Trong độ tuổi từ 17 đến 25 tuổi bạn có thể gặp phải tình trạng mọc răng khôn. Răng khôn mọc ở hàm dưới gây đau nhức, khó chịu có nên nhổ bỏ chúng không? Các nha sĩ thường khuyên chúng ta loại bỏ răng khôn dù chúng mọc bình thường, không gây biến chứng. Vậy nhổ răng khôn hàm dưới có nguy hiểm không và chi phí tiểu phẫu nhổ răng khôn hàm dưới là bao nhiêu?
I. Giới thiệu
1.1. Khái niệm về răng khôn hàm dưới
Răng khôn hàm dưới hay còn gọi là răng số 8, là chiếc răng mọc cuối cùng ở hàm dưới của con người. Răng khôn hàm dưới thường mọc ở độ tuổi từ 17 đến 25 và nằm sau các răng hàm dưới khác. Tuy nhiên, răng khôn hàm dưới thường gây ra nhiều vấn đề như đau nhức, viêm nhiễm, chèn ép các răng bên cạnh do không đủ chỗ mọc hoặc do mọc lệch. Do đó, trong một số trường hợp, nhổ răng khôn hàm dưới có thể được khuyến nghị để khắc phục các vấn đề liên quan và duy trì sức khỏe răng miệng.
1.2. Tại sao cần nhổ răng khôn hàm dưới?
Trong một số trường hợp, răng khôn hàm dưới có thể cần phải nhổ vì chúng có thể gây ra các vấn đề và nguy hiểm sau:
- Ức chế sự phát triển của các răng khác.
- Áp lực và sự chen chúc của các răng kế cận có thể dẫn đến tình trạng lệch lạc và mất cân đối của hai hàm.
- Răng khôn khó vệ sinh xung quanh dễ dẫn đến viêm nhiễm, nhiễm trùng.
- Gây đau và sưng ở hàm.
- Bệnh tăng nhãn áp có thể phát triển, gây sưng và viêm nướu.
Vì những lý do trên, việc nhổ răng khôn hàm dưới có thể được khuyến nghị để giảm nguy cơ mắc các vấn đề và duy trì sức khỏe răng miệng.
II. Cấu tạo và vị trí mọc của răng khôn hàm dưới
Răng khôn hàm dưới nằm ở vị trí trong cùng bên phải và bên trái của cung hàm, khác với răng nanh có đỉnh nhọn, đỉnh răng khôn hàm dưới rộng, thân răng hình hộp. Trong cấu tạo bộ răng người, hàm dưới có kích thước ngắn hơn hàm trên nên không đủ vị trí để răng khôn mọc bình thường vì thế răng khôn hàm dưới thường mọc lệch, mọc ngầm. Bên cạnh đó, xung quanh vị trí mọc răng khôn hàm dưới có chứa nhiều dây dây tam thoa hay còn gọi là dây thần kinh chữ V, nằm dưới niêm mạc và không bao quanh ống xương chi phối vùng miệng và vùng má.
III. Có nên nhổ răng khôn hàm dưới không – Biến chứng nếu không nhổ răng khôn hàm dưới?
Mặc dù răng khôn hàm trên hay hàm dưới mọc bình thường, chưa gây ảnh hưởng hay tác động xấu đến răng bên cạnh, nhưng các bác sĩ nha khoa luôn khuyến khích bạn nên loại bỏ chúng. Răng khôn không giữ vai trò quan trọng trong cung hàm vì thế bạn có thể loại bỏ hoặc giữ lại chúng. Nhưng nếu bạn giữ lại răng khôn hàm dưới răng miệng của bạn có thể mắc một số biến chứng nghiêm trọng về răng, nướu:
- Bị sâu răng khôn dưới: Răng khôn ở hàm dưới rất khó để làm sạch vì nó nằm ở vị trí trong cùng bên trong khung hàm, nên thường bị sâu răng. Cách tốt nhất bạn để giải quyết tình trạng sâu răng là bạn nên nhổ răng khôn. Nếu giữ lại răng khôn dưới thì tình trạng sâu răng có thể tái phát lại và ảnh hưởng đến răng bên cạnh, nướu, lợi…
- Sự nhiễm trùng răng khôn: Răng khôn mọc không bình thường, thường có tình trạng lợi trùm ra phía sau. Khu vực lợi trùm có thể sẽ bị viêm nhiễm và thỉnh thoảng sẽ bùng phát cấp tính. Khi khu vực lợi trùm răng khôn bị viêm nhiễm cấp tính, nướu xung quanh răng có thể bị sưng và mềm. Lợi, nướu răng thường có mủ chảy ra và có mùi hôi hoặc vị lạ trong miệng. Tình trạng sưng. đau nhức do nhiễm trùng răng khôn hàm dưới có thể lan ra má và đến vùng và các tuyến dưới hàm. Nhiễm trùng răng khôn hàm dưới có thể gây nguy hiểm cho bạn vì tình trạng này có thể dẫn đến nguy cơ gây tắc nghẽn đường thở..
