Khi mang bầu là thời điểm nhạy cảm của cơ thể, vậy nên khi tác động đến cơ thể mẹ bầu như là làm răng sứ khi mang bầu nên cân nhắc thật kĩ lưỡng. Để tìm hiểu thêm về vấn đề này mời các mẹ bầu tham khảo bài viết của nha khoa Be dental dưới đây, để biết thêm nhiều thông tin quan trọng.
Làm răng sứ khi mang bầu có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Khi mang thai cơ thể người mẹ rất nhạy cảm và thể trạng thai nhi cũng còn rất non nớt, những tác động dù nhỏ nhưng lại gây ra nhiều vấn đề không thể lường trước được. Do đó, khi mỗi lần thăm khám nha khoa bác sĩ sẽ rất cẩn trọng hạn chế các tác động trực tiếp vào răng.
- Bên cạnh đó, mẹ bầu trước khi làm răng phải nhận được sự đồng thuận của bác sĩ sản khoa để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
- Phụ nữ khi mang thai có thể làm răng vào khoảng giữa thai kỳ, tức tháng thứ 3 đến tháng thứ 6. Bởi vì thời điểm này sức khỏe thai nhi đã khỏe hơn. Hai giai đoạn đầu và cuối thai theo khuyến cáo nha khoa mẹ bầu không nên làm răng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi về sau.
- Ba tháng đầu mang thai, em bé chỉ mới trong giai đoạn hình thành đầu đời do đó sức khoẻ của em bé rất yếu, không thể can thiệp bất cứ việc nào lên cơ thể mẹ.
- Những tháng cuối thai kỳ, thai đã phát triển khá lớn và hoàn thiện việc di chuyển đi lại cũng như nằm quá lâu trên ghế sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ, gây ra những khó chịu cho bé.
Tìm hiểu thêm: Phụ nữ có bầu cạo vôi răng được không? Lưu ý khi mẹ bầu đi lấy cao răng
Mẹ bầu làm răng cần chú ý điều gì?
Bọc răng sứ là phương pháp phục hình được nhiều khách hàng yêu thích và lựa chọn. Đây là cách phục tình trạng răng bị ố vàng, có kẽ hở, răng thưa bằng cách mài cùi răng thật và bọc lớp răng sứ giả bên ngoài.
- Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là bảo vệ được chức năng ăn nhai, giúp bạn tự tin với hàm răng trắng sáng và nụ cười rạng rỡ.
- Bạn nên thực hiện bọc răng khi răng bị khấp khểnh, ố vàng, mẻ răng, răng thưa,....
- Trên thị trường hiện nay đang có 2 loại răng sứ phổ biến là răng sứ kim loại và răng toàn sứ.
- Giá bọc răng sứ thẩm mỹ trên thị trường hiện nay dao động ở mức 2.000.000đ – 11.000.000đ/răng.
Viêm nướu răng sứ có thể gây nguy hiểm, dẫn đến mất thẩm mỹ, tụt nướu, và rụng răng
[1]. Nguyên nhân bao gồm vệ sinh kém và lỗi kỹ thuật trong quá trình làm răng sứ
[2]. Điều trị bao gồm lấy cao răng, phẫu thuật nếu cần, và bọc lại răng sứ mới
[3]. Để phòng tránh, duy trì vệ sinh răng miệng, hạn chế thức ăn cứng và thăm nha sĩ định kỳ là quan trọng
Có 4 loại răng sứ phổ biến hiện nay. Dưới đây là thông tin cụ thể các loại răng sứ:
- Răng toàn sứ: Hoàn toàn được chế tác từ sứ nguyên khối với tính thẩm mỹ và màu sắc gần như tương đồng răng thật.
- Răng sứ kim loại: Sử dụng hợp kim Niken - Crom hoặc Coban - Crom chế tác với đặc tính bền, chắc nhưng có khá nhiều mặt hạn chế ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng.
- Răng sứ Titan: Tương đồng với răng sứ kim loại nhưng nhờ chất liệu Titanium nên khắc phục được một số mặt hạn chế nhất định.
- Răng sứ kim loại quý: Sử dụng các dòng kim loại quý như vàng, bạc, platin, palladium,... để chế tác. Được đánh giá cao bởi độ bền, tính an toàn.
Mỗi loại răng sứ đều có những điểm nổi bật và hạn chế nhất định, hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn dòng răng sứ cho bản thân mình
Bên cạnh thắc mắc “Mẹ bầu có làm răng được không?” thì bạn cũng cần chú ý một số điều quan trọng khi làm răng
- Trước và trong quá trình mang thai, mẹ cần đi khám răng miệng tại phòng khám hoặc bệnh viện nha khoa uy tín. Các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm sẽ thăm khám và cho mẹ những hướng dẫn kịp thời, phù hợp với tình trạng sức khỏe.
- Mẹ cần thông báo với bác sĩ rằng mình đang có thai vào giai đoạn nào để được bác sĩ lưu ý, kê đơn và điều trị đúng cách.
- Mẹ nên đi làm răng vào tháng thứ 4, 5, 6, tức tam cá nguyệt thứ hai để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Giai đoạn này, sức khỏe của cả mẹ và thai nhi đều đã ổn định. Từ tháng đầu đến tháng thứ 3 thai kỳ, thai nhi còn yếu, mẹ hãy tránh đi lại nhiều. Thêm vào đó, thai kỳ sẽ phát triển lớn từ tháng thứ 7.
- Mẹ bầu sẽ đi lại khó khăn, nặng nề, cảm thấy không thoải mái khi nằm trên ghế điều trị. Do đó, mẹ hãy chăm sóc kỹ lưỡng răng miệng tại nhà.
- Mẹ nên tích cực ăn nhiều rau xanh, bổ sung vitamin nhóm B như B1, B12, vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại các bệnh về răng miệng.
