Thư viện chuyên khoa

Hàm Khung Tháo Lắp Kim Loại Là Gì? – Ưu Và Nhược Điểm Của Tháo Lắp Hàm Khung Kim Loại

Hàm khung tháo lắp kim loại là gì? Nếu bạn đang gặp phải tình trạng mất răng không thể phục hồi bằng các biện pháp thông thường, các bác sĩ nha khoa sẽ tư vấn cho bạn một số biện pháp sử dụng răng giả, trong đó có phương pháp sử dụng hàm khung tháo lắp.

Nhằm giúp bạn có thể lựa chọn cho mình biện pháp phục hồi răng phù hợp với tình trạng và khả năng tài chính của bạn, trong bài viết dưới đây BeDental sẽ chia sẻ cho bạn tất tần tật những điều cần biết về hàn khung tháo lắp kim loại, giúp bạn có thêm sự lựa chọn cho mình nhé!

Hàm khung tháo lắp kim loại là gì?

Hàm khung tháo lắp kim loại là gì? Hàm khung tháo lắp kim loại hay còn được gọi là hàm giả tháo lắp. Đó là hàm kim loại hỗn hợp, các bộ phận của hàm khung gắn liền với nhau thành một khối. Tương tự như hàm khung tháo lắp thông thường, hàm khung tháo lắp bằng kim loại bao gồm 2 bộ phận chính đó là nền hàm và răng giả.

  • Nền hàm bao gồm các bộ phận: Khung liên kết, yên phục hình, tựa và móc là các vật giữ trực tiếp và gián tiếp lên răng trụ.
  • Răng giả bao gồm: Yên phục hình tựa trên nền hàm, giúp liên kết các răng và phục hồi răng bị nhỏ bỏ.
Hàm khung tháo lắp kim loại là gì?
Hàm khung tháo lắp kim loại là gì?

Điểm khác biệt giữa hàm khung kim loại so với hàm khung thông thường là loại hàm này được thiết kế có các móc tựa trên mặt nhai của răng thật và một vòng cung bằng kim loại tựa sát vào vòm răng phía trước để tạo độ vững vàng hơn so với các loại hàm khung truyền thống. Tùy vào từng chất liệu kim loại sẽ có nhiều loại hàm khung khác nhau như hàm khung làm từ hợp kim Cr – Co, Ni – Cr hoặc Titanium.

Hàm khung được bác sĩ nha khoa chỉ định dùng cho những bệnh nhân bị mất răng, khoảng cách răng bị mất quá dài và không thể phục hình cố định được. So với hàm tháo lắp bằng nhựa, hàm khung kim loại sẽ gây ra cảm giác không thoải mái trong thời gian đầu khi bắt đầu đeo nhưng sức nhai của nó cao hơn rất nhiều so với hàm răng nhựa hay răng sứ tháo lắp.

Ngoài hàm khung kim loại được làm bằng các hợp kim như Cr – Co, Ni – Cr… còn có loại hàm khung liên kết attachment. Hàm khung liên kết Attachment có khung sườn được làm bằng kim loại được chỉ định dùng cho các bệnh nhân mất quá nhiều răng. Hàm khung liên kết Attachment có thể tháo lắp dễ dàng nhưng chế tạo phức tạp và có giá thành cao.

Phân loại hàm khung tháo lắp kim loại

Có 2 loại răng tháo lắp hàm khung:

Thứ nhất hàm giả tháo lắp toàn phần: Hàm khung kim loại toàn phần có phần nền là từ khung kim loại với các răng acrylic. Mắc cài được làm bằng kim loai có cấu trúc giống như móc treo có tác dụng giữ hàm giả một phần và có thể tháo rời. Các móc cài được đúc thành một khối với hàm khung kim loại nên có độ ổn định và đàn hồi.

