Mất vị giác là gì? Mất vị giác là tình trạng tưởng như bình thường nhưng có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe khác. Vậy tình trạng mất vị giác là như thế nào? Những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này? Cùng đọc thêm bài viết dưới đây để hiểu hơn về mất vị giác là dấu hiệu của bệnh gì.
Mất vị giác là gì?
Hiện nay, nhiều người chưa hiểu đúng về tình trạng mất vị giác là như thế nào. Đây là tình trạng khiến cho bạn không thể cảm nhận vị bình thường của thực phẩm. Thông thường, mất vị giác được chia thành nhiều loại, gồm:
- Giảm vị giác, vị giác ma (thấy một vị mà thực ra không có);
- Mất cảm giác với một vị;
- Mất cảm giác vị giác hoàn toàn.
Mặc dù vị giác bất thường cũng có thể là do rối loạn tâm thần nhưng nguyên nhân cục bộ luôn phải được tìm kiếm. Có thể xác định được tính toàn vẹn của thần kinh thiệt hầu và dây thần kinh mặt bằng cách kiểm tra vị giác ở cả 2 bên cạnh lưỡi bằng đường, muối, giấm (axit) và quinine (đắng).
Bề mặt lưỡi sẽ có hàng ngàn nụ vị giác nhỏ bé. Mỗi nụ vị giác phát hiện được một trong năm vị cơ bản: ngọt, mặn, chua, đắng hoặc thơm ngon. Những vị này được nhận biết trên toàn lưỡi, tuy nhiên tại mỗi khu vực sẽ nhạy cảm hơn với từng vị.
Các xung động thần kinh trong những nụ vị giác sẽ gửi lên não và làm cho con người nhận ra từng vị với nhau.
Các rối loạn về vị giác hiếm khi bị mất khả năng hoặc đe dọa đến tính mạng, vì vậy vấn đề này thường không được lưu ý nhưng trong một số trường hợp, rối loạn vị giác hoặc sốt cao mất vị giác là kết quả của nhiều vấn đề sức khỏe cần chữa trị khác như khô niêm mạc miệng là do hút thuốc lá nặng, hội chứng Sjogren,…
Trong hầu hết các trường hợp thì mỗi thụ thể vị giác có ảnh hưởng khác nhau. Ta hiếm khi để ý các thay đổi vị giác khi chỉ giới hạn ở một bên lưỡi. Mất vị giác đột ngột cũng có khi là triệu chứng ban đầu của bệnh coronavirus 2019 (Covid – 19) hoặc hội chứng hô hấp cấp tính do coronavirus 2 (SARS-CoV -2) tạo nên.
Xem thêm: Vệ sinh răng miệng đúng cách
Mất vị giác là dấu hiệu của bệnh gì?
Mất vị giác là dấu hiệu của bệnh gì? Một số vấn đề sức khỏe có thể gây nên cảm giác khó chịu trong miệng hoặc dẫn tới mất vị giác như:
Rối loạn vị giác
Chứng rối loạn vị giác khiến cho miệng luôn có một vị dai dẳng át tất cả các vị khác. Bạn có thể thấy tất cả đồ ăn mà mình nêm nếm lại đều có vị giống nhau. Những người bị mắc chứng rối loạn vị giác thường tả mùi vị trong miệng của mình là:
- Ôi;
- Hôi;
- Mặn;
- Chua;
- Giống vị kim loại.
Chứng giảm vị giác
Chứng giảm vị giác chính là tình trạng mất một phần khả năng nếm một vị nào đó. Người bị mắc chứng này có thể không có khả năng cảm nhận các vị chính như:
- Vị đắng;
- Vị chua;
- Vị mặn;
- Vị ngọt;
- Vị ngọt thịt (umami).
Rối loạn khứu giác
Lưỡi không hẳn là cơ quan duy nhất có vai trò nhận biết được hương vị. Khả năng nhận biết hương vị khó khăn và phức tạp bởi nó có liên kết tới toàn bộ lưỡi, cổ họng, vòm miệng và mũi. Vậy nên, khứu giác cũng tác động lớn vào việc nhận biết thức ăn. Những ai đã giảm một phần hay hoàn toàn khứu giác thì có thể cho rằng lưỡi mất vị giác..
