Bên cạnh việc đánh răng hàng ngày, các bác sĩ nha khoa còn khuyên chúng ta nên kết hợp dùng chỉ nha khoa để chăm sóc răng miệng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng chỉ nha khoa đúng kỹ thuật. Một số sai lầm khi sử dụng chỉ nha khoa cũng có thể gây tổn thương răng và nướu về lâu dài nếu không được xử lý kịp thời. Vậy chỉ nha khoa là gì, thế nào là sử dụng chỉ nha khoa đúng cách? Chỉ nha khoa đem lại cho ta những lợi ích gì? Hãy cùng nha khoa BeDental tham khảo bài viết dưới đây nhé!
I. Giới thiệu về chỉ nha khoa
1.1. Chỉ nha khoa là gì?
Xuất hiện lần đầu năm 1819 bởi nha sĩ người Mỹ Levi Spear Parmly và được cấp bằng sáng chế bởi Asahel M. Shurtleff vào năm 1962, chỉ nha khoa đã nhanh chóng trở nên phổ biến trong lĩnh vực nha khoa răng – hàm – mặt, có hình thức và cấu tạo gần giống với chỉ nha khoa hiện đại ngày nay.
Chỉ tơ nha khoa có hình thức và cấu tạo dưới dạng sợi dây mảnh, mềm, có độ đàn hồi tốt, được chế tạo từ chất liệu nylon hoặc nhựa. Hiện nay trên thị trường, chỉ nha khoa được chia thành 2 loại chính:
- Chỉ nha khoa đa sợi: có cấu tạo từ nhiều sợi nylon siêu mỏng, có thể được phủ một lớp sáp bên ngoài sợi chỉ với mùi hương bạc hà thơm mát dễ chịu, sợi chỉ khá mảnh dẹt, có độ đàn hồi tốt, tuy nhiên khi sử dụng, loại chỉ này rất dễ bị tưa, rách sợi nylon nếu kéo quá mạnh tay.
- Chỉ nha khoa đơn sợi (hay còn gọi là chỉ PTFE): có cấu tạo từ 1 sợi nhựa PTFE siêu mảnh và trơn, tròn. Đường kính sợi chỉ nhỏ, dễ dàng trượt qua các kẽ răng để lấy đi vụn thức ăn thừa, khắc phục được tình trạng tưa sợi khi sử dụng.
1.2. Các loại chỉ phù hợp
- Chỉ nha khoa dạng cuộn: loại chỉ này được bán theo cuộn tròn được đựng trong hộp nhỏ, bên ngoài có lưỡi cắt mỏng bằng kim loại để dễ dàng cắt chỉ theo độ dài tùy ý khi sử dụng.
- Chỉ nha khoa dạng tăm: loại chỉ này được gắn cố định một sợi chỉ ngắn trên một chiếc tăm có đầu cung uốn cong (còn gọi là chỉ cung). Ưu điểm của loại chỉ này là có thân tăm giúp dễ dàng cầm nắm, luồn lách cung chỉ vào các kẽ răng hẹp mà khi sử dụng chỉ dạng cuộn khó làm sạch được.
Tùy theo thói quen và sở thích của từng người mà khách hàng có thể chọn lựa ra loại chỉ nha khoa phù hợp nhất với nhu cầu của bản thân mà không gây tổn hại tới chân răng và nướu răng trong quá trình sử dụng.
Theo khuyến nghị của chuyên gia tại Nha khoa BeDental, mọi người đều nên sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám và thức ăn trên răng mà bàn chải đánh răng không thể làm sạch, kể cả trẻ em và người cao tuổi. Đặc biệt nên sử dụng chỉ nha khoa để thay thế cho phương pháp xỉa răng bằng tăm truyền thống, bởi việc sử dụng tăm rất dễ làm thưa kẽ răng, thưa chân răng, gây tụt nướu.
Thậm chí đầu tăm nhọn có thể làm tổn thương, chảy máu nướu răng trong khi sử dụng. Chỉ nha khoa là một công cụ hiệu quả để loại bỏ mảng bám răng, ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ và phát triển giữa các kẽ răng mà không gây tổn hại đến răng và nướu, giúp chúng ta kiểm soát và làm sạch kỹ lưỡng từng đơn vị răng, phòng chống được các bệnh lý răng miệng sau này.
II. Lợi ích của việc sử dụng chỉ nha khoa
Đa số mọi người đều cho rằng, việc vệ sinh răng miệng bằng bàn chải và sử dụng tăm xỉa răng sau khi ăn đã có thể làm sạch hoàn toàn khoang miệng, nhưng thật ra điều này không hề đúng thực tế. Bạn không hề biết rằng sợi lông bàn chải không thể đi sâu vào giữa tất cả các kẽ răng mà chủ yếu chỉ làm sạch được bề mặt của răng, còn việc sử dụng tăm xỉa răng có thể gây ra rất nhiều tổn hại đến răng và nướu, điển hình là gây ra tình trạng thưa kẽ răng và chảy máu nướu răng.
