Thư viện chuyên khoa

NGUYÊN NHÂN LẤY CAO RĂNG BỊ Ê BUỐT ? 1 SỐ CÁCH KHẮC PHỤC

Cao răng nếu để càng lâu sẽ càng rất khó loại bỏ và dễ tạo điều kiện để vi khuẩn ẩn náu trong nướu và chân răng gây nên các tình trạng bệnh lý răng miệng. Do đó, các bác sĩ thường khuyến khích loại bỏ cao răng định kỳ để loại bỏ được tối đa các chỗ ẩn náu của vi khuẩn và giúp răng miệng được sạch sẽ hơn.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều câu hỏi quan tâm về trường hợp sau khi lấy cao răng xong bị ê buốt, chảy máu và tụt lợi. Đây cũng là điều khiến nhiều người còn e dè đối với việc lấy cao răng. Vậy nguyên nhân do đâu và cách xử lý tình trạng trên sau khi lấy cao răng như thế nào? Hãy cùng BeDental tìm hiểu nhé!

Lấy cao răng bị ê buốt là do đâu? Cách khắc phục

Lấy cao răng bị ê buốt là do đâu? Sau khi lấy cao răng, bệnh nhân thường cảm nhận được sự ê buốt trong răng mình. Khiến quá trình ăn uống trong thời gian này không được thoải mái và gây khó chịu.

Đây cũng là điều thường gặp đối với những ai vừa lấy cao răng.Tuy nhiên không phải ai cũng biết nguyên nhân của tình trạng này là do đâu cũng như là cách để khắc phục được tình trạng này?

Nguyên nhân khiến bạn lấy cao răng xong bị ê buốt

Có nhiều nguyên nhân khiến chúng ta sau khi lấy cao răng thường xuất hiện tình trạng ê buốt:

Nhiều cao răng và chúng đã lấn sâu vào nướu

Cao răng rất dễ hình thành và chúng được tích tụ hàng ngày, hàng giờ trên răng của chúng ta. Trải qua một thời gian chúng sẽ trở thành những mảng bám cứng nhắc trên răng mà chúng ta không hề hay biết.

Đặc biệt những cao răng này không thể loại bỏ chỉ bằng việc đánh răng hàng ngày mà phải sử dụng các máy chuyên biệt để loại bỏ chúng một cách triệt để.

Lấy cao răng xong bị ê buốt
Lấy cao răng xong bị ê buốt là do đâu?

Nếu chúng ta không lấy cao răng định kỳ sẽ để cao răng ngày càng nhiều và lan rộng xuống nướu. Lúc này khi thực hiện lấy cao răng, bác sĩ phải tác động tới vùng nướu để loại bỏ chúng. Vì nướu là một mô mềm và khá nhạy cảm của khoang miệng. Nên sau khi lấy cao răng chúng ta thường cảm thấy ê buốt, khó chịu

Bên cạnh đó, do mảng bám cao răng dày và lấn sâu vào nướu cho nên sau khi lấy cao răng nơi mà các mảng cao răng bị loại bỏ sẽ xuất hiện các khoảng trống đặc biệt là ở vùng nướu.

Tuy nhiên, sau một thời gian nướu sẽ dần dần khép lại. Do đó, nếu cao răng lấn xuống nướu càng nhiều thì việc sau khi loại bỏ cao răng sẽ xuất hiện khoảng trống giữa răng và nướu càng lớn.

Xem thêm: Lấy cao răng và tẩy trắng răng đồng thời cùng một lúc được không? Có nên lấy cao răng thường xuyên?

Lấy cao răng xong bị ê buốt có thể do mắc bệnh lý về răng miệng

Trong nhiều trường hợp, bạn đã mắc các bệnh lý trước đó về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu,… Các bệnh lý về răng miệng cũng ảnh hưởng đến quá trình lấy cao răng, thường sau khi lấy cao răng, bạn sẽ có tình trạng bị chảy máu.

Do đó, bạn sẽ thường có cảm giác bị ê buốt và đau nhức kéo dài. Nhiều trường hợp tình trạng có thể kéo dài đến khi bạn khỏi bệnh.

Nền răng yếu sẵn hoặc men răng bị mòn

Men răng yếu có thể là do di truyền. Ngoài ra ảnh hưởng của việc nhai không đúng cách hoặc do vấn đề về tuổi tác cũng khiến men răng bị yếu đi. Men răng yếu cũng khiến răng dễ bị nhạy cảm hơn.

Đặc biệt là sau khi lấy cao răng, những người có men răng yếu thường sẽ có cảm giác ê buốt và đau hơn nhiều so với những người bình thường. Tình trạng ê buốt có thể diễn ra trong thời gian vài giờ hoặc vài ngày phụ thuộc vào từng trường hợp.

