Tổng quan về thuốc hạ sốt ở trẻ em
Sốt là một phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm hỗ trợ hệ miễn dịch chống lại những tác nhân xâm nhập; tuy nhiên đây cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng tai, . ..
Cơn sốt có thể khiến trẻ đột ngột thay đổi nhịp tim, nhịp thở và huyết áp khiến trẻ trở nên cáu gắt hơn hoặc ủ rũ, mệt mỏi. Lúc này, việc hạ sốt ở trẻ giúp ngăn ngừa biến chứng xảy ra và gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và tâm lý của trẻ.
Thông thường, những cơn sốt ở trẻ em thuộc mức trung bình và nhẹ, trẻ sẽ được hạ sốt bằng những biện pháp không dùng thuốc thông thường như: lau người, chườm ấm, mặc quần áo thoáng mát và uống đủ nước, . .. Tuy nhiên, khi trẻ sốt cao và nghiêm trọng thì trẻ cần được dùng thuốc hạ sốt nhằm hạ thân nhiệt cơ thể về ngưỡng an toàn và giúp trẻ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.
Loại thuốc và liều lượng thuốc thường được bác sĩ chỉ định dựa theo lứa tuổi, cân nặng, thể trạng và tình trạng sức khoẻ, mức độ nghiêm trọng của cơn sốt và nguyên nhân gây sốt. Vì vậy, trước khi cho trẻ dùng thuốc hạ sốt, phụ huynh nên hỏi ý kiến bác sĩ và tuân theo những chỉ định bác sĩ đưa ra.
Các loại thuốc tốt nhất để hạ sốt cho trẻ
Hiện nay, paracetamol và ibuprofen là hai loại thuốc hạ sốt và giảm đau cho trẻ em được nhiều người lựa chọn.
- Paracetamol
Tại Việt Nam, paracetamol (Acetaminophen) là loại thuốc giảm đau hạ sốt thường được sử dụng cho trẻ em. Khi trẻ sốt, bố mẹ cho thể cho trẻ dùng liều lượng khoảng 10-15 mg/kg cân nặng của trẻ. Mỗi lần dùng cách nhau 4-6 giờ, nếu trẻ bị suy thận thì khoảng cách giữa 2 liều dùng cần tối thiểu 8 giờ.
- Ibuprofen
Ibuprofen là loại thuốc hạ sốt cho trẻ em chủ yếu được sử dụng tại những nước phương Tây. Thuốc có tác dụng nhanh chóng và hiệu quả lâu dài hơn Paracetamol. Tuy nhiên, thuốc chống chỉ định với những trường hợp sốt do sốt xuất huyết, trẻ dưới 6 tháng tuổi, bị bệnh hen suyễn, viêm loét dạ dày, viêm phế quản co thắt, xuất huyết hoặc có những vấn đề về tim mạch, gan và thận. Vì vậy, tại nước ta, Ibuprofen ít được sử dụng làm thuốc hạ sốt ở trẻ vì nó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cần phải xác định nguyên nhân cụ thể trước khi dùng.
Xem thêm >> Thuốc Tamiflu – 1 số điều cần biết trước khi sử dụng
Các dạng thuốc giảm sốt ở bé phổ biến
Thuốc hạ sốt giảm đau nhức cho trẻ có thể được bào chế thành nhiều dạng khác nhau để giúp việc sử dụng thuốc cho trẻ trở nên đơn giản hơn (2). Nhìn chung, chúng thường sẽ được điều chế thành 3 dạng chính:
- Dạng gói bột
Những loại thuốc hạ sốt ở dạng gói bột hay thuốc thường sẽ có hương thơm của trái cây như cam, chanh, . .. và có vị ngọt ngọt sẽ giúp xoá bỏ tâm lí sợ uống thuốc vì đắng của trẻ. Khi dùng, mẹ chỉ cần hoà tan bột thuốc với nước ấm và để nguội cho trẻ uống. Thuốc sẽ nhanh chóng được cơ thể hấp thụ rồi ngấm vào máu trẻ sau 15-30 phút.
- Dạng siro
Thuốc hạ sốt có trẻ em dưới dạng siro có vị ngọt kết hợp cùng mùi hương hấp dẫn giúp trẻ dễ uống thuốc hơn. Thuốc có công dụng tương tự với thuốc dạng bột nhưng phụ huynh có thể cho trẻ dùng thuốc trực tiếp mà không cần pha thêm với nước.
- Dạng viên đạn
Thuốc hạ sốt ở dạng viên thường được dùng khi trẻ sốt cao, nôn nhiều và xuất hiện cơn co giật hoặc khi trẻ quá mệt mỏi và không tự uống thuốc được. Thuốc đưa vào cơ thể trẻ qua đường hậu môn và thông thường sẽ có tác dụng chậm hơn những loại thuốc khác khoảng 15-20 phút.