- Làm tổn thương các răng lân cận: Thông thường răng khôn hàm dưới bị va chạm sẽ ảnh hưởng đến răng bên cạnh. Răng khôn bị va đập, tác động từ bên trong, bên ngoài cũng có thể nhanh chóng làm hỏng răng số 7 gây lung lay, chảy máu, và dẫn đến việc mất răng khác đặc biệt là răng số 7 vì nó nằm cạnh răng khôn.
- Chen chúc răng: Cung hàm không đủ chỗ để răng khôn mọc thẳng nên gây ra tình trạng xô lệch, chen chúc răng. Nếu bạn muốn chỉnh nha, bác sĩ có thể yêu cần bạn nhổ răng hàm thứ ba để giảm nguy cơ di chuyển hoặc chen chúc răng không mong muốn.
- Các khối u: Khối u hình thành xung quanh răng khôn hàm dưới khi răng khôn bị va chạm, tình trạng này không phổ biến nhưng vẫn có thể xảy ra. Khối u trên nướu, lợi sẽ gây ra cho bạn cảm giác khó chịu, ưng mủ
- Gãy xương hàm: Người chơi thể thao thường hoạt động mạnh sẽ có nguy cơ bị gãy xương hàm cao hơn nếu răng khôn bị tác động.
IV. Khi nào cần nhổ răng khôn hàm dưới?
Nếu răng khôn hàm dưới của bạn mọc bình thường bạn có thể không nhất thiết phải loại bỏ chúng. Nhưng nếu răng khôn hàm dưới của bạn gặp phải tình trạng mọc bất thường hoặc răng miệng có triệu chứng nhiễm trùng thì hãy nhanh chóng đến cơ sở nha khoa uy tín để được điều trị nhanh chóng, bạn có thể phải loại bỏ chúng để chấm dứt các tình trạng đau nhức…:
- Răng khôn hàm dưới bị sâu
- Răng khôn hàm dưới xuất hiện các dấu hiệu viêm, nhiễm khuẩn về nướu, lợi…như: U nang, cơ hàm bị tổn thương
- Răng hàm dưới bị xô lệch, áp xe răng
- Mô mềm xung quanh răng khôn hàm dưới bị nhiễm trùng…
V. Nhổ răng khôn hàm dưới có nguy hiểm không – Có đau không?
Trong các cuộc tiểu phẫu luôn tồn tại những nguy hiểm tiềm ẩn, tuy nhiên tiểu phẫu nhổ răng khôn sẽ không nguy hiểm nếu bạn chọn đúng cơ sở nha khoa và bác sĩ uy tín. Vì vị trí mọc của răng khôn tiếp xúc với rất nhiều dây thần kinh mặt và miệng, trong đó có dây thần kinh chữ V. Nhổ răng khôn hàm dưới sẽ nguy hiểm nếu trong quá trình tiểu phẫu dây thần kinh chữ V bị tổn thương do thuốc tê hoặc tay nghề của nha sĩ.