Thứ hai hàm khung tháo lắp tạm thời: Hàm khung tháo lắp tạm thời có đế được làm từ acrylic và răng có móc cài kim loại nhỏ. Móc cài trong hàm khung tháo lắp tạm thời không giữ được độ bền lâu và có thể biến dạng theo thời gian.

Tại sao cần phải làm răng tháo lắp hàm khung

  • Giảm đau răng: Khi chiếc răng bị sâu quá mức, bạn sẽ có thể cảm thấy các cơn đau răng ập đến. Cơn đau răng sẽ gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt của bạn. Nếu chiếc răng bị sâu nghiêm trọng, không thể phục hồi có thể sẽ cần đến răng giả.
  • Giảm tình trạng viêm nha chu: Viêm nha chu là tình trạng nướu răng trở nên nhạy cảm có màu đỏ và sưng. Khi viêm nha chu kéo dài và không được điều trị, tình trạng tiêu xương bắt đầu xảy ra dẫn đến mất răng và cần phải làm răng giả.
  • Phục hồi răng: Nếu răng của bạn bị lung lay hoặc dịch chuyển đáng kể, đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn sẽ có răng giả trong tương lai. Răng lung lay thường báo hiệu sâu răng và có thể là hậu quả của bệnh nha chu. Vì bạn không thể nhìn thấy bên dưới nướu nên có thể có những tổn thương đáng kể xảy ra mà bạn không nhận ra. Điều này cũng xảy ra với các khoảng trống ngày càng rộng giữa các răng của bạn. Nếu có khoảng trống mọc đều giữa các răng, bạn cần hỏi nha sĩ về điều đó.
Hàm khung tháo lắp kim loại
Phục hồi răng bằng hàm tháo lắp kim loại
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Khi bạn bị mất răng sẽ khiến sức nhai của hàm bị ảnh hưởng, thức ăn không được nhai kĩ và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bạn. Việc gắn răng giả sẽ làm gia tăng sức nhai của răng, nghiền nát thức ăn và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
  • Ngăn ngừa tình trạng mất răng: Nếu bạn đã mất một chiếc răng hoặc một vài chiếc răng, bạn cần phải làm răng giả ngay lập tức. Thời gian không mang răng giả càng nhiều, bạn càng có nhiều nguy cơ mất thêm răng. Nếu không có sự hỗ trợ của tất cả các răng của bạn, những chiếc răng khỏe mạnh còn lại sẽ dịch chuyển nhanh hơn và trở nên yếu hơn. Nếu bạn bị mất răng nhưng vẫn chưa giải quyết được nhu cầu làm răng giả, thì bây giờ là lúc để tìm hiểu các lựa chọn điều trị với nha sĩ của bạn.

Ưu, nhược điểm của hàm khung kim loại

Khi bạn bị mất răng các nha sĩ sẽ tư vấn cho bạn các phương pháp phục hồi răng khác nhau, trong đó phương pháp tháo lắp hàm khung kim loại cũng là một sự lựa chọn cho bạn. Các phương pháp thẩm mỹ răng khác nhau sẽ có những ưu nhược điểm riêng, để giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn, hãy cùng BeDental tìm hiểu các ưu nhược điểm của hàm khung kim loại nhé!

Ưu điểm của hàm khung tháo lắp kim loại

  • Ưu điểm của hàm khung tháo lắp kim loại so với các phương pháp phục hình răng khác đó là phương pháp này có thể chỉ định dùng để phục hồi răng cho nhiều đối tượng ở các độ tuổi khác nhau. Phương pháp này không gây xâm lấn, mài nhỏ răng thật như phương pháp lắp răng sứ, làm cầu răng.
  • Trong hàm tháo lắp kim loại có móc cài được làm từ crom coban và được đúc thành một khối với khung kim loại nên có độ bền cao, không bị biến dạng.
  • Hàm khung kim loại có bề mặt bóng loáng nên không bị ngấm nước và giúp cho việc vệ sinh sau khi nhai tốt hơn.
  • Giảm cảm giác vướng víu ở lưỡi, khó nuốt giúp bạn có thể ăn ngon miệng hơn.
Hàm khung kim loại
Ưu điểm của hàm khung tháo lắp kim loại

