Thư viện chuyên khoa

Vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không – Phân biệt vàng sinh lý với bệnh lý

Vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không – Phân biệt vàng sinh lý với bệnh lý sẽ được Bedental chia sẻ qua bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu nhé

Vàng da là hiện tượng hồng cầu bị vỡ khiến chức năng chuyển hoá bilirubin của gan không hoàn chỉnh. Vàng da bệnh lý đối với trẻ sơ sinh có thể gây biến chứng vàng da nhân não và có thể khiến trẻ thiệt mạng hoặc để lại di chứng chậm phát triển ở trẻ. 

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh là như thế nào?

Vàng da ở trẻ sơ sinh hay gặp nhất là trẻ đẻ thiếu tháng. Trẻ sinh non làm quá trình đào thải bilirubin thừa không diễn ra dẫn đến hiện tượng vàng da, càng nhiều bilirubin thừa thời gian quá trình vàng da ở trẻ càng dài.

Vàng da thường gặp đối với trẻ sơ sinh  ngày thứ hai sau đẻ trở lên và sẽ xuất hiện khoảng 1-2 tuần. Ban đầu, vùng da trán và củng mạc mắt của trẻ sẽ có màu vàng. Sau đó, vàng da sẽ lan sang phần bụng, đùitrên rốn và đôi khi  toàn thân tuỳ thuộc theo cấp độ của bệnh lý, cuối cùng vàng da sẽ là lòng bàn tay và lòng bàn chân.

Vàng da ở trẻ sơ sinh có 2 dạng  cha mẹ nên hiểu : Vàng da sinh lý và vàng da chuyển hoá.

1) Phân biệt vàng da ở trẻ sinh lý và vàng bệnh lý

Ở trẻ sơ sinh có thể bị vàng da sinh lý hoặc vàng da bệnh lý. Vàng da sinh lý thường sẽ biến mất sau một thời gian ngắn. Trong khi đó, nếu bị vàng da bệnh lý sẽ rất nguy hiểm do trẻ có thể bị hôn mê , co giật, vì vậy các bậc cha mẹ cần biết cách phát hiện bệnh  trẻ sơ sinh.

1.1. Vàng da sinh lý

Vàng da sinh lý có thể ở mức độ nhẹ , với trẻ đủ tháng, bình thường vàng da được coi là sinh lý khi hiện tượng này xuất hiện sau 24 giờ tuổi, thường sẽ biến mất trong vòng 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần với trẻ non tháng.

Phân biệt vàng da ở trẻ sinh lý và vàng bệnh lý
Phân biệt vàng da ở trẻ sinh lý và vàng bệnh lý

Mức độ vàng da nhẹ là chỉ vàng da đơn thuần (chỉ vàng ở vùng mặt, cổ, ngựcvùng bụng phía trên rốn) không kèm theo các triệu chứng bất thường khác (thiếu máu, gan lách to, bỏ , lừ đừ, . ..) .

Nồng độ Bilirubin/máu không quá 12 mg% ở trẻ đủ tháng và không quá 14 mg% ở trẻ thiếu tháng, . .. Tốc độ gia tăng Bilirubin/máu không quá 5 mg% trong 24 giờ. Ngoài ra, nước tiểu của trẻ sơ sinh có màu tối hoặc màu vàng (nước tiểu của trẻ sơ sinh thường không màu) và phân nhạt màu.

Nguyên nhân gây hiện tượng vàng da sinh lý trẻ sơ sinh là do sự tích tụ của Bilirubin, một chất có màu vàng được sinh ra khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ giải phóng ra. Hiện tượng này xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh các bé có lượng tế bào hồng cầu cao , các tế bào này thường xuyên bị phá vỡ cần được thay mới.

Trong khi đó, gan của trẻ lại chưa đủ trưởng thành để lọc bỏ hết Bilirubin khỏi máu vì vậy gây ra vàng da. Khi trẻ được khoảng 2 tuần tuổi thì gan đã phát triển đầy đủ hơn và đủ sức xử lý Bilirubin nên bệnh vàng da sẽ tự khỏi mà không gây ra bất kỳ nguy hiểm nào.

