“Bị nứt chân răng có nguy hiểm không?” là câu hỏi mà nhiều người băn khoăn khi thấy răng của mình có vết nứt mà không biết nguyên nhân từ đâu. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Hãy cùng BeDental tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1. Nguyên nhân bị nứt chân răng
Có nhiều nguyên nhân khiến răng bị nứt, răng nứt dọc, nứt chân răng, bị nứt răng cửa,…Dưới đây là những nguyên nhân chính:
- Nứt răng do va đập: Đây là nguyên nhân chủ yếu làm nứt dọc thân răng. Có thể bạn đã vô tình bị té ngã khiến răng bị đập vào những vật cứng. Nếu lực tác động mạnh, răng có thể sẽ bị vỡ làm đôi hoặc tách thành 2 phần riêng biệt.
- Do thói quen xấu: Những thói quen thường ngày tưởng chừng như đơn giản lại gây ra những vấn đề nghiêm trọng như nứt vỡ răng, thậm chí còn ảnh hưởng đến xương hàm. Những thói quen thường ngày bao gồm nhai đá, dùng răng để mở nắp bia, cắn càng cua, ăn đồ nóng lạnh bất thường,… sẽ làm răng bị yếu đi, lâu dần chân răng sẽ bị lão hóa trước tuổi dẫn đến vỡ chân răng và có thể là bị mất răng.
- Nguyên nhân khác: Nứt răng có thể xảy ra trong các trường hợp như nghiến răng quá nhiều vào ban đêm, điều trị tủy, men răng yếu, mắc bệnh lý sâu răng,… Khi đó, răng bị yếu nên dễ vỡ nứt hơn răng khỏe mạnh bình thường.
2. Phân loại các dạng nứt răng
Có nhiều nguyên nhân tác động khiến răng có thể bị nứt, vì vậy các vị trí và mức độ nứt cũng khác nhau:
Răng nứt dọc: là một đường nứt chạy từ mặt nhai của răng xuống đến chân răng. Đôi khi nó ở bên dưới đường viền nướu và trong chân răng. Răng bị nứt không bị tách đôi ra làm 2 phần nhưng mô mềm bên trong thường bị tổn thương.
Những đường trầy xước: Đây là những đường nứt rất nhỏ chỉ tác động bên ngoài lớp men răng. Chúng thường xuất hiện trên răng của người lớn và không gây đau. Những đường trầy xước này không cần phải điều trị.
Nứt ở đỉnh răng: Phần đỉnh này nằm trên bề mặt cắn của răng, nếu như phần đỉnh này bị tổn thương thì răng sẽ dễ bị vỡ. Bạn sẽ bị đau khi bạn cắn.
Răng bị chẻ ra: Đây thường là kết quả của việc không điều trị răng bị nứt. Răng bị chẻ ra làm 2 phần. Những khe nứt thẳng đứng dưới chân răng là những vết nứt bắt đầu từ chân răng đi lên tới bề mặt cắn.
3. Nhận biết khi răng bị nứt?
Dấu hiệu rất khó nhận ra và triệu chứng cũng đa dạng. Bạn thỉnh thoảng có thể bị đau khi nhai, đặc biệt là khi giải phóng lực cắn. Nhiệt độ có thể gây khó chịu cho răng nhất là khi lạnh. Hoặc là bạn có thể bị nhạy cảm với chất ngọt nhưng mà không hề có dấu hiệu của sâu răng. Sự sưng tấy có thể giới hạn trong một vùng nhỏ gần chiếc răng bị tổn thương.
Nếu bị đau dữ dội, hãy giảm đau nhưng bạn hãy nhớ là phải hỏi ý kiến của bác sĩ hay dược sĩ khi định dùng bất kỳ dược phẩm nào.
4. Bị nứt răng có nguy hiểm không?
Vậy thì Bị nứt răng có nguy hiểm không? Khi răng bị nứt không được điều trị thì vết nứt sẽ ngày càng lớn và gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Ê buốt kéo dài, làm cho răng yếu đi. Ngà răng và tủy bị lộ ra ngoài làm không thể thoải mái ăn nhai. Vi khuẩn theo vết nứt tấn công đến tủy răng gây nên tình trạng sâu răng, viêm tủy
Những hậu quả có thể gây ra do răng bị nứt nào mà bạn có thể gặp phải:
- Răng có vết nứt dọc thân: răng bị nứt dọc từ đường cắn đến nướu, nó sẽ thường gây nên tình trạng viêm nhiễm
- Nứt ngang răng cửa: Răng thường hay bị nứt ngang thân và sau đó dẫn đến tình trạng mẻ, sứt răng
- Răng bị nứt chân: Vết nứt này không thể nhìn được bằng mắt thường vì nó xuất hiện ở dưới nướu. Chỉ có thể cảm nhận nó bằng những triệu chứng ê buốt, đau nhức khi ăn nhai
- Răng bị chẻ đôi: Đây là dạng hậu quả của việc răng bị nứt dọc theo thời gian không được điều trị làm cho vết nứt ngày càng lớn và làm răng bị vỡ đôi
- Răng có vết nứt do trám nhiều: vết nứt này thường là vết nứt dọc thân răng nhưng nó không gây nên tình trạng viêm nhiễm vì thường răng được thực hiện hàn trám đã tiến hành lấy tủy
- Khi răng bị nứt không được điều trị thì vết nứt sẽ ngày càng lớn và gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
- Ê buốt kéo dài, làm cho răng yếu đi
- Ngà răng và tủy bị lộ ra ngoài làm không thể thoải mái ăn nhai
- Vi khuẩn theo vết nứt tấn công đến tủy răng gây nên tình trạng sâu răng, viêm tủy
- Vi khuẩn tấn công các dây thần kinh bên dưới chân răng gây nên tình trạng nhiễm trùng, sốt, sưng nướu, hôi miệng,…
5. Cách phòng tránh bị nứt răng?
Không hoàn toàn có thể tránh bị nứt răng, nhưng dưới đây là một số cách để ngăn ngừa:
- Đeo miếng bảo vệ miệng nếu như bạn bị nghiến răng khi ngủ, hay chơi thể thao
- Tránh cắn và nhai các vật cứng
- Khám nha sĩ định kỳ để theo dõi tình trạng răng của mình
Trên đây là bài viết mà BeDental giải đáp về “Bị nứt răng có nguy hiểm không?”. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, đừng ngần ngại nhắn tin cho BeDental để được tư vấn cụ thể!
Tư vấn chuyên môn bài viết:
BÁC SĨ DƯƠNG THỊ THÙY NGA
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN
CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Website: https://bedental.vn/