Hoàng kỳ là một trong những loại thảo dược được áp dụng rộng rãi trong y học Cổ truyền Việt Nam, với nhiều tác dụng đáng kể như tăng cường hệ miễn dịch, tăng khả năng tình dục và cải thiện chất lượng con giống. Ngoài ra, y học hiện đại cũng đã chứng minh được những tác dụng của chúng trong điều trị các bệnh liên quan đến thận. Nhờ những hiệu quả này, vị thuốc này đã trở thành một trong những vị thuốc bổ được nhiều người tin dùng.
Trong bài viết này, BeDental sẽ cùng bạn tìm hiểu thêm về các tính chất và tác dụng của hoàng kỳ, cũng như cách sử dụng nó trong các bài thuốc chữa trị.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Hoàng kỳ là gì?
Hoàng kỳ là gì? Hoàng kỳ là vị thuốc được đề cập và nói tới trong cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS Đỗ Tất Lợi viết. Trong đó có những thành phần quan trọng cho sức khoẻ bao gồm các loại vitamin và khoáng chất cần thiết. Hoàng Kỳ là cây thuốc được tìm thấy ở Trung Quốc, mọc hoang dại ở những vùng đất cát, thoát nước tốt. Nó còn có nhiều tên gọi khác như Tiễn Kỳ, Bắc Kỳ, Khẩu Kỳ và Miên Hoàng Kỳ.
Danh pháp khoa học của loại thực vật này là Astragalus membranaceus Bge trong họ đậu và có nguồn gốc từ nhiều nơi của đất nước việt nam được dùng vào một số bài thuốc chữa bệnh. Cách sử dụng phổ biến nhất là sấy khô hoặc dùng trong việc sắc thuốc với một số vị thuốc khác hay làm nguyên liệu chính ninh cháo và pha chè.
Hiện nay cũng đã có những loại thuốc sử dụng bài thuốc này dưới hình thức chế biến dược liệu hoặc ở dạng bột hay thuốc viên nhằm tăng cường tác dụng.
Đặc điểm
Có 2 loại cây hoàng kỳ được dùng làm thuốc, đó là:
- Hoàng kỳ (Astragalus membranaceus (Fish) Bunge): Loài cây này sống lâu năm, chiều cao từ 50 – 80cm, có rễ cái mọc sâu với đường kính 1 – 3cm, phần vỏ ngoài màu nâu hoặc vàng đỏ. Thân cây mỏng thẳng và nhiều cành, lá kép mọc so le, cụm hoa vàng tươi, mỗi chùm từ 5 – 22 hoa, quả giáp mỏng dẹt. Cây phân bố tại các vùng như Liêu Ninh, Cát Lâm, Hắc Long Giang, Hà Bắc và ra hoa vào tháng 6 – 7, ra quả vào tháng 8 – 9.
- Hoàng kỳ Mông cổ (Astragalus mongholicus Bunge): Có nhiều điểm tương đồng với loại trên, tuy nhiên lá chét của tiễn kỳ Mông cổ nhỏ hơn, quả rộng hơn và tràng hoa dài hơn, ra quả từ tháng 7 – 9.
Hiện tại Việt Nam loại dược liệu này đã được nuôi trồng thành công tại Đà Lạt và Sapa tuy sản lượng còn thấp.
Thành phần hoá học
Loại thuốc này chứa những thành phần hóa học sau đây:
- Gôm, chất nhầy, tinh bột, glucose, sucrose, astragalus, polysaccharide
- Các loại saponin như soyasaponin I, isoastragaloside II, isoastragaloside I, astragaloside VIII, astragaloside VII…
- Flavonoid: 2′,4′ – Dihydroxy – 5,6 – Dimethoxyisoflavane…
- Các acid amin như Sitosterol, Acid folic, Betaine, Choline
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và cách bào chế
Sau gieo trồng khoảng 3 năm (ít nhất là 6 – 7 năm) thì có thể được thu hoạch. Bộ phận sử dụng của loại dược liệu này là rễ, được đào vào mùa thu, có thể sấy, bào chế hoặc phơi khô. Rễ cây hình trụ, nhỏ dần từ trên xuống dưới, độ dài từ 30 – 90cm, với đường kính từ 1 – 3,5cm.
Có 2 cách thức bào chế:
- Hoàng kỳ phiến: Loại bỏ hết tạp chất, phân loại rễ to và nhỏ, rửa sạch rồi ủ mềm, thái phiến dày và phơi khô.
