Loạn thị là tật khúc xạ khá phổ biến. Bệnh thường xảy ra khi mắc các bệnh về mắt hoặc chấn thương mắt. Tuỳ vào mức độ loạn thị mà bạn có thể lựa chọn điều trị bằng sử dụng kính hoặc phẫu thuật.
Mục Lục
- 1 1) Loạn thị là gì?
- 2 2) Triệu chứng loạn thị
- 3 3) Nguyên nhân loạn thị
- 4 4) Chẩn đoán loạn thị
- 5 5) Cách đọc toa kính mắt cho người loạn thị
- 6 6) Điều trị loạn thị
- 7 7) Loạn thị ở trẻ em
- 8 8) Chữa loạn thị với kính áp tròng
- 9 Ưu điểm
- 10 Nhược Điểm
- 11 9) Một số lưu ý để hỗ trợ quá trình chữa loạn thị hiệu quả
- 12 BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
- 13 CHI NHÁNH HÀ NỘI
- 14 CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
- 15 CS2: 343 Tây Sơn, Ngã Tư Sở, Đống Đa, Hà nội ( nút giao ngã tư sở) - 0934.61.9090
- 16 CS3: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
- 17 CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
- 18 CS1: 140 Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
- 19 CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
- 20 GIỜ HOẠT ĐỘNG:
- 21 09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
1) Loạn thị là gì?
Mỗi người có một mức độ nhìn khác nhau. Trong đó, lý tưởng nhất là nhãn cầu có hình dạng như một quả bóng tròn làm ánh sáng chiếu vào và uốn cong đều để giúp bạn nhìn rõ.
Loạn thị là tình trạng mắt không ở trạng thái có kích thước tròn đều. Khi đó mắt có hình dạng như hình elip, ánh sáng chiếu vào võng mạc sẽ bị uốn cong theo một hướng hơn là phân tán toàn bộ mắt. Nghĩa là chỉ một phần sự vật được nhìn thấy rõ, còn lại xung quanh trông mờ và lượn sóng.
Loạn thị thường đi cùng với cận thị hoặc viễn thị. Các bệnh về mắt này được gọi chung là tật khúc xạ và đều liên quan đến độ cong của giác mạc. Loạn thị thường xảy ra sau các thủ thuật đặt kính áp tròng hoặc phẫu thuật mắt.
2) Triệu chứng loạn thị
Loạn thị biểu hiện như sau:
- Tầm nhìn bị mờ hoặc bị bóp méo
- Mỏi mắt
- Nhức đầu
- Khó nhìn vào ban đêm.

3) Nguyên nhân loạn thị
Hầu Hết loạn thị xảy ra từ sớm nên nguyên nhân loạn thị cũng không được biết rõ. Một số trường hợp khác xảy ra sau chấn thương mắt , mắc bệnh về mắt hoặc phẫu thuật.
Ngoài ra, một nguyên nhân khác hiếm gặp hơn là xảy ra khi bị giác mạc hình nón (keratoconus) . Nó có thể gây loạn thị là do làm cho giác mạc mỏng hơn và có hình nón hơn.
Loạn thị không xảy ra khi bạn đọc sách trong điều kiện thiếu ánh sáng hay ngồi quá gần TV.
4) Chẩn đoán loạn thị
Triệu chứng loạn thị thường xuất hiện một cách từ từ. Do đó, bạn nên đi khám bác sĩ khi thấy tầm nhìn bị thay đổi hay hạn chế. Khi tiến hành thăm khám, bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ nhìn rõ sự vật bằng cách yêu cầu bạn đo thị lực. Ngoài ra, họ cũng sẽ sử dụng các dụng cụ khác để đo lường tầm nhìn của bạn, cụ thể là:
- Phoropter: Bạn nhìn qua một loạt các ống kính để tìm ra tầm nhìn rõ nét nhất.
- Keratometer/topogograph: Sử dụng một vòng tròn ánh sáng để đo đường cong giác mạc.
