- Truyền nước hay truyền dịch là truyền các chất có lợi vào cơ thể thông qua đường tĩnh mạch để hỗ trợ điều trị hoặc phục hồi sức khoẻ. Việc truyền dịch chỉ thực hiện khi có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.
- Không nên tự ý truyền dịch bừa bãi vì rất có thể sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy tim, phù phổi và nghiêm trọng hơn là tình trạng sốc phản vệ dẫn đến tử vong.
1)Dịch truyền là gì?
Dịch truyền là loại dung dịch có chứa nhiều chất khác nhau, được tiêm tĩnh mạch hoặc truyền thẳng vào tĩnh mạch người bệnh. Phần lớn dung môi sử dụng là nước cất, tuy nhiên có thể dùng một số loại dung môi khác nhằm hoà tan thuốc.
- Hiện có khoảng trên 20 loại dịch truyền được phân làm ba nhóm cơ bản nhất là:
- nhóm bổ sung chất đạm vào cơ thể: (glucose các loại 5%, 10%, 20%, 30% và những dung dịch chứa chất đạm, chất béo và vitamin);
- nhóm bổ sung nước và các chất điện giải, sử dụng trong trường hợp khát nước, thiếu máu (dung dịch lactate ringer, natri clorua 0,9%, bicarbonate natri 1,4%. ..)
- nhóm đặc biệt (huyết tương tươi, dung dịch chứa albumin, dung dịch dextran, haes-steril, gelofusine hay dung dịch cao phân tử. ..) sử dụng trong những trường hợp cần tăng nhanh chóng chất albumin hoặc lưu lượng nước tuần hoàn trong cơ thể.
Khi nào cơ thể mới cần truyền nước?
Các chỉ số trong máu như muối, đường, chất điện giải, . .. ở cơ thể người đều có một mức giá trị nhất định, khi giá trị này giảm đi thì phải bù đắp thêm vào để không làm mất sự cân bằng. Lúc này chúng ta cần thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra chính xác lượng mất đi từ đó có có biện pháp bù đắp với liều lượng thích hợp.
Do Đó việc khám và xét nghiệm kiểm tra rất quan trọng trước khi truyền dịch, để có thể kiểm soát được lượng nước đưa vào cơ thể không ít hơn và cũng không nhiều hơn.
Tuy nhiên, nếu thuộc một trong số những đối tượng sau thì vẫn cho bệnh nhân truyền nước trước khi có kết quả xét nghiệm: bệnh nhân bị mất máu, mất nước , ngộ độc, trước và sau thực hiện phẫu thuật.
Hiện nay việc tự ý truyền dịch tại nhà khi cảm thấy cơ thể mệt, ngủ ít, ăn uống kém, . .. rất phổ biến. Không phải lúc nào truyền cũng tốt , tuỳ theo thể trạng và đối tượng bệnh nhân mà sẽ có nhóm dịch truyền khác nhau. Do đó việc truyền dịch mà không được bác sĩ kiểm tra rất dễ xảy ra tai biến và gây nên những hậu quả nghiêm trọng.
Đối với một số trường hợp bị mất nước nhưng vẫn còn khả năng ăn uống thì việc truyền dịch lại không hiệu quả bằng việc uống trực tiếp. Ví Dụ: Truyền một chai muối 9% chỉ tương đương với việc bạn uống trực tiếp một bát canh, truyền glucose 5% chỉ như uống một muỗng cà phê đường.
Những trường hợp không được truyền nước
- Nhiều người thích được truyền nước biển đây là một thực tế rất đời thường. Có khá nhiều người khi cảm thấy trong người không được khoẻ mạnh hay mỏi mệt, ăn yếu, ngủ ít, thì thường nghĩ là truyền nước biển để hồi phục lại sức nhưng điều này chỉ đúng một phần. bởi vì khi truyền nước biển vào máu sẽ suy nghĩ là tác dụng của nước biển sẽ giống như là cố gắng húp tiếp một chén cơm.
- Khi truyền một nửa lít nước biển ngọt (dung dịch glucoza 5%) sẽ cung cấp năng lượng tương đương khi dùng một chén cơm. Ðiều ấy không có nghĩa là dịch truyền không có ích đối với chúng ta?