- Hoàng kỳ chích mật: Thái phiến, hòa nước sôi với mật ong và trộn đều, ủ ngấm, sao nhỏ lửa đến khi vàng, sờ không dính tay. Dùng 2,5 – 3,0kg mật ong cho 10kg hoàng kỳ.
Hoàng kỳ có tác dụng gì?
Hoàng kỳ có tác dụng gì? Không chỉ trong lưu hành dân gian, tác dụng của hoàng kỳ với sức khoẻ người cũng được y học hiện đại nghiên cứu và khẳng định. Một số tác dụng khác được đề cập nhiều gồm: tăng khả năng miễn dịch cho da trong việc làm giảm sự lão hoá tế bào và chống oxy hoá. Bài thuốc sử dùng vị thuốc này mà mọi người nhắc đến là bài thuốc có tác dụng chữa bệnh thận mạn.
Thành phần của hoàng kỳ có khá nhiều tác dụng giúp giảm triệu chứng và làm tiến triển của bệnh thận mạn tính gồm:
Công dụng của hoàng kỳ: Giảm protein niệu
Protein niệu là một trong những chỉ tiêu cần phải quan tâm đối với bệnh nhân bị suy thận mạn tính vì nó là yếu tố để xác định mức độ thương tổn thận. Tác dụng của hoàng kỳ là giúp làm hạ mức độ protein niệu để cải thiện chức năng và làm giảm phát triển của bệnh thận mạn tính.
Các chuyên gia y học cũng đã thử nghiệm sử dụng nhiều bài thuốc, theo hướng dùng hoàng kỳ phối hợp với nhân sâm. Thận cho biết sau 12 tuần điều trị thì bệnh nhân có mức độ protein niệu cải thiện rõ rệt và diễn tiến tai biến cũng đã giảm chậm.
Công dụng của hoàng kỳ: Giảm lipid máu
Sử dụng hoàng kỳ cũng có tác dụng bảo vệ tế bào gan và điều trị tăng tổng hợp lipid làm giảm thiểu tai biến của bệnh thận.
Công dụng của hoàng kỳ: Giảm viêm, ức chế oxy hoá
Tác dụng này đến từ việc tiêu diệt những cytokine sinh viêm ở thận nhờ tác dụng kháng oxy hoá mạnh trong lớp tế bào trung mô của hoàng kỳ.
Công dụng của hoàng kỳ: Giúp tế bào thận kháng các hoá chất
Các nhà nghiên cứu đã chứng minh việc dùng loại dược liệu này giúp giữ cho eGFR khoẻ mạnh và giảm khả năng phải thay thận đối với bệnh nhân bị suy thận mạn tính giai đoạn 4 tiến triển.
Công dụng của hoàng kỳ: Tác dụng lợi tiểu
Bệnh nhân mắc bệnh thận mạn sử dụng hoàng kỳ có thể cải thiện lượng nước và natri, tăng lượng nước tiểu.
Công dụng của hoàng kỳ: Ổn định huyết áp
Với liều rất thấp, hoàng kỳ có tác dụng làm tăng huyết áp nhẹ dùng liều lớn trên 30g mỗi ngày giữ huyết áp bình thường.
Công dụng của hoàng kỳ: Tác động làm chậm quá trình xơ hoá
Hoàng kỳ và đương quy dùng để tác dụng với một hợp chất khác có tên là TGF-1 sẽ làm giảm sự phát triển của thận.
Với những tác dụng trên thì biểu hiện chung của bệnh thận mạn tính sẽ có thể cải thiện nhiều sau thời gian dùng loại thuốc này đúng cách. Chỉ được dùng trong hỗ trợ chữa bệnh chứ không phải biện pháp điều trị chính thức.
Liều dùng và cách dùng
- Liều dùng
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và tuổi tác, liều lượng sử dụng có thể khác nhau. Tuy nhiên, quyết định sử dụng hoàng kỳ và liều dùng cần phải được tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế. Tự ý sử dụng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe nếu không được hướng dẫn đúng cách.
- Cách dùng
Có thể dùng khoảng 5 – 10g hoàng kỳ cho vào nước đun sôi khoảng 10 – 20 phút để làm trà uống. Có thể đun đi đun lại nước uống này cho đến khi nước nhạt.
