Thư viện chuyên khoa

Hôi miệng do dạ dày : Nguyên nhân và cách ” ĐẨY LÙI ” cấp tốc

Hôi miệng do dạ dày : Nguyên nhân và cách ” ĐẨY LÙI ” cấp tốc sẽ được chúng tôi chia sẻ qua bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu nhé !

Trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh lý rất phổ biến tại Việt Nam, gây nên khá nhiều phiền toái đối với người bị bệnh. Một trong số đó là hôi miệng. Vì sao trào ngược dạ dày dẫn đến tình trạng bị  hôi miệng? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài viết sau nhé.

Hôi miệng do dạ dày là như thế nào ? 

Hôi miệng do dạ dày
Hôi miệng do dạ dày

Hôi miệng ở dạ dày thường do cơ quan tiêu hóa và chuyển hóa chất dinh dưỡng gặp vấn đề nên thức ăn chưa tiêu hóa và axit dạ dày trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản và vòm họng. 

Nếu không được điều trị, trào ngược axit có thể ăn mòn niêm mạc miệng và cổ họng, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mùi phát triển và gây hôi miệng.

Bên cạnh đó còn do bạn bị một vài bệnh lý liên quan đến dạ dày như viêm loét dạ dày, hở van dạ dày, . ..Với những trường hợp hôi miệng từ dạ dày, các bạn nên đến những phòng khám nha khoa uy tín để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp chữa trị tận gốc.

Những dấu hiệu nhận biết hôi miệng bởi dạ dày 

Tình trạng hôi miệng có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra, nếu là do trào ngược dạ dày, bạn sẽ thấy tình trạng hôi miệng đi kèm với : 

  • Các triệu chứng tiêu hóa như táo bón, đầy hơi, ợ hơi và đau. Điều này đặc biệt đúng nếu các triệu chứng tiêu hóa xảy ra ngay sau khi ăn.
  • Vệ sinh răng miệng kém: Khi thức dậy, chúng ta sẽ thấy trong miệng có mùi khó chịu, mùi này không thay đổi dù đã đánh răng 30 phút. Điều này chứng tỏ bạn bị hôi miệng từ dạ dày .
Những dấu hiệu nhận biết hôi miệng bởi dạ dày 
Những dấu hiệu nhận biết hôi miệng bởi dạ dày
  • Khô miệng: Đây là một bệnh răng miệng rất phổ biến, xảy ra với nhiều người, khiến bạn cảm thấy khô miệng và cực kỳ khó chịu ở niêm mạc miệng, thậm chí khi ăn có thể có cảm giác nóng rát, chán ăn.
  • Thường xảy ra sau khi ăn thực phẩm có chứa caffeine hoặc rượu. Nguyên nhân là vì những thực phẩm này có thể làm suy yếu tình trạng co thắt thực quản và gây trào ngược dạ dày.
  • Đốm trắng trên rêu lưỡi: rêu lưỡi hay còn gọi là lưỡi trắng thường có màu trắng đục hoặc vàng, càng về gần gốc lưỡi thì lớp đốm trắng sẽ xuất hiện càng dày.
  • Viêm mũi: Một trong những cách phát hiện chứng hôi miệng từ dạ dày là ở bệnh nhân bị bệnh viêm mũi, nơi nước mũi chảy xuống qua cả lỗ mũi và phía sau của lưỡi, xuống cổ họng nơi vi khuẩn đang trú ngụ.

Tham khảo thêm : Hôi miệng là gì? nguyên nhân và cách chữa

Nguyên nhân chính gây hôi miệng dạ dày 

Lối sống không lành mạnh 

Các hoạt động không lành mạnh cũng có thể dẫn đến hôi miệng. Uống rượu và bia thường xuyên có thể làm cho tình trạng tồi tệ hơn. Ngoài ra, ăn thực phẩm nhiều đường có thể gây hôi miệng và trào ngược dạ dày.

Nôn nhiều

Nguyên nhân chính gây hôi miệng dạ dày 
Nguyên nhân chính gây hôi miệng dạ dày

 Mẹ bầu cũng có thể bị hôi miệng nếu nôn nhiều hơn khi mang thai hoặc vì lý do khác. Khi bạn nôn, thức ăn dư thừa, dịch dạ dày và axit sẽ đi qua cổ họng. Những chất này sẽ bám một phần vào miệng, amidan, họng,… gây hôi miệng.

Ngoài ra, quá nhiều axit dạ dày có thể làm hỏng men răng và nướu, gây ra các bệnh về răng miệng và dẫn đến hôi miệng.

