Tiền mê là giai đoạn đầu trong các bước gây mê. Vậy tiền mê là gì? Tiền mê có nguy hiểm không? Kể từ lúc bắt đầu tiền mê đến khi kết thúc cuộc gây mê, bao lâu thì tỉnh?
I) Tiền mê là gì? Tiền mê có nguy hiểm không?
Trong gây mê, tiền mê là giai đoạn trước khi gây mê. Nếu tình trạng bệnh nhân không tốt sẽ được các bác sĩ cho sử dụng một số loại thuốc tiền mê nhằm giúp bệnh nhân yên tâm trước cuộc gây mê. Loại thuốc mà người bệnh có thể dùng là loại thuốc an thần (bất kể loại uống hoặc tiêm chích) trước khi gây mê. Nhưng không phải trường hợp nào cũng sử dụng thuốc và phải được bác sĩ tư vấn cho phù hợp từng cá nhân người bệnh.
Nếu tình trạng của người bệnh ổn định, bác sĩ sẽ tiếp tục trấn an tâm lý, giải thích tình trạng để giúp bệnh nhân hiểu những điều sẽ trải qua trong lúc phẫu thuật. Điều quan trọng là người bệnh phải tuân thủ và tin tưởng bác sĩ để cuộc phẫu thuật an toàn.

Khâu khám tiền mê là một việc cần thiết và bắt buộc trước khi phẫu thuật. Các bác sĩ sẽ khám tổng trạng sức khoẻ của người bệnh. Thông qua việc tiến hành các xét nghiệm lâm sàng để đánh giá chất lượng máu và kiểm tra chức năng hoạt động của một số cơ quan như tim, gan, phổi, thận, . .. trong cơ thể người bệnh, qua đó các bác sĩ sẽ đánh giá xem cơ thể người bệnh có thể thực hiện ca mổ ngay được không, hay phải thu xếp vào thời điểm thích hợp.
Tiền mê có nguy hiểm không?
Tiền mê (pre-anesthesia) là một quá trình được thực hiện trước khi bệnh nhân được gây mê toàn thân trong các cuộc phẫu thuật hoặc thủ thuật y tế. Mục đích của tiền mê là giúp bệnh nhân thư giãn, giảm lo âu, giảm đau và chuẩn bị cho việc gây mê chính thức. Quá trình tiền mê thường bao gồm việc sử dụng thuốc an thần nhẹ, thuốc giảm đau hoặc thuốc giảm lo âu.
Về cơ bản, tiền mê không phải là một thủ thuật nguy hiểm, và hầu hết bệnh nhân sẽ không gặp phải vấn đề gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, như bất kỳ thủ thuật y tế nào, tiền mê có thể đi kèm với một số rủi ro, đặc biệt nếu bệnh nhân có các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn hoặc không được theo dõi cẩn thận.
Một số yếu tố có thể gây nguy hiểm trong quá trình tiền mê bao gồm:
- Phản ứng dị ứng với thuốc: Một số bệnh nhân có thể bị dị ứng hoặc phản ứng không mong muốn với các loại thuốc an thần hoặc thuốc giảm đau được sử dụng trong tiền mê.
- Tương tác thuốc: Các loại thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng có thể tương tác với thuốc tiền mê, dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn.
- Bệnh lý nền: Các bệnh lý về tim mạch, hô hấp hoặc gan thận có thể khiến cơ thể phản ứng không đúng với thuốc tiền mê, dẫn đến các biến chứng.
- Hạ huyết áp hoặc suy hô hấp: Trong một số trường hợp, thuốc tiền mê có thể làm giảm huyết áp hoặc ức chế hô hấp, đặc biệt ở những bệnh nhân có vấn đề sức khỏe nền.
Tuy nhiên, nguy cơ này có thể được giảm thiểu bằng cách khám và đánh giá sức khỏe kỹ lưỡng trước khi phẫu thuật. Bác sĩ gây mê sẽ lựa chọn các thuốc phù hợp và theo dõi sát sao trong suốt quá trình tiền mê và gây mê, nhằm đảm bảo sự an toàn cho bệnh nhân.
Vì sao cần tiền mê? Tiền mê bao lâu thì tỉnh?
Những loại thuốc sử dụng cho tiền mê cũng là các loại thuốc thuộc nhóm gây mê. Thời gian hồi phục của bệnh nhân tuỳ thuộc vào việc gây mê trong quá trình mổ. Lúc trước thời gian hồi tỉnh sau gây mê khá dài (khoảng 30 – 45 phút) , tuy nhiên hiện tại hầu như bệnh nhân có thể hồi tỉnh ngay sau ca phẫu thuật chừng một vài phút, nguyên nhân là nhờ có các loại thuốc thế hệ mới có tính chất đào thải cực nhanh và kinh nghiệm chuyên môn, tay nghề cao của bác sĩ đã điều chỉnh
Các nhóm thuốc trong gây mê còn tồn tại trong cơ thể đến 24 giờ. Đối với những người bệnh sau phẫu thuật, cần phải nghỉ ngơi, không nên quay trở lại sinh hoạt hay lao động ngay và đặc biệt không được lái xe khi chưa chắc cơ thể đã hết thuốc mê.
Tiền mê là một bước vô cùng cần thiết giúp đánh giá thể chất và tinh thần của người bệnh trước ca mổ. Trước phẫu thuật, tâm lý bệnh nhân vô cùng căng thẳng, do đó việc trao đổi giữa bác sĩ gây mê với người bệnh và người thân bệnh nhân có ý nghĩa rất lớn để làm giảm sự lo lắng trước ca mổ. Đối Với các bệnh nhân bắt buộc phải sử dụng thuốc , thuốc tiền mê cũng có hiệu quả giúp người bệnh giảm lo âu để cuộc phẫu thuật diễn ra thuận lợi hơn.
