Thư viện chuyên khoa

Nuốt Răng Giả Vào Bụng Có Sao Không? Những Vấn Đề Cần Lưu Ý Sau Khi Gắn Răng Giả

Trong những năm gần đây, răng giả đã trở thành một giải pháp phổ biến để phục hình thẩm mỹ và cải thiện chức năng nhai, phát âm cho những người mất răng. Tuy nhiên, việc đeo hàm răng giả không đúng cách có thể gây ra nhiều vấn đề, từ rơi rớt vào bụng đến đau đớn khi đeo. Vì vậy, việc hiểu rõ về quy trình và lưu ý sau khi gắn răng giả là cực kỳ quan trọng để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho bản thân.

Trong bài viết này, BeDental sẽ chia sẻ với bạn những thông tin cần thiết để giúp bạn sử dụng răng giả một cách an toàn và hiệu quả nhất.

Những nguyên nhân khiến răng giả bị nuốt vào bụng

Nuốt răng giả vào bụng có sao không luôn là nỗi lo của rất nhiều người bệnh bị mất răng và muốn trồng răng giả để phục hình thẩm mỹ. Chẳng ai mong muốn chuyện này xảy ra nhưng vì rất nhiều lý do khác nhau, răng giả đã vô tình rơi xuống bụng.

Được biết, tình trạng nuốt răng giả xảy ra ở cả răng thật, răng giả và người lớn hay trẻ em cũng đều là những đối tượng gặp phải. Nếu như răng thật bị rơi vào bụng thường là do răng bị lung lay hoặc răng sữa ở trẻ bị gãy rụng do quá trình nhai đã vô tình răng găm vào thực phẩm và cuốn theo thức ăn vào bụng thì răng giả bị nuốt vào bụng là do:

  • Quá trình nhai, nuốt đồ ăn dẻo khiến răng giả bị dính vào, đi theo thức ăn xuống bụng.
  • Quá trình vệ sinh răng miệng khi ăn hoặc trước khi đi ngủ không tháo răng giả đã khiến răng bị tuột, cuốn vào trong họng.
  • Hàm răng giả sau một thời gian sử dụng sẽ dễ bị nong rộng, hàm dễ rơi ra ngoài và khiến bạn thường nuốt phải trong lúc ăn.
  • Nếu làm răng giả tại phòng khám kém uy tín, chất lượng răng không được đảm bảo, không bám chặt vào hàm khi đeo sẽ khiến hàm dễ rơi ra ngoài hoặc nuốt vào bụng khi ăn uống.
nuot rang gia vao bung co sao khong 1 result
Có thể do quá trình nhai đồ ăn quá dẻo, quá dính hoặc quên tháo răng giả khi ngủ, không chỉnh lại nong răng,… sẽ làm răng giả bị rơi vào bụng

Nuốt răng vào bụng có sao không?

Nuốt răng vào bụng có sao không nhận được rất nhiều sự quan tâm của khách hàng. Không chỉ những người đang đeo răng giả mà cả những người bệnh có ý định làm răng giả phục hình thẩm mỹ cũng rất đắn đo với chuyện này. Vậy chính xác nuốt phải răng giả có sao không?

Để mang tới câu trả lời chính xác và chi tiết nhất, chuyên gia nha khoa của BeDental đã có cuộc thảo luận về vấn đề nuốt răng vào bụng có sao không như sau: Nếu bất cẩn cẩn làm rớt răng vào bụng sẽ xảy ra rất nhiều vấn đề nghiêm trọng.

Dễ thấy, hầu hết các trường hợp nuốt răng giả vào bụng đều mang tới những vấn đề mắc nghẹn ở thực quản, khí quản khiến người bệnh khó thở, khó nuốt. Nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ gây suy hô hấp, ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng con người. Bên cạnh đó, khi răng giả đã rơi vào bên trong bụng lại mang tới nguy cơ chọc vào dạ dày, gây xuất huyết dạ dày.

Thực tiễn tại Việt Nam đã ghi nhận được khá nhiều trường hợp nuốt răng giả vào bụng. Ví dụ như bệnh nhân tên Đ vô tình nuốt răng giả đã bị thủng đại tràng sigma, bệnh nhân T nuốt phải 3 chiếc răng giả nhưng may mắn thay, anh được điều trị kịp thời nên không ảnh hưởng tới tính mạng.

