Trẻ em dưới 16 tuổi thường có tỉ lệ bị sâu răng cao. Vậy nguyên nhân sâu răng trẻ em là do đâu? Tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa sâu răng trẻ em sẽ giúp bạn có thể cải thiện được tình trạng sức khỏe răng miệng của bé.
Nếu qua độ tuổi này trẻ chưa mọc đủ 16 chiếc răng có nghĩa là trẻ đang mọc răng chậm và cần được đưa đến nha khoa để thăm khám. Sâu răng trẻ em là tình trạng vi khuẩn tấn công vào men răng gây tổn thương răng của bé. Đối với trẻ em chưa thay răng sữa sẽ có nguy cơ bị sâu răng cao hơn so với trẻ đã thay răng vĩnh viễn. Răng sâu thường ngả vàng hoặc có những vết trắng, đen trên răng, răng bị mẻ vỡ tạo ra các lỗ hổng…gây đau nhức, ảnh hưởng đến sinh hoạt của bé.
Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em
Trẻ em bị sâu răng sữa do rất nhiều nguyên nhân, do thói quen ăn uống, sinh hoạt hoặc do bẩm sinh răng yếu…Sâu răng ở trẻ rất phổ biến thường do một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất vì khuẩn gây sâu răng.
Vi khuẩn gây sâu răng chủ yếu là chủng vi khuẩn Streptococcus Mutans. Ngoài ra còn có một số chủng vi khuẩn khác như Actinomyces, Lactobacillus… cũng được xếp vào nhóm vi khuẩn có khả năng gây sâu răng hàm ở trẻ em. Khi các mảng thức ăn thừa bám vào răng, sẽ được vì khuẩn biến thành axit và bào mòn răng dẫn đến sâu răng ở trẻ nhỏ. Khi độ pH trong miệng bé hơn 5 sẽ làm các hủy khoáng bị tổn thương, mất mô cứng và sâu răng trẻ em.
Thứ hai: Men răng yếu.
Sâu răng sữa ở trẻ là dấu hiệu của men răng yếu. Vì men răng sữa thường mềm và mỏng hơn so với răng vĩnh viễn, chính vì vậy trường hợp em bé bị sâu răng sữa rất phổ biến. Trẻ em càng nhỏ thì răng sữa càng yếu, em bé bị sâu răng cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.
Thứ ba: Hình dạng răng
Răng có nhiều hố rãnh hay kẽ răng sẽ dễ bị sâu răng hơn các răng có bề mặt trơn láng. Các mảng bám thường bị mắc kẹt ở các rãnh và khó có thể làm sạch nên gây tình trạng trẻ bị sâu răng.
Răng có hình dáng bất thường như rằng đôi, răng dính, núm phụ…cũng có nguy cơ bị sâu cao hơn.
Thứ tư: Vị trí mọc răng.
Răng trẻ mọc ngang, mọc lệch, mọc chen chúc nhau cũng là một trong những nguyên nhân gây khó khăn trong quá trình làm sạch mảng bám dẫn đến sâu răng.
Thứ năm: Nước bọt.
Nước bọt đóng vai trò làm sạch các mảng bám, tạo lớp màng mỏng bảo vệ răng và cung cấp chất khoáng để phòng ngừa sâu răng. Khi khô miệng cũng sẽ dẫn đến tình trạng em bé sâu răng.
Thứ sáu: Chế độ ăn nhiều đường.
Bé sâu răng do ăn thực phẩm có chứa nhiều đường cũng là nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ. Chẳng hạn như ăn kẹo bị sâu răng. Ngoài ra, thói quen ăn trước khi đi ngủ hoặc uống sữa bằng bình cũng gây sâu răng em bé
Thứ bảy: Vệ sinh răng miệng.
Chải răng, vệ sinh răng miệng không đúng cách là nguyên nhân phổ biến gây sâu răng trẻ em và cả người lớn tuổi
Dấu hiệu sâu răng ở trẻ.
Dấu hiệu trẻ bị sâu răng được xác định dựa trên:
- Bề mặt răng bị tổn thương xuất hiện các vết trắng đục hoặc ngã văng.