- Khi ngồi trên ghế điều trị nha khoa, mẹ hãy để thẳng chân để máu lưu thông tốt, gối đầu cao để giữ cho bản thân và thai nhi thoải mái.
- Mẹ có thể nghe một số bài nhạc yêu thích qua tai nghe khi đi làm răng.
Tìm hiểu thêm: 10 Dấu hiệu mang thai và những lưu ý mẹ bầu cần biết
1 số điều trị không nên và không nên làm đối với mẹ bầu
Những điều trị nên làm đối với mẹ bầu
Lấy cao răng, vôi răng. Đây không phải là điều trị thực sự mà giống một lần điều trị phòng ngừa và khám tổng quát cho sức khỏe răng miệng. Lấy vôi răng đặc biệt có vai trò rất quan trọng đối với bà bầu.
Chúng tôi thường khuyên các bà bầu nên đi lấy cao răng. Bởi vì, như đã phân tích ở trên, đây là thời kỳ có nhiều biến động về nội tiết tố của cơ thể gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe răng miệng, là thời kỳ để vôi răng mảng bám hình thành nhiều hơn. Trong quá trình lấy cao răng, những răng sâu hoặc có nguy cơ sâu cũng được phát hiện sớm và được điều trị kịp thời.
Nhổ răng: Nhổ răng lẽ đương nhiên là phải chích thuốc tê. Mà chích thuốc tê thì có nghĩa là hóa chất sẽ được đưa vào cơ thể. Hầu hết bác sĩ Sản khoa sẽ không khuyến khích hoặc có chỉ định cấm việc này trong thời gian mang bầu của người phụ nữ . Tuy nhiên, tùy vào từng giai đoạn của thai kỳ (ví dụ như ở ba tháng giữa), và có sự đồng ý của bác sĩ Sản khoa, việc nhổ răng cho thai phụ vẫn có thể được thực hiện.
Lẽ đương nhiên là nha sĩ sẽ phải cân nhắc loại thuốc tê sử dụng, hàm lượng và số lượng được phép sử dụng, cũng như trong việc kê toa thuốc sau đó. Cân nhắc lợi ích của việc nhổ răng (giảm đau, tránh nhiễm trùng do răng hư gây ra) so với việc cố tình giữ lại răng hư gây đau đớn cho thai phụ hoặc có nguy cơ gây nhiễm trùng là điều cần thiết
Những điều trị không nên làm đối với mẹ bầu
Chụp Xray: Không nên thực hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Mặc dù tia X sử dụng trong nha khoa có mật độ rất thấp nhưng cũng không nên sử dụng. Bởi vì trên điều trị thức tế, nha sĩ có vẫn có thể điều trị mà không cần đến sự hỗ trợ của tia X.
Những phẫu thuật, tiểu phẫu cũng không nên thực hiện trong giai đoạn này. Chỉ thực hiện phẫu thuật khi gặp trường hợp phải cấp cứu. Và trong trường hợp này, phải có sự phối hợp của bác sĩ Sản khoa.
Giai đoạn mang thai là lúc cơ thể của mẹ bầu dễ nhạy cảm, ngay cả với những tác động nhỏ. Vì vậy, các bác sĩ luôn khuyến nghị không nên có bất kỳ can thiệp nào đến răng miệng, trong đó có bọc răng sứ.
Bởi trong quá trình bọc sứ cần phải sử dụng đến thuốc tê, thuốc giảm đau… hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của mẹ và em bé. Đặc biệt là thời điểm 3 tháng đầu thai kỳ, việc dùng thuốc có thể gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Hoặc 3 tháng cuối khi bụng mẹ đã khá to, nếu phải di chuyển nhiều lần và nằm lâu trên ghế điều trị có thể gây mệt mỏi, khó chịu cho mẹ bầu.
Nha khoa thẩm mỹ Bedental ra đời năm 2012. Sau một thời gian hoạt động, trung tâm nhanh chóng trở thành địa chỉ cung cấp các dịch vụ nha khoa uy tín cho khách hàng và là một trong những nha khoa dẫn đầu về lĩnh vực nha khoa thẩm mỹ.
Với đội ngũ y, bác sĩ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị tân tiến, công nghệ hiện đại, nha khoa thẩm mỹ Bedental đã đi những bước vững vàng trên con đường trở thành trung tâm nha khoa thẩm mỹ tại Việt Nam
Bedental ra đời với sứ mệnh “Gieo nụ cười, rải thành công”, chúng tôi tin tưởng mỗi người đều xứng đáng sở hữu một nụ cười tự tin và quyền rũ. Đó là lý do chúng tôi luôn nỗ lực tháo gỡ những vấn đề, rào cản đang che lấp nụ cười đẹp rạng rỡ của bạn.
Hơn tất cả chúng tôi tin rằng hàm răng chắc khỏe là nền tảng của cuộc sống hạnh phúc và nụ cười là chìa khóa của sự thành công. Bedental vẫn luôn không ngững nỗ lực trở thành doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực Nha khoa thẩm mỹ, đặc biệt là phục hình răng sứ tại Việt Nam với chiến lược tập trung vào phát triển công nghệ cao và cập nhật các xu hướng, kỹ thuật hiện đại.
Vậy qua bài viết trên của nha khoa Bedental hi vọng các mẹ bầu có góc nhìn đa chiều hơn về làm răng sứ khi mang bầu. Nếu gặp vấn đề về sức khỏe răng miệng hãy đến nha khoa uy tín để được hỗ trợ một cách tốt nhất.
Bọc răng sứ
Tư vấn chuyên môn bài viết:
BÁC SĨ DƯƠNG THỊ THÙY NGA
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN
CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Website: https://bedental.vn/