Người tiểu đường có nhổ răng được không? 1 vài vấn đề răng miệng mà bệnh nhân tiểu đường hay gặp sẽ được bedental chia sẻ qua bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu nhé !
Bệnh tiểu đường là gì?
- Bệnh tiểu đường là một bệnh mãn tính khó có thể điều trị khỏi, theo nghĩa là mức đường huyết (glucose) quá cao.
- Các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường có thể phát triển trong miệng của bạn, do đó việc chăm sóc sức khoẻ răng miệng của bạn cũng sẽ dẫn đến phát hiện và điều trị sớm hơn.
- Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến quá trình kiểm soát đường huyết của con người do suy giảm bài tiết hormon insulin do thiếu khả năng trao đổi hoá học của insulin.
- Nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả, bệnh tiểu đường có thể dẫn đến sự tích luỹ lượng đường cao trong máu làm gia tăng nguy cơ tử vong.
- Ba loại bệnh tiểu đường chính có thể phát triển: loại 1, loại 2 và tiểu đường thai kỳ.
Tham khảo thêm : Đường – 6 điều cần phải lưu ý khi tiêu thụ chúng
Mối quan hệ hai chiều giữa hệ răng miệng và tiểu đường
- Người bị tiểu đường có nguy cơ cao mắc những vấn đề sức khoẻ răng miệng, vì dễ dàng bị nhiễm khuẩn và suy giảm tính kháng khuẩn xâm nhập vào nướu.
- Ở Hoa Kỳ, gần 21 triệu người mắc bệnh tiểu đường, các nhà nghiên cứu đã ghi nhận sự gia tăng các bệnh viêm nướu/lợi ở nhóm người tiểu đường trong vài năm trở lại đây.
- Hơn thế là bệnh nha chu nặng đã được liệt vào danh mục các biến chứng đi cùng với bệnh tiểu đường bao gồm suy tim, đột quỵ và bệnh suy thận.
- Nghiên cứu gần đây cho thấy mối quan hệ hai chiều giữa bệnh nha chu nặng và tiểu đường, bệnh tiểu đường thường mắc bệnh nha chu nặng, đồng thời cũng có nguy cơ ảnh hưởng đến lượng đường huyết trong máu có thể làm bệnh tiểu đường trở nên nặng hơn.
Bệnh tiểu đường có nhổ răng được không , có dẫn đến mất răng không?
- Thật không may, vấn đề nhiễm trùng răng miệng do bệnh nha chu cao hơn nhiều ở những người mắc bệnh tiểu đường. Tình trạng nhiễm trùng dẫn đến sự hư hỏng của mô mềm và mô liên kết bảo vệ răng.
- Dần dần, vùng bị viêm trở nên đáng sợ khi răng bị sưng, đau nhức và chảy máu khi ăn uống. Các giai đoạn tiến triển của bệnh cuối cùng sẽ dẫn đến việc phần răng bị viêm bong tróc hoặc buộc phải trám răng nhằm ngăn ngừa sự lan truyền nhiễm trùng.
- Và may mắn thay, các phương pháp điều trị nha chu bao gồm cạo vôi răng và làm nhẵn bề mặt gốc răng “có tác dụng trong việc kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.
- Bằng việc điều trị đồng thời nhiễm trùng miệng và lượng đường huyết cùng một lúc, bệnh nhân tiểu đường có thể hy vọng một kết quả khả quan hơn với điều trị nha sĩ cũng theo dõi tình trạng đường huyết mỗi ngày của họ.
Tham khảo thêm : Bệnh đái tháo đường và 1 số biến chứng thường gặp
Bệnh tiểu đường có nhổ răng được không, có dẫn đến nhiễm trùng răng?
- Mặc dù bản thân bệnh tiểu đường không phải là tác nhân của nhiễm trùng răng, nhưng căn bệnh mãn tính có thể tạo cơ hội cho sự bùng phát nhanh chóng hơn của các vấn đề sức khỏe răng miệng khác.
- Ví dụ, một nghiên cứu trên trẻ em cho thấy rằng trẻ mắc bệnh tiểu đường tuýp I có lượng nước miếng thấp hơn và tình trạng sâu răng cao hơn nhiều so với trẻ không mắc bệnh tiểu đường.
- Các nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ sâu răng liên quan đến răng già (răng cối) ở trẻ em cao hơn, và tỷ lệ này thấp hơn ở răng của trẻ.
- Tuỳ thuộc vào góc nhìn, có thể nói là Đúng, bệnh tiểu đường có thể dẫn đến nhiễm trùng răng.
