Sốt khi đau răng là một trong những triệu chứng xuất hiện khi nhổ răng hay gặp các vấn đề về răng miệng. Nhiều người thường chọn giải pháp dùng thuốc hạ sốt hoặc thuốc giảm đau để giảm bớt cơn sốt do đau răng gây ra. Tuy nhiên giải pháp này chỉ mang tính chất “chữa cháy” tạm thời. Nếu bạn không tìm được nguyên nhân chính xác của việc gây ra cơn đau là gì thì tình trạng đau răng vẫn còn tiếp diễn. Vậy nguyên nhân từ đâu và nên làm gì khi rơi vào trường hợp này hãy cùng theo dõi qua bài viết dưới đây.
Mục Lục
- 1 Nguyên nhân dẫn đến sốt khi đau răng
- 2 Nên làm gì khi bị sốt vì đau răng
- 3 Tư vấn chuyên môn bài viết:
- 4 BÁC SĨ ĐÀM TRỌNG HIẾU
- 5 BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
- 6 CHI NHÁNH HÀ NỘI
- 7 CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
- 8 CS2: 343 Tây Sơn, Ngã Tư Sở, Đống Đa, Hà nội ( nút giao ngã tư sở) - 0934.61.9090
- 9 CS3: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
- 10 CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
- 11 CS1: 140 Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
- 12 CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
- 13 GIỜ HOẠT ĐỘNG:
- 14 09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Nguyên nhân dẫn đến sốt khi đau răng
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sốt khi đau răng. Và thực tế là hiện tượng sốt khi đau răng xảy ra ở mọi độ tuổi chứ không riêng gì ở trẻ em. Do đó bạn cần trang bị cho mình những kiến thức về tình trạng sốt khi đau răng để từ đó có phương pháp điều trị kịp thời hơn. Sau đây là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng sốt khi đau răng:
Viêm nha chu nặng gây mũ và kèm theo đau răng lẫn sốt. Sức đề kháng lúc này suy giảm, vi khuẩn từ mủ và vi khuẩn trong miệng sẽ tấn công cơ thể dẫn đến sốt. Dấu hiệu của viêm nha chu là vùng nướu bị sưng tấy, đỏ dừ, đau nhức dữ dội, một số trường hợp chảy mủ ra ngoài. Nếu có những biểu hiện này kèm theo sốt thì rất có thể bạn sốt do biến chứng của viêm nha chu gây ra.
Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến sốt cao là sâu răng. Sâu răng không xử lý sớm sẽ gây tổn thương đến tủy khiến người bệnh sốt cao hoặc đau đầu. Sâu răng xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Sâu răng gây ra đau nhức vùng răng kèm theo dấu hiệu sốt từng cơn rất khó chịu. Một số trường hợp còn kèm theo chịu chứng đau đầu.
Sâu răng hoặc vỡ răng không trám kịp, dẫn đến viêm tủy, người bệnh dễ cảm thấy đau buốt khi ăn uống và chạm đến tủy. Viêm càng nặng thì triệu chứng càng nặng, dẫn đến sốt cao. Đây có thể nói là triệu chứng nặng hơn của sâu răng dẫn đến sốt. Những cây răng bị sâu lâu ngày nhưng không được xử lí sẽ là mầm mống gây sốt cho bạn bất kì lúc nào.
Áp xe răng là từ viêm tủy phát triển nên, từ viêm nha chu, viêm chân răng,… Ngoài đau và sốt thì còn có triệu chứng như chảy máu. Sưng, có mùi hôi khó chịu do túi mủ,… Túi mủ chứa nhiều vi khuẩn độc hại, dẫn dến tình trạng nhiễm trùng và là nguyên nhân gây ra các cơn sốt dữ dội.
Mọc răng khôn cũng dễ gây ra sốt với những chiếc răng mọc lệch hay ngầm,.. gây ra sốt cao và mủ ở vị trí mọc. Thông thường việc mọc răng khôn sẽ gây ra tình trạng sốt, kèm theo đau nhức vùng nướu, răng xung quanh chỗ mọc răng. Một số trường hợp răng khôn mọc ngầm, mọc lệch khiến bạn đau nhức vùng răng cùng mà không biết nguyên nhân do không thấy răng khôn xuất hiện. Lúc này, răng khôn đang tác động một lực rất mạnh lên cung hàm và các răng xung quanh gây đau nhức và sốt cao.
Nên làm gì khi bị sốt vì đau răng
Nên điều trị sớm, để tránh gây ra các biến chứng nghiêm trọng đối với sức khỏe: mất răng, nhiễm trùng,…Tùy theo nguyên nhân mà bác sĩ sẽ có cách giải quyết khác nhau.
- Cạo cao răng
Nếu nguyên nhân của việc sốt khi đau răng là do viêm nha chu, việc đầu tiên nên làm là loại bỏ các mảng ở chân răng. Bởi đây là sự tích tụ của vi khuẩn lâu dài đọng lại, nên phải loại bỏ để giảm tình trạng viêm nhiễm. Hãy đến cơ sở nha khoa gần nhất để được lấy cao răng, việc này không chỉ giúp cho răng miệng của bạn trở nên sạch sẽ, thơm tho hơn mà còn giúp bạn ngăn ngừa được bệnh viêm nha chu và ngăn ngừa sốt do đau răng gây ra.
