Đau hay tức ngực là một tình trạng thường gặp ở mọi đối tượng. Những cơn đau tức ở ngực có thể xảy do nhiều nguyên nhân chứ không chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi. Tình trạng này hiện đang có xu hướng trẻ hoá và cũng đi kèm với nhiều triệu chứng khác như khó thở, buồn nôn, đau thắt ngực giữa hoặc ở hai bên.
1) Đau tức ngực giữa là gì?
Đau tức ngực giữa là gì? Đau tức ngực giữa là khi người bệnh có cảm giác khó chịu ở giữa ngực hoặc bị lệch sang trái. Đôi khi, bệnh nhân không cho là đau mà mô tả cảm giác giống đè mạnh, ép chặt hay bóp nghẹt; đôi khi có thể kèm theo hồi hộp, khó thở, vã mồ hôi và bủn rủn tay chân.
Nguồn gốc đáng lo ngại nhất của các cơn đau tức giữa ngực xuất hiện lặp đi lặp lại là do tắc nghẽn lưu thông của mạch máu nuôi tim. Tình trạng này gây thiếu máu cục bộ ở cơ tim và nếu tiến triển kéo dài sẽ làm nhồi máu cơ tim, tăng nguy cơ tử vong.
2) Nguyên nhân của đau tức giữa ngực là gì?
Lồng ngực là nơi chứa nhiều nội tạng. Do vậy, bất cứ những tổn thương nào bên trong cơ thể cũng khiến cho bệnh nhân có cảm giác đau tức ngực giữa. Thậm chí, ngay ở những cơ quan trong ổ bụng như dạ dày, gan, lách, tuỵ, . ..
khi gặp bệnh lý vẫn có thể biểu hiện bằng đau ngực do cơ chế đau quy chiếu và lan theo dẫn truyền thần kinh nguyên thuỷ. Vì vậy, việc khai thác chi tiết những dấu hiệu này vô cùng quan trọng để xác định đúng nguyên nhân.
Nguyên nhân luôn được các bác sĩ nghĩ đến đầu tiên là do các bệnh lý tim mạch. Những bất thường trong mạch vành , động mạch bị xơ vữa, giảm tưới máu và thiếu dưỡng cơ tim hầu hết sẽ biểu hiện triệu chứng đầu tiên là đau ngực.
Người bệnh mô tả cơn đau nhói có vị trí trước xương ức và lệch sang vùng trước tim, thường xảy ra khi gắng sức , đi bộ nhanh, leo cầu thang, bị kích thích tâm lý, . ..
Đau sẽ giảm hoặc ngừng khi nghỉ ngơi. Một số ít có thể đau ngay cả khi nghỉ ngơi , đột nhiên tức ngực với cường độ mạnh, gây toát mồ hôi và khó thở, nghỉ không bớt đau , khiến người bệnh ôm ngực vì đau đớn thì cần nghĩ đến khả năng nhồi máu cơ tim , mạch vành bị tắc nghẽn hoàn toàn.
Ngoài ra, các bệnh lý tim mạch khác như co thắt mạch vành, rối loạn nhịp tim, suy tim, viêm cơ tim ,. .. cũng thường biểu hiện bằng đau tức giữa ngực.
Bên cạnh tim, những bệnh thuộc về cơ quan hô hấp như viêm phổi, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn , viêm dày dính màng phổi, tràn dịch , tràn khí màng phổi, thuyên tắc phổi, ung thư phổi, . .. Ngoài các triệu chứng sốt, ho, khó thở, khò khè, người bệnh có thể khai đau tức ngực kèm theo.
Một số trường hợp bệnh nhân cảm giác vị trí đau nằm nông trên thành ngực, khu trú hay lan theo xương sườn thì nghĩ đến là do đau của thần kinh liên sườn hay đau do cơ, xương thành ngực sau chấn thương, tư thế đè ép.
Đau tức ngực giữa còn là triệu chứng của các bệnh lý thuộc hệ thống đường tiêu hoá trên. Bệnh nhân khai tức ngực mơ hồ và kèm theo ăn kém, chán ăn, buồn nôn, nôn ói, ợ chua, ợ chua, đầy hơi, chướng bụng, . ..
Nguyên nhân thường gặp là do viêm loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày – thực quản, viêm đại tràng ,. .. Ngoài ra, đau tức ngực cũng có thể do áp-xe cơ hoành , áp-xe gan.
Những trường hợp tức ngực tương đối “lành tính” hơn là gặp ở nhóm phụ nữ quanh tuổi mãn kinh, cơ chế là do thay đổi nội tiết sinh dục nữ hay do các lí do tâm lý như lo lắng, hồi hộp.
Xem thêm :Tại sao lại bị mất khứu giác? 7 điều cần phải biết khi mắc phải
3) Đau tức ngực giữa có nguy hiểm không?
Đau tức ngực giữa có nguy hiểm không? Do có nhiều nguyên nhân gây đau khác nhau nên sự ảnh hưởng của triệu chứng này tuỳ vào cơ quan gây bệnh.
Nếu đau tức ngực giữa thực sự là do tim mạch thì đây là một tình trạng nguy hiểm , đe doạ tính mạng bất kì lúc nào. Với những cơn đau thắt ngực ổn định, chỉ xảy ra khi bệnh nhân gắng sức , giảm khi nghỉ ngơi là dấu hiệu của mạch vành đã bắt đầu hẹp lại và hạn chế cung cấp máu cho tim.