- Bất cứ ai mắc bệnh tiểu đường nên thực hiện nghiêm túc việc xử lý cẩn thận những vấn đề về bệnh hôi miệng (xerostomia) và khử khoáng men răng trước khi sâu răng phát triển hoặc sâu răng lây nhiễm qua các răng kế cận.
Tham khảo thêm : Bệnh tiểu đường là gì? dấu hiệu nguyên nhân và cách điều trị tiểu đường
Tại sao người bệnh tiểu đường nên chú ý chăm sóc sức khỏe răng miệng?
Đường huyết cao đối với những người bệnh tiểu đường có thể gây ra một vài các vấn đề sau như:
- Nguy cơ viêm nhiễm cao: Người bệnh tiểu đường sẽ có nguy cơ cao bị phải những vấn đề răng miệng bao gồm viêm nhiễm nướu, nhiễm trùng nướu và viêm nhiễm xương hàm. Đường huyết không kiểm soát được có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và làm hỏng các mô trong miệng.
- Khả năng lành vết thương kém: Một số người bệnh tiểu đường có tốc độ lành vết thương yếu, điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng sau khi phẫu thuật răng hoặc điều trị nha khoa.
- Tương tác với thực phẩm và răng miệng: Một số loại thuốc điều trị tiểu đường có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng, ví dụ như làm hôi miệng hoặc gây sưng nướu
- Chính vì các lý do trên cũng là nguyên nhân gây nên những bệnh về răng miệng cho người bệnh tiểu đường, ví dụ như: viêm nhiễm nướu, viêm nhiễm xương hàm, sâu răng, sưng và xuất huyết nướu, . .. kèm theo những triệu chứng như nhiệt miệng, lở miệng, răng bị lung lay, . ..
- Do đó, người bệnh tiểu đường cần quan tâm cẩn trọng và kỹ lưỡng hơn nữa những vấn đề liên quan đến sức khoẻ răng miệng. Đặc biệt là vấn đề tiểu đường có nhổ răng được không?
Đau răng: Có phải bị bệnh tiểu đường?
- Bệnh tiểu đường có dẫn đến đau răng không? tiểu đường có nhổ răng được không ? Mặc dù sự xuất hiện của bệnh tiểu đường không phải là nguồn gốc của chứng đau răng, tuy nhiên nó có thể là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự xuất hiện của tình trạng nha khoa (có thể gây đau đớn).
- Bởi vì những vấn đề sức khoẻ răng miệng bao gồm sâu răng và bệnh viêm nướu – hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường – dẫn đến răng bị viêm, đau và sưng, vì vậy có thể nói rằng bệnh tiểu đường là một yếu tố quan trọng gây ra tình trạng sâu răng. Và tiểu đường có nhổ răng được không là một vấn đề nên cân nhắc.
- Nha sĩ sẽ điều trị đau răng tương tự như vậy với bệnh nhân không bị mắc tiểu đường: qua vật lý trị liệu, thuốc và có thể là cả việc uống thuốc tây.
Bị tiểu đường có nhổ răng được không?
- Người gặp vấn đề với răng miệng, bị sâu răng nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến việc nhai và sức khoẻ của họ. Người tiểu đường cũng giống như người khoẻ mạnh, cũng cần được nhổ răng nhằm không ảnh hưởng đến cuộc sống mỗi ngày.
- Tuy nhiên, việc nhổ răng cho người tiểu đường phải rất cẩn thận vì phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý của bệnh nhân tiểu đường.
- Bệnh tiểu đường làm suy giảm sức đề kháng, khiến vết thương lâu lành, suy giảm miễn dịch, khiến bệnh nhân dễ nhiễm khuẩn, . ..
- Một số biến chứng bệnh tiểu đường nêu trên tác động trực tiếp lên việc phục hồi sau khi nhổ răng đối với người tiểu đường gây ảnh hưởng xấu đối với sức khoẻ bệnh nhân.
- Vậy, tiểu đường nhổ răng được không? Câu trả lời là có. Người bệnh hoàn toàn có thể nhổ răng nếu lượng đường trong máu nằm dưới mức 7 – 10 mmol/lít. Còn nếu lượng đường trong máu vượt trên 10 mmol/lít người bệnh tuyệt đối không được nhổ răng.
- Người bệnh bị tiểu đường có lượng glucose trong máu vượt trên 10 mmol/lít sau khi nhổ răng có nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng vết thương, máu lâu đông nên dễ mất nhiều máu, vết rạch sau khi nhổ răng cũng khó lành. Bên cạnh đó, quá trình nhổ răng làm suy giảm sức khỏe của bệnh nhân, gây nhiều biến chứng sau nhổ răng .
