DÍNH PHANH LƯỠI LÀ GÌ? BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ? sẽ được chúng tôi chia sẻ qua bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu nhé !
Tật dính phanh lưỡi ảnh hưởng tới trẻ vô cùng nghiêm trọng nếu như xảy ra trong thời gian dài không được chữa trị. Có thể khiến lưỡi trẻ kém linh hoạt, khó khăn khi ăn uống và nói ngọng. Nếu như phát hiện kịp thời ở mức độ nhẹ thì hoàn toàn có thể biến mất khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên, ở mức độ nặng thì bác sĩ phải phẫu thuật mới khắc phục được triệt để.
I. Giới thiệu về dính phanh lưỡi
1.1. Dính phanh lưỡi là gì?
Là một trong những dị tật bẩm sinh ở trẻ em. Lớp niêm mạc dưới lưỡi bị ngắn, có cấu trúc dày và căng làm cho lưỡi bị hạn chế linh hoạt.
Tật dính phanh lưỡi được chia ra làm 4 loại chính:
- Dính đầu lưỡi: lớp màng mỏng đầu lưỡi dính phía trước lưỡi
- Dính ở giữa: ở phần giữa của mặt dưới lưỡi
- Dính ở xa hơn ở giữa: dính ở phần giữa của mặt dưới lưỡi nhưng xa hơn
- Dính sàn miệng: dính sàn miệng vào phía sau của mặt dưới lưỡi
1.2. Nguyên nhân gây ra tật dính phanh lưỡi ở trẻ em
Tới thời điểm hiện tại thì các nhà khoa học vẫn chưa nghiên cứu ra nguyên nhân chính xác gây ra hiện tượng dính phanh lưỡi ở trẻ em. Tuy nhiên, theo bác sĩ chuyên gia trong lĩnh vực răng hàm mặt, tật dính phanh lưỡi cho thể là do yếu tố di truyền. Nghĩa là nếu cha mẹ, ông bà hay các thành viên khác trong gia đình bị dính lưỡi thì trẻ cũng sẽ nguy cơ bị mắc phải.
II. Triệu chứng của dính phanh lưỡi
2.1. Dấu hiệu nhận biết tật dính phanh lưỡi ở trẻ em
Trẻ em thường có những dấu hiệu sau khi bị dính phanh lưỡi:
- Lưỡi không thể đưa ra khỏi hàm dưới hoặc sang 2 bên
- Lưỡi của trẻ có dạng chữ V khi khóc
- Lưỡi không thể chạm vào hàm phía trên
- Khi bú sữa mẹ hay ăn dặm trẻ đều gặp khó khăn
- Chậm nói hơn so với những đứa trẻ bình thường
- Nói ngọng, phát âm sai các chữ: l, kh, tr,.. thường gặp ở trẻ có tật này.
2.2. Những vấn đề liên quan đến dính phanh lưỡi
- Khó thở khi ngủ: Dị tật dính phanh lưỡi có thể là nguyên nhân gây ra khó thở khi ngủ, gây ra tình trạng ngưng thở khi ngủ và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.
- Khó khăn trong việc ăn uống: Dị tật dính phanh lưỡi có thể gây khó khăn trong việc ăn uống và nuốt thức ăn, đặc biệt là khi ăn các loại thực phẩm cứng hoặc khó nhai.
- Làm xấu hình dáng khuôn mặt: Nếu không được điều trị kịp thời, dính phanh lưỡi có thể gây ra sự thay đổi hình dáng khuôn mặt, đặc biệt là sự phát triển không đúng kích thước của hàm.
- Gây ra các vấn đề về nói: Dính phanh lưỡi có thể gây ra các vấn đề về nói, ví dụ như nhắc lại từ hoặc phát âm không rõ ràng.
- Gây ra đau và viêm miệng: Nếu không được điều trị, dị tật dính phanh lưỡi có thể gây ra đau và viêm ở vùng miệng, gây khó chịu và gây ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung.
III. Phân loại các mức độ dính phanh lưỡi ở trẻ em
Việc quan sát bằng mắt thường có thể dễ dàng được chẩn đoán được dị tật dính lưỡi ở trẻ. Dính phanh lưỡi ở trẻ có 4 mức độ đó là:
- Mức độ 1: Dính nhẹ, chiều dài khoảng 12-16mm, lưỡi vẫn có thể hoạt động như đưa ra phía trước, sang trái phải và chạm vào vòm khẩu bình thường.
- Mức độ 2: Dính lưỡi trúng bình, chiều dài từ 8-11mm, lưỡi bắt đầu bị hạn chế hoạt động hơn và không thể chạm tới vòm khẩu cái cứng
- Mức độ 3: Nặng, chiều dài thắng lưỡi từ 3-7mm, đầu lưỡi gần sát với sàn miệng, cử động khó khăn
- Mức độ 4: Chiều dài dưới 3mm, trẻ gặp nhiều khó khăn trong phát âm và ăn uống. Đây là mức độ nặng nhất.