II) Các loại thuốc tiền mê nào đang được dùng?
Các nhóm thuốc tiền mê được sử dụng trong các bệnh viện bao gồm: thuốc giảm đau trung ương, thuốc kháng histamin tổng hợp, thuốc an thần và thuốc giảm tiết. Cụ thể:

Nhóm thuốc giảm đau trung ương
Một số thuốc giảm đau trung ương được dùng làm thuốc tiền mê vì giúp giảm đau mạnh (thuốc có thể thay đổi cảm nhận đau và làm tăng ngưỡng đau) , an thần, gây ngủ. Các thuốc giảm đau trung ương thường là các dẫn xuất nhóm opioid hoặc các chất bán tổng hợp loại opi. Một số thuốc được dùng rộng rãi là:
- Morphin: Nhóm thuốc giảm đau mạnh nhất, được dùng trong tiền mê nhằm giảm những cơn đau dữ dội do chấn thương nghiêm trọng, hoặc có thể là đau do ung thư hoặc bệnh tim.
- Fentanyl: Fentanyl được dùng trong các phẫu thuật nhỏ hoặc phẫu thuật ngắn ở bệnh nhân ngoại trú.
- Pethidin: là thuốc giảm đau trung ương có tính chất giống với morphin, nhưng thuốc có tác dụng nhanh hơn và thời gian tác dụng ngắn hơn morphin.
Nhóm thuốc kháng histamin tổng hợp
Nhóm thuốc kháng histamin là những loại thuốc cổ điển, tác dụng phụ gây buồn ngủ trong thời gian ngắn hoặc sử dụng cho các bệnh nhân phẫu thuật có tiền sử điều trị loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày – thực quản. Hiện có 2 loại thuốc kháng histamin H1 và thuốc kháng histamin H2 được sử dụng tại một số bệnh viện:
- Thuốc kháng histamin H1
- Thuốc chống histamin H1 thế hệ 1: gồm các thuốc như promethazin, clorpheniramin, diphenhydramin, hydroxyzine. ..
- Thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2: gồm các thuốc như loratadin, cetirizin, fexofenadin. ..
- Thuốc kháng histamin H 2:
- Thuốc kháng histamin H2 điển hình như cimetidin, famotidin, ranitidin. ..
Nhóm thuốc an thần
Nhóm thuốc này có tác dụng an thần, ức chế thần kinh trung ương, giảm căng thẳng, kích động, chống lo âu và gây buồn ngủ. Các loại thuốc thường được sử dụng làm tiền mê bao gồm:
- Nhóm thuốc Benzodiazepin: bao gồm các loại thuốc Diazepam và Midazolam tiêm tĩnh mạch.
- Nhóm thuốc Barbiturat: Thuốc thường được dùng trong tiền mê là phenobarbital qua đường tiêm bắp hoặc tĩnh mạch. Ngày nay nhóm thuốc này ít được dùng trong tiền mê phẫu thuật mà chủ yếu dùng an thần trong các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh có can thiệp.
- Nhóm thuốc Phenothiazine: các thuốc thường được sử dụng là Alimemazin, Promethazin , Clopromazin.
Nhóm thuốc giảm tiết
Thuốc giảm tiết giúp bệnh nhân giảm bài tiết tuyến nước bọt và phế quản, đồng thời giảm tiết dịch dạ dày. Thuốc được dùng trong tiền mê là Atropin. Liều tiền mê cho người trưởng thành là khoảng 0.2-1 mg , tiêm 30-60 phút trước khi gây mê.
III. Những điều cần biết trước giai đoạn tiền gây mê
Trước những ca phẫu thuật, hầu hết các bác sĩ đã kiểm tra sức khoẻ và tiên lượng điều trị đối với bệnh nhân. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo sức khoẻ trước phẫu thuật, cũng như trước gây mê và tiền mê, người bệnh và người nhà bệnh nhân cần lưu ý:
- Tránh ăn uống trong 8 giờ trước phẫu thuật.
- Không hút thuốc lá hoặc sử dụng rượu bia ít nhất một thời gian trước ca mổ.
- Ngừng dùng bất kỳ sản phẩm bổ sung kể cả thảo dược ít nhất 1-2 tuần trước khi phẫu thuật hoặc theo chỉ định từ bác sĩ.
- Không dùng các thuốc điều trị rối loạn cương dương ít nhất 24 giờ trước khi làm thủ thuật.
- Nếu đang sử dụng các loại thuốc điều trị, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn.
Luôn giữ tinh thần thoải mái trước phẫu thuật tiền mê là khâu đầu tiên nhưng là yếu tố quyết định sự thành công của ca phẫu thuật. Quy trình này đòi hỏi các bác sĩ, điều dưỡng phải có chuyên môn cao, tỉ mỉ, dày dặn kinh nghiệm. Do đó, bên cạnh đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, tiền mê cần phải được thực hiện tại cơ sở y tế uy tín, trang bị đầy đủ máy móc, nhằm giảm thiểu biến chứng nguy hiểm đối với người bệnh.
Quý khách cần tư vấn thêm về dịch vụ thăm khám và điều trị nha khoa, hãy liên hệ với BeDental theo hotline hoặc các địa chỉ chi nhánh cơ sở của chúng tôi.
Tư vấn chuyên môn bài viết:
TS.BÁC SĨ NGUYỄN HỮU QUANG
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN
CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Website: https://bedental.vn/