Lưỡi mất vị giác do tác dụng phụ của một số loại thuốc chữa bệnh
Xem thêm: Viêm lưỡi là gì?
Một số loại thuốc cũng có thể làm ảnh hưởng đến khả năng nếm vị của lưỡi. Những loại thuốc này là:
- Macrolide;
- Thuốc chống nấm;
- Fluoroquinolones;
- Chất ức chế protein kinase;
- Thuốc ức chế HMG-CoA (statin);
- Thuốc ức chế men chuyển angiotensin.
Chứng Ageusia gây lưỡi mất vị giác
Chứng Ageusia là tình trạng bị mất hoàn toàn vị giác và không thể nêm nếm được bất kỳ vị nào. Tuy nhiên, chứng này rất hiếm gặp. Một nghiên cứu năm 2016 ước tính rằng chỉ có 3% những người bị mất vị giác thật sự mắc chứng Ageusia.
Một số những dấu hiệu khác về tình trạng lưỡi mất vị giác
Mất vị giác là dấu hiệu của bệnh gì? Những dấu hiệu khác gây rối loạn vị giác và mất vị giác bao gồm:
- Viêm xoang;
- Viêm tai giữa;
- Vệ sinh răng miệng kém;
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên;
- Khi phẫu thuật ở miệng, cổ họng, mũi hoặc tai;
- Bị mắc các vấn đề về răng miệng như viêm nướu;
- Tiếp xúc trực tiếp với một số hóa chất như thuốc trừ sâu. Thực hiện xạ trị để chữa trị các bệnh ung thư ở phần đầu;
- Ngoài ra, còn một số vấn đề liên quan đến hệ thần kinh, chẳng hạn như chấn thương đầu hoặc rối loạn hệ thần kinh.
- Mất vị giác cũng có thể xảy ra với người hút thuốc, viêm lợi, bệnh nha chu hoặc bệnh nhân đang tiến hành xạ trị ung thư;
- Sốt cao mất vị giác đột ngột cũng có thể là triệu chứng sớm của bệnh coronavirus 2019 gây ra.
Cách nhận biết bị mất vị giác
Khi có triệu chứng và dấu hiệu của hiện tượng mất vị giác thì bạn nên đến thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Bác sĩ có thể phải yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm lâm sàng như:
- Test điện vị giác của Krarup: Sử dụng dòng điện một chiều cường độ nhỏ từ 0-500 micro ampère, để cực dương vào một bên cạnh lưỡi trong 0,5-1 giây sẽ gây ra cảm giác chua của kim loại. Nếu cho cường độ dòng điện lên tới 300 micro ampère mà không có cảm giác khi so sánh 2 bên thì xem như mất cảm giác.
- Test hóa vị giác của Boorstein: Sử dụng dung dịch ngọt, mặn, chua, đắng, chấm vào bờ bên của lưỡi và so sánh 2 bên. Phải chờ khoảng 5 phút mới được thử tiếp để kiểm tra mất vị giác tới đâu.
Mất vị giác phải làm sao?
Xem thêm: Niềng răng mặt lưỡi
Mất vị giác thì phải làm sao? Chứng mất vị giác có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn, tùy theo nguyên nhân.Tình trạng lưỡi bị mất vị giác có thể do rất nhiều lý do khác nhau như viêm xoang, phẫu thuật ở miệng, dùng thuốc hay mắc một số hội chứng hiếm gặp.
Trong các trường hợp đơn giản như mất vị giác do cảm lạnh hoặc cúm thông thường, bác sĩ sẽ không kê đơn mà đợi cho bạn hết bệnh để vị giác trở lại bình thường. Ngoài ra, để cách chữa lưỡi bị mất vị giác bác sĩ có thể sẽ:
- Cung cấp thuốc xịt tại chỗ hoặc kháng histamin để điều trị bệnh lý vùng mũi xoang;
- Xem xét loại bỏ những thuốc nghi ngờ dẫn đến tình trạng giảm vị giác;
- Bổ sung các chất dinh dưỡng;
- Đối với những người bị viêm xoang hoặc viêm tai giữa, bác sĩ có thể sẽ kê đơn kháng sinh. Trong những tình trạng nghiêm trọng hơn như rối loạn thần kinh hoặc chấn thương đầu thì bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến những chuyên khoa phù hợp để có phác đồ điều trị phù hợp.
