Hiện tượng vàng da đối với người lớn không chỉ đơn thuần là da có màu sắc vàng mà đôi khi là vàng cả niêm mạc và kết mạc mắt. Tuy không phải là bệnh song vàng da là triệu chứng cảnh báo các bệnh gan mật hoặc các bệnh lý khác nên được quan tâm theo dõi.
1) Vàng da là gì? Nguyên nhân gây vàng da?
Vàng da là tình trạng da và kết mạc mắt có màu vàng xuất hiện do nồng độ bilirubin trong máu tăng cao bởi các nguyên nhân bệnh lý gây ra. Màu vàng thường xuất hiện ở kết mạc mắt đầu tiên và mức độ vàng da tuỳ thuộc theo nồng độ bilirubin trong máu.
Như vậy, có thể thấy việc tăng nồng độ bilirubin chính là nguyên nhân của vàng da gây ra do rối loạn chuyển hoá trong cơ thể. Nguồn gốc bilirubin được tạo ra từ các hồng cầu bị vỡ để được thay thế bởi những hồng cầu mới, khi lưu chuyển trong máu , thông qua gan và các tế bào gan, men gan đã làm biến đổi cấu trúc của bilirubin để tạo nên dạng hoà tan trong nước gọi là bilirubin liên hợp.
Các tế bào gan phân phối bilirubin liên hợp vào các ống mật nhỏ khiến bilirubin trở thành một phần của dịch mật , mạng lưới ống dẫn mật lại hợp lại thành ống mật chủ để tới tá tràng. Cuối cùng, bilirubin sẽ có trong phân và làm cho phân có màu vàng nâu. Vì Vậy bất cứ rối loạn nào làm bilirubin tích tụ trong máu thì đều có thể gây ra tình trạng này.
Các triệu chứng của bệnh vàng da là gì?
Vàng da đôi khi được chẩn đoán là một vấn đề nghiêm trọng với hoạt động của những tế bào bạch cầu, gan, tuyến tuỵ hoặc túi mật. Ngoài các vấn đề ở mắt và da, những dấu hiệu khác bao gồm đi tiểu đậm màu và đại tiện nhạt màu. Nếu bạn cho rằng vàng da là bệnh viêm gan, có thể bạn sẽ gặp những tác dụng phụ bao gồm suy nhược và buồn nôn.
Mặc dù da chuyển thành màu vàng, tuy nhiên không phải toàn bộ các tình trạng liên quan với những biến đổi trên điều không được chẩn đoán là vàng da. Một số người bị chẩn đoán nhầm lẫn khi bị vàng da. Theo một bệnh nhân bị chứng tiểu đường, khi một người bị chứng này, sẽ thấy mắt và da bị ngả màu vàng. Nếu bạn cũng bị vàng da, nó có thể là vì thừa beta carotene trong cơ thể của bạn.
Beta carotene là một chất chống oxy hoá, chủ yếu được tìm thấy trong các loại hoa màu vàng hoặc đỏ, ví dụ như cà chua, khoai lang và khoai lang. Mặc dù ăn quá nhiều beta carotene sẽ làm biến đổi màu da của bạn, tuy nhiên tiêu thụ rất thường xuyên món ăn này sẽ không làm bạn bị vàng da.
Nguyên nhân gây da vàng
Tắc nghẽn đường dẫn mật
U đường mật ở gan, ung thư đường mật là các bệnh dẫn đến tắc nghẽn đường mật. Dấu hiệu tắc mật tăng lên bằng những triệu chứng đau quặn gan không đặc hiệu và sốt cao.
Ung thư đầu tuỵ
Đối tượng nguy cơ cao bị ung thư đầu tuỵ là người trên 60 tuổi, bị viêm tụy mạn tính hoặc bị đái tháo đường, triệu chứng toàn thân mỏi mệt, thể trạng suy kiệt, tình trạng tắc mật tăng nhanh kèm vàng da bất thường.
Ung thư đường mật trong gan
Khi bị ung thư đường mật trong gan, triệu chứng da vàng sẽ biểu hiện dần dần và phối hợp với một bất thường bẩm sinh trong đường mật ví dụ viêm ống mật bẩm sinh, viêm tắc đường mật nguyên phát.