Bên cạnh đó, có thể dùng kết hợp với các loại thảo dược và thực phẩm khác để tăng thêm hiệu quả của loại thuốc bổ này như táo tàu khô, ngũ vị tử, cam thảo, quế chi, hồng hoa, kỷ tử…
Ngoài ra, có thể dùng để nấu cháo, nấu thịt hay các món ăn có thể hầm cùng thuốc bắc.
Khi sử dụng hoàng kỳ để đun sôi trong thời gian dài để chắt lọc những dưỡng chất quý, ta có thể thu được cao hoàng kỳ với nhiều tác dụng khác nhau. Nhiều người muốn giảm cân bằng cách sử dụng các bài thuốc có chứa loại dược liệu này nhưng không biết chính xác loại dược liệu này có giúp giảm cân hay không.
Thật sự, việc sử dụng các bài thuốc bắc có hoàng kỳ có thể giúp giảm cân, tuy nhiên cần phải sử dụng đúng cách và tìm hiểu kỹ về nguồn gốc, thành phần của bài thuốc để đạt được mục tiêu giảm cân an toàn và hiệu quả.
Một số bài thuốc có hoàng kỳ
Hoàng kỳ lục nhất thang
Dùng chữa toàn thân suy nhược, chân tay mỏi mệt rời rã, miệng khô, tim đập nhanh hồi hộp, mặt xanh vàng không muốn ăn uống, nhiều mồ hôi, sốt.
Hoàng kỳ sao mật 6 phần, cam thảo 1 phẫn (một nửa dùng sống, một nửa sao). Tất cả tán nhỏ. Mỗi lần uống 4-8g bột này, vào sáng, trưa và chiều. Có thể sắc uống.
Hoàng kỳ kiện trung thang
Chữa cơ thể suy nhược, nhiều mồ hôi: Hoàng kỳ 6g, thược dược 5g, quế chi 2g, cam thảo 2g, sinh khương 4g, đại táo 6g, nước 600ml, sắc còn 200ml, trộn thêm một ít mạch nha cho ngọt chia 3 lần uống trong ngày.
Thập toàn đại bổ
Chữa khí huyết bất túc, hư lao, ho khan, ăn kém, di tinh, thắt lưng đau gối yếu, vết thương lâu lành; phụ nữ băng, rong kinh.
Đảng sâm 150g, Bạch truật 100g, Phục linh 80g, Cam thảo 80g, Đương quy 100g, Xuyên khung 80g, Bạch thược 100g, Thục địa 150g, Hoàng kỳ 150g, Quế nhục 100g.
Tác dụng phụ của hoàng kỳ
Tác dụng phụ của hoàng kỳ: Đối với đa số người lớn, hoàng kỳ là an toàn. Các tác dụng phụ khó được xác định vì nó thường được dùng chung với các loại thuốc hoặc thảo dược khác.
Hoàng kỳ có tác dụng làm tăng hoạt động của hệ miễn dịch. Vì vậy nó có thể làm các triệu chứng của bệnh về miễn dịch như đa xơ cứng, lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp.
Bạn nên hỏi bác sĩ hoặc thầy thuốc về cách phân biệt các loại hoàng kỳ, vì một số loại có thể gây độc cho con người.
Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.
Thận trọng khi dùng hoàng kỳ
Dưới đây là các lưu ý khi sử dụng hoàng kỳ cần được áp dụng như:
- Nên uống hoàng kỳ vào buổi sáng. Trong trường hợp sau khi uống cảm thấy bất kỳ dấu hiệu nào bất thường thì nên ngưng uống. Chỉ nên sử dụng tối đa khoảng 15g hoàng kỳ mỗi ngày để tránh lạm dụng. Nếu sử dụng quá liều có thể dẫn đến hậu quả là bệnh càng nặng hơn, mẫn cảm, kích động chân tay hay một số triệu chứng khác.
- Hoàng kỳ ghét Bạch tiễn bì và Miết giáp, sợ vị Phòng phong.
- Cấm dùng cho trường hợp hư chứng, thực chứng và âm hư hỏa vượng.
- Không nên dùng khi người bệnh đang bị bệnh nhiễm trùng, sốt, viêm.
- Nên hỏi về các dạng bảo chế khác nhau của hoàng kỳ để lựa chọn cho phù hợp với mục đích sử dụng của bạn.
- Liệt kê tất cả các thuốc, thảo dược, thực phẩm chức năng… bạn đang sử dụng và thông báo cho bác sĩ biết nhằm tránh những tương tác thuốc có hại.
- Thận trọng không nên dùng hoàng kỳ cho những người bệnh mắc tăng huyết áp, bệnh tim, khó thở.