Theo số liệu thống kê được công bố trên tạp chí quốc gia và phẫu thuật Mỹ, có tới 8% răng giả khi nuốt vào bụng sẽ rơi vào phổi và gây hại trực tiếp cho dạ dày. Do đó, bạn nên trang bị kiến thức nuốt răng giả vào bụng có sao không và hãy coi nó là một trường hợp y tế khẩn cấp. Đặc biệt là khi nuốt răng giả đi kèm với các triệu chứng như sau:

  • Khó nuốt.
  • Đau cổ, đau ngực.
  • Nôn nhiều lần.
  • Xuất hiện máu trong bãi nôn hoặc phân.
  • Đau bụng dữ dội.
  • Sốt.
  • Chảy dãi liên tục.
Nuốt răng giả vào bụng có sao không?
Nuốt răng giả vào bụng có sao không?

Tư vấn cách phòng ngừa và khắc phục tình trạng nuốt răng giả vào bụng

Thay vì lo lắng nuốt răng giả vào bụng có sao không thì bạn hãy tìm cách phòng ngừa và cách khắc phục khi chẳng may nuốt răng. Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn hạn chế tối đa tình trạng nuốt răng giả vào bụng, đồng thời chia sẻ một số cách khắc phục hiệu quả:

Phòng ngừa răng giả rơi vào bụng

  • Bạn nên hạn chế ăn những đồ ăn dẻo dính, cứng hoặc có độ dai.
  • Hãy ăn thật chậm, nhai kỹ rồi mới được nuốt thức ăn.
  • Khi ngủ, bạn nên tháo hàm khi đi ngủ.
  • Thường xuyên kiểm tra hàm giả tháo lắp và đi thay khi hàm có dấu hiệu nong rộng.
  • Nếu chọn làm răng giả, hãy ưu tiên tìm đến địa chỉ nha khoa uy tín để được phục hình chuẩn chất lượng. Hàm răng đạt độ khít sẽ khó bị rơi rớt khi ăn uống, hạn chế nguy cơ nuốt răng giả vào bụng.
  • Tham khảo phương án trồng răng implant để chặn đứng nguy cơ nuốt răng giả vào bụng. So với hàm giả tháo lắp, răng implant đảm bảo độ chắc chắn hơn rất nhiều.

Lưu ý: Với trường hợp răng thật – răng sữa của trẻ em trong quá trình thay răng, bạn nên hướng dẫn cho trẻ cách loại bỏ răng ra ngoài một cách an toàn. Bên cạnh đó, bạn cần thường xuyên nhắc nhở chúng cẩn thận với đồ ăn khi răng đang có dấu hiệu lung lay.

Bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa răng giả rơi vào bụng bằng cách hạn chế ăn đồ dẻo dính, tháo hàm giả trước khi ngủ, thường xuyên kiểm tra răng giả ở nha khoa,...
Bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa răng giả rơi vào bụng bằng cách hạn chế ăn đồ dẻo dính, tháo hàm giả trước khi ngủ, thường xuyên kiểm tra răng giả ở nha khoa,…

Cách khắc phục khi răng giả rơi vào bụng

Nếu chẳng may bạn gặp phải tình trạng nuốt răng giả vào bụng thì đừng quá lo lắng. Hãy thật bình tĩnh để xử lý các vấn đề từ sớm. Đó là cách giúp ngăn chặn biến chứng nguy hiểm hơn  xảy ra. Dưới đây là các hành động mà bạn nên làm sau khi nuốt nhầm răng giả xuống bụng:

  • Quan sát phân: Răng thường đi qua đường tiêu hóa cùng thức ăn nên bạn hãy quan sát kỹ trong phân để xem răng có đi ra ngoài theo đường này không.
  • Theo sát từng dấu hiệu bất thường của cơ thể. Nếu như có các triệu chứng đau bụng dữ dội, nôn ra máu,… thì đừng chủ quan.
  • Tốt hơn hết, bạn nên tới bác sĩ ngay để được kiểm tra sức khỏe toàn thân. Thời gian càng chờ đợi lâu càng tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nặng, ảnh hưởng tới tính mạng của bạn. Nếu muốn chờ đợi răng có ra theo đường phân hay không thì chỉ nên tối đa 12 – 14 tiếng chứ không nên chờ đợi quá lâu.
Khi răng giả rơi bụng, bạn nên quan sát phân, theo dõi trạng thái cơ thể và tới bác sĩ để thăm khám
Khi răng giả rơi bụng, bạn nên quan sát phân, theo dõi trạng thái cơ thể và tới bác sĩ để thăm khám

Tại sao khi mổ phải tháo răng giả?