Tham khảo thêm : Gan Và 1 Số Các Bệnh Lý Thường Gặp
Sỏi đường mật
Các triệu chứng khác của sỏi đường mật là mệt mỏi, sốt, vàng da của tam chứng Charcot. Khi đi khám có gan to, mật lớn và đau.
Vàng da liên quan với một số loại thuốc
Tác dụng phụ của một vài nhóm thuốc chữa bệnh có thể gây cản trở đến sự tổng hợp trong tế bào gan và bài tiết đường mật dẫn tới tắc mật gây vàng da. Hầu hết những trường hợp vàng da sẽ trở lại bình thường trong vòng một tuần, một số ít trường hợp có thể mất đến một vài tháng.
Ngoài ra, hiện tượng vàng da có thể xảy ra ở trẻ nhỏ, tuy vậy trường hợp này có thể tự khỏi và biến mất sau một vài ngày. Thực tế, nồng độ bilirubin trong máu ở tất cả các trẻ sơ sinh trong vài ngày đầu sau đẻ đều tăng do bilirubin xuất hiện sớm ngoài khả năng kiểm soát của gan, dẫn đến hiện tượng thừa bilirubin và một nửa số trẻ sơ sinh bị vàng da. Nhưng đó là hiện tượng vàng da sinh lý tự khỏi, không ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Bệnh lý về hồng cầu
Tế bào hồng cầu bị phá huỷ sẽ sản sinh ra bilirubin. Lượng hồng cầu bị phân huỷ càng lớn thì lượng bilirubin cũng càng tăng cao. Điều này dẫn tới tình trạng gan không kịp đào thải gây ứ đọng bilirubin trong máu. Hiện tượng trên xảy ra trong các bệnh lý: Sốt rét, hồng cầu hình liềm và bệnh lý tan máu bẩm sinh.
Tan máu
Da vàng do thiếu máu, tan máu bẩm sinh có nguyên nhân từ hồng cầu, ngoài hồng cầu. Màng tế bào hồng cầu bị huỷ hoại cấp tính như trong bệnh sốt rét, do dị dạng hồng cầu như trong bệnh hồng cầu hình liềm hoặc bị giảm số lượng hồng cầu thứ phát.
Bệnh lý về gan
Chỉ cần đề cập đến hiện tượng vàng da bệnh lý, người bệnh sẽ liên tưởng ngay đến những bệnh lý về gan bao gồm:
- Viêm gan: Đây là căn bệnh hay gặp bởi virus gây ra làm tổn thương mô tế bào, được chia làm các loại viêm khác nhau bao gồm: Viêm gan A, B, C, D. Trong đó, viêm gan B là căn bệnh có tỉ lệ mắc bệnh cao nhất ở Việt Nam, chiếm đến 15%. Ngoài ra, ho lao và tiểu đường cũng được xem là nguyên nhân gây viêm gan cho người lớn.
- Xơ gan: Bệnh xảy ra khi tổ chức gan bị tổn thương nghiêm trọng được biểu hiện bởi những vết loét. Hiện tượng này không gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh ngay tuy nhiên có thể gây giảm chức năng gan từ từ.
- Ung thư gan: Căn bệnh này có thể từ những bệnh như viêm gan, xơ gan, suy gan không được chữa trị triệt để mà thành.
- Tổn thương tế bào gan: Tế bào gan bị tổn thương khi mắc phải những bệnh: viêm gan cấp tính do virus, viêm gan cấp tính do rượu bia, viêm gan do thuốc, lúc này vàng da thể hiện tương đối rõ ràng, phân vàng, gan lớn không đau, men transaminase tăng cao, bilirubin tăng và kèm theo những triệu chứng mẩn đỏ, nổi mề đay và sốt.
Ngoài bệnh lý tiềm ẩn, vàng da ở người lớn có thể do nguyên nhân khác gây ra?
Trên thực tế, một số người có triệu chứng vàng mắt vàng da không phải bệnh. Màu da vàng có thể vì có quá nhiều beta carotene trong cơ thể. Beta carotene là một chất chống oxy hoá được tìm thấy trong rau bao gồm cà rốt, bí ngô và khoai lang và khi giảm lượng thức ăn có chứa beta carotene, màu vàng của da sẽ bị mất đi.
Tham khảo thêm : Viêm da dị ứng: 1 số nguyên nhân và cách điều trị
2) Bệnh vàng da ở người lớn có nguy hiểm không?
