Thư viện chuyên khoa

10 Dấu hiệu mang thai và những lưu ý mẹ bầu cần biết

Những thay đổi của cơ thể thường khiến nhiều chị em phụ nữ lo lắng, bồn chồn vì không biết có phải mình đã có thai hay không. Những dấu hiệu mang thai dưới đây sẽ giúp chị em nắm rõ các cách nhận biết mang thai ngay từ những tuần đầu tiên để có thể chủ động hơn trong kế hoạch chăm sóc thai kỳ và chế độ dinh dưỡng hợp lý.

1.Những dấu hiệu nhận biết mang thai ban đầu 

Chậm kinh

Chậm kinh là một trong những dấu hiệu mang thai rõ nhất. Thực tế, đối với những người có kinh nguyệt đều,nếu quan hệ không dùng biện pháp tránh thai trong thời gian rụng trứng thì 2 tuần sau sẽ nhận được kết quả. Tới chu kỳ kinh nguyệt trong tháng tiếp theo mà chậm khoảng 3 ngày thì khả năng cao là đã có thai.

Chu kỳ kinh nguyệt – Các giai đoạn và cách tính

Thiet ke chua co ten 3.pdf 6 1
mẹ bầu cần lưu ý khi mang thai tuần đầu

Thay đổi khẩu vị

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, bạn có thể thèm ăn một số loại thực phẩm hoặc cảm thấy ghét bỏ những loại khác, thậm chí là những thứ mà trước đây bạn rất thích.

Mọi thứ sẽ ổn định trở lại bình thường trong tam cá nguyệt thứ hai của bạn. Vì vậy, miễn là bạn đang nhận được một lượng dinh dưỡng hợp lý, sự thay đổi khẩu vị này sẽ không gây hại tới bạn và em bé.

Xuất hiện dịch tiết ở âm đạo

Mang thai còn có thể nhận biết  dựa vào đặc điểm khí hư. Khí hư ở giai đoạn đầu mang thai có thể hơi ngả vàng do nội tiết tố thay đổi nhằm thích ứng với việc thai nhi tạo tổ trong tử cung và thường không có mùi. Một số trường hợp, khí hư có mùi hăng nhẹ nhưng không gây ngứa vùng kín.

Ốm nghén, buồn nôn và nôn

Cảm giác buồn nôn là điều rất phổ biến ở phụ nữ mang thai thời kỳ đầu, mặc dù đó không phải là với tất cả mọi người. Khoảng 50% đến 80% phụ nữ mang thai sẽ bị nôn hoặc cảm thấy buồn nôn. Điều đó có thể bắt đầu xảy ra bất cứ lúc nào từ 2 – 8 tuần sau khi bạn thụ thai. Nguyên nhân rất có thể là do mức độ hormone thai kỳ dao động…

Đi tiểu với tần suất nhiều lần trong ngày

Dấu hiệu mang thai sớm còn biểu hiện qua việc đi tiểu nhiều lần. Nguyên nhân do tử cung của mẹ phát triển và căng ra để chứa thai nhi, gây áp lực lên bàng quang và Hormone thai kỳ hCG khiến lượng chất lỏng trong cơ thể tăng lên và thận hoạt động hiệu quả hơn khiến mẹ bầu đi tiểu hơn bình thường.

Đi vệ sinh nhiều

Khi bạn đang mang thai, cảm giác muốn đi tiểu sẽ thường xuyên đến với bạn, đôi khi còn rỉ ra ngoài trước khi bạn kịp tới nhà vệ sinh.

Điều này xảy ra khi cơ thể bạn bơm nhiều máu hơn bình thường khi bạn mang thai, dẫn tới thận xử lý nhiều chất lỏng hơn bình thường, làm tăng lượng nước tiểu trong bàng quang của bạn. Hầu hết các bà mẹ đều có dấu hiệu này.

Mệt mỏi, nóng trong

Đúng vậy, mệt mỏi, nóng trong là một số triệu chứng phổ biến nhất trong thời kỳ đầu mang thai. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ nhiều hơn bình thường, và cảm giác nóng trong, bức bối luôn tồn tại. Tuy nhiên, những dấu hiệu này cũng dễ bị nhầm lẫn với dấu hiệu chuẩn bị hành kinh, nhưng có vẻ khi “bà dì” tới sẽ ít khi buồn ngủ như mang thai.

Thay đổi tâm trạng

dấu hiệu mang thai
phụ nữ đang mang thai dễ bị thay đổi tâm trạng

Những thay đổi về nồng độ hormone trong thai kỳ có thể khiến bạn cảm thấy cáu kỉnh và ủ rũ. Bởi vì nồng độ estrogen và progesterone của bạn tăng lên, bạn có thể cảm thấy dễ xúc động hơn hoặc cảm thấy chán nản, lo lắng và thậm chí hưng phấn. Nếu bạn tự nhiên cảm thấy tính cách của mình thay đổi thất thường, rất có thể bạn đang có em bé đó nhé.