Do đó, với độ mỏng đạt mức tối đa, chỉ nha khoa có thể luồn lách giữa các kẽ răng để lấy đi thức ăn thừa bị kẹt, thậm chí có thể làm sạch cặn bẩn két ở sát chân răng và bên dưới nướu răng mà bàn chải không thể chạm tới. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế tối đa nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng tiềm ẩn từ vi khuẩn trong các khe răng hẹp.
Việc vệ sinh răng miệng đúng cách có thể giúp bạn phòng ngừa được rất nhiều bệnh lý liên quan đến răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, thậm chí là các biến chứng nguy hiểm khác do các bệnh lý này gây ra như gãy rụng răng, tiêu xương, đứt giãn dây chằng,… Các bệnh lý liên quan đến nha chu thường rất khó để điều trị triệt để, vì vậy việc giữ vệ sinh răng miệng là việc cần được chú trọng và hình thành thói quen từ sớm.
Để việc vệ sinh răng miệng đạt được hiệu quả cao nhất, bạn nên kết hợp việc sử dụng chỉ nha khoa với các dòng kem đánh răng có chứa canxi và fluor và nước súc miệng để giúp hàm răng được trắng sáng, chắc khỏe nhất.
III. Hướng dẫn sử dụng chỉ nha khoa đúng cách
Đầu tiên, bạn cắt một đoạn chỉ có độ dài khoảng 30 – 40 cm để việc kiểm soát, dịch chuyển sợi chỉ giữa các khe răng được dễ dàng, thuận tiện.
- Cách cầm chỉ: dùng 2 đầu sợi chỉ quấn chặt vào hai ngón giữa của hai tay, dùng 2 ngón tay cái để giữ cố định sợi chỉ khi làm sạch kẽ răng hàm trên và dùng ngón giữa giữ chỉ khi làm sạch hàm dưới.
- Đối với răng hàm trên: dùng 2 ngón cái giữ cố định sợi chỉ cách nhau khoảng 3 cm, đưa phần chỉ ở giữa vào kẽ răng, một ngón cái giữ nguyên, ngón cái còn lại thực hiện động tác di chuyển đưa sợi chỉ lên xuống, men sát theo các kẽ răng, lấy đi các mẩu thức ăn và mảng bám.
- Đối với răng hàm dưới: dùng 2 ngón giữa giữ cố định sợi chỉ cách nhau khoảng 3 cm, đưa phần chỉ ở giữa vào kẽ răng, một ngón giữa giữ nguyên, ngón giữa còn lại thực hiện động tác di chuyển giữa các khe răng, tương tự như đã làm với răng hàm trên.
Khác với việc sử dụng tăm xỉa răng, thời điểm thích hợp nhất để sử dụng chỉ nha khoa là sau khi đã sử dụng bàn chải đánh răng sạch sẽ, và nên sử dụng nước súc miệng diệt khuẩn để làm sạch toàn bộ khoang miệng sau khi sử dụng chỉ nha khoa.
Tổng thời lượng để thực hiện toàn bộ quá trình làm sạch răng bằng chỉ nha khoa trung bình chỉ từ 1 đến 2 phút, vậy nên các chuyên gia tại Nha khoa BeDental luôn khuyến khích toàn bộ khách hàng và bệnh nhân tới thăm khám sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch răng miệng tối đa mỗi buổi tối và sau mỗi bữa ăn.
Trong trường hợp bạn gặp khó khăn trong việc kiểm soát và giữ cố định sợi chỉ nha khoa, bạn có thể tìm hiểu và cân nhắc sử dụng chỉ nha khoa dạng tăm như Nha khoa BeDental đã gợi ý bên trên. Thiết kế chỉ nha khoa dạng tăm dễ cầm nắm và điều khiển dịch chuyển giữa các khe răng và trong khoang miệng, hạn chế được tình trạng tuột chỉ, kẹt chỉ hay chỉ quá trơn gây ra khó khăn cho việc cố định sợi chỉ. Việc cố định chỉ nha khoa chưa đúng cách cũng sẽ khiến bạn phải há miệng thật rộng để dịch chuyển sợi chỉ, gây nhức mỏi cơ hàm.
IV. Những sai lầm thường gặp khi sử dụng chỉ nha khoa
Hiện nay kiến thức chăm sóc sức khỏe được phổ cập rộng rãi, chúng ta ngày càng chú ý nhiều hơn đến việc giữ gìn vệ sinh và chăm sóc sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người chưa thực sự nắm rõ cách sử dụng chỉ nha khoa chuẩn xác, do đó dẫn đến nhiều vấn đề nảy sinh sau khi sử dụng chỉ nha khoa. Chúng ta có thể liệt kê một số các hiểu lầm thường gặp nhất khi sử dụng chỉ nha khoa như:
4.1. Tiết kiệm chỉ nha khoa
Mức giá trung bình cho một cuộn chỉ nha khoa trên thị trường hiện nay là khoảng 50.000 đồng, cao hơn rất nhiều so với mức giá trung bình của tăm xỉa răng. Vì thế nên nhiều người khi sử dụng chỉ nha khoa chỉ lấy một đoạn chỉ ngắn, sau đó dùng đi dùng lại giữa các kẽ răng nhằm tiết kiệm chỉ nha khoa. Tuy nhiên đây là cách sử dụng mang lại nhiều nguy hiểm tiềm ẩn cho răng miệng, do chỉ nha khoa dùng đi dùng lại mang theo nhiều mảng bám, thức ăn lên men và vi khuẩn từ khe răng này sang khe răng khác, vừa không thể vệ sinh sạch sẽ các kẽ răng vừa dễ làm lây lan các bệnh lý răng và nướu.
