Thư viện chuyên khoa

20+ dấu hiệu mang thai sớm sau 1 tuần đầu quan hệ

1.Chậm kinh 

Thiet ke chua co ten 3.pdf 50 1
Chậm kinh là một trong những dấu hiệu sớm nhận biết mang thai

Chậm kinh là biểu hiện mang thai sớm dễ phát hiện nhất, khá nhiều chị em phát hiện bản thân mang thai thông qua dấu hiệu này.

Thông thường, độ dài chu kỳ kinh nguyệt ổn định là 28 ngày, hoặc 24  38 ngày thì được coi là bình thường. Nếu bạn đang có kỳ kinh nguyệt bình thường nhưng bỗng nhiên trễ kinh 5-7 ngày sau khi quan hệ tình dục không an toàn, đó chính là dấu hiệu mang thai đáng chú ý.

Lúc này, bạn nên dùng que thử thai tại nhà để kiểm tra nồng độ hormone hCG trong nước tiểuđồng thời đến ngay cơ sở y tế để được thực hiện những xét nghiệm để xác minh chắc chắn đã mang thai, cũng như được bác sĩ tư vấn cách chăm sóc và theo dõi thai kỳ.

2. Thay đổi ở vùng ngực

Dấu hiệu dễ nhận nhận biết nhất đối với chị em khi mới “cấn bầu” là vùng ngực sưng, đau nhức; núm vú trở nên tối màu và lồi ra; quầng vú to hơn. Nguyên nhân do nồng độ hormone hCG (hormone thai kỳ) tăng cao, làm vùng ngực thay đổi hình dáng và kích cỡ. May mắn là sau 3 tháng đầu thai kỳ, triệu chứng trên sẽ giảm dần và khỏi hoàn toàn do cơ thể bạn có khả năng tự điều chỉnh theo sự thay đổi hormone.

 

10 Dấu hiệu mang thai và những lưu ý mẹ bầu cần biết

 

3. Đi tiểu nhiều lần

Nếu bạn thường xuyên để đi tiểu vào ban đêm, đó có thể là dấu hiệu có thai sớm, do sự thay đổi nội tiết tố (hormone hCG) cùng sự phát triển kích thước của tử cung gây áp lực lên bàng quang.

4. Buồn nôn

Khoảng 2/3 phụ nữ mang bầu có triệu chứng buồn nôn trong ba tháng đầu thai kỳ. Đây cũng là một trong các dấu hiệu mang thai rất sớm trong 1-2 tuần đầu tiên. Sang đầu tam cá nguyệt thứ hai, triệu chứng ốm nghén sẽ giảm dần và mất hoàn toàn. Chỉ có một số ít trường hợp mẹ bầu bị chứng buồn nôn “theo” đến tận khi sinh nở.

5. Mệt mỏi

Khi bạn có dấu hiệu thụ thai thành công, nồng độ progesterone trong cơ thể bắt đầu tăng cao và liên tục tăng trong suốt tam cá nguyệt thứ nhất. Progesterone là chất duy trì nội tiết tố của thai ngăn chặn co bóp tử cung và kích hoạt phản ứng miễn dịch sớm. Tuy vậy, sự gia tăng đột ngột của progesterone trong giai đoạn đầu mang thai sẽ khiến mẹ cảm thấy chóng mặtđôi khi là ngất xỉu.

6.Đầy hơi 

Khi “làn sóng” progesterone trỗi dậy dữ dội, nó sẽ gây ra những xáo trộn đáng kể đối với cơ thể bạn. Một trong số chúng là khiến cho các cơ bắp, bao gồm những cơ trong ruột, trở nên “lười biếng” hơn. Do đó, quá trình tiêu hoá sẽ chậm hơn, gây ra chứng đầy hơi, chướng hơi.

7.Nướu sưng và đau 

Khi cơ thể bạn tập trung lượng máu và lượng dịch vào việc nuôi em bé, bạn sẽ dễ dàng bị sưng các mô (bao gồm cả nướu). Chính vì vậy, bạn nên chú ý đến tình trạng nướu bị viêm, sưngđau; mắt và mặt sưng. Đó là một trong những biểu hiện sớm cho biết bạn đã có thai.

 

Trứng ngỗng thực sự có lợi cho phụ nữ mang thai ? 1 vài điều cần lưu ý

 

8.Cổ tử cung ẩm ướt 

Chất nhầy cổ tử cung, hay gọi là dịch tiết, sẽ dày hơn trong thời gian rụng trứng để cho phép tinh trùng dễ dàng tiếp cận trứng. Nếu trứng không gặp được tinh trùng, chất nhầy cổ tử cung sẽ khô trong vòng 24 giờ sau khi rụng trứng.