Tương tác thuốc
Một số tương tác xảy ra đã được khi nhận khi dùng phối hợp với hoàng kỳ như sau:
- Hoàng kỳ có thể có tương tác với một số thuốc điều trị các bệnh lý miễn dịch làm ảnh hưởng đến tác dụng của các thuốc như Cyclosporine và các loại thuốc cortisone. Chính vì thế, tránh sử dụng đồng thời hoàng kỳ với các loại thuốc này hoặc các loại thuốc có tác dụng trên hệ miễn dịch khác cùng lúc.
- Tránh dùng phối hợp với các thuốc lợi tiểu kali.
- Có thể làm tăng nguy cơ chảy máu khi sử dụng đồng thời với các thuốc chống đông máu, kháng cầu, hoặc thuốc chống huyết khối.
Hãy cho bác sĩ biết tất cả các thuốc bạn đang sử dụng cho các mục đích điều trị bệnh khác nhằm tránh những tương tác thuốc xảy ra.
Trẻ em có được dùng hoàng kỳ không?
Trẻ em có thể dùng hoàng kỳ dưới chỉ định của bác sĩ hoặc thầy thuốc phù hợp về liều dùng và cách dùng.
Phụ nữ có thai có được dùng hoàng kỳ không?
Với câu hỏi Phụ nữ có thai có được dùng hoàng kỳ không? thì hiện chưa có các bằng chứng xác định cho việc dùng hoàng kỳ ở phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Có thể xảy ra những nguy cơ tiềm ẩn cho thai nhi và trẻ bú mẹ. Vì vậy, hãy hỏi bác sĩ trước khi sử dụng hoàng kỳ cho đối tượng này.
Hoàng kỳ bao nhiêu tiền 1kg?
Vì mang trong mình nhiều giá trị cho sức khỏe nên vị thuốc này được lùng mua rất nhiều trên thị trường.
Tuy nhiên người mua phải lưu ý đến phần rễ sau khi chế biến khô có hình trụ đường kính từ 1,5 cm – 3.5 cm, ruột màu vàng, dai và ít xơ, bên ngoài thì có màu nâu xám tro và vân chạy dọc.
Hoàng kỳ thường được bào chế dưới hai dạng thức là dạng sống và tẩm mật sao. Dạng sống hay còn gọi là sinh kỳ chỉ là rễ cây được ủ mềm, phơi khô, sấy nhẹ. Còn tẩm mật sao hay còn gọi là chích kỳ là ủ cùng mật ong sau đó sao vàng để nguội dùng dần.
Hiện nay, tại Việt Nam chỉ có Đà Lạt và Sapa là có thể trồng được loại dược liệu này tuy nhiên số lượng không nhiều, rễ cây thái lát khô thành phẩm đóng gói được bán giá từ 180,000 – 300,000/1kg thành phẩm.
Mua hoàng kỳ ở đâu?
Mua hoàng kỳ ở đâu? Hiện nay không quá khó để có thể mua được dược liệu này. Người bệnh có thể mua tại các hiệu thuốc hoặc trên mạng internet.
Phần lớn người tiêu dùng không có kinh nghiệm cũng như hiểu biết để nhận biết vị thuộc này rất dễ mua phải hàng kém chất lượng, hàng có pha tạp chất nguy hiểm hơn là có thể mua phải hoàng kỳ với các loại thảo dược có độc chất cao gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.
Chính vì thế, trước khi mua hoàng kỳ bạn nên tìm hiểu trước về đặc tính, cũng như cách nhận biết. Đặc biệt hơn là tìm đến các cơ sở, nhà thuốc có uy tín, lâu năm trên thị trường. Vị thuốc này chỉ có tác dụng đối với cơ thể nếu như được bào chế, chọn lọc đúng tiêu chuẩn.
Không vì tâm lý ham rẻ, đặt mua những sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có giấy tờ kiểm định hoặc không được chế biển đúng theo quy trình tiêu chuẩn.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết sau đây:
Tìm Hiểu Về Kỹ Thuật Trồng Răng Implant Toàn Hàm
Phẫu Thuật Ghép Xương Cấy Implant Có Đau Không?
Tư vấn chuyên môn bài viết:
TS.BÁC SĨ NGUYỄN HỮU QUANG
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN
CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Website: https://bedental.vn/
Pingback: CÂU KỶ TỬ: 7 CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI CỦA CÂU KỶ TỬ – Be Dental