Thư viện chuyên khoa

Rối loạn thái dương hàm – Nguyên nhân và các bài tập giảm đau

Stress, sự ăn khớp của các răng không tốt, mất răng lâu ngày không trồng răng giả có thể tiến triển thành bệnh rối loạn thái dương hàm nguy hiểm.

1) Rối loạn thái dương hàm là gì?

Rối loạn thái dương hàm là bệnh lý có xu hướng tăng gần đây. Do bệnh tiến triển thầm lặng hoặc mãn tính lâu dài với những triệu chứng ban đầu nghèo nàn và ít ảnh hưởng đến sinh hoạt của bệnh nhân nên thường được phát hiện chậm trễ. Khi bệnh tiến triển sẽ dẫn đến sự huỷ hoại những cấu trúc của khớp thái dương hàm, làm đau khớp, đau cơ khiến hoạt động nhai, ăn, nói chuyện của bệnh nhân trở nên khó khăn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Rối loạn thái dương hàm

Hàm dưới chúng ta giống như vòng cung, được treo vào sọ não bởi hai khớp thái dương hàm hai bên phải và trái. Các cơ hàm bám xung quanh hàm dưới giúp hàm dưới vận động để há, đóng, sang bên, ra trước. Các răng trên hàm trên và hàm dưới ăn khớp đúng với nhau giúp sự nhai, nuốt, nói được dễ dàng, thuận lợi. Rối loạn thái dương hàm là hội chứng mô tả các rối loạn ở khớp thái dương hàm, cơ hàm và sự ăn khớp giữa các răng.

Một số bệnh nhân có thể thích ứng được nhưng cũng có một số bệnh nhân không thích ứng dẫn đến biến dạng và hư hỏng các cấu trúc giải phẫu trong khớp thái dương hàm , đau khớp, đau cơ, không há miệng được gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Rối loạn thái dương hàm có hai nhóm triệu chứng chính là đau và loạn năng.

– Đau: Đau ở cơ hàm và khớp thái dương hàm, đau xuất hiện khi không hoặc có cử động hàm.

– Loạn năng: Há miệng hạn chế, không há lớn được, khi há có tiếng kêu lụp cụp ở khớp thái dương hàm, khi há hàm dưới bị lệch và không thẳng.

Rối loạn thái dương hàm có thể gây ra loạn năng
Rối loạn thái dương hàm có thể gây ra loạn năng

2) Nguyên nhân gây rối loạn thái dương hàm:

– Sự ăn khớp của các răng không tốt do mất răng lâu ngày không trồng răng giả dẫn đến tình trạng răng bên cạnh nghiêng vào khoảng mất răng và răng đối diện tụt sâu hoặc một số răng mọc lệch làm rối loạn sự ăn khớp giữa các răng.

– Các miếng trám và răng giả làm cho hàm dưới vận động không thoải mái.

– Chấn thương ở khớp thái dương hàm.

– Thói quen siết chặt răng.

– Stress.

stress có thể gây ra rối loạn thái dương hàm

– Khiếm khuyết cấu trúc của khớp thái dương hàm.

– Bệnh lý toàn thân: Viêm đa khớp và viêm khớp dạng thấp.

Rối loạn thái dương hàm cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. Ngày nay có hai phương pháp là điều trị xâm lấn và không xâm lấn:

– Điều trị không xâm lấn: điều chỉnh hành vi và nhận thức sai lệch của bệnh nhân, vật lý trị liệu bài tập cho cơ hàm và cổ, điều trị bằng thuốc để cải thiện triệu chứng, mang máng bằng nhựa cứng trong miệng (máng nhai) để thư giãn cơ, giảm tải áp lực lên khớp và làm tăng sự ăn khớp các răng của bệnh nhân.

– Điều trị xâm lấn: mài chỉnh trên răng thật loại bỏ các vướng, cộm làm hàm dưới vận động không thoải mái, làm răng giả cho các răng đã mất, chỉnh hình các răng lệch lạc , phẫu thuật can thiệp trực tiếp vào khớp thái dương hàm.

Phòng ngừa rối loạn thái dương hàm

– Các răng lệch lạc nên chỉnh hình.

– Không để mất răng (vệ sinh răng miệng đúng cách để phòng ngừa bệnh nha chu và bệnh sâu răng)

– Nếu mất răng cần trồng răng giả càng sớm càng tốt.

– Tránh thói quen xấu như siết chặt răng, nghiến răng, cắn vật cứng.

– Nhai hai bên, tránh nhai một bên.

– Không thường xuyên há lớn và lâu.

– Thường duy trì hàm dưới ở tư thế nghỉ ngơi: thư giãn cơ, lưỡi đặt mặt trong răng cửa giữa hàm trên, các răng hàm trên và dưới không chạm nhau.

– Giảm stress.

– Tạo lối sống lành mạnh và phải biết cách thư giãn.