Tham khảo thêm : Vàng da ở người lớn – Nguyên nhân và cách điều trị

1.2. Vàng da bệnh lý

Trong một số trường hợp, vàng da là biểu hiện của một căn bệnh tiềm tàng nào đó và ở những trường hợp này vàng da sẽ xuất hiện sớm , trong vòng 24 giờ sau sinh. Biểu hiện của vàng da sơ sinh bệnh lý là da bị vàng đậm xuất hiện sớm, không hết vàng sau 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ thiếu tháng, mức độ vàng toàn thân, lòng bàn tay, bàn châncả kết mạc mắt.

Vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh
Vàng da bệnh lý

Đồng Thời với vàng da còn có sự xuất hiện của các triệu chứng bất thường khác như: trẻ lừ đừ, bỏ , co giật ,. .. Xét nghiệm Bilirubin trong máu tăng hơn bình thường. Nếu không phát hiệnđiều trị vàng da ở trẻ sơ sinh bệnh lý kịp thời có thể xảy ra biến chứng nhiễm độc thần kinh do Bilirubin gián tiếp thấp vào não khiến cho trẻ tử vong hoặc bị hại não suốt đời.

Một số nguyên nhân gây vàng da ở trẻ sơ sinh bệnh lý như: bất đồng nhóm máu mẹ con (ABO, Rh) , bệnh lý tan máu (thiếu men G6PD, hồng cầu hình liềm, nhiễm trùng) , xuất huyết dưới da, chậm đi phân su do nhiễm virus bào thai, bệnh lý gan mật bẩm sinh (teo ống mật, giãn đường mật) .

Tham khảo thêm : Tại sao trẻ bị hôi miệng? Trẻ em bị hôi miệng là bệnh gì?

Nguyên nhân gây vàng da ở trẻ sơ sinh

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh có nguyên nhân bởi sự tích tụ chất bilirubin trong cơ thể. Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh:

Nguyên nhân gây vàng da ở trẻ: Do thiếu hụt hoặc rối loạn các enzym kết hợp
Trẻ bị thiếu hụt enzym glucuronyl transferase trong những bệnh Gilbert gây vàng da thể nhẹ, không đe doạ tính mạng trẻ. Bệnh Crigler Najjar gây vàng da rất sớm, không gây vàng da màng não;

 trẻ đẻ muộn, thấp cân nên gan không trưởng thành gây vàng da thể vừađặc biệt với trẻ có cân nặng khi đẻ thấp, giảm albumin máu, hạ huyết áp, hạ thân nhiệt, suy hô hấp, thiếu máu. .. Trẻ bị viêm gan do virus, nhiễm khuẩn, ngộ độc. .. gây giảm tiết các enzym gan.

Nguyên nhân gây vàng da ở trẻ: Quá trình phân huỷ hồng cầu

vàng da ở trẻ sơ sinh
vàng da ở trẻ sơ sinh

Khi những hồng cầu cũ bị tổn thương trong cơ thể bắt đầu chết, chất bilirubin được sinh ra. Trong giai đoạn trẻ sơ sinh, hệ thống gan ruột của trẻ chưa hoàn thiện, gây cản trở đến sự phân huỷ loại bỏ chất bilirubin, dẫn đến sự tích tụ sắc tố da trở nên vàng.

Nguyên nhân gây vàng da ở trẻ: Giai đoạn phát triển chức năng gan

Gan của trẻ sơ sinh cần thời gian để tiếp nhậnchuyển chức năng gan một cách hiệu quả. Trong thời kỳ này, gan đủ năng lực hấp thụ, phân huỷ và loại bỏ chất bilirubin một cách nhanh chóng, tham gia vào sự tích tụ chất mỡ trong cơ thể.

Nguyên nhân gây vàng da ở trẻ: Vàng da bú mẹ

Một số trẻ sơ sinh 2-3 ngày đầu bú không tốt hoặc trẻ gặp khó khăn khi bú mẹ mẹ không thể cung cấp đủ sữa. Tình trạng kéo dài khiến trẻ khát nước, giảm khoáng làm tăng tái hấp thu bilirubin từ ruột gây vàng da.