Có vấn đề về dạ dày

Người bị đau dạ dày, loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa thường khiến chất nhầy trong dạ dày trào ngược gây hôi miệng và trào ngược van dạ dày.

Tiêu thụ quá nhiều đồ gây kích ứng dạ dày 

Chứng hôi miệng thường xảy ra do ăn những thực phẩm không phù hợp với cơ thể như đồ ăn cay, đồ ăn quá ngọt, đồ uống có ga, đồ chiên rán hoặc trái cây chua… Những thực phẩm này có thể gây kích ứng dạ dày và gây hôi miệng.

Hôi miệng do viêm dạ dày HP

Helicobacter pylori (HP) là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây hôi miệng. Loại vi khuẩn này thường sống dưới thành dạ dày và gây loét, tổn thương dạ dày.

Khi dạ dày bị nhiễm trùng, vi khuẩn HP sinh ra các loại khí có mùi hôi như sulfide, sulfide và methyl mercaptan. Những khí này di chuyển dọc theo đường tiêu hóa và vào miệng, gây khó thở.

Bệnh trào ngược dạ dày 

 Một trong những nguyên nhân phổ biến gây hôi miệng là trào ngược dạ dày. Trào ngược dạ dày gây hôi miệng vì thức ăn chứa nhiều loại vi khuẩn khác nhau, khi ợ hơi, trào ngược… vi khuẩn sẽ thải vào miệng gây hôi miệng.

Người bị trào ngược dạ dày do việc nuốt thức ăn có thể đưa axit ở trong dạ dày lên răng miệng, khiến nướu bị tổn thương, gây hôi miệng. Ngoài ra, những vấn đề ở dạ dày thực quản như hở van dạ dày, viêm loét dạ dày hay ung thư thực quản, . .. cũng dẫn đến tình trạng hôi miệng . 

Tham khảo thêm : Đau dạ dày – Dấu hiệu và nguyên nhân

Tắc nghẽn đường ruột

Khi đường ruột bị tắc nghẽn, lượng thực phẩm hấp thụ vào cơ thể sẽ bị bài tiết ra ngoài. Hơn nữa, lượng thực phẩm dư thừa sau khi hấp thụ thường sẽ chuyển sang dạng nước tiểu và dạng chất thải rắn.

 Tuy nhiên, nếu tắc nghẽn đường ruột và không thể thoát ra ngoài, sẽ bốc mùi hôi khó chịu và theo đường hô hấp gây hôi miệng. 

Cách đẩy lùi ” cấp tốc ” hôi miệng do dạ dày 

Cách điều trị hôi miệng do dạ dày bằng thuốc tây 

 Để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng hôi miệng do các vấn đề về dạ dày cần xác định chính xác bệnh dạ dày nào gây hôi miệng và điều trị triệt để bệnh dạ dày.

 Điều trị triệt để các bệnh về dạ dày gây hôi miệng: Một khi các vấn đề về dạ dày được điều trị thì chứng hôi miệng đương nhiên sẽ được giải quyết. Người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và được điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

 Đối với các tình trạng dạ dày như trào ngược, thường cần dùng thuốc. Phương pháp điều trị phổ biến là dùng thuốc giảm axit dạ dày và kháng sinh để điều trị nhiễm trùng.

 Cần lưu ý người bệnh không bao giờ được tự ý dùng thuốc nếu không có đơn của bác sĩ chuyên khoa.

 Thay đổi lối sống phù hợp như hạn chế ăn quá nhiều, nằm ngay sau bữa ăn, duy trì cân nặng hợp lý, vệ sinh răng miệng hàng ngày, vệ sinh răng sau bữa ăn, vệ sinh lưỡi mỗi ngày…

Sử dụng lá bạc hà 

 Lá bạc hà là một loại thảo dược có nhiều tác dụng tuyệt vời đối với cơ thể, trong đó có tác dụng trị hôi miệng. Lá bạc hà chứa nhiều tinh dầu thơm, có tác dụng diệt khuẩn, khử mùi hôi miệng. Ngoài ra, lá bạc hà cũng có tác dụng cải thiện triệu chứng khó tiêu, ợ hơi, hỗ trợ cải thiện chứng hôi miệng do dạ dày.

Chữa hôi miệng với giấm táo

Giấm táo có tính axit nhẹ giúp cân bằng độ pH trong miệng nhờ đó ngăn ngừa sự sinh sôi của vi khuẩn gây hôi miệng. Giấm táo cũng có mùi hương của táo có thể giúp giảm triệu chứng hơi thở có mùi. Để chữa hôi miệng với giấm táo, bạn chỉ cần pha loãng giấm táo với nước sạch và súc miệng sau khi chải răng xong.

