Thư viện chuyên khoa

Bó bột là gì ? 1 vài lưu ý khi bó bột

Bó bột là gì? Bó bột là một trong những phương pháp điều trị phổ biến nhất trong các trường hợp xương bị tổn thương. Kỹ thuật này nhằm mục đích cố định và phục hồi các cấu trúc giải phẫu của xương, từ đó giúp đảm bảo việc phục hồi toàn bộ chức năng của phần xương bị gãy. Mặc dù bó bột là một phương pháp cơ bản, tuy nhiên, nó cũng có thể gây ra một số biến chứng.

Vì vậy, để đạt được kết quả tốt nhất, vị trí xương tổn thương cần được cố định đúng cách và được chăm sóc đầy đủ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về phương pháp bó bột, bó bột sau bao lâu thì tháo? Cũng như những điều cần lưu ý để giúp bạn hiểu rõ hơn về cách điều trị xương bị tổn thương.

Bó bột là gì? Bó bột sau bao lâu thì tháo?
Bó bột là gì? Bó bột sau bao lâu thì tháo?

Tham khảo thêm : Phẫu thuật phanh môi/phanh lưỡi- 1 số phương pháp phẫu thuật

Bó bột là gì?

Bó bột là gì? Bót bột là cách cố định xương hiệu quả nhằm đảm bảo xương ở nguyên vị trí giải phẫu để hỗ trợ quá trình tái tạo xương và hồi phục phần mềm, ngăn chặn hoặc giảm bớt những cơn co thắt cơ và hạn chế tổn thương thêm. Một số trường hợp khác được kết hợp giữa bột và nẹp nếu người bệnh bị chấn thương nặng có phẫu thuật cho toàn bộ xương, cơ, khớp. 

Bó bột là gì?
Bó bột là gì? là cách cố định xương hiệu quả

Bó bột gồm nhiều phương pháp, hình dạng và kích thước. Hai vật liệu được sử dụng nhiều nhất là thạch cao và sợi thuỷ tinh. Tuy bó bột có thể làm người bệnh thấy vướng víu, khó chịu hơn khi sinh hoạt hằng ngày, nhưng đây lại là phương pháp an toàn và hiệu quả để điều trị gãy xương. 

Tác dụng của bó bột 

Tham khảo thêm : 1 Trong Những Điều Bạn Cần Biết Về Gãy Xương Cánh Tay Và Cẳng Tay

 Dưới đây là tác dụng của bó bột. Bó bột được chỉ định sử dụng cho hầu hết trường hợp gãy xương. Phương pháp này có các ưu điểm sau: 

  •  Bất Động vị trí xương gãy và cố định xương luôn ở vị trí chuẩn (tư thế giải phẫu) . 
  •  Thúc đẩy quá trình liền xương, xương gãy trở về trục và có hình dáng thích hợp. 
  •  Bảo vệ và thúc đẩy hồi phục các thương tổn kèm theo. 
  •  Giảm đau. 
  •  Hạn chế di lệch thứ phát. 
  •  Giảm sưng tấy và các cơn co thắt cơ sau chấn thương. 
  •  Bất động tạm thời cho người bệnh khi sau phẫu thuật. 
  •  Hỗ trợ vùng xương phục hồi, giảm tình trạng tỳ đè hay giãn vùng cơ quá mức khi sử dụng vùng xương tổn thương. 
  •  Hỗ trợ người bệnh phục hồi chức năng vận động. 
Bó bột có nhiều chức năng tốt
Tác dụng của bó bột: Bó bột có nhiều chức năng tốt

Vật liệu bó bột phổ biến

Sợi thuỷ tinh 

Bột làm từ sợi thuỷ tinh rất nhẹ, dai, chịu lực cao và không thấm nước. Loại bột này có đa dạng màu sắc, kiểu dáng và hoa văn. Bên trong có vật liệu tổng hợp và lớp phủ bông đệm quanh vùng xương ảnh hưởng. Bên cạnh đó, dưới lớp sợi thuỷ tinh cũng có miếng đệm chống ẩm riêng

Thạch cao 

Bột từ thạch cao cũng rẻ và dễ dàng tạo hình hơn sợi thuỷ tinh trong một vài trường hợp nhất định. Chất liệu này cũng được dùng phổ biến nhất trong một số trường hợp trị nắn chỉnh gãy xương (fracture reduction) và tái định vị xương. Tuy nhiên, nhược điểm của bột thạch cao là dễ ngấm nước (gây ảnh hưởng cho quá trình liền xương) , cồng kềnh và nặng. 

