Khi nhắc tới răng cối, chúng ta thường được khuyến cáo đó là những chiếc răng cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu chính xác răng cối là gì. Vậy răng cối là răng số mấy? Răng cối sữa có thay không? Mất răng cối có mọc lại không? Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu về răng tiền cối, răng cối là gì.
Một số khái niệm về răng cối là gì? Răng tiền cối là gì?
Răng cối là gì? Răng cối còn có tên gọi khác là răng hàm. Đây là những chiếc răng mọc ở bên trong cùng của hàm. Nó có tác dụng bảo vệ xương hàm và đảm nhiệm chức năng nhai. Răng cối có vị trí mọc trong hai răng cửa và một răng nanh Mỗi phần tư hàm sẽ có hai răng cối nhỏ và 4 răng cối lớn.
Răng tiền cối là gì?
Răng tiền cối là một khái niệm nói về răng cối. Cụ thể, thuật ngữ này dùng để chỉ răng cối nhỏ. Hoặc bạn có thể biết tới răng tiền cối là răng tiền hàm, răng cối nhỏ.
Tìm hiểu về răng cối lớn
Số lượng
Khi tìm hiểu về răng cối là gì, bạn cần phải nắm được số lượng của răng cối lớn. Một người trưởng thành thường có 12 chiếc răng hàm. 6 cái ở trên và 6 cái ở dưới. Mỗi bên của hàm trên và hàm dưới sẽ có 3 răng hàm.
Chúng chiếm phần sau của mỗi nửa cung răng. Ngoài ra, đây là nhóm răng không mọc thay thế răng sữa mà chúng được gọi là răng kế tiếp.
Thời điểm mọc răng cối lớn
Răng cối lớn thứ nhất thường mọc khi chúng ta được khoảng 6 tuổi. Đây là chiếc răng vĩnh viễn đầu tiên mọc trong khoang miệng. Răng cối lớn thứ 2 sẽ mọc vào khi chúng ta được khoảng 12 tuổi. Còn răng cối lớn thứ 3 thường gọi là răng khôn và chúng mọc ở các thời điểm khác nhau tùy cơ địa mỗi người.
Chức năng
Răng cối lớn đảm nhiệm chức năng nhai, nghiền thức ăn. Đồng thời còn giữ kích thước dọc của tầng dưới mặt. Vị trí của răng so với khớp thái dương hàm sẽ giúp răng có chức năng nghiền đồ ăn tốt nhất.
Hình thể của răng cối lớn
Các đặc điểm dễ nhận biết nhất của răng cối lớn đó là:
- Gọi là răng cối lớn bởi vì nó có mặt nhai lớn nhất trên cung răng.
- Mỗi chiếc răng cối lớn thường có từ 3 – 5 múi lớn.
- Đây là nhóm răng duy nhất mà mỗi răng có ít nhất 2 múi ngoài.
- Có hai hoặc 3 chân lớn, đồng thời vị trí và hướng của chân răng đặc trưng cho nhóm nhất.
- Mặt nhai của răng cối lớn khá nhiều múi với chân răng vững chắc.
Về răng cối lớn hàm trên
Đặc điểm của nhóm răng cối lớn hàm trên như sau:
- Chúng thường có 3 chân: hai ngoài và một trong.
- Thường có 3 múi lớn và một múi nhỏ hơn.
- Thân răng cối lớn có chiều ngoài trong lớn hơn chiều gần xa.
- Múi gần trong của răng cối lớn và múi xa ngoài có các gờ tam giác, nối lại với nhau sẽ tạo thành gờ chéo.
- Các mùi gần ngoài, xa ngoài và gần trong của răng cối lớn sẽ tạo thành mẫu tam giác có 3 múi.
- Hai múi ngoài có kích thước không đương đương. Thường là múi gần ngoài lớn hơn múi xa ngoài.
- Múi xa trong của răng cối lớn thường nhỏ hoặc rất nhỏ. Thậm chí có trường hợp là không có.
