Răng khôn bị sâu, răng khôn mọc lệch gây đau nhức là tình trạng thường thấy của các bệnh nhân hiện nay. Vậy đối với tình trạng răng khôn bị sâu có thể dùng phương pháp hàn răng khôn được hay không hay phải nhổ bỏ? Chi phí để trám răng khôn là bao nhiêu? Hãy tìm hiểu câu trả lời qua chia sẻ của bác sĩ tại nha khoa BeDental qua bài viết dưới đây.
Răng số 8 – Răng khôn
-
Răng số 8 là gì?
Răng khôn hay còn được gọi là răng số 8, đây là chiếc răng trưởng thành muộn nhất trong hàm răng và đứng thứ 8 tính từ răng cửa của mỗi người. Tùy theo cơ địa mà răng khôn sẽ được mọc trong các độ tuổi từ 17 – 28 tuổi.
Có tổng cộng 4 chiếc răng khôn ( 2 cái ở hàm trên, 2 cái ở hàm dưới), song cũng có có trường hợp một người chỉ mọc 1, 2, 3 chiếc răng khôn hay có người thậm chí không mọc chiếc nào.
-
Răng số 8 có nguy hiểm không?
Răng khôn không phải là răng đảm nhận chức năng nhai. Khi chúng xuất hiện sẽ thường làm ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe răng miệng của mọi người. Thêm vào đó nếu răng khôn bị sâu càng làm tình trạng thêm trầm trọng hơn như đau nhức dữ dội, sốt cao dai dẳng, không thể nhai thức ăn như bình thường.
Nếu không may vi khuẩn xâm nhập vào tủy có thể làm răng bị hoại tử. Không những thế vết sâu từ răng khôn có thể lan sang các răng khác và phá hoại chúng. Khi răng khôn bị sâu thường sẽ được tiến hành phương pháp hàn răng khôn hoặc nhổ răng.
Một trường hợp khác thường gặp của răng khôn đó là răng mọc lệch hay mọc ngầm. Những lúc đó cần đến sự can thiệp của bác sĩ nha khoa thực hiện tiểu phẫu và nhổ răng đi.
Thế nên đa số các trường hợp bác sĩ khuyến khích không nên để răng khôn duy trì trên khung hàm của mình.
Nguyên nhân gây sâu răng khôn
Có thể nói, nguyên nhân gây sâu răng khôn phổ biến nhất là do răng mọc sâu trong cùng dẫn đến tình trạng khó vệ sinh răng miệng được sạch sẽ. Cộng với việc răng không nằm cạnh răng nhai nên thức ăn rất dễ bám vào đây, lâu ngày tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Đây chính là những nguyên nhân chính dẫn đến sâu răng khôn.
Bên cạnh đó nướu răng khôn rất dễ bị viêm hay bị lợi trùm gây đau nhức rất nhiều cho bệnh nhân. Thế nên bác sĩ khuyên rằng nên chải răng thật kĩ, làm sạch các ngõ ngách trong răng đồng thời sử dụng nước súc miệng và nước muối sinh lí để có thể giúp việc vệ sinh răng miệng hiệu quả hơn.
Khi nào nên hàn răng khôn? Răng khôn bị sâu có hàn được không?
Cũng như bất kì chiếc răng nào khác, việc răng khôn có thể trám hay không phải phụ thuộc vào kết quả của quá trình thăm khám kỹ càng của bác sĩ về tình trạng hiện tại của chiếc răng khôn đó. Cách biết chính xác và xác định đúng vị trí mọc của răng khôn là chụp X quang răng để chuẩn đoán, xem xét nên nhổ hay trám.
Trong trường hợp răng khôn sâu không quá nhiều, không bị mọc lệch và cũng không ảnh hưởng đến những răng khác thì có thể trám hoặc bọc sứ. Khi đó bác sĩ sẽ loại bỏ ổ viêm đi, dùng các vật liệu trám răng chuyên dụng như composite, vàng, amalgam, GIC,… để lấp lại, tái tạo hình dạng của răng như ban đầu.
Trường hợp thứ 2 là khi răng mọc lệch, mọc ngầm, sâu nhiều thì phải thực hiện phẫu thuật để nhổ bỏ chiếc răng này đi. Bởi nếu để lâu ngày có khả năng sẽ gây biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến vùng răng lân cận và xương hàm.
Răng khôn bị sâu nên nhổ hay trám là tốt nhất?