- Trên thực tế, người bị bệnh tiểu đường thường dễ phát sinh các bệnh lý về răng miệng, trong đó có sâu răng, viêm nướu, tụ mủ dưới nướu răng, . .. nguyên nhân là do khoang miệng của họ thường xuyên tồn tại nhiều vi sinh vật có hại với độc tính phá hoại sự sản xuất insulin.
- Mà khi insulin bị suy giảm sẽ khiến lượng đường trong máu không được ổn định, tăng cao, sức đề kháng của bệnh nhân cũng suy giảm nghiêm trọng.
- Chính vì thế, muốn kiểm tra người bệnh tiểu đường nhổ răng được không, bạn nên chủ động tìm gặp các bác sĩ nha khoa được tư vấn và khám cụ thể. Nếu chỉ số đường huyết đạt ngưỡng bình thường thì người tiểu đường có nhổ răng được .
Tiểu đường có nhổ răng được và khi nhổ răng có đau không ?
Khi đi khám răng, người bệnh tiểu đường cần khai báo rõ tình trạng bệnh của bản thân giúp bác sĩ điều trị tìm ra hướng xử lý có nên nhổ răng hay không
Có thể mang theo phiếu khám bệnh định kỳ để chẩn đoán việc nhổ răng được chi tiết và chính xác hơn. Nếu bệnh nhân đang có lượng đường huyết trên mức 10 mmol/lít thì cần điều trị để hạ đường huyết dưới ngưỡng an toàn rồi mới có thể nhổ răng.
Để có thể nhổ răng an toàn đối với người bệnh bị tiểu đường, bệnh nhân nên tìm những cơ sở nha khoa uy tín có phương pháp nhổ răng tốt nhằm hạn chế các tai biến nghiêm trọng và giảm thiểu những tác động tiêu cực đến sức khoẻ bệnh nhân bị tiểu đường sau nhổ răng.
Thông thường, trước khi nhổ răng, những bác sĩ sẽ tiến hành theo dõi lượng đường huyết, đánh giá tình trạng sức khỏe đối với người tiểu đường rồi mới tiến hành nhổ răng.
Cách bảo vệ sức khoẻ răng miệng ở người tiểu đường
Cân bằng đường huyết giúp cải thiện sức khoẻ răng miệng
Dù như thế nào đi chăng nữa, bạn cũng phải kiểm soát thật tốt chỉ số đường huyết của mình sẽ có lợi mọi mặt về sức khoẻ, gồm cả răng miệng.
Nếu bạn làm cho lượng đường huyết tăng cao thường xuyên, vì các tác động của răng miệng thì bạn có nguy cơ bị hôi miệng, viêm nướu, rụng răng và nguy cơ nhiễm nấm gây ra bệnh loét miệng.
Thật không may mắn, việc nhiễm nấm cũng có thể làm tăng chỉ số đường huyết làm cho quá trình kiểm soát bệnh tiểu đường của bạn trở nên rất khó khăn. Chính vì vậy, bạn cần giữ vệ sinh răng miệng ở trong tình trạng tốt nhằm kiểm soát tốt chỉ số đường huyết của mình.
Việc kiểm soát tốt bệnh tiểu đường sẽ có lợi đối với sức khoẻ răng miệng. Nếu bạn không kiểm soát tốt bệnh lý, khiến chỉ số đường huyết tăng cao thường xuyên, bạn có nguy cơ bị hôi miệng, viêm nướu, rụng răng và nguy cơ nhiễm nấm gây ra chứng tưa miệng.
Vì việc nhiễm nấm cũng có thể làm tăng chỉ số đường huyết, nên vấn đề kiểm soát bệnh lý tiểu đường lại càng khó. Chính vì vậy, việc giữ vệ sinh răng miệng ở trong tình trạng tốt có thể giúp kiểm soát tốt chỉ số đường huyết.
Thường xuyên khám răng
Là một bệnh nhân tiểu đường, bạn sẽ thường xuyên bị viêm nhiễm vùng miệng, vì vậy khuyên bạn hãy thường xuyên khám răng ít nhất hai lần mỗi năm. Khi đến khám nha sĩ, bạn cần báo cáo tình trạng bệnh tiểu đường và bất kỳ loại thuốc điều trị tiểu đường mà bạn đang sử dụng.
Việc khám định kì và vệ sinh răng miệng thường xuyên có thể giữ cho răng miệng bạn mạnh khoẻ. Nha sĩ có thể hướng dẫn bạn các biện pháp bảo vệ tốt nhất đối với răng miệng ngay tại nhà riêng.