Bên cạnh vấn đề nuốt răng giả vào bụng có sao không thì rất nhiều người bệnh còn thắc mắc tại sao khi mổ phải tháo răng giả. Thực chất, vấn đề nuốt răng giả khi ngủ xảy ra khá phổ biến. Đặc biệt, trong lúc phẫu thuật cần gây mê, tương tự như đang ngủ nên răng giả vẫn có khả năng bị nuốt vào bụng.

Thực tế, tình trạng nuốt răng giả vào bụng trong lúc gây mê phẫu thuật đã xảy ra. Ông Jack – ông đã quên mất mình đang đeo răng giả nên không tháo trước khi làm phẫu thuật. 6 ngày sau khi ông thành công mổ khối u lành tính khỏi khoang bụng, ông lại phải cấp cứu do xuất hiện nhiều vấn đề như: ho ra máu, khó nuốt, đau đến mức không thể ăn được thực phẩm cứng.

Vì ông đã từng có tiền sử bệnh phổi nên bác sĩ cho rằng bệnh nhân bị nhiễm trùng đường hô hấp và tiến hành kê đơn kháng sinh kèm súc miệng. Tuy nhiên, 2 ngày tiếp theo, ông Jack có thêm nhiều triệu chứng nghiêm trọng hơn, nhất là vấn đề ông không thể nào uống được thuốc. Bên cạnh đó, ông cảm thấy khó thở, nhất là khi nằm xuống.

Thông qua kết quả chụp X-ray mới phát hiện có một hình thể bán nguyệt xung quanh dây thanh quản của người bệnh. Lúc này, bác sĩ đã tìm ra được nguyên nhân và tiến hành lấy bỏ hàm răng giả ra khỏi thanh quản.

Tương tự như vậy, các trường hợp rơi răng giả vào bụng trong lúc gây mê phẫu thuật xảy ra khá nhiều. Vì thế, bác sĩ khuyến cáo tất cả các bệnh nhân sử dụng răng giả đều phải thông báo trước với bác sĩ. Nếu dùng hàm giả tháo lắp thì cần phải tháo ra trước khi làm phẫu thuật để đảm bảo an toàn.

Lắp răng giả xong bị đau có làm sao không? Nguyên nhân và cách khắc phục

Ngoài nỗi lo về nuốt răng giả vào bụng có sao không thì hiện tượng lắp răng giả xong bị đau xảy ra khá phổ biến. Điều này khiến không ít người bệnh hoang mang, lo lắng vì không biết có ảnh hưởng gì hay không.

Nguyên nhân lắp răng giả xong bị đau

Sau khi trồng răng giả lâu ngày mà vẫn bị đau nhức có thể là do một trong các nguyên nhân sau đây:

Chưa điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng

Khi thực hiện trồng răng giả, các bệnh lý răng miệng cần phải được điều trị triệt để trước nhằm giúp quá trình làm răng diễn ra an toàn, hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, do trình độ bác sĩ kém đã không phát hiện ra bệnh lý răng miệng còn chưa loại bỏ hết. Điều đó đã gây ra những cơn đau sau khi trồng răng giả. Một số bệnh lý cần phải điều trị triệt để trước khi làm răng đó là:

  • Viêm tủy răng: Tủy răng bị viêm nặng mà không điều trị dứt điểm sẽ làm hoại tử, kích ứng dây thần kinh, gây ra cơn đau nhức kéo dài.
  • Sâu răng: Vi khuẩn gây sâu răng vẫn có thể trú ngụ và phát triển, gây đau nhức kéo dài.

Cách ngừa sâu răng cho người lớn hiệu quả, dễ áp dụng

  • Viêm nha chu, áp xe răng: các vùng viêm nha chu hay áp xe răng không điều trị triệt để cũng gây đau sau khi trồng răng giả.