Phương pháp hàn răng khôn là một phương pháp tương đối đơn giản mà không cần tác động đến cấu trúc xương hàm với chi phí khá thấp. Tuy nhiên theo lời khuyên từ nhiều bác sĩ nha khoa, nếu có thể thì nên nhổ bỏ răng khôn đi, bởi những lý do dưới đây:
– Một là răng khôn hiếm khi mọc thẳng mà thường mọc lệch. Các bệnh nhân đa phần đều bị tình trạng răng số 8 mọc lệch, mọc nghiêng, có trường hợp mọc đâm vào răng bên cạnh khiến bệnh nhân đau nhức, khó chịu, sốt,… Hàn răng khôn chỉ có thể áp dụng khi răng khôn bị sâu nhưng vị trí mọc của nó thẳng, thuận lợi và dễ dàng lắp miếng tràm vào.
– Hai là răng khôn chỉ là một chiếc răng vô dụng. Nếu như răng cửa, răng hàm,.. đều có những công năng riêng như thẩm mỹ, nhai thức ăn,… thì răng khôn không đóng góp bất kì lợi ích gì ngoài những cơn hành sốt kéo dài, cơn đau răng khi chúng mọc.
Không những thế nếu răng khôn bị sâu còn có thể làm ảnh hưởng đến những chiếc răng xung quanh nên việc điều trị răng khôn bị sâu là không cần thiết, mà thay vào đó có thể nhổ bỏ nó đi.
Xem thêm:
– Ba là do vị trí răng khôn mọc sâu nên rất khó trám. Thay vì trám các răng khác như răng cửa, răng hàm thì các bác sĩ có thể xem chuẩn xác vị trí và kích thước lỗ trám để chọn vật liệu lấp vào cho phù hợp.
Tuy nhiên răng khôn mọc tít bên trong khoang miệng nên rất khó tránh khỏi tình trạng miếng trám gồ ghề, dư, không được mài nhẵn,.. có thể cọ xát với các mô mềm trong khoang miệng gây đau nhức, chảy máu,… lâu ngày làm viêm nhiễm, nhất là phần lợi của răng.
– Bốn là khó vệ sinh sau khi hàn răng khôn. Bình thường vị trí của răng số 8 đã rất khó để làm sạch bằng biện pháp chải răng hàng ngày. Song khi trám răng, việc giữ cho miếng trám luôn được sạch sẽ để vi khuẩn không thâm nhập là hết sức quan trọng.
Do đó rất khó để làm sạch khi hàn răng khôn xong. Không những thế, nếu đặt miếng trám không chuẩn rất dễ làm kẹt thức ăn lại, lâu ngày lại gây sâu răng trở lại, viêm nhiễm tiếp tục diễn ra.
– Năm là bệnh nhân rất khó quan sát tình trạng miếng trám để theo dõi. Các thao tác của bác sĩ khi hàn răng khôn sẽ rất khó khăn nên có khả năng miếng trám sẽ rất khó để bám chắc vào men răng, thời gian sau rất dễ bị bung ra. Phần vì bệnh nhân thường không để ý đến vị trí sâu trong khoang miệng nên rất khó theo dõi tình trạng răng khôn sau khi hàn về.
Do đó không dễ để phát hiện miếng trám bị nứt hay bung ra, răng bắt đầu viêm nhiễm mà đến bác sĩ chữa trị kịp thời. Thế nên mặc dù có thể hàn răng khôn nhưng bạn nên cân nhắc khi sử dụng phương pháp này.
Điều kiện hàn răng khôn là gì?
Như đã nói ở trên hàn răng khôn là hoàn toàn có thể nếu đáp ứng những điều kiện như răng mọc thẳng, đúng vị trí, không gây biến chứng cho răng miệng của bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu xuất hiện 1 trong các triệu chứng sau đây, bắt buộc phải nhổ bỏ chiếc răng này thay vì tiếp tục sử dụng phương pháp hàn răng:
- Kích thước răng khôn nhỏ hơn so với răng hàm tạo thành kẻ hở giữa các răng số 7 và 8. Trường hợp này phải nhổ bỏ vì thức ăn có thể bị mắc vào giữa, lâu ngày không được vệ sinh kỹ lưỡng sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm, sâu cả hai răng. So với chiếc răng số 8, răng số 7 có chức năng quan trọng hơn vì là răng nhai chủ lực của hàm.