- Mà đó là một liều thuốc vô cùng cần thiết nếu ta sử dụng đúng cách, đúng lúc, và đúng liều lượng, ngược lại nếu ta sử dụng dịch truyền một cách tuỳ tiện, thì sẽ nguy hại khôn lường, vừa bị tiền mất tật mang, mà có khi còn tác động rất xấu đến cơ thể.
Theo tư vấn của các bác sĩ những bệnh nhân sau cần thận trọng khi truyền dịch:
- Trẻ bị sốt không được truyền muối, glucose bởi các chất trên khi xâm nhập cơ thể sẽ gây tăng sức ép cho tim, tăng tuần hoàn não.
- Bệnh nhi viêm phổi không nên truyền dịch bởi dịch truyền sẽ tăng sức nặng lên phổi, tim. Bệnh nhi viêm não, viêm màng não truyền dịch phải theo chỉ dẫn bác sĩ.
- Người bệnh cao tuổi, thận suy, bệnh nhân tim mạch hay có bệnh lý sọ não khi truyền dịch có chất điện giải.
- Những người bị suy thận cấp, suy thận mãn tính, tăng kali huyết, urê huyết, suy tim, nhiễm trùng huyết, suy gan, viêm gan nặng, chấn thương não cấp tính, . .. không nên truyền dịch.
- Người tập choáng khi chạy nước rút, vã mồ hôi, mất nước nhanh, truyền dịch có thể khiến cơ thể thiếu cả muối lẫn nước. Ngoài ra, lượng nước dư thừa khi xâm nhập cơ thể sẽ gây mất nước, phù nề não. Nặng hơn nữa có khiến bệnh nhân lên cơn co giật, có thể dẫn đến hôn mê.
- Bạn nên gọi điện thoại hỏi bác sĩ nếu cần truyền nước đối với những tình huống trên.
2) Một số loại dịch truyền phổ biến
2.1. Những nhóm dịch truyền phổ biến
Có 3 loại truyền nước phổ biến tuỳ thuộc vào mục đích điều trị như sau:
Cung cấp dưỡng chất cho cơ thể: Được sử dụng để truyền cho những người cơ thể suy nhược, không ăn uống được bằng miệng, trước và sau phẫu thuật. Bao gồm: glucose nhiều nồng độ 5%, 10%, 20%, . .. các loại chất đạm, chất béo và vitamin.
Cung cấp nước và chất điện giải: Được sử dụng cho bệnh nhân bị mất nước, mất máu do tiêu chảy, ngộ độc, . .. Bao gồm: Dung dịch NaCl 0,9%, bicarbonate natri 1,4% , lactate ringer.
Nhóm đặc biệt: Được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân cần bù dịch tuần hoàn trong cơ thể hoặc bù bằng albumin. Bao gồm: dung dịch chứa albumin, dung dịch cao phân tử, dung dịch dextran, huyết tương tươi, . ..
Tham khảo thêm : Sốt virus ở người lớn: biểu hiện và 1 vài cách chữa trị hiệu quả
2.2. Giới thiệu một số loại dịch truyền phổ biến
NaCl 0,9% (Nước muối sinh lý)
Loại truyền nước thông dụng nhất, thường được gọi với cái tên “truyền muối biển”. Tại nồng độ 0,9%, dung dịch muối đẳng trương , nồng độ này thích hợp nhất do có độ thẩm thấu tương đầu với các dịch bên trong cơ thể người.
Truyền 1000ml nước muối sinh lý thì có khoảng 250ml được lưu giữ lại trong lòng mạch.
Được sử dụng trong những trường hợp sau:
– Sốt siêu vi mất nước, tiêu chảy, nôn mửa, tiểu đường, . ..
– Pha loãng cùng với một số loại thuốc để truyền vào cơ thể.
– Sử dụng khi có những chỉ định đặc biệt của bác sĩ.
Lactate Ringer
Trong dung dịch Lactate Ringer bao gồm nước và một số ion ion Na +, K +, Ca 2 +. Cl -, . .. Dung dịch này có tình chất thẩm thấu giống như huyết tương và ươu trương nhẹ. Được chỉ định trong những trường hợp cần bù nước và điện giải, không nên sử dụng cho những bệnh nhân bị mất nước do nôn nhiều. Truyền 1000ml thì có 190ml được giữ lại trong lòng mạch.