Dưới đây là bảng kích thước và tuổi mọc răng cối trên
Kích thước các răng cối lớn mm | Răng cối số 6 | Răng cối số 7 | Răng cối số 8 |
Cao thân răng | 7.5 | 7 | 6.5 |
Gần xa thân răng | 10 | 9 | 8.5 |
Ngoài trong thân răng | 11 | 11 | 10 |
Cao toàn bộ | 18 | 17.5 | 19.5 |
Tuổi mọc | 6 | 12 | 18+ |
Về răng cối lớn hàm dưới
Răng cối lớn hàm dưới chiếm phần sau của mỗi bên. Tương tự với răng cối lớn hàm trên, kích thước của chúng cũng sẽ giảm dần. Dưới đây là một số đặc điểm riêng biệt của răng cối lớn hàm dưới:
- Răng cối lớn hàm dưới thường có hai chân, là một gần và một xa.
- Răng cối lớn hàm dưới thường có 4 múi lớn và múi thứ 5 nhỏ hơn.
- Thân răng có chiều gần xa lớn hơn chiều ngoài trong.
- Răng cối lớn hàm dưới là những chiếc răng có hai múi lớn ở phía trong với kích thước tương đương nhau.
- Các múi gần ngoài và xa ngoài của chúng cũng có kích thước tương đương nhau.
- Răng cối lớn 1 trên và dưới đều là chiếc răng vĩnh viễn mọc lên từ năm 6 tuổi. Chúng ở ngay phía xa răng cối sữa 2. Đồng thời chúng đánh dấu sự khởi đầu của cột mốc bộ răng hỗn hợp. Nghĩa là với sự góp mặt đồng thời của cả răng sữa lẫn răng viễn viễn trên cung răng.
Dưới đây là bảng kích thước và tuổi mọc của răng cối lớn hàm dưới:
Kích thước các răng cối lớn mm | Răng cối số 6 | Răng cối số 7 | Răng cối số 8 |
Cao thân răng | 7.5 | 7 | 7 |
Gần xa thân răng | 11 | 10 | 10 |
Ngoài trong thân răng | 10.5 | 10.5 | 9.5 |
Cao toàn bộ | 21.5 | 20 | 18 |
Tuổi mọc | 6 | 12 | 18+ |
Tìm hiểu về răng cối nhỏ
Giới thiệu về răng cối nhỏ
Trong tiếng Anh, răng cối nhỏ được gọi với tên gọi khác là Bicuspid – răng hai múi. Tuy nhiên, không phải răng cối nhỏ đều có 2 múi nên cách gọi này không được dùng rộng rãi.
Răng cối nhỏ sẽ sử dụng từ tiếng Pháp Premolar, Premolaire. Dịch ra tiếng Việt là tiền hàm, tiền cối.
Thời điểm mọc răng cối nhỏ
Mỗi người chúng ta sẽ có tổng 8 chiếc răng cối nhỏ trên cung răng. Răng các cối nhỏ sẽ mọc thay thế răng cối sữa. Chúng sẽ mọc trong khoảng 9 – 11 tuổi, trước khi mọc các răng cối lớn 2.
Các răng cối nhỏ thứ nhất trên và dưới mọc lên tương đối đồng đều, thường là 9 tuổi. Tiếp theo là các răng cối nhỏ thứ 2 mọc khoảng 11 tuổi.
Số lượng
Ở người nguyên thủy sẽ có 4 răng tiền hàm trên mỗi góc phần tư, hoặc 16 chiếc mỗi người. Theo thời gian, những răng tiền hàm ở giữa đã bị mất. Các nhà cổ sinh vật học gọi những chiếc răng tiền hàm trung gian này là răng tiền hàm 3 và răng tiền hàm 4.
Hình thể và chức năng
Răng cối nhỏ mọc ở vị trí giữa răng nanh và răng cối lớn trên cung răng. Nếu xét về mặt hình thái học, chúng được xem là sự chuyển tiếp giữa răng nanh và răng cối lớn. Và như chúng ta đã biết, răng nanh có một múi hình chêm, đảm nhiệm chức năng cắn hoặc xé.
Trong khi răng cối lớn có nhiều múi và mặt nhai rộng. Chúng sẽ đảm nhiệm chức năng nhai và nghiền,
Răng cối nhỏ có ít nhất một múi lớn và sắc đối với múi ngoài răng cối nhỏ dưới. Hoặc có 2 – 3 múi và một mặt nhai nhỏ so với răng cối lớn, phù hợp với chức năng làm dập đồ ăn.