9 thuốc hạ sốt cho trẻ em tốt nhất
Dưới đây là 9 thuốc hạ sốt giảm đau hay được sử dụng ở trẻ em mà bố mẹ cần phải biết:
- Paracetamol
Paracetamol (acetaminophen) là loại thuốc giảm đau hạ sốt hay được dùng ở trẻ. Thuốc được bào chế thành 3 dạng: viên nén, siro và loại nhỏ giọt. Thuốc không chỉ có tác dụng hạ sốt nhanh chóng mà còn có khả năng kháng viêm. Hơn nữa, paracetamol được đánh giá là lành tính và ít gây tác dụng phụ nên thường được dùng khi trẻ sốt do mọc răng, sốt phát ban hoặc sốt do virus. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, thuốc có thể gây tác dụng phụ bao gồm ngứa , táo bón, buồn nôn, đau đầu, kích động và vàng da hoặc nước tiểu sẫm màu.
- Efferalgan
Efferalgan có thành phần chính là paracetamol với một số tá dược bổ sung và được bào chế thành 3 dạng: viên sủi, bọt sủi bọt và viên đặt hậu môn. Thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau đầu, nhức mỏi cơ, đau răng, điều trị cảm cúm. ..
Lưu ý, thuốc chống chỉ định với người dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc hay mắc bệnh gan hoặc viêm trực tràng.
- Panadol
Panadol cũng là một loại thuốc hạ sốt có thành phần chính là Paracetamol. Khi sử dụng, thuốc sẽ tác động đến trung tâm toả nhiệt ở vùng dưới đồi, từ đó giúp giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên để hỗ trợ hạ sốt ở trẻ.
Panadol ít gây tác động đến tim mạch và hệ hô hấp của trẻ, đồng thời, nó không gây mất thăng bằng acid và không gây kích ứng hay chảy máu dạ dày.
- Hapacol 150 Flu
Hapacol 150 Flu là loại thuốc hạ sốt và giảm đau cho trẻ dưới dạng sủi bọt với thành phần chính là paracetamol cùng một số tá dược khác. Thuốc thường được chỉ định khi trẻ bị đau đầu, sốt do cảm cúm hay mọc răng, . .. và chống chỉ định với trẻ bị thiếu máu hoặc suy giảm chức năng gan và thận.
Trong một số trường hợp, thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như: phát ban, buồn nôn và nôn, gây tổn hại đến thận (thường chỉ xảy ra khi trẻ dùng thuốc trong một khoảng thời gian dài), thiếu máu , dị ứng, giảm bạch cầu trung tính, . ..
- Thuốc hạ sốt Brufen
Brufen có thành phần chính là ibuprofen cùng một số tá dược khác nên hay được sử dụng để hạ sốt cho trẻ, giảm đau đầu, đau răng, đau nhức xương khớp, . .. Thuốc chống chỉ định với những trường hợp trẻ bị mẫn cảm với thành phần của thuốc hoặc bị mất nước nghiêm trọng , suy gan hoặc suy thận, suy tim , và có tiền sử loét đường ruột hoặc xuất huyết dạ dày.
- Falgankid
Với thành phần chính là paracetamol, thuốc giảm đau hạ sốt Falgankid thường được sử dụng khi trẻ bị sốt do cảm lạnh, sốt xuất huyết, nhiễm siêu vi, nhiễm trùng, mọc răng, sau khi tiêm vắc xin hoặc sau khi phẫu thuật, . .. Tuy nhiên, thuốc chống chỉ định với những người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc hoặc mắc các bệnh lý liên quan về tim mạch, phổi, thận hoặc thiếu máu, thiếu hụt Glucose – 6 – Phosphat hoặc suy giảm chức năng gan.
- Thuốc hạ sốt SOTSTOP
SOTSTOP có thành phần chính là ibuprofen (2 g/100 ml). Thuốc được sử dụng để hạ sốt và giảm đau cho trẻ em khi trẻ bị đau răng, đau đầu, đau xương khớp, . .. Trong một số trường hợp, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như rối loạn tiêu hoá, giảm vị giác, sốc thuốc, loét đường tiêu hoá hoặc xuất huyết/thủng dạ dày. Thuốc chống chỉ định với người dị ứng với thành phần của thuốc hoặc gặp những vấn đề với gan, thận hoặc tim mạch.
- Thuốc hạ sốt Doliprane
Với thành phần chính là paracetamol, thuốc Doliprane có tác dụng hạ sốt một cách nhanh chóng và được sử dụng cho trẻ từ 3-26 kg. Thuốc có hương vị trái cây và không chứa đường, chất bảo quản và bất cứ loại chất độc hại nào. Vì vậy, bố mẹ sẽ không gặp quá nhiều khó khăn khi cho trẻ uống.
- Thuốc hạ sốt Nurofen
Thuốc Nurofen là một loại thuốc không chứa steroid , thành phần chính là ibuprofen , có vị ngọt vừa phải và không tạo cảm giác gắt cổ khi sử dụng. Thuốc thường được chỉ định khi trẻ bị sốt, cảm lạnh, cảm cúm, đau răng, . .. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như buồn nôn, đau đầu, chóng mặt , rối loạn tiêu hoá. Nhũng tác dụng phụ trên chỉ xảy ra khi bệnh nhân sử dụng quá liều lượng hoặc quá lạm dụng thuốc. Thuốc chống chỉ định với những người quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc hoặc gặp phải vấn đề với gan, thận hoặc thị giác.
