉ định nên tiến hành trong những trường hợp răng sữa trẻ em bị sâu quá nặng hoặc vết sứt mẻ, vỡ lớn hơn. Lưu ý, nếu sâu răng đã ăn tới tủy, bác sĩ sẽ yêu cầu điều trị sâu răng, viêm tủy trước. Sau đó mới thực hiện hàn trám răng điều trị để bảo tồn kết quả dài lâu.
Với phương pháp trám răng điều trị, bác sĩ thường ưu tiên chọn vật liệu an toàn sức khỏe. Dù răng bị sâu phá hủy hay bề mặt răng bị vỡ, trám răng điều trị cũng sẽ phục hình như nguyên gốc, để trẻ vẫn có thể ăn uống như thường. Đồng thời tạo lớp chắn ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào bên trong.
VI. Vật liệu nào được sử dụng để trám răng trẻ em tốt?
Hiện có rất nhiều vật liệu được sử dụng để hàn trám răng em bé như: sứ inlay – onlay, composite, vàng, bạc,… Mỗi vật liệu hàn trám răng đều sở hữu ưu nhược điểm riêng. Tuy nhiên, chúng đều có điểm chung là đảm bảo an toàn sức khỏe, thân thiện với môi trường răng miệng.
Tuy nhiên, việc hàn trám răng trẻ em yêu sẽ có những tiêu chuẩn khắt khe hơn rất nhiều về vật liệu sử dụng. Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy, vật liệu Amalgam tuy có độ bền cao. Thế nhưng, trám bạc lại chứa thành phần thủy ngân. Dù nồng độ thấp thủy ngân nhưng chúng vẫn có thể gây hại đến sức khỏe, sức đề kháng của trẻ. Bên cạnh đó, trám kim loại cũng sẽ không đảm bảo tính thẩm mỹ cao.
Vậy trám răng trẻ em vật liệu nào tốt? Bạn nên tham khảo vật liệu nhựa tổng hợp composite. Đây là vật liệu hàn trám răng cực kỳ lành tính, độ bền tuy ở ngưỡng tương đối nhưng lại mang tính thẩm mỹ cao vì nó giống với răng thật đến 99,9%. Bên cạnh đó, chi phí để thực hiện hàn răng composite cũng rẻ hơn rất nhiều so với một số vật liệu hàn răng khác.
VII. Trám răng trẻ em bao nhiêu tiền?
Danh mục | Unit | Giá thành | |
---|---|---|---|
1.Teeth filling (More detail...) | |||
Baby teeth filling | 1 Unit | 250.000 ~ 10$ |
|
Permanent Teeth Filling | 1 Unit | 500.000 ~ 20$ |
|
Cosmetic Filling | 1 Unit | 700.000 ~ 28$ |
|
Sensitive teeth filling | 1 Unit | 500.000 ~ 20$ |
|
2.Root Canal Treatment - Anterior by endodontist machine (More detail...) | |||
Root Canal Treatment - Anterior for baby teeth | 1 Unit | 800.000 ~ 31$ |
|
Root Canal Treatment - Anterior for Front teeth | 1 Unit | 1.200.000 ~ 47$ |
|
Root Canal Treatment - Anterior for Premolar teeth | 1 Unit | 1.500.000 ~ 59$ |
|
Root Canal Treatment - Anterior for molar teeth | 1 Unit | 2.000.000 ~ 79$ |
|
3.Root Canal reTreatment - Anterior by endodontist machine | |||
Root Canal Treatment - Anterior for Front teeth by endodontist machine | 1 Unit | 1.500.000 ~ 59$ |
|
Anterior for Premolar teeth by endodontist machine | 1 Unit | 1.800.000 ~ 71$ |
|
Anterior for molar teeth by endodontist machine | 1 Unit | 2.300.000 ~ 90$ |
|
4 Vecniflour dental care (More detail...) | |||
Vecniflour dental care for child | 1 Unit | 500.000 ~ 20$ |
Bên cạnh vấn đề an toàn khi thực hiện trám răng em bé thì chi phí hàn răng trẻ em bao nhiêu tiền cũng được nhiều phụ huynh quan tâm đến. Hiện nay, giá dịch vụ trám răng trẻ em hầu hết đều có mức giá rất phải chăng. Bên cạnh đó, một số trường hợp chỉ định hàn trám răng còn được áp dụng đồng chi trả với bảo hiểm y tế.
Khảo sát trên thị trường hiện nay, trám răng trẻ em có giá dao động trong ngưỡng 200.000 VNĐ. Tùy từng cơ sở nha khoa mà mức giá hàn răng sữa cho trẻ sẽ có sự chênh lệch. Tuy nhiên, độ chênh lệch chi phí trám răng này cũng không quá lớn. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, không gây đau hay có biến chứng sau này thì bạn nên ưu tiên tìm đến những địa chỉ nha khoa uy tín chất lượng.