- Một trong số các dây thần kinh chữ V là dây thần kinh lưỡi, dây thần kinh ổ xương..Khi nhổ răng khôn hàm dưới nếu dây thần kinh chữ V bị đứt, va chạm với dụng cụ phẫu thuật sẽ có thể gây tê lưỡi, đau nhức vùng miệng và mặt. Trong quá trình tiểu phẫu nhổ răng khôn hàm dưới, dây thần kinh lưỡi nằm rất dễ bị rách trong quá trình tiểu phẫu nhổ răng khôn hàm dưới, khi bác sĩ rạch mô, nướu để tách chân răng vì nó trong mô mềm gần vách xương…Tỷ lệ tổn thương dây thần kinh lưỡi là 0 – 10% và tổn thương dây thần kinh ổ xương là 0,5 – 0,8% trong các cuộc tiểu phẫu nhổ răng khôn hàm dưới.
- Bên cạnh đó, dây thần kinh hàm móng cũng là một dây thần kinh chữ V có thể bị ảnh hưởng trong quá trình nhổ 2 răng khôn hàm dưới. Tuy nhiên, tổn thương dây thần kinh hàm móng chỉ ảnh hướng đến một vùng da nhỏ dưới cằm, niêm mạc, má, nướu, ít biến chứng hơn so với dây thần kinh lưỡi và dây thần kinh ổ xương hàm nên ít được chú ý đến.
Mặc dù nhổ răng khôn số 8 hàm dưới có tiềm ẩn một số nguy cơ và gây ra biến chứng nhưng với sự phát triển vượt bậc của y học thì quá trình nhổ răng khôn số 8 hàm dưới chỉ là một cuộc tiểu phẫu đơn giản. Bạn chỉ cần tìm địa chỉ nha khoa nhổ răng khôn hàm dưới uy tín với bác sĩ giỏi, trang thiết bị hiện đại thì bạn không cần phải lo lắng về các biến chứng sau tiểu phẫu nhổ răng khôn. Vì thế bạn nên tìm hiểu kỹ về cơ sở nha khoa bạn dự định đến nhổ răng khôn hàm dưới
VI. Các phương pháp loại bỏ răng khôn hàm dưới trong nha khoa
Trong nha khoa có hai phương pháp nhổ răng khôn hàm dưới, đó là nhổ răng khôn hàm dưới bằng tay (kìm, bẩy) và máy siêu âm Piezotome.
6.1. Phương pháp dùng kìm, bẩy nhổ răng khôn hàm dưới có nguy hiểm không?
- Đối với trường hợp răng khôn hàm dưới mọc thẳng nha sĩ sẽ dùng kìm lung lay răng khôn và loại bỏ răng khôn.
- Đối với trường hợp răng khôn hàm dưới mọc bất thường: Mọc ngang, mọc lệch…nha sĩ sẽ dùng bẩy để nhổ răng khôn hàm dưới. Khi nhổ răng khôn hàm dưới bằng bẩy, cần chọn một điểm tựa để bẩy răng ra mà không làm ảnh hưởng đến răng bên cạnh.
Nhổ răng khôn hàm dưới bằng kìm, bằng bẩy là phương pháp nhổ răng khôn bằng tay. Phương pháp nhổ răng khôn bằng tay (kìm, bẩy) có thể gây cho bạn cảm giác sợ hãi, tâm lý hoang mang. Nhổ răng khôn bằng kìm, bẩy đòi hỏi lực tác động mạnh lên răng khôn mang đến cảm giác đau đớn và ảnh hưởng đến răng bên cạnh (Răng số 7).
6.2. Phương pháp dùng máy siêu âm Piezotome nhổ răng khôn hàm dưới có nguy hiểm không?
Ngày nay dưới sự phát triển của y học, quá trình nhổ răng khôn hàm dưới trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Để giúp người bệnh có thể yên tâm và thoải mái hơn khi nhổ răng, các cơ sở nha khoa đã sử dụng công nghệ nhổ răng khôn hiện đại bằng máy siêu âm Piezotome. Nhổ răng khôn hàm dưới bằng máy siêu âm Piezotome sẽ mang đến cho bạn sự an tâm, thoải mái trong quá trình tiểu phẫu nhổ răng khôn hàm dưới:
- An toàn: Máy siêu âm Piezotome hoạt động dựa trên nguyên lý sóng siêu âm, có độ chính xác cao, bảo vệ mô mềm và giúp quá trình tiểu phẫu nhổ răng khôn hàm dưới không gây cảm giác đau đớn.