Lấy cao răng bị ê buốt do đâu?
Nguyên nhân lấy cao răng bị chảy máu

Sự không đảm bảo trong kỹ thuật cạo vôi răng

Ngày nay, với công nghệ hiện đại, các nha khoa thường sử dụng công nghệ cạo vôi răng bằng máy siêu âm. Giúp tách các mảng cao răng ra một cách dễ dàng và linh hoạt tại các vị trí của răng. Bằng cách tác dụng một lực nhẹ và vừa phải lên các mảng bám trên thân răng, khiến chúng bong tróc và dễ tan rã ra.

Tuy nhiên, đây không phải là kỹ thuật mà các bác sĩ nào cũng thực hiện tốt. Bởi chúng cần đảm bảo lựa chọn một lực tay tác động phù hợp nhất để có thể loại bỏ cao răng cho người bệnh mà không làm ảnh hưởng đến các mô mềm cũng như cho răng. Đồng thời, việc lấy cao răng bằng máy cũng tác động đến các dây thần kinh nhất định.

Do đó, nếu lấy cao răng tại những địa nha khoa không uy tín, kém chất lượng, bác sĩ chưa có tay nghề vững vàng hay máy móc thiết bị không đảm bảo cũng gây ra tình trạng ê buốt, đau nhức răng.

Cách khắc phục ê buốt sau khi lấy cao răng

Sau khi lấy cao răng ta sẽ thường cảm thấy ê buốt và khó chịu, vậy dưới đây là cách khắc phục ê buốt sau khi lấy cao răng:

Chườm nóng

Chườm nóng sẽ giúp mạch máu giãn nở hơn và tăng tuần hoàn máu và hạn chế kích thích thần kinh. Do đó, áp dụng phương pháp này sẽ giúp giảm được tình trạng ê buốt và đau nhức nhanh chóng.

Ta có thể thực hiện phương pháp này bằng cách sử dụng một chiếc khăn ấm (có thấm nước nóng) đắp lên vùng răng bị đau. Lưu ý nên tránh dùng khăn quá nóng có thể gây bỏng và tình trạng nghiêm trọng hơn. Nên thử nhiệt độ khăn trước khi thực hiện phương pháp này nhé!

Làm gì để khắc phục bị ê buốt sau khi lấy cao răng
Cách khắc phục bị ê buốt sau khi lấy cao răng

Đắp gừng 

Gừng có chứa nhiều loại vitamin là cách khắc phục ê buốt sau khi lấy cao răng, rất tốt cho sức khoẻ như vitamin A, vitamin C, vitamin E, kẽm, canxi, kali. Bên cạnh đó, gừng cũng có tính ấm thực hiện việc giảm đau, giảm ê buốt một cách hiệu quả. Bạn có thể sử dụng gừng để giảm ê buốt bằng cách dập miếng gừng nhỏ và đắp lên vùng răng bị ê và giữ khoảng 20 phút.

Trà xanh

Trà xanh là một trong những thành phần được sử dụng trong kem đánh răng, bởi chúng có chứa florua giúp giảm được tình trạng ê buốt răng miệng và nhiều thành phần tốt cho răng, hỗ trợ men protein để bảo vệ răng. Khi cảm thấy ê buốt, bạn có thể nhai vài lá trà xanh trong vòng khoảng 5 phút. Sau đó, súc miệng lại với nước sạch.

Súc nước muối

Sử dụng 5 thìa muối hoà cùng 1 lít nước lọc sau đó đun sôi trong vòng 10 phút. Để ấm dần và bạn có thể lấy nước muối đó súc miệng, phần còn lại bạn có thể cất trữ và dùng dần. Súc nước muối sẽ giúp bạn giảm được tình trạng ê buốt sau khi lấy cao răng, đồng thời loại bỏ được vi khuẩn bám trên răng.

Bạn có thể tham khảo thêm: Lấy Cao Răng Xong Kiêng Gì? Những Lưu Ý Sau Khi Cạo Lấy Vôi Răng

Cách phòng ngừa cho răng chắc khỏe hơn tránh ê buốt khi lấy cao răng

Để phòng ngừa cũng như hạn chế được tình trạng ê buốt sau khi lấy cao răng, chúng ta nên làm những công việc sau:

  • Hạn chế ăn, uống các loại đồ quá nóng, quá lạnh, đồ uống có gas hay các đồ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đường hoặc các loại thức ăn quá cứng để tránh men răng bị mòn và yếu dần.
  • Thực hiện vệ sinh răng miệng thường xuyên, dùng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng bám thức ăn thừa trên răng và chải răng đúng cách bằng các thói quen như sử dụng bàn chải lông mềm, chải răng nhẹ nhàng và kỹ lưỡng.
Cách phòng ngừa lấy cao răng bị ê buốt
Cách khắc phục ê buốt sau khi lấy cao răng
  • Việc uống nước có gas cũng gây ra tình trạng vàng răng, tương tự các thực phẩm khác như là chocolate, cà phê, trà, cà ri, thuốc lá,… là những thực phẩm màu gây nên tình trạng vàng răng và ố răng trở lại nhanh hơn. Do đó, để bảo vệ răng tránh ê buốt trong trước hoặc sau khi lấy cao răng, nên tránh sử dụng các loại thực phẩm này.
  • Sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng, điều này giúp diệt khuẩn và loại bỏ được các mảng bám.
  • Cao răng là nơi trú ngụ của các vi khuẩn có hại cho răng miệng đặc biệt các vi khuẩn này để lâu ngày có thể làm phá huỷ đến mô xương và lợi làm nướu bị teo và co lại để lộ chân răng gây tình trạng tụt nướu.
  • Do đó nên sử dụng các loại kem đánh răng có chứa HAP để nướu được khoẻ mạnh hơn giúp giảm được tình trạng ê buốt khi lấy cao răng, ngăn ngừa tình trạng tụt nướu cũng như bảo vệ nướu của bạn trước khi cao răng được loại bỏ.
  • Nên sử dụng dịch vụ ở những nha khoa được đảm bảo, uy tín trên thị trường, sử dụng các máy móc, kỹ thuật hiện đại và trình độ bác sĩ nhiều kinh nghiệm, chuyên môn cao.
  • Điều này sẽ giúp giảm thiểu được tối đa các biến chứng và vấn đề sau khi lấy cao răng. Do đó, đừng ngần ngại để đến những nha khoa tốt, uy tín để lấy cao răng để bảo vệ răng miệng một cách tốt nhất.
  • Lấy cao răng định kỳ (thông thường 3-6 tháng/lần) để hạn chế các mảng cao răng phát triển lan rộng ra và lấn xuống nướu nhiều.
  • Không nên đánh răng liền sau khi ăn điều này sẽ khiến tổn hại đến men răng. Và chỉ nên thực hiện điều này sau khi ăn ít nhất 30 phút.
Nên làm gì để phòng ngừa lấy cao răng không bị ê buốt
Cách phòng ngừa lấy cao răng không bị ê buốt

Lấy cao vôi răng bị chảy máu là vì sao và cách xử lý

Một trong những vấn đề mà sau khi lấy cao răng đó là xuất hiện tình trạng chảy máu. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì và khắc phục như thế nào ?

Nguyên nhân bị chảy máu khi cạo vôi răng

Do đặc điểm, tình trạng của cao răng:

Khi cao răng nhiều và bao bọc từ thân răng lấn xuống cả vùng nướu, thì trong quá trình lấy cao răng, bác sĩ sẽ tác động ít nhiều đến khu vực nướu khiến cho mô mềm này bị chảy máu nhẹ. Ngoài ra, nếu cao răng bám chặt vào nướu thì lúc cạo vôi răng cũng khiến nướu bị chảy máu.

Do đó, khi các mảng cao răng bám xuống nướu nhiều và bám càng  thì mức độ tổn thương càng cao khiến máu chảy càng liên tục. Trong tình huống này, bác sĩ sẽ có cách khắc phục hợp lý và tiến hành cầm máu ngay lập tức sau khi lấy cao răng xong.

Do cơ thể có các bệnh lý nền:

Khi các mảng cao răng lan nhiều xuống nướu cùng với việc bệnh nhân có một số bệnh lý nền đặc biệt là máu khó đông sẽ gây ra tình trạng chảy máu liên tục sau khi lấy cao răng. Do đó, nếu cơ thể bạn có các bệnh lý sẵn khác hay trao đổi với bác sĩ ngay trước khi thực hiện một dịch vụ nha khoa nào nhé!

Lấy cao răng bị chảy máu là do đâu?
Nguyên nhân bị chảy máu sau khi lấy cao răng

Do tay nghề của bác sĩ:

Dịch vụ lấy cao răng tại các nha khoa có có tốt không? có hạn chế được các vấn đề gây ê buốt hay chảy máu nhiều hơn hay không cũng phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của bác sĩ. Việc lấy cao răng sẽ tác động ít nhiều đến mô mềm, tác động đến nướu.

Do đó, nếu các bác sĩ không thành thạo tay, cũng như thiếu chuyên môn, kinh nghiệm trong việc lấy cao răng sẽ gây ra các tình trạng đau nhức, khó chịu cho bệnh nhân trong suốt quá trình thực hiện đặc biệt nguy hiểm hơn có thế khiến tình trạng chảy máu liên tục kéo dài sau khi đã thực hiện xong.