- Loại bỏ mũ
Khi bạn bị sốt mà nghi ngờ là do đau răng. Hãy kiểm tra vùng xung quanh vùng răng bị đau xem có xuất hiện túi mủ hay không. Nếu có thì đây chính là nguyên nhân gây hành sốt. Trong túi mủ có nhiều vi khuẩn, nên phải làm sạch các túi mủ trước khi tiến hành các phương pháp điều trị bất kì nào. Thường áp dụng với các trường hợp vị áp xe hay bị viêm. Để loại bỏ túi mủ, bạn không nên tự tiện tự thực hiện tại nhà. Hãy đến ngay với nha khoa uy tín, các bác sĩ sẽ kiểm tra và có phương pháp loại bỏ túi mủ an toàn, hợp vệ sinh, đảm bảo không để lại biến chứng nguy hiểm.
- Trám răng
Tình trạng sốt do răng bị sâu sẽ kéo dài liên tục trong nhiều ngày. Việc uống thuốc giảm đau sẽ không có tác dụng, bởi nguyên nhân của tình trạng này là răng bị sâu. Lúc này, việc bạn cần làm chính là tiến hành trám răng khi gặp trường hợp bị sâu hay vỡ nghiêm trọng để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công. Lỗ hoặc vết vỡ càng nhỏ thì càng dễ trám. Việc này không chỉ giúp bạn chặn đứng cơn sốt mà còn giúp bạn bảo vệ răng hiệu quả hơn.
- Nạo tủy
Răng sâu quá lâu nhưng không có biện pháp xử lí sẽ khiến tủy bị viêm hay chết. Đây là nguồn cơn khiến bạn bị sốt khi đau răng. Lúc này bạn cần gặp nha sĩ để được lấy sạch tủy ra để tránh vi khuẩn tấn công làm nhiễm trùng. Bước quan trọng để tiến hành các bước hàn hay trắm răng và sử dụng các thuốc điều trị.
- Nhổ răng khôn
Những chiếc răng khôn cũng có thể là nguồn cơn khiến bạn sốt, đau nhức răng. Trong trường hợp răng mọc đúng, có thể uống thuốc kháng sinh do bác sĩ kê toa, thuốc hạ sốt nếu không muốn nhổ răng. Trường hợp răng khôn mọc lệch lạc, gây xáo trộn cung hàm, bạn cần gặp bác sĩ để được nhổ răng khôn đi. Lưu ý, bạn không nên tùy tiện nhổ răng khôn tại nhà, việc nhổ răng rất quan trọng đặc biệt là với răng khôn. Việc nhổ răng không đúng cách, không sạch chân răng hay thao tác kém vệ sinh sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm mà bạn khó lường trước được.
- Thuốc tây
Để chặn đứng cơn sốt do đau răng tạm thời bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt phải dùng đúng liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tạm thời. Bạn hãy dành chút thời gian gặp nha sĩ để được thăm khám kĩ lưỡng để tìm ra được nguyên nhân chính xác của viêc bạn bị sốt khi đau răng là gì nhé.
Cách phòng ngừa bị sốt khi đau răng
Những ai đã phải trải qua cảm giác bị sốt khi đau răng chắc chắn sẽ không muốn tái phát lại một lần nào nữa. Muốn như vậy, bạn cần có chế độ sinh hoạt, chăm sóc răng miệng hợp lí. Tựu chung là bạn cần giữ gìn, chăm sóc răng miệng sạch sẽ, bổ sung các loại vitamin và khoáng chất đầy đủ cho cơ thể. Ăn uống khoa học, lành mạnh, không nên ăn đồ quá cứng gây mài mòn, sứt mẻ răng.
Hạn chế đồ ngọt và tinh bột. Hai món yêu thích của vi khuẩn gây hại cho răng miệng nhưng lại dễ gây sâu răng. Do đó, cần hạn chế tối đa các thực phẩm này để giảm đau răng. Thay vì vậy, bổ sung các thức ăn giàu canxi, vitamin,.. cho răng chắc khỏe.
Vệ sinh răng miệng đúng cách cũng là một trong những cách giúp bạn phòng ngừa bị sốt khi đau răng. Chăm sóc răng miệng đúng cách là:
- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày vào sáng và tối.
- Không đánh răng ngay sau khi ăn.
- Thay bàn chải định kỳ 2 – 3 tháng/lần; hoặc thay ngay khi thấy bàn chải đã bị mòn hoặc xù lông.
- Sử dụng các loại kem đánh răng chứa nhiều flour và canxi cho răng thêm chắc khỏe.
Khám răng định kỳ là cách tốt nhất để phát hiện sớm các vấn đề răng miệng. Từ đó khắc phục kịp thời tránh tình trạng nghiệm trọng. Các bạn nên khám răng định kì 6 tháng 1 lần để kịp thời có được những giải pháp chăm sóc răng miệng và can thiệp nha khoa đúng lúc.
Hi vọng qua bài viết trên, Bedental đã giúp bạn biết được nguyên nhân gây ra sốt khi bị đau răng. Đồng thời biết cách xử lý và khắc phục tình trạng, bên cạnh đó học được cách chăm sóc răng miệng để phòng ngừa các vấn đề răng miệng. Hãy đến với nha khoa Bedental để được các nha sĩ tư vấn, thăm khám và điều trị bằng công nghệ nha khoa hiện đại, an toàn nhất hiện nay nhé. Nha khoa Bedental hân hạnh được phục vụ và chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bạn!
Pingback: Tại sao trẻ mọc răng lại sốt? Trẻ sốt mọc răng có nguy hiểm không? - Be Dental