Đường Glucose 5%
Dung dịch đường Glucose 5% có tính chất tương tự như dung dịch NaCl 9% và được sử dụng trong những trường hợp sau:
– Bù dịch.
– Ăn uống kém, nôn ói nhiều.
– Mệt mỏi nôn nao sau khi say rượu.
Tham khảo thêm : 1 Số Những Tác Động Của Mệt Mỏi Đối Với Tinh Thần Và Thể Chất
3) Những lưu ý khi truyền nước
Không phải nhân viên y tế hay bác sĩ nào cũng có đủ chuyên môn để ứng phó với những trường hợp tai biến khi truyền dịch. Những biến chứng xảy ra có thể nặng hay nhẹ tuỳ thuộc vào mức độ.
Nếu nhẹ, bệnh nhân có thể bị đau hoặc sưng ở vị trí truyền. Trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị suy tim, phù phổi hoặc viêm tĩnh mạch do tiếp nhận lượng dịch truyền quá mức cần thiết đối với cơ thể. Trường hợp xấu nhất là sốc phản vệ dẫn đến tử vong sau khi truyền dịch.
Do Đó cần lưu ý một số vấn đề sau đây trước khi tiến hành truyền dịch như sau:
– Chỉ truyền khi có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, liều lượng truyền dựa vào kết quả thăm khám và xét nghiệm.
– Có bộ dụng cụ xử lý tai biến và thuốc chống sốc. Dụng cụ truyền nước phải đảm bảo vô khuẩn.
– Loại bỏ bọt khí trong túi truyền bằng cách cho chảy những giọt đầu tiên ra ngoài trước khi cắm vào tĩnh mạch của người bệnh.
– Theo dõi và đảm bảo các yếu tố liều lượng, tốc độ, thời gian, y tá phụ trách truyền cần thường xuyên kiểm tra tình trạng của bệnh nhân.
– Nếu còn ăn uống được thì nên thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp vì cách này an toàn và tự nhiên hơn so với việc truyền dịch.
Tham khảo thêm : Mệt mỏi: 9 nguyên nhân gây mệt mỏi
Truyền nước liên tục có hại không?
Truyền nước tuy tốt đối với cơ thể nhưng nó sẽ đem tới kết quả nếu bạn thực hiện theo liều lượng, thời gian mà các bác sĩ khuyến cáo. Bên cạnh đó có khá nhiều trường hợp truyền nước mắc phải các biến chứng nguy hiểm dưới đây:
- Hoại tử tĩnh mạch khi tiêm trật khớp: tại khu vực mũi tiêm đâm phải sẽ xuất hiện tình trạng bị sưng nên được gọi là truyền nước bị sưng tay. Người bệnh bị xuất hiện tình trạng viêm sưng nơi khu vực đang truyền nước do viêm tĩnh mạch. Tình trạng này xảy ra phổ biến khi bạn truyền những loại nước biển lạnh.
- Phản ứng cục bộ: Người bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu như ớn rét, da mặt nhợt, rét run, toát mồ hôi, căng tức lồng ngực và khó thở. .. Tình trạng trên cần phải báo ngay cơ sở y tế để có biện pháp xử lý nhanh chóng, hạn chế các biến chứng nguy hiểm xảy ra trong cơ thể.
- Không chỉ thế, người bệnh cũng sẽ gặp phải biến chứng nguy hiểm hơn như dị ứng, xuất huyết, shock phản vệ và đột tử, viêm phổi, nhiễm khuẩn, rối loạn điện giải. .. gây nguy hiểm đối với cơ thể.
Có thể truyền nước biển tại nhà được không?
Cơ thể con người có thường có những thông số về chất protein, carbohydrate, vitamin, chất điện giải. .. và chúng cần ở trong giới hạn cho phép cơ thể mới khoẻ bình thường.
Nếu như những chỉ số trên bởi vì một lý do nào đấy bị thấp hơn cả giới hạn cho phép thì lúc này chúng ta cần bổ sung qua đường ăn uống hoặc bằng cách truyền nước biển. Việc sử dụng biện pháp nào cần căn cứ trên cơ sở kết quả xét nghiệm cũng như tình trạng sức khoẻ thực tế của người bệnh.