Vàng da chỉ là triệu chứng cảnh báo cho tình trạng bệnh lý chung của con người, vì vậy chỉ đơn thuần dựa vào hiện tượng vàng da ở người trưởng thành sẽ không thể nào xác định tình trạng căn bệnh và tiến triển của bệnh được. Từ thực tế đó sau khi phát hiện bệnh này, người ta sẽ nghĩ đến các nhóm nguyên nhân gây bệnh và đánh giá mức độ nguy hiểm tuỳ vào bệnh như sau:
Nhóm bệnh liên quan đến hồng cầu (Vàng da trước gan) :
Tình trạng hồng cầu bị tăng tốc độ phá huỷ do bệnh lý khiến bilirubin được sản xuất quá mức so với bình thường và lưu hành trong máu , sẽ khiến các tế bào gan không kịp chuyển hoá lượng lớn bilirubin này, dẫn tới sự tồn đọng bilirubin trong máu gây vàng da.
Các dạng bệnh lý phá huỷ hồng cầu gồm có: Bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia, bệnh thiếu men glucose 6 – phosphate dehydrogenase, hội chứng tăng ure máu tán huyết, sốt rét hoặc tụ máu ở mô.
Tham khảo thêm : Vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không – Phân biệt vàng sinh lý với bệnh lý
Nhóm bệnh liên quan đến tế bào gan (Vàng da tại gan) :
Đây là nhóm bệnh lý chính gây ra vàng da ở người trưởng thành do tế bào gan bị ảnh hưởng và không thu nhận được bilirubin nên bị đào thải rồi cuối cùng là ứ đọng trong máu. Ngoài ra, việc các tế bào gan bị hư hại hoặc giảm số lượng còn có thể là nguyên nhân tại gan gây tăng nồng độ bilirubin trong máu. Nhóm bệnh liên quan đến tế bào gan bao gồm:
- Viêm gan cấp tính là quá trình viêm xảy ra tại gan do virus, vi khuẩn hoặc rượu, thuốc và bệnh tự miễn khiến cho tế bào gan bị huỷ hoại;
- Xơ gan là quá trình mà các tổ chức của gan bị thay thế bằng mô sẹo ảnh hưởng đến chức năng gan một cách từ từ và khó phát hiện nhưng sẽ nặng lên khi chức năng gan tệ hơn. Những nguyên nhân chính gây xơ gan là viêm gan B mạn , viêm gan C mạn, tổn thương gan do rượu hoặc viêm gan tự miễn;
- Ung thư di căn vào gan cũng cần được tính đến và xếp vào nhóm nguyên nhân tại gan;
- Một Số hội chứng di truyền ít thấy sau sinh nhưng cũng có thể gây ra vàng da như hội chứng Crigler-Najjar, hội chứng Dubin-Johnson và Rotor.
Nhóm bệnh liên quan đến ống mật chủ (Vàng da sau gan) :
- Dịch mật chứa bilirubin sẽ được dẫn từ các ống dẫn mật nhỏ trong gan về ống mật chủ, nếu ống mật chủ hẹp hay bị nghẽn thì dịch mật sẽ tràn vào máu gây ra vàng da;
- Sỏi mật là bệnh lý do mật ở dạng dịch tạo sỏi gây ra, bình thường sỏi sẽ hình thành ở túi mật không gây ảnh hưởng nhiều, tuy nhiên nếu sỏi bị thoát ra ngoài túi mật và mắc kẹt ở ống mật chủ sẽ làm dịch mật không thể vào ruột và thẩm thấu vào máu gây ra vàng da;
- Ung thư đầu tuỵ cũng có thể là nguyên nhân gây ra tắc dòng chảy của dịch mật;
- Viêm tuỵ cấp tính gây phù nề dẫn tới tắc dòng chảy của dịch mật cũng sẽ gây vàng da;
- Hẹp đường dẫn mật: Do biến chứng tạo xơ của viêm gây hẹp tắc đường dẫn mật dẫn tới vàng da;
- Ung thư túi mật phát triển gây tắc ống mật chủ;
- Viêm đường mật do các bệnh lý xơ gan tiên phát hay viêm đường mật xơ hoá và một số thuốc làm giảm dòng chảy của dịch mật, đào thải bilirubin gây vàng da
Nhóm bệnh vàng da vì thuốc:
- Một Số thuốc cũng có thể gây vàng da ứ mật hoặc vàng da do viêm gan;
- Thuốc gây viêm đường dẫn mật cũng dẫn tới tắc mật và vàng da;
- Thuốc gây trở ngại trong quá trình chuyển hoá trong tế bào gan và đường mật của quá trình tạo, bài tiết mật qua đường ruột cũng gây nên triệu chứng vàng da do các thành phần của mật có bilirubin còn đọng lại trong cơ thể.