Lưu ý, giấm táo có nồng độ cao có thể gây hại tới men răng và các mô mềm trong miệng. Vậy nên, hãy đảm bảo nước súc miệng chứa giấm táo có nồng độ đậm đặc vừa phải. Đồng thời, không nên lạm dụng giấm táo quá để hạn chế tác động không mong muốn lên men răng và niêm mạc miệng.

Gừng

Gừng có đặc tính diệt khuẩn sẽ giúp phòng ngừa sâu răng và giúp hơi thở thơm tho hơn.

Bạn có thể dùng gừng tươi thái lát mỏng, uống chung với trà hoặc dùng cùng mật ong giúp làm thơm miệng, kháng khuẩn và cải thiện hơi thở.Mỗi ngày ăn 2 – 3 lát gừng, kiên trì ăn 1 tuần liên tục sẽ giúp hơi thở của bạn được cải thiện rõ rệt.

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý chỉ nên dùng những lát gừng mỏng, nếu không thể chịu đựng nổi hương vị của gừng bạn cũng có thể dùng với mật ong mà không cần nhai.

Tham khảo thêm : 1 số Tips khử hôi miệng tại nhà, cơ sở điều trị hôi miệng uy tín

Ăn kiêng Keto

Cách đẩy lùi " cấp tốc " hôi miệng do dạ dày 
Cách đẩy lùi ” cấp tốc ” hôi miệng do dạ dày

Với những ai bị hôi miệng hoặc mắc phải bệnh tiểu đường thì nên có một chế độ ăn uốngtập luyện phù hợp. Trong đó liệu trình ăn kiêng Keto được rất nhiều chuyên gia khuyến cáo nên thực hiện.

Chế độ ăn kiêng Keto cũng tương đối giống với chế độ low-carb, chỉ ăn thực phẩm nhiều chất béo, ít carb nhằm kiểm soát glucose trong máu và chỉ duy trình lượng proteinmức độ vừa phải. Cụ thể hơn, một bữa ăn của bạn sẽ bao gồm 5% tinh bột, 20% đạm và 75% còn lại là chất béo.

Dùng chanh

Cách đẩy lùi " cấp tốc " hôi miệng do dạ dày 
Cách đẩy lùi ” cấp tốc ” hôi miệng do dạ dày

Chanh tuy nhỏ bé nhưng chính là “khắc tinh” của vi khuẩn trong khoang miệng. Chanh có thành phần acid hữu cơ và vitamin C có khả năng kháng khuẩn, khử mùi cực tốt.

Cách làm cực kỳ đơn giản, chỉ cần gọt sạch một ít vỏ chanh tươi, bỏ miệng nhai , sau đấy nuốt luôn vỏ. Bạn sẽ cảm nhận thấy ngay sự khác biệt toát ra từ hơi thở ngay lúc ấy.

Phòng ngừa hôi miệng dạ dày

Hở van dạ dày gây hôi miệng chịu tác động từ những thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy muốn hạn chế được vấn đề trên cần phải ngăn ngừa hôi miệng triệt để:

  • Hạn chế các loại thức ănnguy cơ gây kích ứng dạ dày như hoa quả có vị chua, muối, dưa chua, . ..
  • Tuyệt đối không được hút thuốc lá hoặc dùng những thức uống có tính kích thích như rượu, bia, nước ngọt có gas, . ..
  • Không nên thức khuya và stress để hạn chế nguy cơ bị trào ngược dạ dày.
  • Nên vận động thường xuyên nhằm cải thiện hoạt động của cơ hoành và tăng cường hoạt động của dạ dày, nhờ đó có thể làm giảm thiểu đi những triệu chứng hở van dạ dày hôi miệng gây nên.
  • Không nên ăn quá nhiều hoặc để bụng quá rỗng, hãy ăn bữa tối trước khi đi ngủ khoảng từ 3 – 4h.
  • Trong khi ăn cần nhai kỹ và chia đều theo các bữa để không gây sức ép lên dạ dày và khiến axit bị trào ngược lại.

Hôi miệng do dạ dày là bệnh khi dịch vị dạ dày bị trào lên khiến cho người bệnh cảm giác khó chịu và tự ti mỗi khi nói chuyện. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh không được cải thiện, bạn cần đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và chữa trị dứt điểm.

Hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp được những thắc mắc xoay xung quanh hở van dạ dày gây hôi miệng cũng như được những thông tin giúp cải thiện hiệu quả tình trạng bệnh lý trên.

Rate this post