- Vị trí răng khôn không có răng mọc đối diện. Đối với những trường hợp này khi cắn khớp 2 hàm sẽ rất dễ làm tổn thương hàm đối diện gây chảy máu hoặc viêm nhiễm.
- Răng khôn mọc lệch, mọc ngang, mọc xiên vào các răng bên cạnh rất dễ làm cả hai bị yếu và sâu.
- Răng khôn không mọc lên hoàn toàn mà mọc ngầm trong nướu. Những trường hợp này phải làm phẫu thuật để nhổ răng khôn đi, nếu để lâu sẽ làm xương hàm bị yếu.
Thường rất khó để nhận biết răng khôn mọc như thế nào tại nhà. Thế nên để bảo đảm thì bệnh nhân nên đến nha khoa để được chẩn đoán chính xác hơn, thông qua chụp X- quang xương hàm để xác định đúng vị trí mọc của răng khôn hơn.
Quy trình hàn răng khôn tại nha khoa BeDental
Bước 1: Thăm khám tổng quát
Khi đến nha khoa, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ khám tổng quát và chụp X-quang xương hàm. Từ đó bác sĩ sẽ xác định được chính xác vị trí răng khôn mọc, tình trạng sâu ít hay nhiều mà chẩn đoán có nên tiến hành hàn răng khôn hay sẽ nhổ.
Bước 2: Sát trùng, vệ sinh răng
Nếu được xác định có thể hàn răng khôn, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân vệ sinh răng bằng dung dịch súc miệng chuyên dụng trong nha khoa để loại bỏ vi khuẩn. Tiếp đến là sát khuẩn vùng răng số 8 và xung quanh nó.
Bước 3: Mài sạch chỗ sâu
Bằng các dụng cụ mài chuyên dụng, các bác sĩ sẽ mài sạch vùng răng bị sâu, làm sạch vụn thức ăn mắc kẹt nếu có. Nếu răng khôn đã bị viêm tủy, để giúp bệnh nhân giảm bớt cảm giác đau và ê, bác sĩ sẽ gây tê cục bộ vùng răng khôn và tiến hành hút tủy viêm ra ngoài.
Bước 4: Cách ly răng khôn cần trám
Răng khôn sẽ được cách ly với các răng bên cạnh bằng đê cao su nhằm ngăn chặn vật liệu trám tiếp xúc với nước bọt và bám vào các kẽ răng xung quanh. Khi bị lẫn với nước bọt, khả năng bám dính của vật liệu trám với men răng sẽ bị giảm đáng kể.
Bước 5: Tiến hành trám răng
Sau khi tạo lỗ trám, bác sĩ sẽ lấp vật liệu vào, làm đầy dần vị trí trám. Chất liệu trám sẽ được bác sĩ tư vấn và cho bệnh nhân lựa chọn trong quá trình thăm khám. Ở dưới dạng lỏng, sau khi chiếu đèn vật liệu trám sẽ đông cứng lại và bám dính vào răng.
Bước 6: Mài nhẵn, điều chỉnh vết trám
Đợi vật liệu trám đông cứng lại, bác sĩ sẽ tiến hành mài nhẵn và loại bỏ những chỗ trám thừa. Để miếng trám giống răng thật hơn, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ y khoa đánh bóng bề mặt miếng trám để nó trở nên nhẵn bóng, tạo hình sao cho giống như răng thật.
Hàn răng khôn tốn bao nhiêu tiền?
Trám răng là một phương pháp thẩm mỹ răng có chi phí không quá đắc. Tùy vào từng loại vật liệu mà hàn răng khôn có những mức giá khác nhau. Cụ thể:
- Trám răng GIC có chi phí tầm khoảng 250.000 đồng/ 1 răng
- Trám thẩm mỹ LASER TECH: khoảng 700.000 đồng/ 1 răng
- Trám Onlay/Inlay: khoảng 5 000 000 đồng/1 răng
Phương pháp thay thế hàn răng khôn
Ngoài hàn răng khôn, để điều trị răng khôn bị sâu các bạn có thể sử dụng 2 phương pháp sau đây:
Bọc răng khôn bị sâu
Đối với những răng khôn mọc thẳng, được chẩn đoán có thể điều trị triệt để sâu răng, thân răng khôn chắc chắn, vị trí thuận lợi thì có thể sử dụng phương pháp bọc răng sứ. Đây cũng là phương pháp được các bác sĩ nha khoa khuyến khích. Quy trình và kỹ thuật để tiến hành bọc răng khôn bị sâu sẽ tương tự như các răng bình thường khác.