- Khi thổi khô răng nhận thấy trên bề mặt răng có những vệt trắng đục.
- Khi dùng đèn sợi quang chiếu vào răng, nhận thấy bề mặt tối trên nền sáng của răng. Đó là hiện tượng tán xạ ánh sáng khi răng bị tổn thương.
- Vùng răng bị tổn thương thay đổi trên nền phát huỳnh quang của men răng màu xanh lá cây.
- Vùng bị tổn thương răng mất đồ khoáng khi đo bằng thiết bị laser huỳnh quang.
Một số triệu chứng sâu răng trẻ em:
- Khi trẻ em bị sâu răng sẽ có cảm giác đau nhức răng, các cơn đau có thể kéo dài tùy theo mức độ sâu răng.
- Các cơn đau răng có thể kèm theo sốt.
- Sưng má.
- Nổi mủ.
- Răng trở nên nhạy cảm khi ăn các thực phẩm nóng, lạnh ê buốt đau nhức.
- Em bé sâu răng khóc.
- Hơi thở có mùi.
Chẩn đoán trước khi điều trị sâu răng ở trẻ em
Bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành chẩn đoán tình trạng lỗ sâu răng trẻ em qua các đặc điểm.
- Vị trí: Các mặt nhai của răng bao gồm: Mặt trong, mặt ngoài…
- Độ sâu: Tổn thương men răng, ngà răng, tủy răng.
- Đáy: Đáy lỗ sâu mềm hoặc cứng tùy theo mức độ sâu răng.
- Màu sắc: Răng có màu trắng đục, ngả vàng, nâu, đen.
- Sử dụng phương pháp thổi thủy, làm khô răng…để kiểm tra tình trạng sâu.
- Thổi hơi nóng, lạnh: Nếu bị sâu răng bạn sẽ cảm thấy đau và ê buốt khi tiếp xúc với không khí nóng và lạnh, hết đau khi ngừng thổi.
- Chụp X-quang: Cho thấy các vùng tổn thương răng chính xác nhất.
Điều trị sâu răng trẻ em.
Tùy theo mức độ nghiêm trọng, sâu răng trẻ em sẽ được bác sĩ nha khoa chỉ định điều trị với tiêu chí có thể bảo toàn được răng.
Trường hợp răng vừa mới chớm sâu:
Sâu răng trẻ em vừa mới chớm, sẽ được các bác sĩ nha khoa tăng cường tái khoáng bằng cách:
- Phục hồi tổn thương răng, ngăn chặn quá trình hủy khoáng.
- Sử dụng liệu pháp Fluor để bổ sung khoáng cho răng, tăng cường tái khoáng. Fluor có thể ở dạng del, dung dịch, vecni áp lên bề mặt sâu răng.
- Bổ sung canxi cho răng ở dạng gel. Bôi lên bề mặt cần tái khoáng
- Chỉ định bệnh nhân dùng kem đánh răng có chứa Fluor.
- Thiết lập chế độ ăn uống hợp lý để giúp bé bị sâu răng bổ sung canxi.
Trường hợp đã hình thành lỗ sâu răng:
- Các bác sĩ sẽ tiến hành lấy phần mô răng bị sâu ra ngoài.
- Sau đó hàn trám, hoặc bọc răng sứ để bảo vệ mô và tuỷ răng chưa bị tổn thương.
Trường hợp sâu răng trẻ em đã tổn thương đến tủy.
- Đầu tiên, bác sĩ nha khoa sẽ làm sạch tủy răng.
- Sau đó đổ hỗn hợp composite vào ống tủy sau khi đã làm sạch.
- Cuối cùng hàn trám răng.
Trong một số trường hợp, khi răng trẻ bị sâu quá nặng và tổn thương tủy không thể phục hồi, các bác sĩ nha khoa sẽ nhổ bỏ chiếc răng sâu. Nếu răng sâu bị loại bỏ là răng vĩnh viễn bạn nên trồng răng giả cho bé để giúp cấu trúc răng hàm của trẻ phát triển bình thường, không gây xô lệch, biến dạng khuôn mặt.
