Thư viện chuyên khoa

Khô cổ họng: Nguyên nhân & cách chữa trị

Khô cổ họng không hẳn là dấu hiệu của một căn bệnh nguy hiểm nào đó, tuy nhiên nó mang đến cho người bệnh cảm giác mệt mỏi và thậm chí còn rất đau đớn.  Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khô cổ họng là do ngủ nhiều, cúm, trào ngược axit dạ dày, mất nước, nhiễm nấm, viêm họng hoặc viêm amidan.

1/ Khô cổ họng là bệnh gì?

Hay bị khô cổ họng là bệnh gì? Khô cổ họng là tình trạng niêm mạc họng bị mất độ ẩm, gây cảm giác khô rát, khó chịu. Bị khô cổ họng là một vấn đề bệnh lý rất phổ biến, nó có thể là dấu hiệu của bệnh viêm amidan, viêm xoang, trào ngược dạ dày, cảm lạnh, cảm cúm, … Đây không phải là một bệnh lý nguy hiểm, nhưng người bệnh nên chú ý đến những dấu hiệu, triệu chứng để khắc phục sớm, tránh bị đau nhức và biến chứng về sau này.    

Đây không phải là một bệnh lý nguy hiểm, nhưng người bệnh nên chú ý đến những dấu hiệu, triệu chứng để khắc phục sớm, tránh bị đau nhức và biến chứng về sau này. Khi nào nên đến gặp bác sĩ? Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu:

  • Khô cổ họng kéo dài trong hơn 1 tuần hoặc không cải thiện sau khi sử dụng thuốc và các biện pháp tự điều trị.
  • Cổ họng của bạn đau đớn hoặc có triệu chứng khác như ho, đau đầu, sốt, khó thở, hoặc khó nuốt.
  • Bạn có tiền sử hút thuốc hoặc đang bị viêm phế quản hoặc viêm họng.
  • Bạn có khối u hoặc cơn đau cổ họng nghiêm trọng.

                                  

Khô cổ họng là bệnh gì?
Khô cổ họng là bệnh gì?

Tham khảo thêm: CÓ NÊN BỌC RĂNG SỨ CHO TRẺ EM KHÔNG?

2/ Nguyên nhân bị khô họng

Khô cổ họng là tình trạng phổ biến, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ môi trường đến bệnh lý. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:

🔹 Do môi trường: Không khí khô, thời tiết hanh khô, ngồi điều hòa lâu hoặc uống ít nước có thể gây khô họng.

🔹 Viêm họng, viêm amidan: Nhiễm khuẩn hoặc virus có thể gây viêm, dẫn đến cảm giác khô, đau rát họng.

🔹 Trào ngược dạ dày (GERD): Axit dạ dày trào ngược lên thực quản, gây kích thích niêm mạc họng, khiến cổ họng khô và nóng rát.

🔹 Dị ứng: Phấn hoa, bụi, lông thú cưng có thể gây khô họng kèm theo ho, nghẹt mũi.

🔹 Tác dụng phụ của thuốc: Một số thuốc như thuốc kháng histamin, thuốc huyết áp có thể gây khô họng.

🔹 Tiểu đường: Đường huyết cao có thể làm cơ thể mất nước, gây khô miệng và khô họng.

🔹 Hội chứng Sjögren: Bệnh tự miễn gây khô tuyến nước bọt, dẫn đến khô miệng và khô họng kéo dài.

Nếu tình trạng khô họng kéo dài, kèm theo các triệu chứng như đau họng, khó nuốt, sốt hoặc ho kéo dài, nên đi khám để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, có một số bệnh lý khác có thể là nguyên nhân của khô họng.