Nhược điểm của hàm khung kim loại

  • Cần một thời gian dài để bạn có thể làm quen với hàm khung tháo lắp.
  • Hàm khung tháo lắp có thể làm tăng sự tích tụ của mảng bám xung quanh răng trụ, có thể dẫn đến sâu răng và bệnh nướu răng.
  • Chấn thương đối với răng trụ hoặc nướu có thể xảy ra do áp lực hoặc chuyển động của hàm tháo lắp.
  • Tiêu xương tại các vị trí mất răng có thể xảy ra và theo thời gian có thể ảnh hưởng đến các răng kế cận.
  • Chi phí cho việc làm hàm khung kim loại tháo lắp cao hơn so với hàm nhựa tháo lắp và kỹ thuật làm hàm khung kim loại cũng phức tạp hơn. Điều đó dẫn đến khó khăn trong việc thêm răng.

So sánh phương pháp hàm khung kim loại và trồng răng implant

So sánh Hàm khung kim loại Trồng răng Implant
Cảm giác nhai Cần có thời gian thích nghi khi mới gắn vào, đôi khi có cảm giác ê buốt, khó chịu Trồng răng cố định, cảm giác nhai thoải mái.
Khả năng nhai Sức nhai của hàm khung kim loại tốt hơn nhiều so với hàm nhựa. Sức nhai vượt trội hơn cả răng thật.
Tuổi thọ Ngắn, cần phải thường xuyên kiểm tra, thay thế và điều chỉnh. Bền, chỉ cần làm một lần không cần phải phục hình lại.
Tính thẩm mỹ Dễ dàng nhận ra hàm giả. Đẹp hơn cả răng thật.
Tính bảo tồn Khung kim loại có thể bị oxi hóa.

Tiêu xương hàm thật vẫn diễn ra.

Tồn tại độc lập, không ảnh hưởng tới các răng liền kề.

Ngăn cản quá trình tiêu xương hàm.

Tính kinh tế Chi phí cao hơn so với hàm nhựa.

Nếu có thêm phí bọc chụp răng liên kết giá thành cho một bộ hàm hoàn chỉnh sẽ cao hơn.

Chi phí khá cao.
Quá trình chăm sóc Khá bất tiện, phải tháo lắp để vệ sinh thường xuyên. Chăm sóc dễ dàng, tiện lợi.
Thời gian thực hiện Khá nhanh Tùy vào tình trạng răng miệng và loại trụ.
Kết luận Chỉ nên làm tạm thời khi chưa đủ điều kiện kinh tế. Là giải pháp tối ưu và đáng được đầu tư nhất. Vừa mang tính thẩm mỹ, ăn nhai cao vừa đảm bảo sức khỏe lâu dài.

 

Những lưu ý bạn có thể sẽ gặp phải sau khi làm răng tháo lắp?

  • Khi mới làm hàm khung kim loại tháo lắp bạn sẽ có thể cảm thấy lúng túng và khó chịu khi đeo. Đây là vấn đề hoàn toàn bình thường, sau một thời gian bạn sẽ dần thích nghi với chúng.
  • Việc tháo lắp hàm khung kim loại cần được thực hiện theo đúng yêu cầu của nha sĩ. Các bác sĩ nha khoa sẽ hướng dẫn bạn cách tháo lắp hàm khung kim loại. Nếu không được đặt đúng cách, bạn có thể sẽ làm gãy các mắc cài của hàm khung.
  • Bên cạnh đó, các bác sĩ nha khoa cũng sẽ hướng dẫn cho bạn khi nào nên đeo hoặc tháo hàm khung kim loại.
  • Bạn có thể sẽ có cảm giác đau nhức ở một vùng cụ thể nào đó trong khuôn hàm của mình do áp lực của hàm khung gây ra. Bạn nên gặp bác sĩ nha khoa để điều chỉnh lại hàm khung và nên tháo hàm khung trước khi đi ngủ và lắp vào buổi sáng.
  • Trong những ngày đầu tiên lắp hàm khung kim loại, bạn nên ăn các thức ăn được cắt thành miếng nhỏ và nhai đều cả hai bên. Bạn nên tránh ăn các đồ ăn quá cứng hoặc dai trong thời gian bác sĩ điều chỉnh độ tương thích của hàm khung.
  • Khi lắp hàm khung kim loại giọng nói của bạn cũng có thể bị ảnh hưởng. Nếu bạn cảm thấy khó khăn khi phát âm một số từ nhất định, hãy luyện đọc thành tiếng và lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ giúp bạn quen với việc phát âm.

