Vật liệu trám răng composite- những thông tin chi tiết về vật liệu này

Vật liệu trám răng composite

Vật liệu trám răng composite là một trong những vật liệu được nhiều người lựa chọn để trám răng bởi tính thẩm mỹ và nhiều đặc điểm vượt trội. Vậy cùng tìm hiểu vật liệu này có gì khác so với các vật liệu còn? Những ưu nhược điểm của composite qua những thông tin chúng tôi chia sẻ dưới đây.

Vật liệu trám răng composite là gì?

Composite là một thuật ngữ để chỉ loại vật liệu được tạo nên từ 2 hay nhiều vật liệu khác nhau. Vật liệu này thường kế thừa, tổng hợp được những đặc tính tốt nhất của các nguyên liệu cấu thành. Mục đích là để tạo được đặc tính hoàn hảo hơn.

Vật liệu này cũng đã xuất hiện từ lâu, điển hình nhất là gạch để xây nhà tạo nên từ bùn và rơm. Mặc dù là hai nguyên liệu yếu ớt nhưng khi kết hợp lại thì tạo thành vật liệu có độ bền, cứng đến mức kinh ngạc.

Trám răng composite là gì?

Trám răng composite là gì? Composite trám răng hay còn gọi là nhựa tổng hợp trong nha khoa. Có các thành phần cấu tạo từ một số các nguyên liệu đặc biệt như nhựa bisphenol A-glycidyl methacrylate (BISGMA), semi-crystalline polyceram (PEX), urethane dimethacrylate (UDMA) và silica. Chúng tạo nên vật liệu trám răng có màu trắng tương tự như răng và không phản ứng với nước bọt.

Để có thể thực hiện được kỹ thuật trám răng composite, các nha sĩ sẽ cần tạo hình miếng trám cho phù hợp với vị trí răng bị tổn thương. Loại vật liệu composite có đặc tính dẻo và dạng nhão đặc trưng nên có thể hỗ trợ bác sĩ dễ tạo hình, thao tác đơn giản hơn.

Ưu nhược điểm của trám răng composite

Dù có nhiều tính năng ưu việt như composite cũng có nhược điểm nhỏ
Dù có nhiều tính năng ưu việt như composite cũng có nhược điểm nhỏ

Vật liệu trám răng composite được ưa chuộng bởi nhiều tính năng ưu việt hơn hẳn các loại vật liệu khác như xi măng, amalgam. Tuy nhiên, ngoài ưu điểm nó còn có một số nhược điểm nhỏ.

Ưu điểm

  • Tính thẩm mỹ cao bới nhựa tổng hợp composite có màu trắng ngà giống với răng thật. Nếu nhìn qua rất khó để có thể phân biệt đâu là răng thật đâu là phần được trám. Chính vì vậy, loại vật liệu này hay dùng để phục hình răng cửa, răng nanh 
  • Không xâm lấn, chúng có khả năng bám dính lên thân răng. Chính vì vậy, không yêu cầu phải mài thêm phần men răng để trám. Phần nào hư tổn thì sẽ trám bù lại nguyên phần đó, không cắt xén thân răng
  • Dễ dàng sửa vì composite nếu hư tổn chỉ cần trám bù thêm phần đó, không cần phải thực hiện trám mới lại từ đầu
  • Không có thủy ngân, đảm bảo sự an toàn ở mức tối đa cho khách hàng và các bác sĩ thực hiện.

Nhược điểm

  • Độ bền chưa tốt vì theo như các thí nghiệm cho thấy trung bình chúng chỉ duy trì được khoảng thời gian là 5 đến 7 năm. Thấp hơn so với nhiều loại vật liệu trám khác
  • Có độ co rút nhất định, do vậy nếu bác sĩ hàn, trám không tính toán đủ lượng vật liệu cần thiết sẽ tạo ra lỗ hổng nhỏ khi vật liệu composite co ngót. Từ đó gây ra hiện tượng sâu răng.

Trường hợp nào dùng vật liệu trám răng composite?

Khi trám răng bằng composite cũng cần phải xem xét tình trạng phù hợp
Khi trám răng bằng composite cũng cần phải xem xét tình trạng phù hợp

Mặc dù công nghệ dùng vật liệu trám răng composite có hiện đại thì phương pháp này cũng không thể sử dụng cho tất cả các trường hợp trong nha khoa. Một số trường hợp dùng vật liệu này như:

Răng sâu

Răng sâu là một trong những bệnh lý về răng miệng phổ biến. Có đến hơn 95% dân số mắc bệnh lý này tại Việt Nam. Tùy vào từng tình trạng sâu răng sẽ có những cách khắc phục khác nhau. Nhưng trám răng vẫn là phương án tốt nhất. Với những ai răng bị sâu đen và phần cổ răng bị ăn mòn. Bạn cần trám răng bằng composite để bảo vệ phần tủy.

Răng mẻ

Răng sứt mẻ không quá lớn có thể lựa chọn trám răng bằng composite để đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng của răng. Bởi composite có màu trắng khá giống với răng thật và có độ kết dính cao giúp khả năng ăn nhai tốt và ít bị phát hiện là răng trám.