  • Ngủ mở miệng: Đây là một trong nhiều nguyên nhân khiến bạn cảm thấy khô cổ họng. Khi bạn ngủ mở miệng, không khí bên ngoài vào làm loãng nước bọt trong miệng và khi tỉnh dậy sẽ cảm thấy khô cổ họng. 
  • Cúm, cảm lạnh: Cúm là căn bệnh của đường hô hấp, nếu bạn bị ho bạn sẽ cảm thấy rát hoặc đau cổ họng. Tuy nhiên, bị khô cổ họng không phải là triệu chứng đầu tiên, lúc này bạn sẽ cảm thấy có nhiều triệu trứng nguy hiểm khác. 
  • Mất nước Một người sẽ bị khô cổ họng chỉ bởi vì cơ thể của người đó đã mất 1 lượng nước lớn. Lúc này, miệng sẽ không thể tạo ra một lượng nước bọt như bình thường gây đau cổ họng. 
Mat nuoc
Nguyên nhân bị khô họng

Tham khảo thêm: GIẢI ĐÁP THẮC MẮC CÓ NÊN NHỔ RĂNG KHI ĐÈN ĐỎ?

3/ Những triệu chứng khô cổ họng và cách điều trị

Khô cổ họng khó nuốt: Dấu hiệu và cách điều trị

Khi bạn đau cổ họng và cảm giác khó nuốt thường do chứng trào ngược dạ dày gây nên. Bạn sẽ thấy có axit trào ra khỏi dạ dày vào thực quản thông qua đường ống đưa thức ăn từ miệng đến dạ dày. Hiện tượng này được gọi là trào ngược axit. Axit đốt cháy niêm mạc thực quản gây nên các triệu chứng như: 

  • Khô cổ họng khó ăn 
  • Một cảm giác nóng trong cổ họng được gọi là ợ nóng, ợ chua
  • Ho khan
  • Nếu axit đến cổ họng của bạn, nó có thể gây đau hoặc ngứa. 

Khi khô cổ họng do chứng trào axit dạ dày, nó có thể được điều trị bằng:

  •  Thuốc chống axit như Maalox, Mylanta và Rolaids để trung hoà axit dạ dày 
  •  Các chất ức chế H2 như cimetidine (Tagamet HB) , famotidine (Pepcid AC) và ranitidine (Zantac) làm giảm sự tiết axit dạ dày 
  •  Thuốc ức chế proton (PPI) bao gồm lansoprazole (Prevacid 24) và omeprazole (Prilosec) giúp ngăn ngừa sự hình thành axit. 

Bên cạnh đó, bạn nên có lối sống lành mạnh để giảm nguy cơ trào ngược axit: 

  •  Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ba bữa lớn. 
  •  Gối cao đầu khi ngủ vì điều này sẽ ngăn chặn axit đi lên dạ dày và thực quản của bạn. 
  •  Không hút thuốc bởi hút thuốc làm tổn thương van giữ axit trong dạ dày. 
  •  Tránh những thức ăn và nước uống dễ gây ra chứng ợ nóng, ví dụ như thực phẩm cay hoặc chua, cà phê, caffeine, sô cô la, ớt và tỏi. 3.2/ Khô cổ họng về đêm

Tham khảo thêm: MẶT DÀI LÀ GÌ? 1 SỐ KIỂU TÓC CHO KHUÔN MẶT DÀI

Met moi
Những triệu chứng khô cổ họng

Khô cổ họng do mất nước: Dấu hiệu và điều trị

Khi bạn không đủ lượng nước, cơ thể không tiết được đủ nước bọt đủ để giữ ẩm miệng và khoang họng. Do đó dễ gây nên tình trạng đau cổ họng, đặc biệt là vào buổi tối. Mất nước có thể gây ra các triệu chứng sau: 

  • Khô miệng, Cơn khát tăng nhanh 
  • Nước tiểu sẫm màu và nước tiểu ít hơn bình thường
  • Mệt mỏi, Chóng mặt 

Cách chữa trị:

  • Uống nhiều nước lọc trong một ngày. Theo các nhà khoa học, trung bình nam giới nên uống 15,5 cốc nước và phụ nữ là 11,5 cốc nước. Ăn thêm hoa quả, rau và ngũ cốc khác.
  • Nên tránh xa soda và cà phê có chứa caffein bởi đồ uống này sẽ làm cơ thể bạn mất nhiều nước hơn.
Hat xi
Những triệu chứng khô cổ họng

Khô rát cổ họng khi ngủ: Dấu hiệu và điều trị

Khô cổ họng về đêm có thể là do bạn đã nhiễm virus. Đây là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng do nhiều loại virus khác nhau gây ra. Nhiễm trùng có thể làm cho cổ họng của bạn bị bỏng rát và ngứa.  Triệu chứng khô rát cổ họng khi ngủ:

  • Nghẹt xì, Hắt xì 
  • Nhức đau khớp 
  • Sốt cao 

Cách chữa trị dứt điểm:

Hầu hết cảm lạnh phải mất nhiều ngày mới khỏi ngay kể cả khi bạn dùng thuốc kháng sinh. Vì thuốc không thể chữa dứt điểm chứng cảm lạnh nên chúng chỉ tiêu diệt vi khuẩn mà không tiêu diệt được virus. 