Máu báo thai

Trong thời kỳ đầu mang thai, một số phụ nữ bị ra một lượng nhỏ máu, được gọi là máu báo thai (máu sau khi cấy ghép). Sự cấy ghép xảy ra khi trứng đã thụ tinh bám vào niêm mạc tử cung từ 10 – 14 ngày sau khi bạn thụ thai. Phân biệt máu báo thai và các kiểu máu khác như thế nào? Chẳng hạn như máu báo kinh nguyệt nhé. Máu báo thai ra một lượng rất ít, chỉ trong 1-2 ngày, có màu đỏ nâu hay nâm sẫm chứ không nhiều và tươi như kinh nguyệt.

Tóc rụng và bị xơ rối

Tinh thần căng thẳng, lo lắng, nội tiết tố thay đổi đặc biệt trong tam cá nguyệt đầu tiên sẽ khiến tóc yếu và dễ gãy rụng. Tuy nhiên tình trạng rụng tóc sẽ giảm ở những tháng cuối thai kỳ hoặc sau khi  sinh xong.

2.Thời điểm dùng que thử thai thích hợp 

Thiet ke chua co ten 3.pdf 5 1
Nên sử dụng que thử để biết chính xác mình có đang mang thai

Trên thực tế, có rất nhiều người không biết rằng thời điểm thử thai sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả. Với những người thử thai từ quá sớm, lượng HCG có trong nước tiểu là chưa đủ để cho thấy một kết quả chính xác. Và đối với trường hợp thử thai quá muộn thì lượng HCG lại quá lớn gây kết quả âm tính giả do que thử bị ức chế.

  • Thời điểm dùng que thử thai cho kết quả chính xác là sau khi giao hợp khoảng 10 ngày. Nếu thứ trước thời điểm này, kết quả sẽ không chính xác.
  • Thời điểm để kiểm tra có thể là bất cứ lúc nào trong ngày nhưng tốt nhất chị em nên thử vào buổi sáng sau khi vừa thức dậy, lấy lượng nước tiểu đầu tiên trong ngày.

 

Que thử thai – Cách sử dụng và những điều cần phải lưu ý

 

3. Những lưu ý khi mang thai tháng đầu tiên 

Ở giai đoạn đầu mang thai, thai nhi cần vừa mới hình thành nên cần được bảo vệ, chăm sóc hết sức cẩn thận. Mẹ cần lưu ý những điều sau đây trong sinh hoạt và chế độ ăn uống hàng ngày để đảm bảo sức khỏe tốt nhất, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.

  • Hạn chế nhuộm tóc, sơn móng tay, đi giày cao gót.
  • Không sử dụng hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá vì khói thuốc có chứa hơn 4.000 chất độc hoá học, nhiều nguy cơ gây hại cho thai nhi như sinh non, gặp khuyết tật, dị tật bẩm sinh, trí não và thể chất chậm phát triển,…
  • Hạn chế đứng hoặc ngồi trong thời gian dài để tránh tình trạng đau đầu gối và phù nề chân.
  • Không chơi những trò chơi cảm giác mạnh vì có thể tác động không tốt đến tinh thần của mẹ.
  • Tránh vận động mạnh, làm việc quá sức vì không chỉ  gây ảnh hưởng đến thai nhi mà còn làm sa tử cung.
  • Không ăn các thực phẩm chưa nấu chín, đồ uống chứa chất kích thích và các thực phẩm gây co thắt tử cung như mướp đắng, rau ngót, rau răm, đu đủ, cải xoăn,…
Thiet ke chua co ten 3.pdf 7 1
Tháng đầu tiên vô cùng quan trọng trong thai kì

4. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu khi mang thai tháng đầu 

Tháng đầu là thời kỳ thai nhi phát triển rất nhanh, nhất là các cơ quan quan trọng như não bộ, hệ thần kinh. Do đó, mẹ cần chú ý bổ sung đủ dinh dưỡng để đảm bảo em bé đủ dưỡng chất cũng như mẹ đủ sức khỏe. Cụ thể:

  • Protein: Mỗi ngày mẹ cần bổ sung thêm 10 – 18g protein qua các thực phẩm như trứng, cá, sữa,…
  • Sắt: Mẹ cần bổ sung thêm ít nhất 15g sắt mỗi ngày qua các thực phẩm như các loại hạt, tim, gan, rau xanh,…
  • Canxi: Canxi giúp hình thành xương và răng cho thai nhi. Mẹ có thể bổ sung qua các thực phẩm như hải sản như tôm, cua, ghẹ, các loại cá, trứng, sữa,…Nếu không cung cấp đủ canxi, mẹ bầu có thể cảm thấy đau nhức xương, thường xuyên bị chuột rút.
  • Axit folic: Loại vi chất này giúp làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Axit folic rất giàu trong cải bó xôi, súp lơ, ngũ cốc, các loại hạt,…
  • Các loại vitamin thiết yếu khác như vitamin D, vitamin C,…

Ngoài ra, cần lưu ý:

  • Chia nhỏ bữa ăn để dễ hấp thu.
  • Lựa chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa, tránh các thực phẩm khó tiêu, nhiều chất béo.
  • Uống đủ nước.