Nhổ răng khôn
Đây có lẽ là cách tốt nhất để khắc phục ảnh hưởng của răng khôn. Vừa có thể giải quyết vấn đề mọc sai vị trí của răng vừa giúp triệt tiêu sâu răng ngay. Quy trình nhổ răng khôn sẽ phức tạp hơn trám răng. Các bác sĩ sẽ sử dụng sóng siêu âm tần số cao để cắt đi liên kết dây chằng và thân răng khôn.
Tuy nhiên do không tác động lực vào răng nên nên răng và xương hàm nên sẽ làm nhanh hơn. Nhờ sóng siêu âm mà thời gian nhổ răng gấp 10 lần thông thường.
Xem thêm: GIÁ NHỔ RĂNG KHÔN SỐ 8 MỚI NHẤT
Nên hàn răng khôn hay nên nhổ khi bị sâu?
Răng khôn là loại răng thứ tám cuối cùng mọc trên cung hàm. Chúng không xuất hiện ở trẻ em và chỉ phát triển khi chúng ta trưởng thành, thường mọc từ 17 đến 25 tuổi, vì vậy chúng được gọi là “răng khôn” để thể hiện sự trưởng thành về cả trí tuệ và thể chất.
Tuy nhiên, mọc răng khôn không đồng nghĩa với sự thông minh. Thực tế, chức năng của răng khôn vẫn còn mơ hồ, và việc mọc răng này trong khi các răng khác và xương hàm đã ổn định có thể gây hại cho sức khỏe răng miệng của chúng ta.
Răng khôn thường gặp phải các vấn đề như mọc lệch hoặc mọc ngầm. Những cơn đau kéo dài trong miệng có thể là do răng khôn gây ra, khiến cho việc ăn nhai và sức khỏe tổng thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Đồng thời, do vị trí của răng khôn mọc sâu trong hàm, việc vệ sinh chúng trở nên khó khăn, dễ tạo nên mảng bám thức ăn và khiến cho răng bị sâu vỡ. Vì vậy, để quyết định liệu có cần trám răng khôn hay nhổ chúng, người bệnh cần tới nha khoa để được kiểm tra, chụp X-quang và được bác sĩ chuyên môn đánh giá tình trạng răng, đánh giá mức độ nặng của vấn đề và đưa ra phương án điều trị phù hợp.
Thường thì, những trường hợp răng khôn chỉ bị sâu nhẹ và không gây ảnh hưởng đến răng xung quanh hoặc cấu trúc hàm có thể giải quyết bằng cách trám hoặc bọc răng sứ.
Tuy nhiên, khi răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, mọc sai vị trí hoặc gặp các vấn đề như viêm tủy răng, sâu răng nặng,… thì chỉ trám răng khôn không đủ để giải quyết dứt điểm. Trong trường hợp này, việc nhổ răng khôn là cần thiết vì nó có thể gây tổn thương đến răng lân cận và xương hàm, gây ra những biến chứng nghiêm trọng và có thể dẫn đến mất răng.
Nhổ răng khôn có ảnh hưởng gì không?
Nếu răng khôn của bạn bị sâu, bạn sẽ cảm thấy đau nhức và khó chịu, gây khó khăn trong việc ăn uống và nói chuyện. Nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng này có thể gây hại cho những chiếc răng khác và ảnh hưởng đến khoang miệng.
Vì vậy, việc thăm khám nha khoa thường xuyên để kiểm tra sức khỏe răng miệng và được bác sĩ tư vấn về các biện pháp điều trị răng sâu là rất cần thiết.
Tẩy răng khôn bị sâu không chỉ không gây ảnh hưởng đến khuôn hàm mà còn giúp giảm thiểu nguy cơ tổn thương cho sức khỏe răng miệng. Nếu không có răng khôn, cũng không ảnh hưởng đến khuôn hàm và khả năng ăn uống sẽ vẫn được duy trì bình thường.
Răng bị sâu có thể xảy ra ở bất kỳ chiếc răng nào và vị trí nào, bao gồm cả răng khôn. Nếu răng khôn của bạn bị sâu nặng, mọc không đúng vị trí, mọc lệch hoặc mọc ngang, nha sĩ sẽ khuyên bạn nhổ bỏ để điều trị tình trạng đau nhức, hạn chế nguy cơ tái phát và đảm bảo sức khỏe răng miệng.