Để giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi cơ thể bị nhiễm lạnh, hãy thử những cách sau:

  • Bị khô cổ họng nên uống gì? Uống thuốc giảm đau dạng acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil) làm giảm viêm cổ họng và đau dạ dày. 
  •  Uống chất lỏng nóng, ví dụ như nước trà xanh. 
  •  Súc miệng với hỗn hợp nước ấm và 1/2 muỗng cà phê muối. 
  •  Sử dụng thuốc xịt mũi thông mũi làm giảm khô miệng. 
  •  Uống nhiều nước giúp làm sạch mũi và cổ họng, ngăn chặn mất nước. 
  •  Nghỉ ngơi đầy đủ. 
  •  Bật máy tạo độ ẩm để làm ẩm không khí trong nhà của bạn. 

Tham khảo thêm: Răng Cấm Bị Sâu Thì Phải Làm Sao? Có Nên Nhổ Bỏ Hay Không?

Ngay

Xem thêm: Cách đính đá răng tại nhà

Khô cổ họng khi ngủ dậy: Dấu hiệu và điều trị

Nếu bạn thức dậy mỗi sáng với một cái miệng khô, có thể khi đó bạn đã cố gắng làm cho nó bị khô. Các triệu chứng có thể gây ra là: 

  • Hôi họng 
  • Ngáy 
  • Mệt mỏi vào nửa đêm 

Cách chữa trị: Nếu bạn có vấn đề với xoang hay tắc nghẽn mũi, hãy bôi dầu vào sống mũi để giúp cho mũi của bạn thông thoáng khi ngủ. Đối với chứng tắc nghẽn xoang, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kê đơn thuốc, giúp cải thiện hơi thở khi ngủ tốt nhất. 

Cổ họng khô rát có đờm: Dấu hiệu và điều trị

Triệu chứng cổ họng khô rát có đờm. Cổ họng nóng rát có mủ là triệu chứng của bệnh viêm amidan gây ra, đồng thời gây đau họng cùng một số triệu chứng khác như: 

  • Amidan sưng đỏ, Mảng trắng trên amidan 
  • Sốt 
  • Sưng hạch bạch huyết ở mặt 
  • Hôi miệng 
  • Đau đầu 

Nếu vi khuẩn gây viêm amidan, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh để chữa trị. Viêm amidan do virus sẽ khỏi viêm trong vòng một tuần đến 10 ngày. Dưới đây là những gì bạn nên thực hiện để hồi phục bệnh ngay lập tức: 

  • Cách trị khô cổ họng tại nhà: Uống hỗn hợp thuốc và đồ uống nóng hoặc trà để làm dịu dạ dày. 
  • Súc miệng với hỗn hợp nước ấm và 1/2 muỗng cà phê muối nhiều lần một ngày. 
  • Uống thuốc giảm viêm như acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil) . 
  • Đặt một máy phun sương mát để tăng độ ẩm trong phòng. Không khí lạnh có thể làm khô cổ họng bạn. 
  • Nghỉ ngơi cho đến khi bạn cảm thấy cổ họng ấm lên. 