Trong trường hợp phát hiện các chất bị thiếu và bác sĩ cho phép, người bệnh vẫn có thể truyền nước biển tại nhà để bổ sung.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp có thể truyền nước biển ngay mà không cần đợi kết quả xét nghiệm. Ví dụ như khi người bệnh bị thiếu máu vì tiêu chảy, nôn mửa nhiều, bị sốt, thiếu nhiều máu, bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng. ..
Bác sĩ cũng khuyến cáo nếu trường hợp mất chất không quá nặng và người bệnh có thể ăn uống bình thường thì không được tự truyền nước biển tại nhà mà cần bổ sung qua đường ăn uống.
Một số rủi ro hay gặp khi truyền nước biển tại nhà
Việc tự truyền nước biển tại nhà khi không tư vấn và chỉ định của bác sĩ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Có thể kể đến một số phản ứng phụ như:
Phản ứng ngay tại vị trí truyền dịch
- Biểu hiện của việc phản ứng tại vị trí truyền dịch là phần da nối trực tiếp với ống truyền bị sưng, phù nề, đỏ, đau nhức.
- Nếu không xử trí kịp có thể dẫn đến biến chứng nặng là viêm tĩnh mạch. Phản ứng tại vị trí truyền dịch hay gặp khi truyền những loại dịch nước biển đậm đặc.
- Một số trường hợp tự ý truyền nước biển tại nhà có thể bị hoại tử vùng cắm kim truyền hoặc bị lệch bờ do người truyền không có chuyên môn.
Phản ứng toàn thân
- Việc tự ý truyền nước biển tại nhà khi không có kết quả xét nghiệm sẽ dẫn tới truyền không đủ lượng dinh dưỡng cần thiết hoặc truyền số lượng dịch quá nhiều khiến cơ thể bị dư nước, xảy ra rối loạn điện giải, dị ứng, phù nề, suy tim, suy hô hấp, tràn dịch màng phổi. ..
- Tệ hơn nữa, nhiều trường hợp sẽ gặp phải tình trạng sốt cao, khó thở, tím tái. .. Đây là các triệu chứng của shock phản vệ – tình trạng vô cùng nghiêm trọng có thể đe doạ trực tiếp sinh mạng của người bệnh.
- Bên cạnh đó, việc tự ý truyền nước biển tại nhà nếu không được tiến hành đúng kĩ thuật với những thiết bị tiệt trùng sẽ dẫn đến khả năng mắc những bệnh lý nhiễm trùng máu khác ví như viêm gan B, C, HIV/AIDS. ..
Những điều cần chú ý khi truyền nước biển tại nhà
Về bản chất dịch truyền cũng là một loại thuốc. Vì vậy, việc truyền nước biển tại nhà cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Sau đây là một vài chú ý khi truyền nước biển tại nhà:
- Không tự ý truyền nước biển tại nhà khi người bệnh có tiền sử về suy thận cấp, mãn tính, suy tim, viêm gan mạn, suy gan, rối loạn kali huyết, urê huyết, kiềm huyết. ..
- Kiểm tra dụng cụ truyền bảo đảm an toàn.
- Sát trùng kĩ vùng da đặt dịch truyền.
- Không sử dụng những loại dịch truyền không rõ xuất xứ, quá hạn dùng hay dịch truyền có hiện tượng kết tinh, vón cục, màu lạ.
- Không tự ý pha dịch truyền với những vị thuốc hoặc dịch truyền lạ. Việc phối hợp dịch truyền với các nhóm thuốc chỉ được tiến hành dưới sự chỉ định của thầy thuốc.
- Theo dõi việc truyền nước biển tại nhà nếu người bệnh có biểu hiện khác thường như tím tái, khó thở, sốt, lạnh run. .. cần chuyển người bệnh đến trung tâm y tế ngay bởi sốc phản vệ sẽ diễn tiến khá nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không kịp thời xử lý sớm.
Truyền dịch rất tốt cho việc hồi phục sức khoẻ và phục vụ điều trị, tuy nhiên cần tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ để việc truyền nước đạt được kết quả tốt nhất mà không có các biến chứng ngoài mong muốn.
Tư vấn chuyên môn bài viết:
TS.BÁC SĨ NGUYỄN HỮU QUANG
. Website: https://bedental.vn/ BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN
CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Bảng giá cạo vôi răng tại BeDental! Địa chỉ thực hiện lấy vôi răng an toàn
Pingback: GÀU – 10 NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG PHỔ BIẾN BẠN CẦN BIẾT – Be Dental