Các kiểu bó bột 

  • Các kiểu bó bột – Máng bột và nẹp bột: Hình thức bó bột thường được sử dụng cho những trường hợp chân bị sưng nề nhiều. Nẹp bột bao 2/3 chu vi chi thể và không gây chèn ép bột. Tuy nhiên, khả năng này không đạt được tối ưu. 
  • Các kiểu bó bột – Bột cắt dọc: Hình thức bó bột này cũng được áp dụng trong giai đoạn sưng nề để giúp giảm sự sưng và đau nhức ở vùng gãy xương. Ngoài ra, bột rạch dọc cũng chỉ định sử dụng cho những trường hợp gãy xương mới và không thể theo dõi tại bệnh viện. Khi sử dụng sẽ tránh được hiện tượng chèn ép bột. Tuy nhiên, độ vững chắc của hình thức bó bột này không quá cao. 
  • Các kiểu bó bột – Bột tròn kín: Hình thức bó bột này chỉ được thực hiện khi hết giai đoạn sưng nề. Người bệnh cần cố định chắc chắn phần xương gãy. 
  • Các kiểu bó bột – Bột mở cửa sổ: Hình thức bó bột này thường được sử dụng đối với những trường hợp gãy xương hở hoặc gãy xương có kèm theo vết thương phần mềm. Bột mở cửa sổ giúp người bệnh thuận tiện trong quá trình điều trị vết thương phần mềm. 
  • Các kiểu bó bột – Bột Whitmann: Là hình thức bó ngực, chậu và bàn chân. Bột thường được dùng cho những người bệnh gãy cổ xương đùi. 

Khi nào cần phải bó bột? 

 Bó bột cũng được chỉ định điều trị đối với những trường hợp sau: 

  •  Gãy xương kín: Người bệnh gãy không di lệch hoặc ít di lệch, đặc biệt là những trường hợp gãy xương bàn tay, gãy xương bàn chân và gãy xương cẳng chân. 
  •  Gãy xương không di lệch hay ít di lệch. 
  •  Gãy xương ở trẻ em, không bao gồm các trường hợp gãy trên lồi cầu hoặc gãy lồi cầu ngoài xương cánh tay. 
  •  Cần bất động tạm thời chờ phẫu thuật 
  •  Chấn thương phần mềm các khớp ở cổ tay và cổ chân. 
Bó bột cũng được chỉ định điều trị
Bó bột cũng được chỉ định điều trị

Với những trường hợp chấn thương gây sưng nề nhiều, bác sĩ sẽ sử dụng bột rạch dọc hoặc bằng nẹp để giảm sưng trước khi bó bột. Trong quá trình bó bột, nếu tình trạng sưng giảm làm vị trí bó bột không còn vừa, người bệnh sẽ cần thay bột mới. 

Tham khảo thêm : Thoái hóa cột sống là gì ?1 vài phương pháp chữa

Quy trình bó bột khi bệnh nhân gãy xương 

Chuẩn bị 

 Thăm khám người bệnh kỹ, xác nhận vị trí và độ di lệch của xương qua kết quả chụp X-quang.

 Kiểm tra tình trạng tổng quát của người bệnh bao gồm: 

  •  Kiểm tra huyết áp, đo mạch, kiểm tra tri giác, nhịp thở và tình trạng thiếu máu. 
  •  Kiểm tra các tổn thương phối hợp. 
  •  Kiểm tra các rối loạn cơ tròn để phòng ngừa tổn thương tuỷ (áp dụng khi gãy cột sống) . 
  •  Kiểm tra tổn thương tại các tạng khác ở vùng ngực, bụng, sọ não, tiết niệu. .. 
  •  Kiểm tra tổn thương tại các chi khác. 
  •  Nắn lại hoặc phẫu thuật ghép xương gãy khi vỡ thành mảnh hay di lệch nặng. 
  •  Kiểm tra phần xương gãy (sau nắn chỉnh) qua hình ảnh X-quang. 
  •  Điều trị những tổn thương ở mô mềm khi cần thiết. 

Tiến hành 

Băng khu vực tổn thương bằng tất lót bó bột (băng thun vớ stockinette) . 

Sử dụng băng hay một vật liệu mềm khác dùng làm miếng lót giúp tăng cường bảo vệ vùng tổn thương, bao gồm cả da và xương, đồng thời tạo sự đàn hồi, thuận lợi cho việc chữa lành và phục hồi tổn thương, không gây đau. 