Nền răng bệnh nhân yếu sẵn

Khi trồng răng giả trên nền răng yếu sẽ gây đau nhức. Thêm nữa, lực nhai tác động mạnh ;liên tục đã khiến răng đè nén và gây ra cảm giác đau nhức.

Quá trình làm răng không đạt chuẩn

Làm răng giả tại những địa chỉ nha khoa kém uy tín thường dễ bị đau sau khi làm răng hoàn tất. Nguyên nhân là bởi vì bác sĩ tay nghề không cao, mài quá nhiều răng thật, chế tác răng không khít với trụ,…

Thói quen ăn uống, vệ sinh không phù hợp

Sau khi làm răng giả, thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng quyết định không nhỏ tới vấn đề bị sưng đau hay viêm nhiễm gì hay không. Nếu làm tốt, bạn sẽ cảm thấy răng giả dần tương thích với răng. Trái lại, nếu không biết cách vệ sinh hay ăn uống sai cách sẽ khiến vi khuẩn răng miệng sinh sôi, phát triển, hình thành các bệnh lý gây đau nhức.

Có rất nhiều nguyên nhân khi lắp răng giả bị đau như còn bệnh lý răng miệng, nền răng yếu,...
Có rất nhiều nguyên nhân khi lắp răng giả bị đau như còn bệnh lý răng miệng, nền răng yếu,…

Cách khắc phục lắp răng giả xong bị đau

Để điều trị triệt để tình trạng lắp răng giả xong bị đau, bạn có thể tham khảo các cách sau đây:

  • Dùng thuốc giảm đau được bác sĩ kê đơn.
  • Đau răng do bệnh lý răng miệng thì cần tháo hàm giả trước, sau đó điều trị triệt để bệnh lý răng miệng.
  • Điều chỉnh lại cầu răng sứ nếu có dấu hiệu cộm, vướng,…
  • Đau nhức do trụ cầu răng sứ không đủ vững nên tiến hành trồng răng implant để khắc phục. Răng implant cực kỳ vững chắc, lại không xâm lấn nên sẽ hạn chế được tình trạng đau nhức xảy ra.
  • Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch tốt nhất.
  • Khi ăn uống, bạn cần hạn chế thực phẩm quá dai, cứng, quá nóng hoặc quá lạnh vì có thể ảnh hưởng không tốt đến răng giả.
  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá.
  • Hãy thăm khám định kỳ tại các địa chỉ nha khoa uy tín để kiểm tra xem răng giả có đang gặp vấn đề gì hay không. Nếu có cần can thiệp ngay để tránh các biến chứng nguy hiểm khác.

Răng giả có tẩy trắng được không?

Làm răng giả có tẩy trắng được không cũng là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi vì theo thời gian dài sử dụng, răng giả có thể bị vàng hoặc đen. Với răng thật, việc sử dụng thuốc tẩy trắng chính là phương án hữu hiệu nhất. Vậy với răng giả thì xử lý thế nào?

Thực chất, thuốc tẩy trắng răng chỉ có tác dụng với mô răng thật. Bạn không nên tìm mua thuốc tẩy trắng răng giả được quảng cáo tràn lan trên thị trường, tránh tiền mất tật mang. Chưa kể tới là mua nhầm bột trắng răng eucryl giả.

Hơn nữa, răng giả nếu được làm từ sứ nguyên chất thì chúng sẽ không bị nhiễm màu. Bạn chỉ cần thuộc lòng các cách chăm sóc răng miệng tốt thì răng sứ sẽ luôn sáng đẹp như lúc ban đầu. Cách vệ sinh khá dễ, bạn chỉ cần chú ý dùng bàn chải lông mềm để vệ sinh và chải răng đều đặn 2 lần mỗi ngày. Thêm vào đó là kết hợp súc miệng nước muối sinh lý, dùng chỉ nha khoa và hạn chế ăn đồ ăn có chứa phẩm màu.

Hy vọng thông tin ở bài viết trên đã giúp bạn biết được nuốt răng giả vào bụng có sao không và đâu là cách xử lý đúng chuẩn. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp hoặc muốn tư vấn trồng răng giả, hãy liên hệ với BeDental để được đội ngũ chuyên gia trực tiếp tư vấn.

BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

CHI NHÁNH HÀ NỘI

CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090

CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam -  093 181 0680

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN

CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

Website: https://bedental.vn/

 

Rate this post