Mất vị giác sẽ làm bạn cảm thấy không thoải mái, chán ăn và tạo nên tình trạng lo âu, trầm cảm. Hiện tại, việc chữa trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và có thể cần nhiều thời gian. Bệnh nhân sẽ phải kiên trì và cộng tác để khắc phục dần tình trạng suy giảm vị giác.
Đối với các căn bệnh cụ thể như tình trạng sốt cao không vị giác, triệu chứng của Covid-19 hay những căn bệnh đường hô hấp thì tình trạng giảm vị giác sẽ kéo dài cho đến khi bệnh nhân thực sự hết bệnh.
Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định của bác sĩ thì bạn cũng có thể thực hiện một số biện pháp khắc phục tại nhà như sau:
- Bỏ hút thuốc lá nếu bạn đang hút thuốc;
- Dùng thuốc kháng histamin không kê đơn để giảm viêm mũi nếu cần thiết;
- Vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng, dùng chỉ nha khoa và sử dụng nước súc miệng mỗi ngày.
Dưới đây là bài viết mà Bedental chia sẻ, bạn có thắc mắc gì cần giải đáp hoặc tư vấn về tình trạng hiện tại có thể liên lạc với đội ngũ bác sĩ để được giải đáp chi tiết tận tình nhất.
Nguyên nhân mất vị giác
Có nhiều nguyên nhân mất vị giác, trong đó có một số nguyên nhân liên quan đến các bệnh đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm, viêm xoang, nhiễm trùng cổ họng và viêm tai giữa.
Bên cạnh đó, mất vị giác cũng có thể do các vấn đề liên quan đến hệ thần kinh như chấn thương đầu hoặc rối loạn hệ thống thần kinh.
Ngoài ra, việc hút thuốc, viêm lợi, bệnh nha chu và sử dụng một số loại thuốc đặc biệt cũng có thể gây ra mất vị giác.
Điều đáng lưu ý là trong trường hợp sốt cao và mất vị giác đột ngột, đây có thể là triệu chứng sớm của bệnh coronavirus 2019 (COVID-19), do virus SARS-CoV-2 gây ra bệnh hội chứng hô hấp cấp tính nặng.
Một số cách ăn uống giúp cải thiện triệu chứng mất vị giác, khứu giác
- Ăn những món bạn thích nhất
Khi cảm thấy không hứng thú với ăn uống nhưng vẫn cần phải ăn để duy trì sức khỏe, bạn nên bắt đầu bằng việc lựa chọn những món ăn mà bạn thích nhất. Tập trung vào những món ăn hàng ngày mà bạn yêu thích sẽ giúp bạn có động lực hơn để ăn.
Mặc dù chế độ ăn uống đa dạng thường được khuyến khích, tuy nhiên, nếu bạn chỉ ăn một vài món ăn yêu thích thường xuyên cũng không có vấn đề gì, bởi điều này còn tốt hơn là bạn không ăn gì cả.
- Tập trung vào các giác quan khác
Nếu bạn gặp khó khăn khi cảm nhận hương vị của thức ăn, hãy tập trung vào các giác quan khác như thị giác.
Ví dụ, bạn có thể quan sát hình thức bên ngoài của món ăn và để ý đến màu sắc và trang trí của nó. Để kích thích giác quan về âm thanh và xúc giác, bạn nên nhai chậm và cảm nhận độ giòn, mềm của món ăn. Điều này có thể giúp cho bạn thấy món ăn ngon hơn.
- Thêm gia vị thơm vào món ăn
Nếu bạn đang gặp vấn đề về vị giác, hãy thêm các gia vị thơm như gừng, quế, mùi vào món ăn để tăng thêm hương vị và kích thích khứu giác của bạn.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại thực phẩm có vị chua như giấm, chanh, cam… để kích thích vị giác, giúp bạn cảm nhận hương vị của món ăn tốt hơn.
- Ăn ít một, chia làm nhiều bữa nhỏ
Khi bị mất khả năng nếm và ngửi mùi vị thức ăn do mắc COVID-19, việc ăn một lượng lớn thức ăn trong một bữa có thể rất khó và làm cho người bệnh chán ăn hơn.