Cách sử dụng thuốc hạ sốt đúng cách
Để sử dụng thuốc hạ sốt đúng cách, bạn nên tuân theo các bước sau:
- Đọc hướng dẫn: Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên gia y tế.
- Liều lượng: Tuân theo liều lượng được ghi trên hướng dẫn hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý tăng hoặc giảm liều lượng mà không hỏi ý kiến chuyên gia.
- Thời gian sử dụng: Điều trị theo đúng thời gian được chỉ định. Đừng dừng sử dụng thuốc khi thấy cảm giác tốt mà chưa kết thúc liều trình.
- Uống đủ nước: Khi dùng thuốc hạ sốt, hãy uống đủ nước để giúp cơ thể hấp thụ thuốc tốt hơn.
- Uống sau bữa ăn: Nếu thuốc hạ sốt gây khó chịu dạ dày, hãy dùng sau khi ăn.
- Không pha loãng: Để đảm bảo hiệu quả, không nên pha loãng thuốc hạ sốt trừ khi được hướng dẫn.
- Không sử dụng lâu dài: Tránh sử dụng thuốc hạ sốt liên tục hoặc lâu dài mà không có sự chỉ định của bác sĩ.
- Kiểm tra tác dụng phụ: Nếu bạn có bất kỳ phản ứng phụ nào sau khi sử dụng thuốc hạ sốt, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.
- Lưu trữ đúng cách: Bảo quản thuốc hạ sốt ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp. Đặt thuốc xa tầm tay trẻ em.
- Không tự ý kết hợp: Nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc khác, hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng thuốc hạ sốt để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Các cách hạ sốt cho trẻ em khác vô cùng hiệu quả
Bên cạnh cách hạ sốt bằng thuốc thì bố mẹ cũng có thể hạ sốt cho trẻ bằng những phương pháp không dùng thuốc. Đây cũng là cách hạ sốt được các chuyên gia khuyến cáo khi trẻ sốt ở mức độ nhẹ và vừa. Dưới đây là một số cách giúp trẻ thấy dễ chịu hơn, đồng thời giúp giảm nhiệt độ cơ thể khi trẻ bị sốt mà bố mẹ nên biết:
- Hạ sốt cho trẻ bằng rau diếp cá: Rau diếp cá được xem là lành tính và mát nên có hiệu quả hạ sốt nhanh chóng. Sau khi đã làm sạch và giã nhuyễn thì mẹ có thể chắt lấy nước và đun sôi cho trẻ uống hoặc tắm trẻ trực tiếp nếu trẻ lớn hơn.
- Hạ sốt ở trẻ bằng cách tắm nước nóng: Theo một số nghiên cứu khoa học thì việc tắm nước nóng cho trẻ khi bị sốt là cách giúp hạ sốt ở trẻ và ngăn ngừa nguy cơ sốt cao gây ảnh hưởng xấu đến não bộ. Tuy nhiên, bố mẹ nên chú ý, chỉ tắm cho trẻ trong phòng kín gió, nước tắm có độ ấm vừa phải và thời gian tắm không quá 5 phút.
- Hạ sốt cho trẻ bằng cây nhọ nồi: Cách làm giống với rau diếp cá, mẹ nhọ nồi rửa sạch với nước muối loãng, giã nhuyễn rồi cắt lấy nước cho trẻ uống. Lưu ý, đối với trẻ nhỏ thì mẹ nên lấy nước nhọ nồi đun sôi trước khi cho trẻ uống.
- Hạ sốt bằng cách lau người cho trẻ: Khi lau người hạ sốt cho trẻ thì mẹ cần thực hiện trong phòng kín gió và dùng khăn ấm lau người cho trẻ rồi thay khăn sau khoảng 5-10 phút/lần. Mẹ chú ý lau ở những khu vực có nhiều mạch máu như bẹn, nách và hạch, tránh lau vùng ngực bởi điều này có thể khiến trẻ bị viêm phổi.
- Hạ sốt cho trẻ bằng cách cho trẻ mặc đồ thoáng mát hoặc cho mặc một chiếc khăn mỏng và có khả năng thấm hút cao: Cơ chế điều chỉnh thân nhiệt của trẻ chưa thực sự được hoàn thiện nên trẻ có thể bị sốt khi bố mẹ cho trẻ mặc quần áo quá kín hay ủ ấm quá mức.
- Khi trẻ sốt có dấu hiệu lạnh hoặc run thì mẹ thường có xu hướng giữ ấm cho trẻ ấm hơn nhưng điều này sẽ khiến trẻ sốt nặng hơn. Vì vậy, khi trẻ sốt, mẹ nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát và rộng rãi giúp thân nhiệt thoát ra nhanh chóng hơn giúp trẻ ngủ ngon giấc và thoải mái hơn.
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN
CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Website: https://bedental.vn/
HƯỚNG DẪN ĐI KHÁM TẠI BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT TRUNG ƯƠNG NĂM 2023