IV. Dị tật dính phanh lưỡi ảnh hưởng tới trẻ như thế nào
Nếu như không thể kịp thời điều trị, tật dính phanh lưỡi sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới trẻ, như:
- Khả năng vận động của lưỡi: Hầu hết trẻ gặp tình trạng này sẽ gặp khó khăn khi di chuyển lưỡi. Thậm chí nếu ở mức độ nặng như đã nói ở trên, lưỡi hầu như không thể di chuyển lên trên sang trái hay phải.
- Trong ăn uống: Lưỡi của trẻ sẽ bị co lại một cách khó khăn khi nuốt thức ăn. Đây còn là nguyên nhân khiến cho trẻ biếng ăn, bỏ bữa. Nếu như diễn ra trong thời gian dài thì trẻ sẽ không hấp thu được đủ chất dinh dưỡng, dễ gây ra bệnh còi xương, suy dinh dưỡng,…
- Phát âm: Trẻ thường chậm nói hoặc thường phát âm sai khi mắc bệnh bởi do lưỡi chuyển động kém linh hoạt, gặp khó khăn trong khi uốn cong hoặc đưa lưỡi ra phía trước. Nếu cha mẹ không kịp thời tìm kiếm giải pháp khắc phục và chữa trị, nói ngọng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập và phát triển của trẻ.
V. Biện pháp điều trị dính phanh lưỡi
5.1. Phương pháp chữa trị đơn giản cho trường hợp nhẹ
Phương pháp chữa trị đơn giản cho trường hợp dính phanh lưỡi nhẹ là thực hiện các bài tập tập lưỡi và hàm để tăng độ linh hoạt của cơ bắp trong miệng. Bạn có thể thực hiện các bài tập này bằng cách di chuyển lưỡi và hàm đến các vị trí khác nhau, giữ trong một khoảng thời gian, sau đó thả ra. Thực hiện các bài tập này mỗi ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng dính phanh lưỡi nhẹ. Tuy nhiên, nếu triệu chứng nghiêm trọng, bạn nên tìm kiếm sự tư vấn và điều trị từ các chuyên gia để tránh gây ra những tác hại cho sức khỏe và chức năng miệng.
5.2. Thuốc và liệu pháp điều trị cho trường hợp nặng
Đối với trường hợp dính phanh lưỡi nặng, điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của dị tật và sự ảnh hưởng của nó đến chức năng miệng và sức khỏe tổng thể. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến:
- Phẫu thuật: Đây là phương pháp điều trị chính cho những trường hợp dính phanh lưỡi nặng. Phẫu thuật sẽ cắt bỏ dải dính phanh lưỡi để giải phóng miệng và tăng độ linh hoạt của cơ bắp miệng.
- Điều trị nha khoa: Nếu dính phanh lưỡi là kết quả của sự phát triển không đúng kích thước của hàm, các liệu pháp nha khoa như mắc cài, đeo bám và mặt nạ ngủ có thể được sử dụng để giúp điều chỉnh kích thước của hàm.
- Điều trị bằng dụng cụ: Một số dụng cụ như giày đệm, miệng giả và ống thở có thể được sử dụng để giúp giữ miệng mở và tránh nguy cơ khó thở.
- Kết hợp các phương pháp: Đôi khi các phương pháp trên có thể được kết hợp để đạt hiệu quả tốt nhất trong điều trị dính phanh lưỡi nặng.
Ngoài ra, thuốc an thần và các liệu pháp hỗ trợ khác có thể được sử dụng để giảm các triệu chứng liên quan đến dính phanh lưỡi. Tuy nhiên, bạn nên tìm kiếm sự tư vấn và điều trị từ các chuyên gia để chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất với tình trạng của mình và tránh gây ra những tác hại cho sức khỏe và chức năng miệng.
VI. Điều trị dính phanh lưỡi ở trẻ có đau hay không ?
Cắt phanh lưỡi cho trẻ sơ sinh là một thủ thuật đơn giản và an toàn, do đó thông thường không gây đau đớn cho trẻ. Thủ thuật này thường được làm bởi bác sĩ nha khoa hoặc bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.
Trong thời gian điều trị, bác sĩ sẽ sử dụng một dao cắt hoặc một bộ dao điện để cắt phanh lưỡi. .Trong trường hợp cắt bằng dao điện, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tê tại vết cắt để giảm đau cho trẻ. Sau khi cắt phanh lưỡi, trẻ sơ sinh ban đầu sẽ có một vài khó khăn tuy nhiên trẻ sẽ hoạt động bình thường trong nhiều ngày công.
Tuy nhiên, nếu bạn có bất kì nghi ngờ hay câu hỏi nào đối với thủ thuật cắt phanh lưỡi đối với trẻ sơ sinh, hãy thảo luận với bác sĩ của bạn để được hỗ trợ và giải đáp thoả đáng.
VII. Những thắc mắc thường gặp ở dị tật dính phanh lưỡi
Dưới đây Bedental sẽ giải đáp các thắc mắc liên quan đến dị tật dính phanh lưỡi nói riêng và các thắc mắc khác về răng hàm mặt nói chung như: địa chỉ, cắt phanh lưỡi, cắt lợi có đau không?, cách chăm sóc,..