Nhưng nếu việc thụ thai đã diễn ra, thì chất nhầy cổ tử cung tiếp tục được sản xuất thêm vài ngày sau đó, khiến bạn có cảm giác ẩm ướt ở khu vực tử cung. Đây cũng là một trong những dấu hiệu đầu tiên khi bạn có thai

9.Chóng mặt, ngất xỉu

HIện tượng lưu lượng máu tăng do thay đổi nội tiết khiến cho mạch máu giãn ra. Khi các mạch máu giãn ra và huyết áp thấp đi, bạn sẽ cảm nhận thấy các triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu. Ngoài ra vào đầu thai kỳ, hiện tượng ngất xỉu cũng có thể là do nồng độ insulin trong máu thấp.

10. Chảy máu âm đạo 

Khi trứng đã được cấy sâu hơn vào niêm mạc tử cung dày, sẽ xuất hiện triệu chứng chảy máu âm đạo. Trên thực tế, khoảng 25 – 30% phụ nữ mang thai bị chảy máu âm đạo vào ngày đầu tiên của thai kỳ.

Nhiều người thường nhầm lẫn chảy máu do thụ thai với chảy máu kinh nguyệt. Bạn cần để ý màu sắc và lượng máu. Chảy máu do mang thai rất ít, máu có màu nâu và hồng nhạt chứ không phải đỏ tươi hay đỏ thẫm.

11.Thay đổi khẩu vị 

Thiet ke chua co ten 3.pdf 51 1
Khẩu vị bị thay đổi

Nếu một buổi sáng thức dậy, bạn thấy buồn nôn khi ngửi thấy món cháo  mình rất thích, hoặc thèm ăn miếng sandwich kẹp bơ mà trước đây không bao giờ ăn, thì có thể bạn đã có em bé. Hormone hCG tăng cao trong suốt thời kì đầu mang thai sẽ khiến bạn bị rối loạn sự thèm ăn với một số loại thực phẩm, hoặc không  hứng thú với các loại khác. Nhạy cảm với mùi vị cũng là 1 cách nhận biết có thai phổ biến với các mẹ bầu.

12.Rối loạn vị giác

Một trong những dấu hiệu mang thai sớm là hiện tượng rối loạn vị giác khiến một số người cảm thấy như thể mình ngậm đồng tiền kim loại trong miệng. Mùi vị kỳ lạ này tồn tại dai dẳng trong miệng, đọng lại sau ăn uống 1 – 2 giờ. Nguyên nhân của hiện tượng này là  nồng độ estrogen cao khi mang thai có tác động lớn lên vị giác của phụ nữ.

Thông thường, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi  giai đoạn đầu của thai kỳ lúc nội tiết tố đã ổn định và cơ thể đã “quen” với việc có mặt của thai nhi trong bụng. Tuy nhiên, một số mẹ sẽ cảm thấy chứng rối loạn vị giác này duy trì suốt thai kỳ, đồng thời phải học cách sống chung với nó.

13. Nhạy cảm với nhiệt độ 

Sáng nay, bạn thấy lạnh cóng lúc mới tỉnh dậy, nhưng khoảng nửa giờ sau đã khó chịu vì quá nóng. Đừng ngạc nhiên về điều này, sự nhạy cảm với nhiệt độ cũng là dấu hiệu của sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai.

 

Đặt vòng tránh thai có an toàn không? 1 số lưu ý cần biết

 

 

14. Tiết nhiều nước bọt

Có phải mấy hôm nay, bạn thấy khoang miệng mình tiết nhiều nước bọt hơn không? Hiện tượng dư thừa nước bọt có thể là dấu hiệu khởi phát của tình trạng ốm nghén, trào ngược axit hoặc ợ nóng – những triệu chứng mang thai khá điển hình mà hầu hết bà bầu nào cũng từng trải qua.

15.Táo bón

Một lần nữa, progesterone lại được xướng tên khi giải thích về dấu hiệu mang thai sớm này. Progesterone làm chậm sự chuyển động nhu động, dẫn tới táo bón. Để phòng ngừa, hãy chắc chắn bạn cung cấp đầy đủ lượng nước mà cơ thể cần (2 – 2,5 lít/ngày), ăn nhiều rau xanh và hoa quả.

16.Tâm trạng thất thường

Thay đổi tâm trạng khi mang thai là tình trạng khá phổ biến, một phần là do sự thay đổi nội tiết tố tác động lên những chất dẫn truyền thần kinh (chất truyền tin hoá học trong não). Mẹ bầu sẽ phản ứng khác nhau với những thay đổi này. Một số mẹ cảm thấy phấn khích, trong khi những người khác tụt cảm xúc, trở nên buồn bã và cáu kỉnh.

Nếu bạn rơi vào trường hợp thứ hai, không khống chế được sự stress, lo lắng, buồn chán, hãy tìm đến chuyên gia tư vấn để không rơi vào trạng thái trầm cảm khi mang bầu.

17.Đau lưng 

Khi có thai, tử cung sẽ phát triển nhằm sẵn sàng cho việc mang thai khiến chị em sẽ nhận thấy những cơn đau ở vùng lưng, đặc biệt khi thai nhi lớn lêncác cơn đau lưng cũng sẽ diễn ra thường xuyên hơn nữa.