3) Chẩn đoán nguyên nhân vàng da như thế nào?
Để tìm ra nguyên nhân vàng da cần căn cứ vào cả tiền sử, khám thực thể và cận lâm sàng để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra.
Tiền sử: Tiền sử để nghi ngờ nguyên nhân vàng da rất quan trọng, ví dụ như bệnh nhân uống nhiều rượu thì nghi ngờ bệnh gan do rượu, bệnh nhân nghiện ma tuý thì nghi viêm gan do virus hoặc bệnh nhân có hút thuốc thì nghi ngờ vàng da do thuốc, bệnh nhân đau bụng từng cơn nghi ngờ tắc đường mật do sỏi.
Khám thực thể: Khám thực thể cần khám toàn diện và đặc biệt chú ý khám bụng. U ổ bụng gợi ý vàng da do ung thư thâm nhiễm gan do di căn. Gan cứng sẽ nghĩ nhiều đến xơ gan, gan cứng kèm nhiều nốt thì gợi ý ung thư gan.
Cận lâm sàng (xét nghiệm) :
- Định lượng bilirubin máu là xét nghiệm đầu tiên để xác định nguyên nhân gây vàng da. Bilirubin gián tiếp tăng đáng kể gợi ý tan máu và men gan tăng gợi ý viêm gan. Xét nghiệm gan khác như alkaline phosphate gợi ý bệnh lý tắc đường mật;
- Siêu âm bụng là xét nghiệm đơn giản và hiệu quả nhất kiểm tra mọi bộ phận trong ổ bụng nhằm phát hiện u tế bào gan hoặc sỏi mật;
- CT Scanner hữu ích trong phát hiện u gan, tuỵ và giãn đường mật.
4) Nên làm gì khi nghi ngờ bị vàng da?
Việc đầu tiên khi phát hiện bất cứ sự thay đổi nào của da là phải đến khám và theo dõi ở các cơ sở y tế. Tuy Nhiên do người Việt Nam là người da vàng cho nên nếu mức độ vàng da nhẹ cũng khá khó khăn trong việc phát hiện. Tại các cơ sở y tế bệnh nhân sẽ được đánh giá kĩ hơn tình trạng vàng da và làm các xét nghiệm nhằm phát hiện chính xác nguyên nhân.
Điều trị vàng da sẽ được tiến hành khi xác định được nguyên nhân và có phương pháp điều trị thích hợp, có thể là điều trị nội khoa hoặc điều trị ngoại khoa để loại bỏ sỏi mới có thể giải quyết được căn nguyên gây vàng da.
Đây là một triệu chứng quan trọng trọng nhiều bệnh có liên hệ nhiều đến các bệnh lý về hồng cầu, gan, mật hoặc một số tác hại của thuốc với nhiều mức độ và bệnh cảnh từ nhẹ đến đặc biệt nghiêm trọng. Một số bệnh có thể được phát hiện sớm thông qua triệu chứng vàng da và có thể chữa khỏi hoàn toàn.
Nên đi khám sớm khi chỉ cần có triệu chứng vàng da, củng mạc mắt ánh vàng hoặc chỉ khi nước tiểu vàng sậm.
Hệ thống bệnh viện Vinmec với các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực như huyết học, gan mật. . cùng với trang thiết bị hiện đại giúp tìm được nguyên nhân sớm nhất và điều trị hiệu quả.
Tư vấn chuyên môn bài viết:
TS.BÁC SĨ NGUYỄN HỮU QUANG
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN
CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Website: https://bedental.vn/
HƯỚNG DẪN ĐI KHÁM TẠI BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT TRUNG ƯƠNG NĂM 2023
Pingback: Boganic là thuốc gì? 1 số tác dụng của Boganic? – Be Dental