7.1. Địa chỉ cắt phanh lưỡi tốt nhất và uy tín hàng đầu
Nha khoa Bedental là một trong những địa chỉ uy tín hàng đầu tại Việt Nam được nhiều khách hàng tin tưởng và sử dụng. Mỗi năm, Bedental đã có hàng ngàn ca dị tật dính phanh lưỡi ở trẻ em ở nhiều mức độ khác nhau. Và ở dịch vụ này, Bedental luôn nhận được những phản hồi và đánh giá tích cực ở phụ huynh trẻ bởi:
- Tay nghề đội ngũ bác sĩ cao, cắt thắng lưỡi đúng quy trình, đảm bảo an toàn, hạn chế được tình trạng đau nhức sau khi cắt cho trẻ nhỏ.
- Có các thiết bị hiện đại, hệ thống phòng vô trùng đạt chuẩn chất lượng. Ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng, lây nhiễm giữa các khách hàng qua các công cụ thiết bị hỗ trợ trong quá trình chữa trị.
- Áp dụng những công nghệ mới giúp việc phẫu thuật diễn ra nhanh chóng và an toàn.
7.2. Tình trạng dính phanh lưỡi mức độ nhẹ có tự hết không?
Theo nhận định của nhiều bác sĩ, dính phanh lưỡi ở mức độ nhẹ hoàn toàn có thể biến mất khi trẻ lớn lên mà không gây ảnh hưởng lớn tới khả năng ăn uống hay phát âm. Tuy nhiên, cha mẹ cần phải phát hiện kịp thời và chủ động điều chỉnh để quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ diễn ra bình thường. Nhưng cách tốt nhất vẫn là đưa trẻ tới gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.
7.3. Chi phí cắt phanh lưỡi là bao nhiêu?
Chi phí cắt phanh lưỡi dao động trong khoảng 2 – 4 triệu đồng/lần, tùy thuộc vào phương pháp thực hiện. Cắt thắng lưỡi bằng laser có mức giá nhỉnh hơn là do ít xâm lấn, an toàn và giảm thiểu tối đa nguy cơ tái phát nên tầm khoảng 4 triệu/ lần còn cắt bằng kỹ thuật truyền thống thì chỉ mất 2 triệu/ lần.
7.4. Không nên cắt phanh lưỡi cho bé khi nào?
Không nên cắt phanh lưỡi nếu như bị chứng rối loạn chứng đông máu hoặc khoang miệng đang bị nhiễm khuẩn, Mặc dù được đánh giá là một ca phẫu thuật nhỏ, an toàn. Trẻ sẽ có thể có nguy cơ chảy máu, đau nhức kéo dài, nhiễm trùng vết thương… thậm chí nguy hiểm tới sức khỏe.
7.5. Chăm sóc sau khi phẫu thuật như thế nào?
- Những ngày đầu, vị trí cắt thắng lưỡi sẽ xuất hiện những vết nhỏ màu trắng. Nếu phát hiện vết thương chảy máu hay có bất kỳ dấu hiệu lạ, cha mẹ cần cho trẻ tới gặp bác sĩ để điều trị kịp thời, tránh nguy cơ nhiễm trùng.
- Tuyệt đối không để trẻ chạm tay vào vết thương để ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng. Cha mẹ cũng nên hướng dẫn trẻ cách đưa lưỡi lên xuống, sang hai bên… để lưỡi có thể vận động dễ dàng.
- Cần cho trẻ uống nhiều nước để làm sạch khoang miệng, ngăn ngừa vi khuẩn có hại phát triển gây viêm nhiễm vết thương.
Dính phanh lưỡi là một dị tật mà không ít trẻ gặp phải, cha mẹ nên cho trẻ tới cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ kiểm tra khi phát hiện những dấu hiệu như trẻ chậm nói, nói ngọng, lưỡi không thể di chuyển linh hoạt để có phương án điều trị phù hợp.
Qua bài viết, Bedental đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh dính phanh lưỡi, cách chữa trị và cách đề phòng. Nếu các bạn còn các thắc mắc liên quan tới răng miệng của bản thân hay người thân như: niềng răng có đau không, giá nhổ răng khôn,..Thì đừng ngại mà liên hệ với chúng tôi, với đội ngũ nhân viên chuyên gia bác sĩ chúng tôi luôn có mặt trong ngày để giải đáp và tư vấn mọi vấn đề của khách hàng. Đối với những khách hàng bận rộn, không sắp xếp được thời gian đến nha khoa có thể liên lạc với chúng tôi qua hotline để được tư vấn nhanh nhất có thể.
ĐỂ LẠI THÔNG TIN NẾU BẠN MUỐN NHA KHOA TƯ VẤN THÊM
Tư vấn chuyên môn bài viết:
BÁC SĨ DƯƠNG THỊ THÙY NGA
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN
CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Website: https://bedental.vn/