Cách khắc phục khi lấy cao răng bị chảy máu

Cách khắc phục khi lấy cao răng bị chảy máu: Trường hợp lấy cao răng có hiện tượng chảy hoặc rỉ máu, chúng ta có thể xử lý tạm thời bằng cách súc miệng bằng nước muối sinh lý. Đồng thời, dùng bông y tế để cầm máu bằng cách cắn bông vào vị trí bị chảy máu.

Nếu chảy máu chân răng sau khi lấy chân răng mà bên cạnh đó, bệnh nhân có các bệnh lý khác như viêm nướu, viêm nha chu thì cần điều trị bằng cách sử dụng một số loại thuốc kháng sinh và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Việc chảy máu sau khi lấy cao răng sẽ diễn ra trong thời gian ngắn, tuy nhiên nếu máu chảy liên tục, kéo dài và xuất hiện các biến chứng bất thường, chúng ta cần liên hệ với bác sĩ ngay để có hướng xử lý kịp thời để tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

Làm gì khi lấy cao răng bị chảy máu
Cách khắc phục lấy cao răng khi bị chảy máu

Các phòng ngừa chảy máu khi lấy cao răng

Cách khắc phục khi lấy cao răng bị chảy máu: Lấy cao răng phục thuộc vào tay nghề và các kỹ thuật của bác sĩ rất nhiều. Do đó, cách tốt nhất để phòng ngừa tình trạng lấy chân răng bị chảy máu cũng như xảy ra các tình trạng không mong muốn.

Chúng ta nên lựa chọn những nha khoa tốt, có uy tín trên thị trường, bên cạnh đó việc xem xét đến một nha khoa tốt, chất lượng trên thị trường cần đảm bảo các yếu tố sau:

Các bác sĩ chuyên môn giỏi, có nhiều kinh nghiệm trong nghề: Một bác sĩ có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn sẽ có thể đo lường trước được các rủi ro và có nhiều kinh nghiệm từ các trường hợp trước đó từ đó sẽ có phương án phòng ngừa được các rủi ro.

Xem thêm: Cạo lấy vôi răng có đau không? Có tốt không hay bị tổn hại men răng? Nên đi lấy cao răng bao lâu 1 lần

Đồng thời, việc thực hiện qua nhiều bệnh nhân, nên các bác sĩ sẽ có kỹ thuật, thao tác lấy cao răng một cách an toàn, đảm bảo và thực hiện quá trình đảm bảo chính xác hơn để hạn chế gây ra đau nhức, chảy máu nhiều.

Cách khắc phục khi lấy cao răng bị chảy máu
Cách khắc phục khi lấy cao răng bị chảy máu

Công nghệ lấy cao răng hiện đại: Ngày nay, với các công nghệ và kỹ thuật hiện đại, hầu hết các nha khoa đều sử dụng sóng siêu âm để lấy cao răng. Đây cũng là lựa chọn hàng đầu của khách hàng, bởi công nghệ này giúp loại bỏ cao răng một cách dễ dàng, nhanh chóng.

Hạn chế tối đa tác động đến răng và nướu từ đó giúp hạn chế tình trạng chảy máu chân răng hơn.

Trên đây, BeDental đã chia sẻ cho bạn về các nguyên nhân, cách xử lý cũng như cách phòng tránh khi lấy cao răng xong bị ê buốt, chảy máu, tụt lợi. Mong rằng bài viết trên đã mang đến cho bạn nhiều thông tin về tình trạng lấy cao răng và giúp bạn khắc phục được tình huống có thể xảy ra một cách tốt nhất.

Nếu có nhu cầu lấy cao răng hãy liên hệ với BeDental để được tư vấn nhé!

Bảng giá tham khảo:

Danh mụcGiá thành
Lấy cao/vôi răng (Tìm hiểu thêm...)
Tartar Cleaning and polishing (More detail...)
Giá Lấy cao/vôi răng độ 1
Tartar Cleaning and polishing - mild
350000
~ 14$
Giá Lấy cao/vôi răng độ 2
Tartar Cleaning and polishing - moderate
450000
~ 18$
Giá Lấy cao/vôi răng độ 3 - Tartar Cleaning and polishing - heavy600000
~ 24$
Dịch vụ khác
Other dental Service
Giá Thổi cát cacbonat
Cleaning with Cacbonat sand
1000000
~ 39$
Giá Điều trị viêm quanh hàm (bao gồm máng + thuốc bôi) (Tìm hiểu thêm...)
Operculectomy - Gumgivitis
1500000
~ 59$

Dưới đây là bài viết mà Bedental chia sẻ, bạn có thắc mắc gì cần giải đáp hoặc tư vấn về tình trạng hiện tại có thể liên lạc với đội ngũ bác sĩ https://bedental.vn/ để được giải đáp chi tiết tận tình nhất .

BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

CHI NHÁNH HÀ NỘI

CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090

CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam -  093 181 0680

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN

CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

Website: https://bedental.vn/

 

 

5/5 - (1 bình chọn)