- Autorefractor: Chiếu ánh sáng vào mắt và đo xem nó thay đổi như thế nào trên màn hình. Điều này giúp bác sĩ chọn được loại kính mà bạn cần.

5) Cách đọc toa kính mắt cho người loạn thị
Trên đơn kính sẽ xuất hiện một số chữ cái và số. Trong đó, OD nghĩa là kết quả đo thị lực mắt phải, OS là kết quả đo thị lực mắt trái , OU là kết quả đo thị lực cả hai mắt. Các con số được đo lường bằng diopters (đơn vị đo công suất quang của thấu kính) :
- Số đầu tiên được gọi là hiệu chỉnh hình cầu: Nếu nó có dấu trừ, bạn bị cận thị. Nếu có một dấu cộng, bạn bị viễn thị. Một Số cao hơn có nghĩa là tầm nhìn mờ.
- Số thứ hai là hiệu chỉnh hình trụ: Đây là con số biểu hiện mức độ loạn thị.
- Số thứ ba là trục: Vị trí loạn thị trên giác mạc.
Ví dụ, một toa kính “OD -1.00 x -2.00 x 155”, có nghĩa là mắt phải của bạn bị cận thị 1 diopter và mức độ loạn thị là 2 diopters ở vị trí 155 độ trên giác mạc.
Ví dụ, một toa kính “OD -1.00 x -2.00 x 155”, có nghĩa là mắt phải của bạn bị cận thị 1 diopter và mức độ loạn thị là 2 diopters ở vị trí 155 độ trên giác mạc.
6) Điều trị loạn thị
Kính hay kính áp tròng có thể điều chỉnh hầu hết các trường hợp bị loạn thị. Nhưng nếu bạn chỉ bị loạn thị nhẹ và không có vấn đề về thị lực khác thì bạn có thể không cần đến chúng.
Có hai phương pháp điều trị loạn thị phổ biến:
- Kính điều chỉnh khúc xạ: Nếu bạn bị loạn thị thì bác sĩ có thể sẽ kê đơn một loại kính áp tròng phù hợp với mức độ loạn của bạn. Nếu trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn có thể sử dụng kính áp tròng cứng thấm khí được gọi là Ortho-K. Đeo kính áp tròng trong thời gian ngủ giúp bạn định hình lại giác mạc. Bạn sẽ cần đeo kính để duy trì mức độ điều chỉnh loạn thị nhưng không nhất thiết phải đeo thường xuyên.
- Phẫu thuật khúc xạ: Phẫu thuật laser cũng giúp điều chỉnh hình dạng giác mạc. Phẫu thuật khúc xạ gồm có 2 loại là LASIK và PRK. Bạn nên cân nhắc đến tình trạng loạn thị hiện tại và các phương pháp điều trị để đảm bảo đôi mắt khoẻ mạnh mà không có vấn đề về võng mạc hoặc sẹo giác mạc.

7) Loạn thị ở trẻ em
Nhiều trẻ sinh ra đã bị loạn thị, nhưng chúng thường sẽ mất đi trước khi bé được 1 tuổi. Tuy nhiên, phụ huynh nên đưa trẻ khám mắt định kỳ bắt đầu từ khoảng 6 tháng tuổi vì trẻ vẫn còn bé chưa ý thức được về vấn đề thị lực và không nói được thành lời với bố mẹ. Trong khi trường hợp trẻ bị loạn thị nặng, nó có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập ở trường.
8) Chữa loạn thị với kính áp tròng
Sử dụng kính áp tròng để chữa loạn thị là một trong các phương pháp an toàn và hiệu quả hiện nay, nhất là với trẻ em. Kính áp tròng có khả năng sửa hai giác mạc và tình trạng loạn thị ở thể thuỷ tinh. Phương pháp này nhằm mục đích chính là đẩy lùi tật khúc xạ và cải thiện tầm nhìn của mắt mỗi ngày.
