Thư viện chuyên khoa

TRẺ MỌC RĂNG LẪY LÀ GÌ? HƯỚNG DẪN BỐ MẸ XỬ LÝ KHI TRẺ MỌC RĂNG LẪY ĐÚNG CÁCH 

Trẻ mọc răng lẫy là một hiện tượng phổ biến thường xảy ra đối với trẻ em trong giai đoạn thay răng. Hiện tượng răng mọc lẫy là một hiện tượng không bình thường và có nguy cơ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc bố mẹ lơ là bỏ qua hay xử lý răng mọc lẫy không đúng cách cũng sẽ để lại nhiều hậu quả đáng tiếc. Nếu bé yêu nhà bạn đang có hiện tượng răng mọc lẫy, bạn đừng chủ quan, hãy dành ít phút tham khảo bài viết sau đây nhé.

Hiện tượng trẻ mọc răng lẫy là gì?

Hiện tượng trẻ mọc răng lẫy là gì? Hiện tượng trẻ mọc răng lẫy thường xảy ra trong giai đoạn các bé thay răng sữa thành răng vĩnh viễn. Khi đó, răng vĩnh viễn sẽ mọc sai vị trí tiêu chuẩn trên hàm, khiến răng mọc không thẳng. Và điều đáng nói là răng sữa cũng không tiêu. Cuối cùng dẫn đến tình trạng trẻ bị thừa răng, răng mọc xô lệch, lởm chởm.

Xem thêm bài viết: Hàm răng chuẩn

Vị trí xuất hiện trẻ mọc răng lẫy

Trẻ mọc Răng lẫy hàm trên. Đây là trường hợp phổ biến nhất và bố mẹ cũng rất dễ phát hiện. Bởi răng mọc lệch ra khỏi hàm gây mất thẩm mĩ. Răng vĩnh viễn mọc chen chúc với các răng sữa xung quanh nó. Trẻ em khi có răng mọc lẫy khi đã có nhận thức, sẽ rất dễ mặc cảm, tự tin, trầm cảm do tự so sánh mình không giống với bạn bè đồng trang lứa.

Hiện tượng trẻ mọc răng lẫy là gì?
Hiện tượng trẻ mọc răng lẫy là gì?

Trẻ mọc Răng lẫy ngược vào trong. Xảy ra khi răng vĩnh viễn không tìm được vị trí để mọc răng và phần nướu to còn nhiều khoảng trống tạo cơ hội cho răng mọc lên. 

Răng mọc lẫy hàm dưới. Sẽ không gây mất thẩm mĩ nhiều như răng mọc lẫy hàm trên nhưng sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm mà bố mẹ không nên chủ quan. Răng mọc lẫy hàm dưới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khung hàm, khớp cắn bị lệch. Từ đó gây ra khó khăn khi nhai thức ăn, tạo nhiều khoảng trống để thức ăn thừa, vi khuẩn tồn tại và phát triển gây ra hiện tượng sâu răng.

Hiện tượng trẻ mọc răng lẫy là gì?
Hiện tượng trẻ mọc răng lẫy là gì?

Các dấu hiệu nhận biết trẻ mọc răng lẫy sớm

Các dấu hiệu nhận biết trẻ mọc răng lẫy sớm? Hiện tượng trẻ mọc răng lẫy hoàn toàn có thể phát hiện bằng việc kiểm tra ở nhà. Bố mẹ có thể dựa vào một số đặc điểm sau:

  • Trẻ hay quấy khóc, cảm thấy đau nhức trong miệng, vùng thái dương.
  • Hàm răng lệch lạc do các răng mọc chen chúc lên nhau.
  • Răng mọc bị hô, móm, răng thưa cách xa nhau.
  • Khi bé thay răng vĩnh viễn mà răng sữa vẫn không có bất kì dấu hiệu rụng hay lung lay.

Nguyên nhân trẻ răng mọc lẫy?

Xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến tình trạng răng trẻ mọc lẫy. Bố mẹ có thể tham khảo để ngăn ngừa tình trạng bé bị răng mọc lẫy:

Trẻ thiếu vitamin, khoáng chất: Điều này sẽ khiến răng vĩnh viễn mọc lệch, hoặc răng mọc sớm khi răng sữa vẫn chưa rụng.

Răng sữa bị sâu: Tác động trực tiếp vào chân răng, ảnh hưởng đến quá trình thay răng vĩnh viễn sau này.

Cung hàm bị hẹp:  Khiến răng vĩnh viễn không đủ chỗ để mọc, dẫn đến răng mọc xô lệch, sai vị trí.

Các dấu hiệu nhận biết trẻ mọc răng lẫy sớm
Các dấu hiệu nhận biết trẻ mọc răng lẫy sớm

Răng sữa mất sớm: Răng sữa dù thời gian tồn tại của nó ngắn nhưng răng sữa có vai trò định hướng vị trí mọc đúng cho răng vĩnh viễn. Nếu răng sữa mất sớm, răng vĩnh viễn sẽ khó xác định đúng vị trí để mọc, dẫn đến hiện tượng trẻ mọc răng lẫy.

Xương hàm từng bị tổn thương: Các bé hiếu động hay chạy nhảy rất dễ bị té và tổn thương vùng xương hàm. Dù hiếm gặp nhưng đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ mọc răng lẫy.

Gen di truyền: Do bố mẹ, ông bà có tiền sử về răng hô, móm, thưa, khấp khểnh thì bé rất dễ mang gen di truyền răng moc lẫy.

Ảnh hưởng của tình trạng răng mọc lẫy

Việc răng mọc lẫy có thể gây ra nhiều vấn đề đối với hoạt động hàng ngày của trẻ. Đầu tiên, về mặt thẩm mỹ, việc này có thể làm cho hàm răng của trẻ trở nên không đều và không đẹp mắt, ảnh hưởng đến diện mạo tổng thể của gương mặt. Điều này cũng có thể làm giảm sự tự tin của trẻ, đặc biệt khi họ bắt đầu giao tiếp với bạn bè trong thời gian thay đổi răng.

Thứ hai, về mặt chức năng, răng mọc lẫy có thể làm giảm khả năng nghiền nhai, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn của trẻ. Ngoài ra, việc có các chiếc răng không đều cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tăng nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe răng miệng như viêm nướu, sâu răng, v.v.

Trẻ mọc răng lẫy có thực sự nguy hiểm?

Nhiều bố mẹ xem hiện tượng răng mọc lẫy là bình thường. Chủ quan rằng khi trẻ thay hết răng sữa, các răng vĩnh viễn sẽ tự động điều chỉnh cho hợp với khuôn hàm. Tuy nhiên, nếu bé có hiện tượng răng mọc lẫy, bố mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế thăm khám ngay. Nếu để lâu sẽ rất dễ xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Các bệnh về răng miệng: Răng mọc lẫy, mọc lệch dẫn đến tình trạng khó vệ sinh răng, thức ăn thừa dễ bám vào răng, gây ra sâu răng, hôi miệng.

Trẻ mất tự tin: Bé không thể tự tin khi nói, cười vì có hàm răng mất thẩm mĩ, dẫn đến tâm trạng tự ti kéo dài, dần ảnh hưởng đến tính cách của con trẻ sau này.

Các bệnh khác: Có thể bạn không tin, nhưng răng mọc lẫy sẽ gây ảnh hưởng đến tiêu hóa của trẻ. Do răng mọc lệch dẫn đến khó khăn trong việc nhai thức ăn. Ngoài ra còn gây ra bệnh lệch thái dương hàm, khiến mặt bị lệch.

Răng mọc lẫy phải làm sao?

Răng mọc lẫy phải làm sao? Việc xử lí răng trẻ mọc lẫy không đúng cách sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, ngay khi phát hiện bé có răng mọc lẫy, bố mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế thăm khám và chữa trị.

Tại đây, các bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát và tìm ra nguyên nhân. Từ đó đưa ra giải pháp phù hợp. Có 2 phương pháp thường được sử dụng đó là nhổ răng và niềng răng.