Suc mieng voi hon hop nuoc am

Khô cổ họng buồn nôn: Dấu hiệu và điều trị

Triệu chứng khô cổ họng buồn nôn. Do viêm họng liên cầu khuẩn làm nên, bạn sẽ thấy cổ họng của bạn bị ngứa, cảm thấy rát và thỉnh thoảng cảm thấy buồn nôn. Các triệu chứng khác của viêm họng liên cầu khuẩn bao gồm: 

  • Amidan đỏ và sưng, Mảng trắng trên amidan của bạn 
  • Sưng hạch bạch huyết ở vùng 
  • Sốt, Phát ban 
  • Nhức đau dạ dày 
  • Buồn nôn và ói mửa

Cách chữa trị:

  • Các bác sĩ điều trị viêm họng cấp tính với thuốc kháng sinh và thuốc diệt trừ vi khuẩn. Đau họng cùng các triệu chứng khác của bạn sẽ cải thiện trong vòng hai ngày từ khi bạn bắt đầu sử dụng những thuốc kháng sinh này. 
  • Hãy chắc chắn rằng bạn uống đúng loại thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Dừng quá nhanh sẽ làm các vi khuẩn tiếp tục tồn tại trong người bạn và khiến bạn mắc bệnh trở lại. 
  • Để điều trị những triệu chứng trên, bạn cũng có thể sử dụng thuốc giảm đau không cần toa, như ibuprofen (Advil) hoặc acetaminophen (Tylenol) . Đồng thời, súc miệng bằng nước nóng với muối và dùng viên ngậm giảm đau nhức răng

Tham khảo thêm: Niềng Răng Cửa Tốn Chi Phí Bao Nhiêu? Có Mất Thời Gian Không?

Khô cổ họng khi mang thai: Dấu hiệu và điều trị

Triệu chứng khô cổ họng khi mang thai. Phụ nữ mang thai rất dễ bị cúm và khô cổ họng là một triệu chứng của bệnh cúm. Cùng với đau, ngứa họng, bạn có thể bị:

  • Ớn lạnh, Sốt
  • Ho, Nghẹt mũi
  • Đau cơ, Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Nôn mửa và tiêu chảy

Cách chữa trị khô cổ họng dứt điểm. Cúm có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai, vì vậy bạn nên bạn nhanh chóng gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị.

Đồng thời, bạn hãy thử các phương pháp này để giảm đau họng và các triệu chứng khác:

  • Nghỉ ngơi cho đến khi các triệu chứng của bạn được cải thiện.
  • Ngậm viên kẹo trị đau họng.
  • Súc miệng bằng hỗn hợp nước ấm và 1/2 muỗng cà phê muối.
  • Uống nước ấm, chẳng hạn như trà gừng,…

Nghi ngoi cho den khi cac trieu chung cua ban duoc cai thien

Khám khô cổ họng ở đâu?

Nếu bạn bị khô cổ họng kéo dài, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị.

1. Chuyên khoa phù hợp để khám

🔹 Khoa Tai – Mũi – Họng: Chuyên điều trị các bệnh liên quan đến cổ họng, viêm nhiễm, trào ngược dạ dày, khô họng do bệnh lý.
🔹 Khoa Nội Tiêu Hóa: Nếu nghi ngờ khô họng do trào ngược dạ dày (GERD).
🔹 Khoa Nội Tiết: Nếu có dấu hiệu khô họng kèm theo tiểu đường, rối loạn nội tiết.
🔹 Bệnh viện/Phòng khám Dị ứng – Miễn dịch: Nếu khô họng do dị ứng hoặc bệnh tự miễn như hội chứng Sjögren.

2. Địa điểm khám uy tín tại Việt Nam

Tại Hà Nội:

  • Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương (78 Giải Phóng, Đống Đa)

  • Bệnh viện Bạch Mai – Khoa Tiêu hóa (78 Giải Phóng, Đống Đa)

  • Bệnh viện Đại học Y Hà Nội – Khoa Tai Mũi Họng (Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa)

Tại TP. Hồ Chí Minh:

  • Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM (155B Trần Quốc Thảo, Quận 3)

  • Bệnh viện Chợ Rẫy – Khoa Tai Mũi Họng (201B Nguyễn Chí Thanh, Quận 5)

  • Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (215 Hồng Bàng, Quận 5)

Nếu triệu chứng kéo dài hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng như đau họng dữ dội, sưng hạch, sốt cao, bạn nên đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tham khảo thêm: CÁC CÁCH LÀM TRẮNG RĂNG SAU 1 ĐÊM HIỆU QUẢ

BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

CHI NHÁNH HÀ NỘI

CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090

CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam -  093 181 0680

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN

CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

Website: https://bedental.vn/

 

5/5 - (1 bình chọn)