Về răng cối nhỏ hàm trên
Đặc điểm nổi bật của răng cối nhỏ hàm trên đó là:
- Các răng cối nhỏ 1 và 2 hàm trên giống nhau nhiều hơn so với hàm dưới..
- Các răng cối nhỏ hàm trên sẽ có 2 múi lớn, nhô cao và kích thước bằng nhau. Điều này khác hoàn toàn so với răng cối nhỏ hàm dưới.
- Nếu nhìn từ phía nhai, các răng cối nhỏ sẽ có kích thước ngoài trong lớn hơn kích thước gần xa.
- Nhìn từ phía bên, các răng cối nhỏ hàm trên sẽ có đường viền phía ngoài chỉ hơi nghiêng nhẹ vào phía bên trong, tính từ điểm lồi tối đa ngoài đến đỉnh múi ngoài.
- Nhìn từ phía trên, các răng cối nhỏ sẽ có điểm lồi tối đa trong tại phần ba giữa.
Dưới đây là bảng kích thước và tuổi mọc của những chiếc răng cối nhỏ trên:
Kích thước mm | Răng cối nhỏ 1 | Răng cối nhỏ 2 |
Cao thân răng | 9.3 | 8.8 |
Gần xa thân răng | 7.5 | 9.5 |
Ngoài trong thân răng | 9.7 | 9.5 |
Cao toàn bộ | 22.5 | 22.2 |
Gần xa cổ răng | 5.3 | 5.3 |
Ngoài trong cổ răng | 8.7 | 8.8 |
Tuổi mọc | 9 | 10 |
Về răng cối nhỏ hàm dưới
Răng cối nhỏ hàm dưới số 1 được ví như một chiếc răng nanh. Còn răng cối nhỏ hàm dưới thứ 2 giống như một răng cối lớn thu nhỏ.
Những đặc điểm của răng cối nhỏ đó là:
- Kích thước múi ngoài lớn hơn múi trong khá nhiều.
- Thân răng có kích thước ngoài trong xấp xỉ kích thước gần xa.
- Nhìn từ phía bên, đường viền ngoài nghiêng hơn bên trong rất nhiều.
- Điểm lồi tối đa trong ở khoảng phần ba nhai.
- Rãnh giữa thường cong lồi vào trong.
Đây là bảng kích thước và tuổi mọc răng những chiếc răng cối nhỏ dưới:
Kích thước mm | Răng cối nhỏ 1 | Răng cối nhỏ 2 |
Cao thân răng | 9.5 | 9.0 |
Gần xa thân răng | 7.8 | 7.8 |
Ngoài trong thân răng | 8.5 | 9.0 |
Cao toàn bộ | 24 | 24 |
Gần xa cổ răng | 5.0 | 5.2 |
Ngoài trong cổ răng | 7.3 | 7.7 |
Tuổi mọc | 9 | 10 |
Sự khác biệt giữa răng cối nhỏ hàm trên và hàm dưới là gì?
Một số đặc điểm chung giúp phân biệt răng cối nhỏ trên và răng cối nhỏ dưới:
- Răng cối nhỏ thứ nhất và thứ hai hàm trên giống nhau hơn so với răng hàm dưới. Tuy nhiên, thân răng cối nhỏ thứ nhất hàm trên thường lớn hơn răng thứ hai. Ngoài ra, ở hàm dưới, chiếc răng cối nhỏ đầu tiên sẽ nhỏ hơn so với những chiếc răng cùng loại.
- Từ phía bên gần và xa, thân răng hàm dưới thường nghiêng về mặt lưỡi so với chân răng. Trong khi thân răng hàm trên lại thẳng hàng hơn.
- Răng cối nhỏ hàm trên có 2 múi mặt nhai kích thước gần bằng nhau. Các răng cối nhỏ dưới có thể có nhiều hơn hai múi. Còn các múi trong răng dưới thường ít và không rõ rệt bằng múi ngoài.
- Múi ngoài dài hơn múi trong là điểm khác biệt nổi bật nhất giữa răng cối nhỏ thứ nhất hàm dưới và ít nổi bật nhất với răng cối nhỏ thứ hai hàm trên.
- Răng cối nhỏ thứ nhất hàm trên thường có hai chân. Trong khi các răng cối nhỏ khác chỉ có một chân.