Xử lí trẻ mọc răng lẫy đúng cách
Các dấu hiệu nhận biết trẻ mọc răng lẫy sớm? Xử lí trẻ mọc răng lẫy đúng cách

Nhổ răng. Do răng mọc lẫy là răng vĩnh viễn nên việc nhổ răng ở đây chính là nhổ răng sữa. Tạo điều kiện để răng mọc lẫy mọc đúng vị trí hơn.

Niềng răng. Đây là phương pháp thẩm mỹ răng tối ưu nhất dành cho các bé có răng mọc lẫy. Tuy nhiên, bé chỉ nên niềng răng từ năm 15 – 18 tuổi khi mà xương hàm đã ổn định.

Cách phòng tránh tình trạng răng mọc lẫy

Có một số cách để phòng tránh tình trạng răng mọc lẫy, bao gồm:

  • Chăm sóc răng miệng đúng cách: Đảm bảo răng miệng luôn sạch sẽ bằng cách đánh răng đúng cách ít nhất hai lần mỗi ngày và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch vùng răng khó vệ sinh.
  • Tránh nhai đồ cứng: Tránh ăn những loại thực phẩm cứng như kẹo cao su, bánh kẹo cứng, vì chúng có thể làm cho răng bị chảy sữa và ảnh hưởng đến việc răng mọc đúng vị trí.
  • Tránh dùng hít mũi: Hít mũi quá mạnh có thể gây ra áp lực đối với răng và dẫn đến tình trạng răng mọc lẫy. Thay vào đó, nên thổi mũi nhẹ nhàng để tránh tình trạng này.
  • Đi khám định kỳ: Đi khám nha khoa định kỳ ít nhất hai lần mỗi năm, để bác sĩ nha khoa có thể theo dõi tình trạng răng miệng của bạn và khuyên bạn cách chăm sóc răng miệng một cách tốt nhất.
  • Phát hiện và điều trị sớm: Nếu bạn phát hiện răng của bạn đang mọc lẫy hoặc bất kỳ vấn đề về răng miệng nào khác, hãy điều trị ngay lập tức để ngăn ngừa tình trạng răng mọc lẫy trở nên nghiêm trọng hơn.

Tuy nhiên, việc răng mọc lẫy không phải lúc nào cũng có thể được phòng ngừa, bởi vì một số trường hợp là do yếu tố di truyền hoặc do tình trạng răng miệng không phù hợp. Nếu bạn lo lắng về tình trạng răng của mình, hãy tìm kiếm ý kiến ​​của bác sĩ nha khoa để được tư vấn cụ thể.

Chăm sóc răng đúng cách hạn chế răng mọc lẫy

Ngay từ khi bé mọc răng, bố mẹ có thể ngăn ngừa hiện tượng trẻ mọc răng lẫy nhờ vào việc chăm sóc răng miệng đúng cách. 

Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin và khoáng chất, bổ sung canxi có trong thịt cá, hải sản, sữa,… Hạn chế đồ ngọt, bánh kẹo ngọt, đồ ăn vặt.

Vệ sinh răng miệng hằng ngày. Bố mẹ tập cho bé bỏ các thói quen xấu như mút tay, nghiến răng, đẩy lưỡi,… 

Cho bé khám răng định kỳ 6 tháng một lần để sớm phát hiện ra các vấn đề răng miệng và đưa ra hướng điều trị kịp thời.

ĐỂ LI THÔNG TIN NU BN MUN NHA KHOA TƯ VN THÊM




    Bằng việc ấn tiếp tục, bạn đồng ý cho chúng tôi liên lạc với bạn để có thêm thông tin

    BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

    CHI NHÁNH HÀ NỘI

    CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
    CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090

    CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

    CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
    CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam -  093 181 0680

    CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN

    CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090

    GIỜ HOẠT ĐỘNG:

    09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

    Website: https://bedental.vn/

     

    Khám phá top 13 nha khoa quận 1 chất lượng nhất cho những ai chưa biết!

    Cạo vôi răng

     

     

    Rate this post