Chải răng đúng cách
Chải răng đều đặn hai lần mỗi ngày không những giúp bạn giữ được một hơi thở thơm mát, răng chắc khoẻ, đồng thời giúp bạn loại bỏ những vấn đề viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra.
Đừng tiết kiệm quãng thời gian trên. Nếu không bạn sẽ hối hận khi những mảng bám còn tồn động lâu trên răng sẽ là tác nhân gây ra những vấn đề răng nướu nguy hiểm về sau này. Ngoài ra, bạn cũng chớ quên vệ sinh mảng bám thường xuyên nhé.
Vệ sinh kẽ răng mỗi ngày
Vệ sinh kẽ răng giúp kiểm soát mảng bám hiệu quả. Chỉ nha khoa kết hợp lược chải kẽ răng có thể vệ sinh các khu vực mà bàn chải thường không làm sạch được.
Bạn nên thực hiện vệ sinh kẽ răng mỗi ngày với các dụng cụ đúng tiêu chuẩn. Hiện nay, có khá nhiều trang mạng xã hội với nhiều bài đăng hướng dẫn sử dụng chỉ nha khoa và lược chải kẽ răng khá bổ ích.
Dùng nước súc miệng mỗi ngày
Bạn nên sử dụng nước súc miệng diệt khuẩn mỗi ngày. Nước súc miệng làm sạch sẽ đường hô hấp, loại bỏ những mảng vụn thức ăn cứng đầu cũng như giúp ngăn ngừa hình thành mảng bám gây bệnh viêm nướu.
Bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của nha sĩ hoặc chuyên gia trong lĩnh vực nhằm chọn ra sản phẩm nước súc miệng thích hợp đối với bản thân.
Không hút thuốc lá
Thuốc lá gây nguy hiểm đối với sức khoẻ răng miệng của hầu hết mọi người. Huống chi nếu bạn là bệnh nhân tiểu đường sử dụng thuốc lá lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm nướu, viêm nha chu.
Thuốc lá có thể gây tổn thương lớp niêm mạc miệng và làm chảy máu chân răng (gây viêm nướu). Nó đẩy nhanh tốc độ huỷ sụn gây viêm nướu. Do đó, bạn nên tự động viên mình loại bỏ thuốc lá.
Nếu có răng giả, hãy chăm sóc thật kỹ
Một số người không may mắn phải dùng răng giả quá lâu hoặc với những bệnh nhân thường xuyên phải sử dụng răng giả hoặc mắc phải bệnh tiểu đường việc vệ sinh răng miệng vẫn là việc làm cần thiết mỗi ngày.
Hàm răng giả bị gãy hoặc bị hỏng có thể xảy ra viêm nhiễm ở nướu và niêm mạc miệng. Khi bạn bị tiểu đường, bạn có nguy cơ cao gặp phải bệnh nấm trên răng và những vấn đề của hàm răng giả cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
Do đó, bạn cần phải chú ý chăm sóc răng giả mỗi ngày nhằm làm giảm những nguy cơ về răng miệng. Nếu có bất cứ sự xáo trộn nào với hàm răng giả, bạn phải đến nha khoa để được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Lưu ý nếu có phẫu thuật răng miệng
Việc kiểm soát đường huyết giúp làm giảm nguy cơ viêm nhiễm và đẩy nhanh quá trình điều trị. Nếu bạn phải làm một cuộc phẫu thuật răng miệng, bạn nên nói với nha sĩ biết tình hình bệnh tiểu đường của bản thân.
Nếu các chỉ số đường huyết của bạn đang cao, bác sĩ có thể chỉ định việc trì hoãn phẫu thuật và tiến hành những phương pháp điều trị tiếp theo cho đến khi những chỉ số đường huyết đã được cải thiện.
Nếu bạn không bị tiểu đường, sức khỏe đã ổn, thì việc chủ động phát hiện sớm những bệnh lý răng miệng cũng là việc cần làm.
Nếu bạn nhận thấy nướu sưng đỏ, chảy máu chân răng, răng lung lay, hôi miệng, viêm nướu hay bất cứ dấu hiệu khác làm bạn lo ngại, vui lòng liên lạc và đặt lịch với bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm.
Tư vấn chuyên môn bài viết:
TS.BÁC SĨ NGUYỄN HỮU QUANG
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN
CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Website: https://bedental.vn/
Pingback: Nhổ răng khôn gây mê hay gây tê? – Be Dental