Hiện tượng thay răng sữa là những việc rất tự nhiên gặp ở mọi đứa trẻ kể từ lúc được 5 tuổi. Các răng sữa sẽ lần lượt rụng đi để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn. Việc này đôi khi vô cùng đơn giản nhưng có khi nó là nỗi đáng sợ cho không ít trẻ nhưng không phải cha mẹ nào cũng biết cách ứng phó. Qua bài viết này nha khoa hy vọng có thể giải đáp cho bạn biết được nhổ răng sữa có nguy hiểm không
1) Quá trình sinh lý của răng sữa
Răng sữa là những cái răng đầu tiên của trẻ và bắt đầu mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi. Khi đến tuổi thay, răng sẽ tự động rụng hay lung lay theo một quy luật tương tự nhau, lần lượt từng chiếc. Lúc này, dưới mỗi chân răng sữa sẽ có một mầm răng vĩnh viễn mọc thẳng lên làm tiêu chân răng sữa. Vì vậy, thân răng sữa phía trên sẽ tự rụng ra để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên.
Các mốc thời điểm thay răng sữa:
- Răng cửa giữa: 5 – 7 tuổi.
- Răng cửa bên: 7 – 8 tuổi.
- Răng hàm sữa thứ nhất: 9 – 10 tuổi.
- Răng nanh sữa: 10 – 11 tuổi.
- Răng hàm sữa thứ hai: 11 – 12 tuổi.
2) Có nên tự nhổ răng sữa cho con – nhổ răng sữa có nguy hiểm không?
Rất nhiều ba mẹ thường nhổ răng sữa cho bé ở nhà và nhiều người cho răng nhổ răng sữa tại nhà có thể nguy hiểm, vậy sự thật là nhổ răng sữa có nguy hiểm không??
Thông thường, chiếc răng sữa sẽ tự rụng và nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên. Tuy nhiên, có không ít các trường hợp chiếc răng sữa khi đã đến tuổi thay mà vẫn không tự lung lay và tự rụng đi được trong khi răng vĩnh viễn đã bắt đầu xuất hiện thì rất cần thiết có sự can thiệp từ bên ngoài. Nếu không kịp thời can thiệp thì sự hiện diện kéo dài của răng sữa sẽ khiến các răng vĩnh viễn mọc lệch, hàm răng của bé sau này khó có thể đồng đều và thẩm mỹ được.
Sự tác động từ bên ngoài đôi khi cũng rất đơn giản, cha mẹ có thể tự thực hiện cho trẻ tại nhà. Tuy nhiên, nếu không tiến hành đúng cách hay thao tác không trọn vẹn thì người lớn vô tình lại gây tổn thương cho con trẻ.
Các biến chứng thường gặp ở những trẻ “được” nhổ răng tại nhà là viêm nha chu do không đảm bảo vệ sinh hoặc do chân răng không được lấy ra trọn vẹn nên gây nhiễm trùng hay thậm chí là áp xe lan rộng một vùng hàm mặt;
Động tác thô bạo có thể khiến trẻ quấy khóc khi vô tình nuốt phải răng nhổ ra hay khiến cho chảy máu nhiều, chảy máu khó cầm, gây nên tâm lý sợ hãi cho những lần thay răng tiếp theo, . ..
Ngoài ra, ở một số trẻ có cơ địa suy giảm miễn dịch, bệnh lý tim bẩm sinh, đái tháo đường type 1, . .. việc tự ý nhổ răng tại nhà là tuyệt đối không được làm. Bởi nhiễm trùng nếu có xảy ra trên nhóm đối tượng này sẽ có mức độ vô cùng nghiêm trọng hay thậm chí dẫn đến nhiễm trùng máu, sốc nhiễm trùng, suy đa cơ quan và nguy hiểm đến tính mạng.
Chính vì thế, nếu cha mẹ có con đã được chẩn đoán các bệnh lý nêu trên thì khi thay răng nên dẫn trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định kháng sinh dự phòng và lên kế hoạch thời điểm can thiệp thích hợp hơn.
Tuy nhiên, nhìn chung cho đa số các trường hợp , nếu răng sữa không tự rụng thì cha mẹ nên dẫn trẻ đến phòng khám nha khoa và xem xét phương pháp can thiệp thích hợp cho từng trẻ, từng vị trí răng.
Đồng thời, bác sĩ sẽ có sẵn các thuốc hỗ trợ giảm đau và cầm máu cấp thời cho trẻ. Hơn thế nữa, việc đến bác sĩ nha khoa định kỳ sẽ luyện tập giúp trẻ có thói quen răng miệng lành mạnh sau này, bác sĩ có cơ hội thăm khám toàn diện để chuẩn bị cho trẻ một hàm răng khoẻ mạnh về lâu dài
3) Cách nhổ răng sữa đúng cách cho bé tại nhà
Để ba mẹ có thể tự nhổ răng sữa tại nhà cho bé, các bạn có thể tham khảo cách nhổ răng sữa đúng cách bên dưới sau đây để đảm bảo việc nhổ răng sữa an toàn cho trẻ nhỏ
Trong các trường hợp trẻ hoàn toàn khoẻ mạnh, không có bệnh lý đặc biệt đi kèm và răng sữa đã lung lay nhiều, cha mẹ có thể hỗ trợ bé tại nhà khi nắm rõ các kiến thức sau đây:
- Rửa tay bằng nước và xà phòng, lau khô với khăn sạch trước khi đụng chạm vào răng của con.