Vì vậy, hãy thường xuyên thăm khám nha khoa, chăm sóc răng miệng đúng cách và bảo vệ sức khỏe răng miệng hiệu quả.
Hàn răng khôn có đau không?
Nhiều người sợ đau khi phải hàn răng khôn hoặc nhổ răng khôn, nhưng thực tế không hề như vậy. Trám răng khôn không gây đau đớn hay khó chịu. Nhổ răng khôn cũng không đáng sợ vì bác sĩ sẽ dùng thuốc tê để làm mất cảm giác đau.
Việc nhổ răng khôn không gây đau, chỉ khi tê dần thì có thể có chút tê buốt và ê ẩm.
Lí do nên chọn hàn răng khôn tại nha khoa BeDental
Nha khoa BeDental là đơn vị uy tín về điều trị răng khôn từ hàn răng khôn đến nhổ răng khôn và được các bệnh nhân tin tưởng. Nha khoa tự tin được trang bị về đầy đủ về cơ sở vật chất và chuyên môn cao, phục vụ bệnh nhân khi đến thăm khám và điều trị:
- Vật liệu trám có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng cao.
- Các bác sĩ có chuyên môn, chuyên nghiệp và có kinh nghiệm trong điều trị răng khôn nên các bệnh nhân có thể yên tâm về quá trình thăm khám và chẩn đoán bệnh.
- Các thiết bị nha khoa tại BeDental là những thiết bị mới nhất, hiện đại nhất, đảm bảo chất lượng và đủ điều kiện vô khuẩn.
- Quy trình thăm khám chuẩn Y khoa, an toàn và thông tin công khai đến bệnh nhân về chi phí.
Nếu gặp các vấn đề liên quan đến răng khôn hoặc có nhu cầu muốn hàn răng khôn, nếu các bạn chưa biết giá nhổ răng khôn là bao nhiêu các bạn có thể liên hệ đến nha khoa BeDental để được thăm khám và tư vấn tận tình.
Bảng giá tham khảo:
Danh mục | Unit | Giá thành | |
---|---|---|---|
1.Teeth filling (More detail...) | |||
Baby teeth filling | 1 Unit | 250.000 ~ 10$ |
|
Permanent Teeth Filling | 1 Unit | 500.000 ~ 20$ |
|
Cosmetic Filling | 1 Unit | 700.000 ~ 28$ |
|
Sensitive teeth filling | 1 Unit | 500.000 ~ 20$ |
|
2.Root Canal Treatment - Anterior by endodontist machine (More detail...) | |||
Root Canal Treatment - Anterior for baby teeth | 1 Unit | 800.000 ~ 31$ |
|
Root Canal Treatment - Anterior for Front teeth | 1 Unit | 1.200.000 ~ 47$ |
|
Root Canal Treatment - Anterior for Premolar teeth | 1 Unit | 1.500.000 ~ 59$ |
|
Root Canal Treatment - Anterior for molar teeth | 1 Unit | 2.000.000 ~ 79$ |
|
3.Root Canal reTreatment - Anterior by endodontist machine | |||
Root Canal Treatment - Anterior for Front teeth by endodontist machine | 1 Unit | 1.500.000 ~ 59$ |
|
Anterior for Premolar teeth by endodontist machine | 1 Unit | 1.800.000 ~ 71$ |
|
Anterior for molar teeth by endodontist machine | 1 Unit | 2.300.000 ~ 90$ |
|
4 Vecniflour dental care (More detail...) | |||
Vecniflour dental care for child | 1 Unit | 500.000 ~ 20$ |
Bạn có thể tìm hiểu thêm
Sau khi nhổ răng khôn xong nên ăn gì? phải kiêng ăn những gì?
Nhổ Răng Khôn Để Lại Lỗ Hổng Có Sao Không: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Nhổ Răng Khôn Hàm Dưới Có Nguy Hiểm Không? Có Đau Không? Chi Phí Nhổ
Nhổ Răng Khôn Mất Bao Lâu? Bao Lâu Thì Lành Vết Thương Hoàn Toàn?
Tư vấn chuyên môn bài viết:
BÁC SĨ ĐÀM TRỌNG HIẾU
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN
CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Website: https://bedental.vn/
ĐỂ LẠI THÔNG TIN NẾU BẠN MUỐN NHA KHOA TƯ VẤN THÊM
Pingback: Hàn răng có lâu không? 1 số lưu ý cần thiết sau khi hàn răng sâu – Be Dental