Ưu điểm
Những lợi ích mà kính áp tròng mang lại đối với người bị loạn thị:
- Thiết kế của kính áp tròng được cân nhắc và điều chỉnh theo độ cong của giác mạc với nhiều kích thước khác nhau. Do Đó mà người sử dụng có thể dễ dàng gắn vào mắt, kể cả trẻ em trước khi đi ngủ mỗi đêm.
- Việc gắn kính áp tròng sẽ kích thích mắt tạo ra một lớp nước mắt ở giữa nhằm điều chỉnh lại lớp tế bào trên bề mặt giác mạc. Từ đó sẽ thay đổi độ hội tụ hình ảnh của mắt trong một thời điểm nhất định.
- Khi thức dậy, người bị loạn mắt có thể tháo kính áp tròng ra. Việc này giúp hoạt động của mắt trở lại bình thường mà không cần sử dụng kính thường xuyên.
Nhược Điểm
- Việc sử dụng kính áp tròng chỉ mang tính tạm thời chứ không có tính lâu dài. Người dùng cần đeo kính áp tròng cứng nhắc trong khoảng vài giờ đến khi độ cong giác mạc được cải thiện.
- Trường hợp nếu không sử dụng thường xuyên hay ngưng chữa loạn thị thì mắt sẽ trở lại hình dạng tật khúc xạ ban đầu.
- Hiện nay, kính áp tròng chữa loạn thị Ortho-K được sử dụng rộng rãi, đã được Cục quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ đảm bảo độ an toàn. Sản phẩm được đánh giá không gây hại hay để lại biến chứng nguy hiểm nào cho mắt. Theo các bác sĩ chuyên khoa , trường hợp điều trị loạn thị ở trẻ em thì tốt nhất nên đeo kính cho tới khi đủ 18 tuổi mỗi đêm.

9) Một số lưu ý để hỗ trợ quá trình chữa loạn thị hiệu quả
Bên cạnh các phương pháp điều trị loạn thị nói trên, bạn cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
- Cung cấp đầy đủ các loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng và tăng cường thị lực để giúp mắt nhanh chóng phục hồi.
- Thực hiện các bài tập dành riêng cho mắt để giúp thư giãn và nghỉ ngơi nhiều hơn.
- Massage mắt hoặc dùng khăn ấm đắp lên mắt. Có Thể thay khăn ấm bằng khăn lạnh. Việc này sẽ giúp cho sự lưu thông máu cũng như điều hoà hoạt động của mắt.
- Luyện tập quan sát mắt với những màu sắc khác nhau là cách để kích thích bán cầu hai bên não để hỗ trợ tầm nhìn hiệu quả hơn.
- Hạn chế làm việc với mắt quá nhiều, đặc biệt là các thiết bị điện tử và cần để mắt được nghỉ ngơi trong sau một thời gian hoạt động liên tục.
Trường hợp người bị tật khúc xạ hầu hết đều sử dụng kính đeo thay kính áp tròng. Tuy nhiên, đây là biện pháp khắc phục tình trạng và giúp cân bằng khả năng nhìn của mắt. Phương pháp này không giúp mắt trở lại như bình thường. Do Vậy mà người bị loạn thị cần phải tìm những phương pháp điều trị phù hợp nhằm chữa khỏi vấn đề ở mắt hoàn toàn
Tư vấn chuyên môn bài viết:
TS.BÁC SĨ NGUYỄN HỮU QUANG
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: 343 Tây Sơn, Ngã Tư Sở, Đống Đa, Hà nội ( nút giao ngã tư sở) - 0934.61.9090
CS3: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
CS1: 140 Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Website: https://bedental.vn/HƯỚNG DẪN ĐI KHÁM TẠI BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT TRUNG ƯƠNG NĂM 2023
Xem thêm >> Các loại cận thị thường gặp và cách điều trị
Pingback: Viễn thị - nguyên nhân, dấu hiệu và 1 vài cách điều trị - Be Dental