Nếu trẻ em bị sâu răng hàm nhưng chưa thể đến nha khoa điều trị kịp thời, bạn có thể sử dụng một số mẹo chữa sâu răng cho trẻ tại nhà để làm giảm các cơn đau, ê buốt. Tuy nhiên, các mẹo làm giảm đau răng không thể hoàn toàn trị được các cơn đau răng ở trẻ. Sâu răng trẻ em chỉ có thể được điều trị dứt điểm tại các cơ sở nha khoa uy tín.
Phòng ngừa sâu răng cho trẻ.
Để phòng sâu răng cho trẻ, các bậc phụ huynh phải thường xuyên nhắc nhở trẻ chăm sóc răng miệng đúng cách, vì trẻ em rất cần sự giám sát của các bậc phụ huynh mới có thể nghiêm túc thực hiện chăm sóc răng miệng.
- Nhắc nhở trẻ đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và đánh răng đúng cách. Phương pháp đánh răng đúng cách là cầm bàn chải 45 độ, xoay bề mặt bàn chải vào phần nướu răng. Sau đó, di chuyển bàn chải lên xuống theo bề mặt răng. Cuối cùng xoay tròn bàn chải và lùi dần ra phía ngoài. Không đánh răng theo chiều ngang.
- Sử dụng kem đánh răng có chứa Fluor, bổ sung canxi.
- Thiết lập chế độ ăn uống hợp lý, cho trẻ kiêng ăn thực phẩm chứa nhiều đường. Bổ sung rau, trái cây vào thực đơn của bé.
- Lấy cao răng định kỳ.
- Trám bít các lỗ sâu răng vừa mới chớm.
- Thăm khám sức khỏe răng miệng 6 tháng/lần.
Cơ sở điều trị sâu răng trẻ em uy tín.
Điều trị sâu răng trẻ em là được thực hiện nhanh chóng và đơn giản. Tuy nhiên, nếu không tìm được nha khoa uy tín thì tình trạng sâu răng sẽ không được giải quyết triệt để. Đặc biệt, với tình trạng sâu răng cần được lấy tủy, nếu bác sĩ nha khoa không chuyên nghiệp, tủy răng sẽ không được làm sạch triệt để và bạn có thể trải qua quá trình lấy tủy nhiều lần. Trong tủy răng có chứa nhiều dây thần kinh nên bạn cần phải cân nhắc đến khám tại nha khoa uy tín.
Nha khoa BeDental điều trị sâu răng trẻ em an toàn.
- Đội ngũ bác sĩ nha khoa chuyên nghiệp.
- Thiết bị công nghệ hiện đại.
- Quy trình thăm khám, kiểm tra nghiêm ngặt và kỹ lưỡng
- Chi phí điều trị hợp lý.
Phần Kết.
Sâu răng trẻ em là tình trạng phổ biến nên được điều trị ngay nếu phát hiện, tránh tình trạng sâu răng trở nên nặng hơn khiến trẻ đau đớn và gặp khó khăn trong sinh hoạt. Sâu răng trẻ em nếu ở mức nghiêm trọng có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng máu. Để đảm bảo an toàn cho bé bạn nên đưa bé đi khám răng định kỳ. Trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ bị sâu răng nên các mẹ hãy lưu ý nhé! Nếu bạn cần tư vấn thêm về sức khỏe răng miệng hãy liên hệ với BeDental, chúng tôi sẽ nhanh chóng giải đáp thắc mắc của bạn.
Tư vấn chuyên môn bài viết:
BÁC SĨ VÕ HUY VI
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN
CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Website: https://bedental.vn/
ĐỂ LẠI THÔNG TIN NẾU BẠN MUỐN NHA KHOA TƯ VẤN THÊM
Pingback: Có nên cho trẻ em dùng kem đánh răng của người lớn? 1 số lưu ý khi sử dụng kem đánh răng cho trẻ em – Be Dental