Do đó, cách tốt nhất là ăn ít một, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để giúp người bệnh dễ ăn hơn và giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
Mất khả năng nếm và ngửi thức ăn có thể gây ra sự bất tiện và căng thẳng cho người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cần lạc quan và chăm sóc tốt cho bản thân, đồng thời đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng bằng cách thử nhiều cách ăn uống khác nhau. Khả năng của các giác quan sẽ phục hồi trong thời gian ngắn sau khi hồi phục.
Rối loạn vị giác: không chữa kịp thời coi chừng nguy hiểm
Rối loạn vị giác là tình trạng khi người bệnh không cảm nhận được đầy đủ các vị như ngọt, mặn, chua, đắng hay không thể phân biệt được thức ăn ngon hay không. Bệnh có thể kéo dài hoặc tạm thời phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Rối loạn vị giác được phân thành hai loại chính là mất vị giác và giảm vị giác.
Mất vị giác là tình trạng người bệnh không thể phân biệt được các vị, chỉ cảm nhận được một số vị hoặc không cảm nhận được vị của một số chất. Giảm vị giác là tình trạng khả năng cảm nhận vị giảm, thậm chí là sai vị. Người bệnh có thể giảm khả năng cảm nhận hoàn toàn với tất cả các vị hoặc chỉ cảm nhận được một số vị.
Có ba nguyên nhân chính gây ra rối loạn vị giác, đó là giảm chức năng ở các dây thần kinh chuyển cảm giác nếm lên não (mất vận chuyển), tổn thương dây thần kinh hướng tâm vị giác (mất thần kinh), hoặc sự cố tại các nụ nếm (mất cảm giác).
- Mất vị giác do vận chuyển thường do khô miệng, gây ra bởi các nguyên nhân như xạ trị, nhiễm độc kim loại nặng và sự hình thành khuẩn lạc ở nhú vị giác (nụ nếm).
- Mất vị giác do cảm giác thường bắt nguồn từ các nguyên nhân như viêm trong khoang miệng, tác động của một số loại thuốc (như thuốc kháng tuyến giáp, thuốc chống ung thư), xạ trị ở khoang miệng và hầu, nhiễm virus, rối loạn nội tiết…
- Mất vị giác thần kinh xảy ra do chấn thương, các phẫu thuật gây tổn thương thần kinh hướng tâm vị giác. Thường gặp ở những bệnh nhân bị bệnh thận do tăng ngưỡng vị giác đối với vị ngọt và vị chua. Tuy nhiên, sau khi lọc máu, bệnh sẽ tự khỏi.
Mất vị giác cũng đồng nghĩa với việc mất đi một hệ thống cảnh báo những nguy hiểm mà chúng ta có thể gặp phải khi ăn phải thức ăn có chất độc, thiu hoặc thức ăn dễ gây dị ứng…
Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh nhân mắc rối loạn vị giác sẽ gặp phải hậu quả nghiêm trọng là ăn uống không đủ chất, ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Thiếu dinh dưỡng có thể dẫn đến tình trạng kiệt sức hoặc suy nhược, thậm chí làm nguy hiểm tới tính mạng.
Đặc biệt vào mùa hè, thực phẩm dễ bị ôi thiu nếu không được bảo quản đúng cách. Với bệnh nhân rối loạn vị giác, khả năng phân biệt thực phẩm an toàn và không an toàn là rất thấp. Nếu sử dụng những thực phẩm bị ôi thiu, họ có thể bị ngộ độc và ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng.
Bạn có thể tham khảo thêm
Lấy cao răng và tẩy trắng răng đồng thời cùn
g một lúc được không? Có nên lấy cao răng thường xuyên?
BÍ QUYẾT TẨY TRẮNG RĂNG TẠI NHÀ HIỆU QUẢ DỄ THỰC HIỆN
Tư vấn chuyên môn bài viết:
BÁC SĨ DƯƠNG THỊ THÙY NGA
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN
CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Website: https://bedental.vn/
Pingback: CẠO LÔNG – NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TRƯỚC KHI LÀM – Be Dental
Pingback: What is loss of taste – How to deal with loss of taste in Vietnam? – Be Dental