18.Tăng cân thất thường

Bạn đang có mức cân nặng ổn định nhưng tháng này bỗng cảm thấy cơ thể nặng nề hơn, quần áo chật chội hơn, cân năng đã khác tháng trước mà còn  triệu chứng thèm ăn, ăn uống rất ngon miệng, nhiều khả năng bạn đã  thai rồi đó.

19.Khó thở, hụt hơi

Hiện tượng này là dấu hiệu có em bé hay gặp trong lần mang thai đầu, có thể gặp vào những tháng đầu hoặc cuối thai kỳ. Nguyên nhân của hiện tượng này là do cơ thể người mẹ cần thêm lượng oxy để nuôi dưỡng phôi thai phát triển, lượng hormone progesterone cũng tăng theo dẫn đến hiện tượng khó thở – hụt hơi.

20.Nhiệt độ cơ thể tăng 

Lượng hormone progesterone tiết ra khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên, giống với biểu hiện trong những ngày rụng trứng nên có không ít chị em nhầm lẫn.

21.Xuất hiện rôm, sảy 

Hiện tượng nổi rôm, sảy sẽ xảy ra và tập trung nhiều ở các vùng da có nhiều nếp nhănkhi thân nhiệt cơ thể tăng cao, lượng mồ hôi không đào thải kịp.

22.Đau bụng âm ỉ 

Thiet ke chua co ten 3.pdf 52 1
Xuất hiện cảm giác đau bụng âm ỉ

Khi có bầu, những cơn đau bụng âm ỉ xuất hiện giống như sắp đến kỳ kinh nguyệt và có thể kèm theo các triệu chứng như: ra máu báo thai, mệt mỏi, buồn nôn, căng tức ngực…

Những lưu ý khi trong quá trình mang thai

 

Thuốc tránh thai khẩn cấp dùng khi nào? Các tác dụng phụ cần phải lưu ý

 

1.Tiêm phòng trước mang thai

Khi mang thai, sức đề kháng của người mẹ sẽ trở nên yếu hơn bình thường. Chính điều đó sẽ dẫn đến nguy cơ mắc nhiều bệnh. Một số bệnh chỉ làm cho thai phụ hơi khó chịu.

Tuy nhiên, có những bệnh khác thậm chí có thể ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe của người mẹ và bé trong bụng. Chính vì vậy, tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ người mẹ khỏi những bệnh lý nguy hiểm không đáng có.

2.Khám thai định kỳ

Khám thai định kỳ giúp thai phụ có thể theo dõi sự phát triển của em bé. Đồng thời có thể phát hiện sớm nguy cơ dị tật, hoặc các biến chứng có thể xảy ra. Đặc biệt, có 3 mốc khám thai rất quan trọng mà thai phụ không nên bỏ qua:

  • Thời điểm tuần 11 đến 13 của thai kỳ: Đo độ mờ da gáy, tầm soát các bệnh như Down, dị tật ở tim, tay chân, thoát vị cơ hoành,… Chỉ số này càng thấp thì thì thai nhi càng có ít nguy cơ bị bệnh bẩm sinh.
  • Khám thai tuần tuần 21 đến 24: Để chẩn đoán dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Chẳng như sứt môi, hở hàm ếch, dị tật các cơ quan nội tạng,…
  • Thời điểm tuần 30 đến 32 của thai kỳ: Nhằm phát hiện các bất thường xảy ra muộn như: dị tật tim, động mạch, các bất thường ở não. Đồng thời cũng biết được thai có chậm phát triển hay không.
  • Khám thai tuần 35 đến 36 của thai kỳ để xác định thai ổn trước khi sinh. Đồng thời dự đoán thời điểm sinh em bé.

3.Chế độ dinh dưỡng khi mang thai

Thiet ke chua co ten 3.pdf 53 1
Bổ sung thêm dinh dưỡng khi mang thai

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai là một trong những điều cần biết khi mang thai mà mẹ bầu cần phải nắm vững. Dinh dưỡng giữ vai trò rất quan trọng. Nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của thai phụ và của cả em bé trong bụng.

Để có một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh, mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ những nhóm chất dinh dưỡng quan trọng. Bao gồm: Tinh bột, đạm, đường, lipid và vitamin. Cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Sao cho có sự cân bằng tốt nhất giữa các nhóm dưỡng chất.

4.Quan hệ khi mang thai

Mặc dù không cần kiêng cử quá mức nhưng chị em cũng nên thận trọng nhất có thể. Hạn chế làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả người mẹ và em bé. Việc sinh hoạt vợ chồng khi mang thai nên dựa trên nhu cầu và cảm nhận của thai phụ. Bạn có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào sự thay đổi về hormone, tâm lý, sức khỏe.

[chặn id=”popupbsvi”]

BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

CHI NHÁNH HÀ NỘI

CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090

CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam -  093 181 0680

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN

CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

Website: https://bedental.vn/

 

HƯỚNG DẪN ĐI KHÁM TẠI BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT TRUNG ƯƠNG NĂM 2023