3) Các bài tập giảm đau thái dương hàm

1.Bài Tập Làm Cho Cơ Hàm Chắc Khoẻ Hơn

Khi bạn đang phải đối mặt với những cơn đau đớn và khó chịu do một vấn đề liên quan đến TMJ, các bài tập cho khu vực này có thể không quá hữu ích. Nhưng, theo Học viện Bác sĩ Gia đình Mỹ, sau khi cơn đau đã dần biến mất, bạn có thể thực hiện một số bài tập làm cho cơ hàm chắc khoẻ hơn để ngăn ngừa tình trạng này tái phát. Những bài tập này liên quan đến việc mở và khép miệng khi gây một chút lực cản lên cằm của bạn.

Để thực hiện bài tập mở miệng với lực cản, hãy đặt một ngón tay cái dưới cằm rồi từ từ ấn ngón tay cái vào cằm. Khi bạn ấn ngón tay cái vào cằm, thì đồng thời mở miệng thật chậm rãi và giữ tư thế đó trong một vài giây trước khi từ từ khép miệng lại.

Để thực hiện bài tập khép miệng với lực cản, hãy đặt ngón trỏ và ngón cái ở cùng một bàn tay để bóp trên phần xương hàm ngay giữa cằm và môi dưới của bạn. Vừa bóp cằm bạn vừa nhẹ nhàng khép miệng lại.

2. Bài tập kéo căng hàm

Nhẹ Nhàng kéo căng hàm và các khớp xung quanh hàm cũng có thể giúp ngăn ngừa cơn đau TMJ tái phát. Một trong những phương pháp để kéo căng hàm bao gồm ấn đầu lưỡi vào vòm miệng và sau đó từ từ mở miệng hết mức có thể mà không làm miệng bị đau. Nếu bạn cảm thấy đau, hãy ngừng thực hiện bài tập vì đó là dấu hiệu của việc bạn cần thêm thời gian thì mới có thể thực hiện bài tập.

Những bài tập kéo căng cơ hàm thông thường sẽ tập trung vào việc làm cho hàm có thể di chuyển càng nhanh càng tốt mà không gây đau đớn cho bạn. Để thực hiện được bài tập trên thành công, hãy thực hiện theo các bước sau:

Bắt đầu với việc khép miệng và để hàm trong tư thế thư giãn nhất có thể. Khi hai hàm của bạn cách nhau một khoảng nhất định, hãy từ từ mở miệng rộng hết sức có thể trong khi ngước mắt lên phía trên. Giữ nguyên tư thế đó trong khoảng vài giây, sau đó từ từ khép miệng lại.

Các bài tập điều trị rối loạn thái dương hàm

Khi khép miệng lại, hãy di chuyển cơ hàm sang bên trái trong khi nhìn sang bên phải của bạn (không quay cổ hay quay đầu) . Giữ nguyên tư thế này trong khoảng vài giây và sau đó di chuyển về tư thế ban đầu. Lặp lại quá trình như trên, nhưng lần này di chuyển hàm của bạn sang bên phải trong khi nhìn sang bên trái của bạn.

3.Bài Tập Thư Giãn

Các bài tập giúp bạn thư giãn cũng có thể giúp giảm đau TMJ – đặc biệt là nếu nguyên nhân đau liên quan đến căng thẳng. Phòng khám Mayo khuyến cáo cần thực hiện một số bài tập để giúp giảm căng cơ hàm. Nếu bạn cảm thấy căng cơ hàm, hãy thử hít vào khoảng năm hoặc mười lần, sau đó thở ra từ từ. Mặc Dù không phải là một hình thức tập thể dục, học cách giảm bớt căng thẳng trong cuộc sống có thể vô cùng hiệu quả trong việc làm giảm bớt khó chịu do các vấn đề liên quan đến TMJ gây ra

Điều quan trọng nhất bạn cần phải ghi nhớ khi thử bất kỳ bài tập giảm đau khớp thái dương hàm nào là các bài tập này không được làm tổn thương cơ hàm của bạn. Đau khi kéo căng cơ hàm hoặc khi mở miệng là dấu hiệu cho biết bạn nên đến khám nha sĩ hay bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Nếu cần thiết, nha sĩ có thể kiểm tra sức khoẻ răng miệng của bạn và khuyến nghị thực hiện một liệu trình điều trị khác.

BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

CHI NHÁNH HÀ NỘI

CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090

CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam -  093 181 0680

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN

CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

Website: https://bedental.vn/

 

HƯỚNG DẪN ĐI KHÁM TẠI BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT TRUNG ƯƠNG NĂM 2023

CÓ NÊN NIỀNG RĂNG TRẢ GÓP HAY KHÔNG?

Xem thêm bài viết >> BỆNH LÝ THÁI DƯƠNG HÀM: HÁ MIỆNG CÓ TIẾNG KÊU

Rate this post

1 thoughts on “Rối loạn thái dương hàm – Nguyên nhân và các bài tập giảm đau

  1. Pingback: Bệnh động kinh – 1 số nguyên nhân và biểu hiện – Be Dental

Comments are closed.