VIII. Nên hàn răng trẻ em ở đâu tốt và giá hợp lý?
Kỹ thuật hàn răng trẻ em có đau hay không phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề chuyên môn của đội ngũ nha sĩ. Bên cạnh đó, chọn đúng địa chỉ uy tín, bạn sẽ càng thêm yên tâm hơn về vật liệu được sử dụng để hàn trám răng em bé có đảm bảo chất lượng và giá phải chăng hay không.
Vậy trám răng trẻ em ở đâu tốt? Bạn có thể tham khảo dịch vụ trám răng sâu, răng sữa sứt mẻ tại nha khoa BeDental. Tự hào là địa chỉ uy tín lâu năm, BeDental cam kết mang tới cho quý khách hàng mọi trải nghiệm dịch vụ nha khoa hài lòng tuyệt đối. Với việc hàn răng cho trẻ, đội ngũ bác sĩ của chúng tôi có rất nhiều kinh nghiệm để dỗ dành để trẻ thoải mái hơn cho ca hàn trám răng thêm suôn sẻ.
Quy trình thực hiện hàn trám răng trẻ em diễn ra nhanh chóng dưới sự hỗ trợ của máy móc công nghệ mới nhất. Cùng đôi bàn tay khéo léo, tình trạng tổn thương răng sữa của trẻ sẽ được khắc phục triệt để. Trong suốt quá trình thực hiện, bé sẽ không cảm nhận được sự khó chịu nào cả. Về giá hàn trám răng sữa, BeDental sẽ căn cứ theo tình trạng răng và mức độ tổn thương để báo giá cụ thể.
IX. Quy trình hàn trám răng trẻ em đạt chuẩn tại BeDental
Kỹ thuật trám răng có đau và hiệu quả dài lâu hay không phụ thuộc rất lớn vào quy trình thực hiện. Vì vậy, BeDental luôn chú trọng từng bước và đưa công nghệ hiện đại để hàn răng sữa cho trẻ được nhanh nhất, giảm ê buốt tối đa. Quy trình hàn trám răng cho bé tại BeDental diễn ra như sau:
9.1. Bước 1: Thăm khám và tư vấn trước khi làm
Bác sĩ cần tiến hành khám răng miệng tổng quát để đánh giá tình trạng thực tiễn. Bởi nếu răng có sâu nhẹ thì có thể trám răng sẽ không cần thiết. Hoặc nếu sâu răng nặng thì bé sẽ được tiến hành điều trị trước rồi mới hàn trám răng sau.
9.2. Bước 2: Vệ sinh răng miệng toàn diện
Sau khi khám và xác định được việc hàn trám răng là cần thiết. Bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng để giảm nguy cơ viêm nhiễm trong suốt quá trình thực hiện hàm răng.
9.3. Bước 3: Gây tê
Nếu răng của bé bị sâu thì bước gây tê là bắt buộc. Bởi để nạo vét mô răng sâu, bác sĩ cần can thiệp sâu vào trong mô mềm nên bé có thể bị đau nhức nếu như không có sự hỗ trợ của thuốc tê.
9.4. Bước 4: Hàn trám răng
Bác sĩ sẽ đưa miếng trám răng vào rãnh sâu để bít kín. Sau đó, sử dụng dụng cụ chuyên khoa để làm mịn bề mặt nhằm tránh ảnh hưởng đến khớp cắn hay gây ra hiện tượng cộm vướng. Cuối cùng, bác sĩ sẽ sử dụng ánh sáng xanh để hóa cứng vết trám nhanh hơn.
9.5. Bước 5: Hướng dẫn chăm sóc răng miệng sau khi trẻ trám răng
Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra xem sau khi trám xong, bé có nhai và hoạt động khớp hàm ổn định không. Sau đó hướng dẫn cha mẹ cách vệ sinh răng sau khi trám để tránh để vết trám bong tróc.
Hy vọng những thông tin hữu ích ở bài viết trên đã giúp bạn biết được trám răng em bé có thực sự cần thiết hay không. Tốt hơn hết, bạn hãy chủ động rèn bé cách vệ sinh răng miệng để ngăn chặn sâu răng hình thành. Nếu còn điều gì thắc mắc, bạn có thể liên hệ với BeDental để được tư vấn miễn phí.
ĐỂ LẠI THÔNG TIN NẾU BẠN MUỐN NHA KHOA TƯ VẤN THÊM
Dưới đây là bài viết mà Bedental chia sẻ, bạn có thắc mắc gì cần giải đáp hoặc tư vấn về tình trạng hiện tại có thể liên lạc với đội ngũ bác sĩ https://bedental.vn/ để được giải đáp chi tiết tận tình nhất .
Tư vấn chuyên môn bài viết:
BÁC SĨ VÕ HUY VI
Bác sĩ chỉnh nha tổng hợp
Ngôn ngữ giao tiếp: Tiếng Việt, Tiếng Anh
Đặt Lịch Hẹn
Xem Hồ Sơ
Tư vấn chuyên môn bài viết:
BÁC SĨ VÕ HUY VI
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN
CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Website: https://bedental.vn/