Để phòng ngừa, mẹ nên cho trẻ bú ít đi và theo dõi cân nặng trẻ. Không nhất thiết phải dừng bú mẹ nếu trẻ tiếp tụcbình thường, tăng cân và khoẻ mạnh.

Nguyên nhân gây vàng da ở trẻ: Sự không ổn định về vi khuẩn đường ruột

Vi khuẩn có vai trò thiết yếu trong sự phân huỷ bilirubin sang dạng có thể loại bỏ. Sự không phù hợp giữa hệ thống vi khuẩn đường ruột của trẻ sơ sinh có thể làm tăng sự tích tụ bilirubin có thể gây ra bệnh vàng da.

Nguyên nhân gây vàng da ở trẻ : Các yếu tố khác

Ngoài các nguyên nhân trên, bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh còn có thể do một vài tác nhân khác như việc tiếp xúc với chất độc, bệnh dị ứng, rối loạn cơ chế điều hoà bilirubin, hoặc di truyền từ cha mẹ.

Ngoài ra, một vài bệnh lý gây vàng da như mật, viêm gan virus, . .. cũng có thể gây vàng da ở trẻ sơ sinh. Vì vậy nếu trẻ vàng da thường xuyên và kéo dài thì cha mẹ nên mang trẻ đi kiểm tra nhằm tìm hiểu nguyên nhân.

Hiểu thêm về những nguyên nhân gây ra bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh giúp các bậc cha mẹ biết rõ hơn về bệnh lý này nhằmđược giải pháp phòng chữa trị kịp thời.

2) Dấu hiệu vàng da ở trẻ cần đi khám

vàng da ở trẻ sơ sinh
vàng da ở trẻ sơ sinh

Khi trẻ có một trong số những dấu hiệu sau thì cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và tìm nguyên nhân điều trị kịp thời.

  • Vàng da xuất hiện sớm trước 48 giờ sau sinh.
  • Vàng toàn thân, vàng lòng bàn tay và lòng bàn chân.
  • Vàng da kéo dài trên 1 tuần đối với trẻ đủ tháng trên 2 tuần với trẻ thiếu tháng.
  • Trẻ bị vàng da kèm các dấu hiệu bất thường khác như ít, co giật, sốt, phân bạc màu, . ..

Hiện tượng này rất dễ nhận biết bằng mắt thường ở nơi có đầy đủ ánh sáng. Vì vậy, hàng ngày các bà mẹ cần quan sát màu da toàn thân của trẻ ở nơi sáng. Trong trường hợp khó nhận biết (da trẻ đỏ hồng hay đen) , nên ấn nhẹ ngón tay cái lên da trẻ trong một vài giây, sau đó buông ra, nếu trẻ bị vàng da nơi ấn ngón tay sẽ có màu vàng rõ rệt. Khi trẻ có biểu hiện nghi là vàng da, cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để khám.

Tham khảo thêm : 1 số thuốc hạ sốt ở trẻ em và cách dùng thuốc hạ sốt đúng cách

TRẺ SƠ SINH BỊ VÀNG DA CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Trong hầu hết các trường hợp, vàng da ở trẻ sơ sinh không phải là vấn đề khiến bố mẹ đáng quá lo ngại. Tuy nhiên, nếu nồng độ bilirubin của con tăng cao, bệnh vàng da có thể gây tổn hại lâu dài cho hệ thống thần kinh bé.
Hội chứng được gọi là kernicterus, có thể khiến cho bé điếc, kém vận động thậm chí liệt. Tuy nhiên, phần trăm trẻ sơ sinh gặp phải bệnh kernicterus là không cao.
Một số biến chứng nặng

vàng da ở trẻ sơ sinh
vàng da ở trẻ sơ sinh

Bệnh não cấp tính do tăng bilirubin:

+ Giai đoạn sớm: trẻ vàng da nhiều, xanh xaomất trương lực cơ, bú kém.