Giải đáp thắc mắc về răng cối
Răng cối có thay không?
Sau khi biết được răng cối là gì, rất nhiều người dùng còn băn khoăn không biết răng cối có thay không. Thực chất, ở trẻ nhỏ từ 7 – 12 tuổi sẽ có quá trình mọc răng vĩnh viễn để thay thế cho răng sữa.
Thứ tự thay răng đối với răng hàm trên đó là răng cửa giữa, sau đó là răng cửa bên. Kế đó là răng tiền cối, răng nanh và răng cối lớn sẽ được thay cuối cùng.
Tuy nhiên, đối với hàm dưới thì răng nanh sẽ được thay trước răng tiền cối. Các răng còn lại cũng sẽ lần lượt thay theo thứ tự như răng hàm trên.
Lưu ý, răng cối trẻ em sẽ có trường hợp thay và không thay, cụ thể:
Răng cối có thay
Đây là những chiếc răng hàm ở bộ răng sữa. Khi đến tuổi, nó sẽ bị lung lay và rụng đi, chừa chỗ trống cho răng vĩnh viễn mọc lên. Hầu hết thì răng cối lớn số 1, 2 hàm trên và hàm dưới sẽ là răng cối có thay. Độ tuổi là 10 – 12 tuổi.
Răng cối không thay
Răng cối không thay thường là chiếc răng cối lớn số 3. Đây là chiếc răng vĩnh viễn và không trải qua quá trình thay răng sữa. Vì thế, bạn cần giúp bé chăm sóc và gìn giữ răng này thật kỹ.
Răng cối có mọc lại không?
Răng cối có mọc lại không? Khi răng cối đã mọc thành răng vĩnh viễn, bạn cần phải giữ gìn chúng thật cẩn thận bởi vì khi đã mất đi, chúng sẽ không thể mọc lại. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng vì nếu mất răng do nguyên nhân nào, bạn vẫn có thể trồng răng cối giả.
Hiện nay có rất nhiều kỹ thuật phục hình thẩm mỹ mất răng cối đẹp, đảm bảo cả chức năng nhai lẫm thẩm mỹ.
Hướng dẫn bảo vệ răng cối không bị bệnh
Răng cối khi đã mất đi sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng nhai lẫn thẩm mĩ. Vì thế, việc bảo vệ và phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh lý răng cối bị sâu răng, viêm nha chu,… trên răng cối là điều cần thiết.
Để làm được điều này, bạn cần lưu ý một số phương pháp vệ sinh như sau:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách và đánh răng hàng ngày ít nhất 2 lần.
- Dùng thêm chỉ nha khoa hoặc tăm nước để làm sạch kẽ răng hoàn hảo nhất.
- Chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý. Đặc biệt là phải cung cấp đầy đủ canxi. Hạn chế thức ăn có chứa đường vì nó ảnh hưởng tới men răng và nướu.
- Hạn chế các thói quen xấu như nghiến răng, hút thuốc lá, bia rượu,…
- Nên khám răng, cạo vôi răng định kỳ.
Trên đây là bài viết mà Bedental chia sẻ, bạn có thắc mắc gì cần giải đáp hoặc tư vấn về tình trạng hiện tại có thể liên lạc với đội ngũ bác sĩ https://bedental.vn/ để được giải đáp chi tiết tận tình nhất .
Tư vấn chuyên môn bài viết:
BÁC SĨ ĐÀM TRỌNG HIẾU
Bác sĩ phụ trách chuyên môn tại Bedental
Ngôn ngữ giao tiếp: Tiếng Việt, Tiếng Anh
Đặt Lịch Hẹn
Xem Hồ Sơ
Tư vấn chuyên môn bài viết:
BÁC SĨ ĐÀM TRỌNG HIẾU
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN
CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Website: https://bedental.vn/
ĐỂ LẠI THÔNG TIN NẾU BẠN MUỐN NHA KHOA TƯ VẤN THÊM
Pingback: Thuốc Ngủ: Những Điều Bạn Cần Biết Trước Khi Sử Dụng – Be Dental
Pingback: 1 SỐ CÁCH PHÂN BIỆT RĂNG SỮA VÀ RĂNG VĨNH VIỄN – Be Dental