- Thời gian tiểu phẫu nhổ răng khôn dưới thực hiện nhanh chóng: Bằng công nghệ sử dụng sóng siêu âm các dây chằng sẽ được làm đứt nhẹ nhàng để nhổ răng khôn hàm dưới. Thời gian nhổ răng khôn hàm dưới bằng máy Piezotome sẽ mất khoảng 15 đến 30 phút và lâu hơn đối với trường hợp răng mọc phức tạp.
Đối với trường hợp răng khôn hàm dưới mọc thẳng, bình thường thời gian nhổ răng khôn dưới 1 phút
Đối với trường hợp răng khôn hàm dưới mọc thẳng nhưng nhiều chân thời gian tiểu phẫu mất khoảng 10 phút
Đối với trường hợp răng khôn hàm dưới mọc lệch quá trình tiểu phẫu mất khoảng 15 đến 20 phút
Đối với trường hợp răng khôn mọc ngầm, nhiều chân, chân quặp thì mất khoảng 25 đến 30 phút.
- Giảm độ há miệng: Khác với phương pháp nhổ răng khôn bằng kìm, bẩy bạn phải há miệng trong thời gian dài để nha sĩ tiến hành tiểu phẫu. Nhổ răng khôn hàm dưới bằng máy Piezotome được thực hiện nhanh chóng nên sẽ rút ngắn đi thời gian há miệng, không gây mỏi miệng nhiều.
- Giảm sưng, tê bì, biến chứng sau khi nhổ răng khôn hàm dưới: Nhổ răng khôn bằng sóng siêu âm sẽ không gây tổn thương đến các mô mềm nên cảm giác sưng, đau cũng được giảm rõ rệt, rút ngắn thời gian lành thương.
VII. Tiểu phẫu nhổ răng khôn hàm dưới giá bao nhiêu?
Chi phí thực hiện tiểu phẫu nhổ răng khôn hàm dưới thay đổi tùy thuộc vào số lượng răng liên quan, nhu cầu xét nghiệm đặc biệt hoặc chụp X-quang, thời gian tiểu phẫu và mức độ phức tạp của quá trình tiểu phẫu.. Chi phí nhổ răng khôn hàm dưới sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Độ khó của quá trình tiểu phẫu khi răng khôn mọc phức tạp: Răng khôn hàm dưới mọc sâu trong xương hàm, răng mọc lệch đâm thẳng vào chân răng bên cạnh. Cấu tạo răng khôn hàm dưới bất thường: Chân răng to, chân răng dùi trống, chân răng cong…
- Công nghệ nhổ răng khôn hàm dưới: Nhổ răng khôn bằng tay sẽ có chi phí thấp hơn so với nhổ răng khôn bằng máy và gây ra cảm giác đau đớn. Các nha khoa sử dụng công nghệ nhổ răng khôn hiện đại sẽ có mức giá cao hơn các nha khoa sử dụng công nghệ cũ.
- Tình trạng răng miệng của bạn: Nếu bạn gặp vấn đề về răng miệng thì cần phải chữa trị trước khi nhổ răng khôn dưới. Điều đó, sẽ khiến bạn tốn thêm một phần chi phí.
- Tay nghề, kỹ năng của bác sĩ nha khoa. Dưới đây là bảng giá nhổ răng khôn tại BeDental!
-
List Unit Price
1. Tooth Extraction
(More detail...)Deciduous tooth Extraction without anesthetic 1 unit ~ Free
Deciduous tooth Extraction with Anesthetic 1 unit 150.000
~ 6$Front Tooth Extraction 1 unit 1.000.000
~ 39$Premolar tooth Extraction 1 unit 1.500.000
~ 59$Molar tooth Extraction 1 unit 2.000.000
~ 79$Upper Wisdom Tooth Extraction 1 unit 1.500.000
~ 59$Lower Wisdom Tooth Extraction Straight-grown 1 unit 2.000.000
~ 79$Lower Wisdom Tooth Extraction non Straight-grown 1 unit 3.000.000
~ 118$Lower Wisdom Tooth Extraction - Dificult 1 unit 4.000.000
~ 157$Upper Wisdom Tooth Extraction with Piezotime 1 unit 2.000.000
~ 79$Lower Wisdom Tooth Extraction Straight-grown with Piezotome 1 unit 3.500.000
~ 138$Lower Wisdom Tooth Extraction Straight-grown with Piezotome - Dificult Case 1 unit 5.000.000
~ 196$Lower Wisdom Tooth Extraction non Straight-grown with Piezotome 1 unit 4.500.000
~ 177$Tooth abscess Treatment 1 unit 800.000
~ 31$Tooth follicles treatment 1 unit 2.000.000
~ 79$2.