+ Giai đoạn trung gian: trẻ lừ đừ, hay bị kích động và tăng trương lực cơ, có thể sốt, thở nhanh hay li bì và mất trương lực cơ, tăng trương lực cơ biểu hiện qua ưỡn vai và thân. Thay máu trong giai đoạn cuối trong một vài trường hợp có thể khắc phục tốt những biểu hiện thần kinh.

+ Giai đoạn nặng: hệ thần kinh bị tổn thương hoàn toàn không phục hồi lại, biểu hiện qua động tác ưỡn ngực – ưỡn bụng, khóc thét, không bú mẹ, có cơn ngưng thở, hôn mê,  trường hợp co giật gây tử vong.

Bệnh não mạn tính do tăng bilirunin (vàng da bẩm sinh): trẻ có biểu hiện của bệnh não thể múa vờn, mất thính giác, loạn sản răng, mắt nhìn mờít bị thiểu năng trí tuệ cùng các khuyết tật khác.

Điều trị vàng da ở trẻ 

Vàng da cho trẻ sơ sinh có thể được điều trị theo những cách dưới đây:

Chiếu đèn (Quang liệu pháp)

vàng da ở trẻ sơ sinh
vàng da ở trẻ sơ sinh

Chiếu đèn là phương pháp điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh nhanh chóngđơn giản và hiệu quả. Mục đích của phương pháp này là dùng năng lượng ánh sáng chiếu xuyên qua da nhằm chuyển Bilirubin tự do trong máu sang dạng nước tiểu và bài tiết ra ngoài mồ hôi, nước tiểu. Khi chiếu đèn, trẻ sẽ được ở trần, bịt mắt và cơ quan sinh dục.

Cung cấp đầy đủ nước và năng lượng
Cung cấp đủ dinh dưỡng và năng lượng qua đường uống hoặc truyền tĩnh mạch cũng là phương pháp điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh. Trẻ sẽ được truyền Albumin và sử dụng một vài loại kháng sinh nhằm tăng khả năng bài tiết bilirubin gián tiếp.

Điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh bằng cách truyền máu
Phương pháp điều trị được áp dụng khi trẻ sơ sinh vàng da nghiêm trọng và không phù hợp với những phương pháp điều trị khác. Trong thời y học phát triển và tiên tiến, việc truyền máu nên được tiến hành kể cả trước (các trường hợp vàng da tan máu  dị Rh) và sau khi đẻ.

immunoglobulin tĩnh mạch (IVIg)
Một trong các nguyên nhân của vàng da là sự chênh lệch nhóm máu của mẹ và con dẫn đến việc trẻ nhận máu từ mẹ có lợi do sự thoái hoá của những nhóm máu.Truyền tĩnh mạch của các globulin miễn dịch, một loại protein trong máu sẽ làm giảm mức miễn dịchdo đó làm giảm vàng da và giảm bớt sự cần được truyền máu trao đổi.

Tắm nắng giúp điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh
Thông thường, cách tắm nắng trên được áp dụng đối với những trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh dạng sinh lý. Không thể áp dụng phương pháp trên trong trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh dạng bệnh.

Liệu ba mẹ có thể tự ý điều trị bệnh vàng da ở trẻ không?

Cho trẻ phơi nắng để hấp thụ vitamin D là phương pháp được nhiều ba mẹ áp dụng nhằm hỗ trợ điều trị vàng da cho trẻ. Theo các bác sĩ, đây là quan điểm phản khoa học, không an toàn cho da của trẻ.

Cụ thể, trong ánh nắng mặt trời có tia UVB (tia cực tím loại B) gây hại cho da, đặc biệt là làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh. Da của trẻ có thể bị khônhăn và có nguy cơ ung thư. Không những vậy, tia cực tím loại B có thể gây ra các bệnh nhiễm trùng khác cho trẻ bao gồm đục thuỷ tinh thể.

