Nhổ răng khôn gây mê hay gây tê?
Trước khi nhổ răng khôn, rất nhiều người thắc mắc là Nhổ răng khôn gây mê hay gây tê?. Răng khôn luôn là một vấn đề khó chịu bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến cấu trúc hàm mà còn gây ra cảm giác đau đớn. Vì vậy hầu hết người có răng khôn đều chọn cách nhổ răng khôn đi. Tùy từng trường hợp mà bệnh nhân sẽ được gây tê hoặc gây mê.
1. Nhổ răng khôn gây mê hay gây tê có tác dụng gì?
Răng khôn là tên gọi của chiếc răng số 8 và cũng là chiếc răng hàm mọc cuối cùng ở mỗi bên hàm. Răng khôn thường chỉ xuất hiện ở người trưởng thành từ 16 – 30 tuổi.
Do là chiếc răng mọc cuối cùng trong vòm miệng nên thường không có đủ không gian để răng khôn có thể mọc bình thường nên chúng thường mọc lệch, mọc chen và xô lệch vào răng khác khiến người bệnh có cảm giác sưng, đau nhức, khó chịu.
Khi đó sẽ cần đến kỹ thuật nhổ răng nhằm loại bỏ răng khôn ra khỏi hàm. Nhổ răng khôn không được tiến hành tùy ý mà cần có chỉ định của bác sĩ. Việc nhổ răng có thể tác động đến các dây thần kinh nên sẽ có cảm giác đau đớn, đặc biệt là những chiếc răng khôn mọc ngầm. Do đó, sử dụng thuốc gây mê hoặc gây tê khi nhổ răng khôn là cần thiết.
Mục đích chính của việc gây tê hay gây mê khi nhổ răng khôn là giúp giảm bớt cảm giác khó chịu và đau đớn ở người bệnh. Sau khi gây tê hay gây mê, người bệnh không cảm thấy đau hay khó chịu, điều này tạo điều kiện để các thao tác của bác sĩ diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn, đồng thời hạn chế được những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.
2. Nhổ răng khôn gây mê hay gây tê? Khi nào nhổ răng khôn gây tê, gây mê?
Nhổ răng khôn gây mê hay gây tê? Tùy từng trường hợp mà bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc mê hoặc thuốc tê. Về bản chất, Nhổ răng thực chất chỉ là một kỹ thuật nha khoa đơn giản. Thông thường, để người bệnh không có cảm giác đau nhức, bác sĩ chỉ cần gây tê cục bộ tại vị trí răng sẽ nhổ. Tuy nhiên, có những trường hợp nhất định bác sĩ cần cân nhắc giữa việc gây tê hoặc gây mê.
2.1 Nhổ răng khôn gây mê hay gây tê? Trường hợp nhổ răng khôn gây tê
Hầu hết các trường hợp bệnh nhân khỏe mạnh và không có các vấn đề về tim mạch hay huyết áp sẽ tiến hành nhổ răng khôn gây tê. Bác sĩ sẽ tiến hành bôi hoặc tiêm thuốc gây tê vào vị trí răng sẽ nhổ và chờ vài phút để thuốc phát huy tác dụng. Sau đó quá trình nhổ răng khôn sẽ diễn ra như bình thường.
2.2 Nhổ răng khôn gây mê hay gây tê? Trường hợp nhổ răng khôn gây mê
Mặc dù là một kỹ thuật đơn giản nhưng trong những trường hợp nhất định, bệnh nhân sẽ được cân nhắc để tiến hành gây mê khi nhổ răng khôn. Mục đích của việc này là để đảm bảo quá trình nhổ răng diễn ra an toàn và không ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Một số trường hợp cần gây mê khi nhổ răng khôn như:
- Bệnh nhân có các vấn đề về tâm lý sợ hãi, thần kinh không ổn định, stress nặng… cần được gây mê khi nhổ răng khôn để đảm bảo trong quá trình nhổ răng người bệnh không có bất kỳ phản ứng tiêu cực nào.
- Bệnh nhân dị ứng hoặc có tiền sử dị ứng với các loại thuốc tê. Như vậy, gây mê là phương pháp duy nhất để người bệnh không cảm thấy khó chịu, đau nhức khi nhổ răng khôn.
- Các trường hợp nhổ răng phức tạp như răng khôn mọc ngầm hoặc nhổ cùng 1 lúc nhiều răng khôn. Việc gây mê sẽ giúp ổn định tâm lý người bệnh và đảm bảo hiệu quả của quá trình nhổ răng khôn.
- Bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính như huyết áp cao, tim mạch, suyễn, tiểu đường, suy thận,… Với những trường hợp này thì bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành gây mê và đồng thời việc nhổ răng cũng cần được thực hiện hết sức cẩn thận để không xảy ra biến chứng.
3. Nhổ răng khôn gây mê hay gây tê an toàn hơn?
Nhổ răng khôn gây mê hay gây tê an toàn hơn là băn khoăn của hầu hết mọi người. Trên thực tế, các chuyên gia cho rằng gây tê hay gây mê đều an toàn và không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh.
Việc nhổ răng khôn gây mê hay gây tê đều giúp người bệnh thoải mái và không phải chịu cảm giác đau đớn. So sánh giữa 2 phương thức có thể nói gây mê khi nhổ răng khôn sẽ có hiệu quả tốt hơn bởi tác dụng lâu dài của nó. Nhiều trường hợp nhổ răng phức tạp kéo dài nếu chỉ gây tê có thể gây ra gián đoạn bởi gây tê chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, nếu tiến hành gây mê người bệnh sẽ cần thời gian hồi sức để chờ thuốc mê hết tác dụng, đồng thời kỹ thuật này cũng đòi hỏi đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao nhằm đảm bảo gây mê diễn ra an toàn và hiệu quả. Ngược lại, gây tê khi nhổ răng khôn thì sau khi hoàn thành quá trình nhổ răng, người bệnh có thể ra về ngay bởi hoàn toàn tỉnh táo.
Trên đây là bài viết mà BeDental giải đáp về “Nhổ răng khôn gây mê hay gây tê?”. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, đừng ngần ngại nhắn tin cho BeDental để được tư vấn cụ thể!
Tư vấn chuyên môn bài viết:
BÁC SĨ DƯƠNG THỊ THÙY NGA
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN
CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Website: https://bedental.vn/