Bó bột 

  •  Bó bột thạch cao (sử dụng dạng cuộn hoặc dạng dải được làm từ vải muslin) , làm ướt và bọc vào lớp đệm. 
  •  Sử dụng bột bó bằng sợi thuỷ tinh, sử dụng ở dạng cuộn và làm ẩm vật liệu trước khi đưa đến người bệnh. 
Bó bột 
Bó bột

 Chăm sóc sau khi nặn 

  • Giữ khu vực vết thương ở trạng thái tĩnh và đợi khoảng 10 – 15 phút cho bột cứng. 
  • Theo dõi tình trạng của da và cơ thể, tối thiểu khoảng 1 – 2 ngày để đảm bảo bột cứng hồi phục. Do phản ứng hoá học diễn ra khi thạch cao khô nên nhiệt độ da cũng tăng theo. 
  • Bất động khu vực tổn thương, thận trọng trong mọi sinh hoạt hằng ngày để không làm nứt hoặc vỡ thạch cao vào giai đoạn đầu. Thận trọng cho tới khi bột khô và cứng hẳn. 

 Cách phân biệt bột khô: 

  •  Bột thạch cao khi khô có màu trắng, lớp bó mịn. 
  •  Bột từ sợi thuỷ tinh khô có lớp bó thô ráp hơn bột thạch cao. 

 Lưu ý khi bó bột xương 

 Nhằm đảm bảo quá trình phục hồi xương diễn ra nhanh chóng và giảm thiểu tối đa các biến chứng sau bó bột, người bệnh cần chú ý: 

  • Tái khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường như đau buốt, sưng nề vùng bó bột, tê và tím tái đầu ngón tại chi hoặc cơn đau ngày càng gia tăng. .. 
  • Phần chi bó bột cần phải kê cao lên để hạn chế tình trạng phù nề. 
  • Thực hiện gồng cơ đúng cách: Khu vực cơ bị bó bột khi không vận động sẽ bị teo lại và làm cản trở quá trình phục hồi của xương và gây loạn dưỡng. Vì vậy, người bệnh cần kích thích cơ phát triển với động tác gồng cơ. 
  • Các phần chi không bó bột cần được vận động nhằm kích thích tuần hoàn máu và tránh tình trạng cứng khớp. 
  • Sau khi bó, phần bột cần tối thiểu khoảng 30 – 48 giờ cứng trở lại. Do đó, người bệnh chỉ nên đi lại sau khi bó bột 2 ngày. Trong trường hợp di chuyển sớm hơn sẽ khiến bột dễ dàng bị tổn thương và không có tác dụng hồi phục. 
  • Bọc bột trong túi nilon hoặc túi chống thấm khi đi vệ sinh hay tắm, tránh để bột bị ngấm nước vì dễ làm vỡ bột và hôi chân. 
  • Nếu bột gây ngứa ngáy bàn chân hoặc có sự xâm nhập từ côn trùng vào bột thì tuyệt đối không dùng dụng cụ để chọc, gãi. .. Vì điều này sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn vùng da trong bột. Thay vào đó, người bệnh cần thông báo với bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời. 
  • Tái khám theo định kỳ theo lịch hẹn với bác sĩ. 

cn bedantal 2023 05 22T151934.289

 Bó bột có nguy hiểm không? 

  • Nếu sử dụng bó bột không đúng cách sẽ gây nhiễm trùng và có thể gây ra các nguy hiểm đối với sức khoẻ của bệnh nhân.
  • Việc sử dụng bó bột không đúng cách sẽ dẫn đến những hậu quả như không đúng vị trí của xương gãy và gây ra bóp méo hay sai lệch và làm cho quá trình nối xương trở nên khó hơn.
  • Ngoài ra, nếu không được sử dụng đúng cách hoặc sử dụng trong môi trường không sạch sẽ thì bó bột cũng sẽ gây ra nhiễm trùng ở bệnh nhân.
  • Bó bột tuy là thủ tục đơn giản và thông dụng nhưng vì nhiều nguyên nhân (chủ quan, khách quan) nên vẫn có thể dẫn tới các tai biến. Vì thế, người bệnh cần kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng cơ thể, đặc biệt vùng chi bị bó. Nếu có dấu hiệu bất thường cần thông báo ngay với bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời. 

 Biến chứng thường thấy 

  •  Chèn ép bột: Biến chứng này hay gây nên bởi tình trạng sưng tấy. Phòng ngừa: Nâng chi cao hơn tim và tháo bột khi có áp lực. 
  •  Viêm loét da: Người bệnh có các triệu chứng như sốt, đau nhức ở chỗ tì đè và dịch chảy qua bột. Xử trí: Cần liên lạc ngay với bác sĩ khi có viêm loét da. 
  •  Lỏng bột: Bột bị xô lệch khi vận động. Xử trí: Trường hợp này cần thiết phải thay thế bột nhằm ngăn chặn tình trạng di lệch tái phát. 