Do vậy, các bác sĩ và chuyên gia không khuyến khích ba mẹ cho trẻ tắm nắng nhằm điều trị bệnh vàng da ở trẻ. Không nên tự điều trị bệnh, nhằm bảo vệ quyền lợi và sức khoẻ cho trẻ ba mẹ nên cho trẻ khám và điều trị bệnh sớm.

3) Phòng ngừa vàng da sơ sinh

  • Chăm sóc sức khoẻ tốt khi mang thai, khám thai đầy đủ theo lịch hẹn để có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý trong thai kỳ. Nhờ đó tránh được sinh non, sinh nhẹ cân, quá cân nhiễm trùng từ mẹ sang con.
  • Cho trẻ sữa non ngay sau sinh và giữ ấm trẻ để giúp trẻ không bị hạ thân nhiệt, hạ đường huyết và đi phân su sớm ngay sau sinh.
  • Phòng trẻ phải có đủ ánh sáng để có thể dễ dàng theo dõi màu sắc da của trẻ.

Có 2 phương pháp để điều trị vàng da sơ sinh bệnh lý do tăng Bilirubin gián tiếp:

  • Chiếu đèn là phương pháp điều trị đơn giản, an toànhiệu quả. Mục tiêu của phương pháp nàysử dụng năng lượng ánh sáng xuyên qua da giúp chuyển hoá Bilirubin tự do trong máu trở thành chất khác không độc để thải ra ngoài phân nước tiểu. Khi chiếu đèn, trẻ sẽ được cởi bỏ quần áo ở trần, che kín mắt và bộ phận sinh dục, xoay trở để tăng diện tích da tiếp xúc với ánh sáng.
  • Thay máu là biện pháp được sử dụng khi trẻ vàng da mức độ nặng thất bại điều trị với liệu pháp chiếu đèn hoặctriệu chứng thần kinh đi kèm.

Để điều trị vàng da sơ sinh bệnh lý do tăng Bilirubin trực tiếp thường tuỳ thuộc vào nguyên nhân bệnh lý mà có các phương pháp điều trị khác nhau. Phẫu thuật nếu trẻ bị bệnh lý teo đường mật hay giãn đường mật bẩm sinh.

Tắm nắng cho trẻ  hỗ trợ điều trị vàng da bệnh lý không?

vàng da ở trẻ sơ sinh
vàng da ở trẻ sơ sinh

Ánh sáng mặt trời chỉ có thể giúp trẻ điều trị vàng da do sinh lý. Còn vàng da bệnh lý cần được điều trị. Vì vậy, trẻ cần được tắm nắng ấm mỗi sáng, sữa mẹ đầy đủ, nhưng nếu trẻ đã vàng da nặng cần phải nhanh chóng cho trẻ đi thăm khám ở bác sỹ da liễu để được điều trị ngay.

Cha mẹ cần theo dõi diễn biến màu sắc của da và nhận biết sớm những triệu chứng bệnh lý nghiêm trọng để dành thời đưa trẻ đến cơ sở y tế. Không nằm máy lạnh thường xuyêntheo dõi da trẻ dưới ánh sáng mặt trời mỗi ngày.

Hy vọng các thông tin được Bedental cung cấp đã giúp các bậc cha mẹ nắm vững thêm về bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh. Khi thấy trẻ sơ sinh có biểu hiện vàng da, vàng mắt, cha mẹ cần cho trẻ đến thăm khám tại trung tâm chuyên khoa để bác sĩ chẩn đoán và chữa trị sớm.

BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

CHI NHÁNH HÀ NỘI

CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090

CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam -  093 181 0680

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN

CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

Website: https://bedental.vn/

 

CHI PHÍ NHỔ RĂNG KHÔN SỐ 8 BAO NHIÊU LÀ HỢP LÝ?

CHI PHÍ NHỔ RĂNG KHÔN SỐ 8 BAO NHIÊU LÀ HỢP LÝ?

 

 

Rate this post

1 thoughts on “Vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không – Phân biệt vàng sinh lý với bệnh lý

  1. Pingback: Vàng da ở người lớn – Nguyên nhân và cách điều trị – Be Dental

Comments are closed.