Trứng ngỗng thực sự có lợi cho phụ nữ mang thai ? 1 vài điều cần lưu ý

5. Những thực phẩm nên tránh khi mang thai 

Đồ ngọt

Ở phụ nữ mang thai chức năng thải đường của thận sẽ giảm ở những mức độ khác nhau, nếu đường trong máu quá cao, thận sẽ làm việc quá tải và không có lợi cho sức khỏe.

Nhiều nghiên cứu y học cho thấy, lượng đường hấp thụ quá nhiều sẽ làm suy yếu khả năng miễn dịch của cơ thể, dẫn đến giảm khả năng kháng bệnh nên dễ mắc bệnh và nhiễm virus.

Đồ ăn quá mặn

Các nghiên cứu y học cho rằng, tỷ lệ tăng huyết áp có liên quan đến lượng muối ăn hằng ngày, lượng muối ăn càng nhiều, tỷ lệ tăng huyết áp càng cao. Tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai là một trong các yếu tố nguy cơ nhiễm độc thai nghén (bao gồm phù, tăng huyết áp và albumin niệu…). Vì vậy, để giữ sức khỏe thời kỳ mang thai, các chuyên gia khuyên lượng muối ăn mỗi ngày chỉ nên khoảng 6g.

Thức ăn nhiều dầu mỡ

Nhiều nghiên cứu y học cho thấy, ung thư vú và ung thư cổ tử cung đều có khuynh hướng di truyền trong gia đình. Nếu phụ nữ mang thai ăn nhiều mỡ trong thời gian dài, con cái sau này sẽ có nhiều nguy cơ ung thư sinh dục.

Thực phẩm nhiều chất chua

Phụ nữ mang thai thời kỳ đầu thường nghén, chán ăn, buồn nôn và nhiều người thích ăn của chua. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Liên bang Đức phát hiện, thời kỳ đầu thai nghén nếu cơ thể người mẹ hấp thụ chất chua (axit) và các chất có vị chua khác dễ bị tích lũy trong tổ chức bào thai, ảnh hưởng đến việc sinh trưởng, phát triển và sinh sản bình thường của tế bào thai nhi, đồng thời dẫn đến đột biến gen, thai dễ dị dạng.  Vì thế, phụ nữ mang thai trong 2 tuần đầu không nên ăn và uống nhiều đồ chua.

Cách để nhanh có thai nhất cho các cặp vợ chồng

Lạm dụng thuốc bổ 

Khi mang thai, lượng máu trong hệ thống tuần hoàn của cơ thể tăng rõ rệt, tim làm việc nhiều hơn, huyết quản trong tử cung, vách âm đạo và ống dẫn trứng luôn trong trạng thái dãn nở, sung huyết. Hơn nữa, chức năng nội tiết của phụ nữ mang thai mạnh mẽ hơn, rất dễ tích nước và natri sinh ra phù nề, tăng huyết áp. Mặt khác, dịch vị dạ dày của bà bầu tiết ra ngày càng ít đi, có hiện tượng ăn không thấy ngon miệng, dạ dày trướng khí táo bón.

Thịt tái hoặc nấu chưa chín

Kí sinh trùng toxoplasmosis có khả năng ký sinh trong thịt tái hoặc nấu chưa chín và có thể gây các biến chứng như sảy thai, thai chết lưu và các triệu chứng khác đặc biệt nếu bạn ở trong giai đoạn ba tháng đầu của thai kì. Chú ý nấu chín thịt và các món ăn để tiêu diệt bất kì loại kí sinh trùng nào ẩn náu trên đó.

Bổ sung quá nhiều vitamin A

Bổ sung vitamin A có thể chứa retinol – hoạt chất gây hại đến thai nhi và thường gây các bất thường ở trẻ với số lượng lớn. Bạn không nên dùng thêm các chất bổ sung trừ khi bác sĩ chỉ định.

Thiet ke chua co ten 3.pdf 8 1
hạn chế thực phẩm chứa nhiều Vitamin A

Caffeine

Hầu hết các nghiên cứu cho biết caffeine được tiêu thụ ở mức độ vừa phải không gây ảnh hưởng đến cơ thể, tuy nhiên mối quan hệ giữa lượng caffeine và sảy thai là rất cao. Hiệp Hội Phụ nữ mang thai Hoa Kì khuyến cáo bạn nên tránh caffeine trong 3 tháng đầu tiên của thai kì để giảm khả năng bị sảy thai và theo nguyên tắc chung, không nên uống quá 200mg caffeine mỗi ngày trong thời gian mang thai.

 

 

Rate this post