Cách chăm sóc hàm khung tháo lắp?

  • Hàm khung tháo lắp cần được làm sạch thường xuyên bằng chất tẩy rửa chuyên dụng. Bạn không nên sử dụng kem đánh răng để làm sạch hàm khung tháo lắp, như vậy sẽ gây tác động xấu và giảm độ bền của hàm khung.
  • Nên làm sạch hàm khung thường xuyên và kỹ càng để tránh các mảng thức ăn bám vào hàm khung.
Hàm khung tháo lắp
Cách chăm sóc hàm khung tháo lắp kim loại

Theo thời gian, việc điều chỉnh hàm giả có thể là cần thiết. Khi bạn già đi, miệng của bạn thay đổi một cách tự nhiên, có thể ảnh hưởng đến độ vừa khít của hàm giả. Xương và viền nướu của bạn có thể rút đi hoặc co lại, dẫn đến hàm giả kém vừa vặn.

Răng giả không vừa khít nên được nha sĩ điều chỉnh. Hàm giả không vừa khít có thể gây ra nhiều vấn đề khác nhau, bao gồm cả lở loét hoặc nhiễm trùng. Hãy đến gặp nha sĩ ngay lập tức nếu răng giả của bạn bị lung lay và cũng nên duy trì việc thăm khám thường xuyên.

Bạn không nên cố gắng điều chỉnh hoặc sửa chữa răng giả của bạn. Sử dụng bộ dụng cụ tự làm có thể làm hỏng thiết bị mà không thể sửa chữa được. Các loại keo bán tự do thường chứa các hóa chất độc hại và không nên dùng cho răng giả. Nếu răng giả của bạn bị vỡ, nứt hoặc mẻ, hoặc nếu một trong các răng bị lung lay, hãy gọi cho nha sĩ của bạn ngay lập tức. Trong nhiều trường hợp, nha sĩ có thể thực hiện các điều chỉnh hoặc sửa chữa cần thiết, thường là ngay trong ngày.

Tham khảo thêm: Cách chăm sóc hàm tháo lắp.

Trên đây là toàn bộ thông tin về hàm khung tháo lắp kim loại, BeDental hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm sự lựa chọn cho quá trình phục hồi răng của mình. Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề cần phải phục hồi răng nhưng không biết nên chọn phương pháp phục hình răng nào, bạn hãy đến nha khoa BeDental để được tư vấn và thăm khám một cách chi tiết. Đội ngũ bác sĩ nha khoa chuyên nghiệp tại Bedental sẽ tư vấn giúp bạn phương pháp phục hình răng tốt nhất, phù hợp với tình hình tài chính của bạn.

BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

CHI NHÁNH HÀ NỘI

CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090

CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam -  093 181 0680

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN

CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

Website: https://bedental.vn/

 

ĐỂ LẠI THÔNG TIN NẾU BẠN MUỐN NHA KHOA TƯ VẤN THÊM




    Bằng việc ấn tiếp tục, bạn đồng ý cho chúng tôi liên lạc với bạn để có thêm thông tin

    5/5 - (1 bình chọn)