Răng thưa

Răng bị thưa thớt do thiếu men răng thì có thể chọn trám composite. Tuy nhiên trường hợp này chỉ chọn trám khi răng thưa với kẽ hở dưới 2mm. Để chắc chắn, bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám để có giải pháp phù hợp với tình trạng răng của mình.

Trám răng với composite có bền không? 

Trám răng với composite là phương pháp hàn, trám răng an toàn đối với cơ thể và được dùng nhiều trong nha khoa. Kỹ thuật trám răng bằng composite có thể điều trị cho trường hợp mất men răng, sâu răng, răng mẻ hay xỉn màu mà nhiều phương pháp khác không thực hiện được.

Bên cạnh đó, với sự tiên tiến của kỹ thuật cùng vật liệu thì việc trám răng bằng composite không những an toàn hiệu quả mà độ bền còn cao với màu sắc tự nhiên. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả như mong muốn đó thì bạn cần đến một cơ sở uy tín với đội ngũ bác sĩ lâu năm có kinh nghiệm cao trong việc trám răng bằng composite. Bạn có thể tham khảo qua BeDental, chúng tôi sẽ tư vấn về các lộ trình và chi phí cụ thể cho bạn.

Kỹ thuật trám răng bằng composite được thực hiện như thế nào?

Hiện nay ở hầu hết các phòng khám nha khoa đều phải tuân thủ các quy trình trám răng với vật liệu trám răng composite:

Bước 1: Kiểm tra đẻ điều trị răng sâu trước

Đầu tiên cần phải khám tổng quát phần khoang miệng và chụp X-quang các khu vực răng cần trám. Nếu xuất hiện ổ vi khuẩn sâu hoặc tủy bị ảnh hưởng thì tiến hành điều trị chúng trước.

Bước 2: Làm sạch và khô khu vực răng cần phải trám

Điều kiện quan trọng nhất khi hàn, trám răng với composite là răng phải sạch và khô. Vậy nên, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh, nạo bỏ các ổ vi khuẩn và làm khô.

Bước 3: Trám răng bằng vật liệu composite

Các nha sĩ sẽ tiến hành tạo hình cho miếng trám. Tùy vào từng trường hợp, thời gian tạo hình có sự khác nhau. Giao động từ 5 cho tới 10 phút.

Bước 4: Hóa cứng phần trám

Sử dụng sóng xanh từ đèn laser để thúc đẩy quá trình làm cứng vết trám.

Trám răng bằng composite kết thúc bằng cách hóa cứng lại phần trám
Trám răng bằng composite kết thúc bằng cách hóa cứng lại phần trám

Giá hàn răng bằng vật liệu trám răng composite

Thông thường chi phí để chữa trị hoặc hàn trám một chiếc răng sẽ dao động từ vài trăm cho đến vài triệu đồng. Điều này còn phụ thuộc vào mức độ hư tổn và nhu cầu thẩm mỹ của khách hàng với chiếc răng.

Và mỗi trường hợp sẽ có mức chi phí cụ thể khác nhau, ví dụ như trám răng sữa thường có mức giá trung bình là 70.000 VNĐ/răng, trám răng mòn cổ 200.000- 300.000 VNĐ/răng, trám răng sâu không lấy tủy composite là 200.000- 300.000 VNĐ/răng,… Tuy nhiên, mức giá sẽ có sự thay đổi với tình trạng thực tế của khách hàng. Chính vì thế để biết mức chi phí cụ thể bạn nên đến trực tiếp tại nha khoa để được tư vấn chi tiết nhất có thể.

Lưu ý sau khi trám răng composite

Để giúp độ bám dính trên răng khi trám composite bạn bên lưu ts một số vấn đề:

  • Không ăn các thực phẩm mà quá nóng hoặc quá lạnh
  • Không cùng loại thức ăn, nước uống có màu như cafe, nghệ sẽ gây hiện tượng xỉn màu, không đều màu vị trí trám
  • Hạn chế những tác động trên răng, không dùng răng mở nắp bia, cắn vật cứng
  • Vệ sinh răng sạch sẽ và nhẹ nhàng
  • Nến đánh 2 lần mỗi ngày và dùng thêm chỉ nha khoa theo sự tư vấn của các bác sĩ
Tốt nhất bạn không nên tác động quá mạnh lên vùng răng trám
Tốt nhất bạn không nên tác động quá mạnh lên vùng răng trám

Tuy nhiên, để đảm bảo vật liệu trám răng composite chuẩn y khoa và có độ bền, bám dính trên răng tốt nhất. Bạn hãy liên hệ với địa chỉ nha khoa uy tín BeDental để được chăm sóc và bảo vệ hàm răng đẹp bạn nhé!

Rate this post

One thought on “Vật liệu trám răng composite- những thông tin chi tiết về vật liệu này

  1. Pingback: Trám răng cửa - 1 vài điều quan trọng bạn cần biết - Be Dental

Comments are closed.