- Khuyến khích con tự làm lung lay cái răng bằng lưỡi hay bằng tay sạch để phần chân răng tự bật gốc ra ngoài. Trẻ chủ động tự biết cách làm cho phù hợp với chính mình thì sẽ an toàn hơn và thoải mái hơn.
- Nếu thất bại, hãy giải thích cho trẻ hiểu và hợp tác. Tuyệt Đối không làm trẻ hoảng sợ với các động tác thô bạo.
- Cầm thân răng với một miếng gạc sạch và dùng một lực xoay vặn nhẹ, răng sẽ rơi ra.
- Cho trẻ cắn một viên gòn tại vị trí răng rụng để cầm máu liên tục trong 5 đến 10 phút.
- Sau khi máu đã cầm thì kiểm tra nướu tại vị trí cũ để đảm bảo không còn dấu tích nào của chân răng cũ còn sót lại.
Trong trường hợp thấy còn mẩu chân răng sót lại trong nướu hay phải dùng lực mạnh khiến trẻ đau đớn nhiều nhưng răng không tự rụng được thì nên đưa bé đến bệnh viện để được điều trị. Mọi sự cố gắng trong trường hợp này sẽ chỉ khiến vấn đề trầm trọng hơn
4) Lời khuyên để chuẩn bị cho con một hàm răng đẹp
Để chuẩn bị cho con một hàm răng đẹp, cha mẹ cần phải hành động ngay từ ngày con mọc những chiếc răng đầu tiên. Đến khi con thay răng sữa để chuyển sang sử dụng răng vĩnh viễn thì cha mẹ còn cần phải tích cực hơn nữa bởi chính chiếc răng mới được thay này sẽ là hành trang theo trẻ đến suốt cuộc đời. Để được như vậy, cha mẹ cần tuân thủ những điều sau đây:
- Hãy là một hình mẫu lý tưởng cho con: Trẻ em hay bắt chước những người xung quanh. Vì vậy, hãy trở thành một hình mẫu tốt và tạo thói quen chăm sóc sức khoẻ răng miệng đúng cách cho con mỗi ngày.
- Chỉ dạy con: Trước khi con đón sinh nhật tròn 3 tuổi, cha mẹ phải dạy các con về kỹ năng đánh răng cùng kem đánh răng chuyên dụng cho trẻ em. Bé tự lấy mẩu kem to bằng hạt gạo và đánh răng, sau đó nhổ ra ngoài rồi súc miệng lại bằng nước sạch. Trẻ phải hiểu được rằng toàn bộ quá trình này là nhổ ra mà không được nuốt vào. Khi răng đã mọc chạm vào nhau, cha mẹ hướng dẫn trẻ dùng chỉ nha khoa và súc miệng bằng nước súc miệng hàng ngày.
- Khám răng định kỳ: Hãy giữ một thói quen thường xuyên đến thăm nha sĩ hai lần một năm. Với cách làm này, con trẻ sẽ thấy đây là những điều bình thường và không còn cảm giác sợ. Theo đó, bé nên có cuộc hẹn khám răng đầu tiên trong vòng sáu tháng tính từ sinh nhật đầu tiên và sau đó cũng mỗi sáu tháng.
- Chế độ ăn tốt cho răng: Giải thích cho trẻ hiểu mối nguy hiểm đến răng miệng, dễ gây đau nhức răng và sâu răng khi dùng nhiều bánh kẹo, thức ăn ngọt, nước ngọt. Không ăn vặt buổi tối và thường xuyên đánh răng sau khi ăn những loại thực phẩm này. Khuyến khích trẻ uống sữa, ăn phomai, sữa chua hay sản phẩm từ sữa nói chung do có chứa hàm lượng canxi cao và giúp răng chắc khoẻ.
- Thường Xuyên động viên, khuyến khích trẻ: khen ngợi trẻ mỗi ngày nếu cha mẹ thấy trẻ tự giác súc miệng, đánh răng đúng giờ và tuyệt đối không ăn đồ ngọt mà không cần cha mẹ nhắc nhở. Phần thưởng cho trẻ sẽ là được tự do lựa chọn kiểu bàn chải đánh răng và loại kem đánh răng của riêng mình. Những điều này sẽ giúp trẻ hứng thú hơn với những thói quen nha khoa mới hình thành.
Tóm lại, giữ gìn cho con một hàm răng khoẻ mạnh cũng là một mục tiêu của việc nuôi dạy con toàn diện.
Trong đó, việc nhổ răng sữa đúng cách cho bé cũng cần có những kiến thức nhất định để vừa đạt được mục tiêu nói trên, vừa tránh cho trẻ các biến chứng nguy hiểm cũng như giúp cho con tận hưởng tháng ngày thay răng, khám phá những chiếc răng mới với nhiều điều thú vị. Qua bài viết này Bedental hy vọng các bạn đã có câu trả lời cho việc nhổ răng sữa có nguy hiểm không?
Tư vấn chuyên môn bài viết:
BÁC SĨ DƯƠNG THỊ THÙY NGA
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN
CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Website: https://bedental.vn/
HƯỚNG DẪN ĐI KHÁM TẠI BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT TRUNG ƯƠNG NĂM 2023
Xem thêm bài viết >> Răng sữa mọc lệch có ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn không và lời giải đáp từ chuyên gia