 Biến chứng tức thì 

 Những biến chứng này thường do sốc hoặc chấn thương mạch máu/da khi xương vỡ gây đau dữ dội, cụ thể: 

  •  Choáng: Phần lớn là do sốc khi gãy xương hoặc trong quá trình nẹp, bó bột. 
  •  Sốc nặng: Thường là do gây mê hoặc thuốc tê. 
  •  Tổn thương biến chứng khác: Co thắt khí phế quản, trào ngược khi gây mê, hội chứng xâm nhập khi gây mê, suy hô hấp, ngừng tim, tử vong. 

cn bedantal 2023 05 22T151852.347

 Biến chứng sớm 

  •  Thần kinh và mạch máu bị tổn thương. 
  •  Đầu xương gãy chọc ra, đưa tới tình trạng gãy hở thứ phát. 
  •  Gãy thêm xương. 
  •  Rối loạn dinh dưỡng và phù nề. 
  •  Hội chứng chèn ép khoang cấp có thể dẫn tới tình trạng liệt chi. 
  •  Cột sống gãy không vững, suy thận. 

 Biến chứng lâu dài 

 Các biến chứng nặng xảy ra thường do quá trình điều trị không đúng cách, cụ thể: 

  •  Rối loạn dinh dưỡng bán cấp 
  •  Rối loạn dinh dưỡng từ 
  •  Thiếu máu bán cấp, nhược cơ 
  •  Can nhược: Biến chứng này gây nên do bất động không đúng thời gian, tư thế không phù hợp. 
  •  Khớp giả: Biến chứng này hay gặp ở những trường hợp bất động không đúng thời gian, tư thế không tốt, lớn tuổi và không có chế độ dinh dưỡng phù hợp. 
  •  Viêm xương: Biến chứng này thường do thiếu máu nhiễm khuẩn gây vỡ xương gãy, loét do tì đè. .. 

Biện pháp phòng biến chứng sau bó bột

Sau bó bột, để tránh xuất hiện biến chứng, người bệnh cần chú ý: 

Bó bột là gì? Bó bột sau bao lâu thì tháo?
Bó bột là gì? Bó bột sau bao lâu thì tháo?
  •  Thăm khám kỹ lưỡng trước khi bó bột: Tình trạng cơ thể, vị trí xương gãy. .. 
  •  Bó bột theo đúng hướng dẫn. 
  •  Đảm bảo tuân thủ các hướng dẫn từ bác sĩ trước, trong và sau khi bó bột. 
  •  Theo dõi tổn thương tại chi gãy và sử dụng đúng cách các biện pháp chống phù nề. 
  •  Trao đổi ngay với bác sĩ khi có bất kỳ dấu hiệu nào về bó bột, choáng. .. 
  •  Tái khám theo hướng dẫn từ bác sĩ, để chẩn đoán chính xác và xử lý sớm các biến chứng. 
  •  Nới bột có thể dùng thuốc giảm phù nề, tạo hình gốc chi hoặc phẫu thuật cấp cứu xử lý tổn thương khi cần thiết. 

 Bó bột sau bao lâu thì tháo? 

Bó bột sau bao lâu thì tháo?  Thời gian bó bột cũng phụ thuộc thời gian liền xương cùng tổn thương mô mềm xung quanh. Tuỳ theo xương gãy, vị trí gãy, mức độ gãy và những yếu tố kèm theo (tổn thương mô mềm xung quanh, tình trạng dinh dưỡng, bệnh lý đi kèm), thời gian liền xương của từng người sẽ có sự thay đổi. 

Với người bệnh có sức khoẻ bình thường thì gãy xương chi trên sẽ lành sau 4 – 8 tuần và chi dưới là 8 – 12 tuần. Tuy nhiên, thông này cũng mang tính chất minh hoạ. Thời gian thực tế sẽ dao động tuỳ thuộc theo thể trạng của từng người bệnh. 

Để chắc chắn xương đã lành, người bệnh sẽ được khám lâm sàng và chụp x-quang để kiểm tra. Sau khi có kết quả lành xương, bác sĩ mới tiến hành cắt bột. 

Bạn có thể tham khảo thêm về dịch vụ của Nha Khoa Bedental:

Niềng răng trả góp

Nhổ răng khôn

BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

CHI NHÁNH HÀ NỘI

CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090

CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam -  093 181 0680

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN

CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

Website: https://bedental.vn/

 

Rate this post