4.2. Kéo chỉ nha khoa quá mạnh
Sợi chỉ nha khoa có độ mỏng khá cao, bên cạnh đó nhiều người chưa có thói quen dùng chỉ hoặc sử dụng sai cách sẽ dễ nhấn chỉ quá mạnh lên nướu răng, khiến chỉ cắt lên nướu gây xước nướu, chảy máu chân răng,… Do đó khi sử dụng chỉ nha khoa chúng tân cần lưu ý nhấn chỉ với một lực vừa phải, không quá mạnh để tránh làm tổn thương nướu răng.
4.3. Sợi chỉ quá cứng và to so với kẽ răng
Chỉ nha khoa trên thị trường hiện nay cũng có nhiều loại, có loại chất lượng chỉ tốt, mềm, độ mỏng cao, không tưa sợi, nhưng cũng có những loại chỉ kém chất lượng, cứng, sợi chỉ to bản so với khe răng. Điển hình của loại chỉ này là trong khi sử dụng, bạn có thể nghe thấy tiếng sợi chỉ cọ xát trên bề mặt răng. Do đó, loại chỉ này rất dễ làm thưa chân răng, gây tổn thương cho răng và nướu giống như tăm xỉa răng.
4.4. Không dùng chỉ nha khoa cho trẻ em
Nhiều người quan niệm rằng trẻ em không cần thiết phải sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng, nhưng điều này hoàn toàn không đúng sự thật. Trên thực tế, các bậc cha mẹ nên tập cho bé thói quen sử dụng chỉ nha khoa đúng cách thật sớm từ 5 – 6 tuổi để hình thành thói quen tốt, giúp con trẻ có được hàm răng chắc khỏe sau này.
Việc tập cho trẻ thói quen dùng chỉ nha khoa giúp các bé có thể tự vệ sinh sạch sẽ mảng bám giữa các kẽ răng mà bàn chải không thể làm sạch hoàn toàn, do các bé thường ham chơi, hay hấp tấp, vội vàng trong quy trình vệ sinh răng miệng, không chải răng kỹ càng sau khi ăn, dẫn tới tích tụ mảng bám ở khe răng dẫn đến tình trạng sâu răng vô cùng phổ biến ở trẻ nhỏ.
Chỉ nha khoa là một công cụ đắc lực hỗ trợ quá trình vệ sinh răng miệng của bạn được hiệu quả hơn, nhưng hiển nhiên chúng chỉ có thể đạt hiệu quả tối đa khi được sử dụng đúng cách. Nha khoa BeDental hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã có được cái nhìn đầy đủ về lợi ích, cách sử dụng cũng như những điều cần tránh khi sử dụng chỉ nha khoa.
V. Lời khuyên từ các chuyên gia nha khoa để sử dụng các sản phẩm một cách đúng cách
Dưới đây là một số lời khuyên từ các chuyên gia nha khoa để sử dụng các sản phẩm một cách đúng cách:
- Chổi đánh răng: Chọn chổi đánh răng có độ cứng phù hợp với tình trạng răng miệng của bạn, sử dụng động tác đánh răng đúng cách bằng cách đánh răng theo hình xoắn ốc và đánh răng ít nhất hai lần một ngày.
- Kem đánh răng: Chọn kem đánh răng có chứa fluoride, một thành phần quan trọng trong việc ngăn ngừa sự hình thành của sâu răng và bảo vệ men răng. Sử dụng đúng lượng kem đánh răng và đánh răng trong ít nhất 2 phút.
- Sản phẩm chăm sóc răng miệng khác: Sử dụng sợi răng, nước súc miệng, và bàn chải răng điện để đảm bảo vệ sinh răng miệng tốt nhất. Tuy nhiên, trước khi sử dụng các sản phẩm này, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa.
- Ăn uống: Hạn chế sử dụng các loại đồ uống có đường và thức ăn có nhiều đường, đồ ngọt, uống nhiều nước sau khi ăn để rửa sạch răng miệng và giảm thiểu sự hình thành của sâu răng.
- Thăm khám định kỳ: Thăm khám nha khoa định kỳ ít nhất hai lần một năm để phát hiện và điều trị các vấn đề răng miệng sớm nhất có thể.
Tư vấn chuyên môn bài viết:
BÁC SĨ DƯƠNG THỊ THÙY NGA
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN
CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Website: https://bedental.vn/
HÃY ĐỂ LẠI THÔNG TIN ĐẶT LỊCH ĐỂ ĐƯỢC BEDENTAL TƯ VẤN THÊM