Gum contouring Surgery
(More detail...)Gum contouring Surgery with Knife surgery 1 unit 500.000
~ 20$Gum contouring Surgery with laser machine 1 unit 1.000.000
~ 39$Gum contouring Surgery bone impacting 1 jaw 15.000.000 ~ 589$ 3. Other Surgery
VIII. Lưu ý để nhổ răng hàm dưới an toàn, hiệu quả
Khi nhổ răng khôn hàm dưới bạn nên lưu ý những điều sau để tránh các nguy hiểm trong quá trình tiểu phẫu:
- Tiền sử bệnh: Nếu bạn có tiền sử bệnh tim, huyết áp cao hoặc các bệnh về máu thì bạn nên kiểm tra kỹ lưỡng và nói với nha sĩ để giúp bạn kiểm tra một cách cẩn thận xem bạn có đủ điều kiện để nhổ răng khôn hàm dưới không?
- Lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín để tiến hành nhổ răng khôn hàm dưới: Nha khoa uy tín có cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ bác sĩ nha khoa chuyên nghiệp sẽ giúp quá trình tiểu phẫu nhổ răng khôn hàm dưới diễn ra an toàn. Bên cạnh đó, các cơ sở nha khoa uy tín rất chú trọng trong các vấn đề tiệt trùng, khử trùng dụng cụ nhổ răng tránh gây ra viêm nhiễm răng miệng sau khi nhổ răng khôn hàm dưới.
- Khi đến nhổ răng khôn hàm dưới bạn nên chuẩn bị một tâm lý thoải mái: Khi bạn căng thẳng tim đập nhanh, huyết áp cao sẽ có thể khiến bạn gặp nguy hiểm khi phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới.
- Bạn nên tuân thủ nghiêm ngặt chỉ dẫn của bác sĩ nha khoa sau khi thực hiện nhổ răng khôn hàm dưới: Sau khi nhổ răng khôn hàm dưới, răng miệng phải được chăm sóc kỹ càng. Nếu bạn không tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ dẫn của nha sĩ sẽ gây ra một số vấn đề về răng miệng. Bạn nên chú ý về chế độ ăn uống sau khi thực hiện tiểu phẫu nhổ răng khôn, thời gian nghỉ ngơi và thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách…
Vậy tiểu phẫu nhổ răng khôn hàm dưới có nguy hiểm không – Có đau không? BeDental xin trả lời câu hỏi này cho bạn, thật ra nhổ răng khôn hàm dưới không nguy hiểm và không đau, nếu bạn chọn đúng nha khoa uy tín! Trên đây, là những lưu ý cũng như chi phí nhổ răng khôn hàm dưới mà BeDental muốn chia sẻ đến bạn qua bài viết này. Nếu bạn có vấn đề về nhổ răng khôn hàm dưới cần được giải đáp bạn có thể liên hệ với BeDental để được tư vấn thông qua 2 cách: Gọi điện thoại qua số hotline hoặc nhấn vào biểu tượng khung chat tại góc phải màn hình để đặt câu hỏi cho bác sĩ tư vấn nhé!
Nhổ răng khôn
Tư vấn chuyên môn bài viết:
BÁC SĨ ĐÀM TRỌNG HIẾU
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN
CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Website: https://bedental.vn/
NHỔ RĂNG KHÔN MỌC LỆCH, NGẦM, NGANG- CÁC THÔNG TIN CẦN NẮM RÕ
Pingback: Cấu tạo răng số 8 bao gồm những gì? | Nha Khoa Bedental