Nếu có thái độ chủ quan , tình trạng này kéo dài mà không điều trị ngay sẽ dẫn đến hậu quả là nhồi máu cơ tim khiến cơ tim bị hoại tử và nếu không cấp cứu kịp sẽ dẫn đến tử vong vì tim.
Đau tức ngực giữa do các hệ cơ quan khác cũng chứng minh bệnh đang diễn tiến với mức độ nặng, đòi hỏi phương pháp điều trị tích cực, tránh để bệnh lan rộng ra hơn và gây biến chứng khó lường.
4) Một số dạng đau tức ngực hay gặp
Đau tức ở ngực có nhiều dạng và cũng có thể là biểu hiện của nhiều loại bệnh khác nhau. Sau đây là một vài dạng đau chúng ta hay gặp.
4.1. Tức ngực, khó thở
Những người mắc bệnh tim mạch vành có thể sẽ gặp phải những cơn đau, tức ở ngực kèm theo khó thở. Thế nhưng hiện tượng bị đau ngực khó thở cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác chứ không phải là bệnh tim.
Một Số những trường hợp bị tức ở ngực và khó thở có thể là do bị trào ngược dạ dày thực quản hay người bệnh bị viêm đường hô hấp tạm thời.
Không chỉ thế, tình trạng lo âu, căng thẳng về mặt tâm lý cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng tức ngực và khó thở. Sự căng thẳng, hồi hộp kéo dài sẽ khiến nhịp thở của chúng ta thay đổi gây ra những triệu chứng như tím tái, thở gấp và mất oxy.
Ngoài ra, các bệnh lý kép dài như suy gan, suy thận, rối loạn mỡ máu và đái tháo đường cũng chính là nguyên nhân gây nên tình trạng đau tức ngực kèm theo khó thở.
Với tình trạng tức ở ngực kèm khó thở không liên quan đến bệnh lý, bạn chỉ cần thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện hợp lý là sẽ kiểm soát được tình trạng này. Bạn nên cân bằng lại công việc và giảm stress để không còn gặp phải những con đau tức ngực như vậy.
4.2. Tức ngực kèm theo khó tiêu
Tình trạng khó tiêu là những triệu chứng như chướng bụng, đầy bụng, đầy nước hoặc đầy hơi khiến ta có cảm giác như muốn nôn ngay sau bữa ăn. Hiện tượng đau tức ở ngực và khó tiêu cũng có thể kèm theo các triệu chứng khác như hoa mắt, chóng mặt, cảm thấy khó chịu , đau âm ỉ ở dạ dày.
Ngoài Ra người bị tức ngực, khó tiêu cũng có thể gặp tình trạng ợ chua, ợ nóng và nóng rát thực quản.
Triệu chứng này chủ yếu là do chế độ ăn uống của bạn chưa hợp lý. Lúc này, bạn cần cân bằng lại chế độ dinh dưỡng và sử dụng các loại thức ăn có ích cho sức khoẻ đặc biệt là tốt cho hệ tiêu hoá như chuối, sữa chua hay đu đủ.
Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế hoặc kiêng tất cả các loại đồ ăn vặt và những món ăn chứa nhiều lượng dầu mỡ, các món chiên xào hoặc đồ uống có ga.
4.3. Đau tức ngực kèm theo buồn nôn
Triệu chứng đau tức ở ngực và buồn nôn thực chất không phải một loại bệnh, mà nó xuất phát do tâm lý con người. Trong một vài trường hợp, triệu chứng có thể là dấu hiệu của những bệnh như :
– Trào ngược dạ dày, thực quản.
Xem thêm: Đau dạ dày – Dấu hiệu và nguyên nhân
– Các bệnh lý đường hô hấp.
– Phụ nữ trong giai đoạn đầu thai kỳ.
Với trường hợp này, bạn chỉ cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt, áp dụng lối sống lành mạnh, hạn chế chất kích thích bằng rượu, bia và đặc biệt là thuốc lá. Nếu tình trạng này kéo dài, bạn cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và kiểm tra.
4.4. Tức ngực kèm theo ho
Các cơn ho kèm theo khó chịu ở ngực là tình trạng thường gặp ở những người bị ho , cảm cúm, . .. Tình trạng trên sẽ hết sau vài ngày khi bạn khỏi ho.
Tuy Nhiên hiện tượng đau tức ở ngực vào buổi sáng kèm theo những cơn ho khan, ho đờm dai dẳng dù có uống thuốc trị ho, chống viêm cũng không dứt thì bạn cần lưu ý đây chính là biểu hiện của bệnh ung thư phổi.
Nguyên nhân của bệnh lý nguy hiểm này chủ yếu là do hút thuốc lá quá nhiều. Các chất độc hại từ thuốc lá là sẽ lưu lại rất lâu trong chất nhầy của phổi và sinh ra ung thư. Từ đó xuất hiện các cơn đau tức ngực kèm theo ho thường xuyên, đặc biệt là vào buổi sáng sớm.
Để ngăn chặn tình trạng này, chúng ta cần giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh xa khói thuốc lá và giữ cho bầu không khi được trong lành. Bên cạnh đó, để không còn mắc phải tình trạng ho, đau ngực thì bạn cần điều trị triệt để những bệnh liên quan đến phế quản và phổi nếu có.
4.5. Tức ngực khi nuốt thức ăn
Biểu hiện tức ngực khi ăn và nuốt nếu xảy ra thường xuyên có thể là biểu hiện của ung thư thực quản. Khi gặp trường hợp này, bệnh nhân sẽ không có triệu chứng gì cụ thể hoặc chỉ là những cơn đau ở ngực khi nuốt thức ăn sẽ kéo dài dai dẳng không rõ nguyên nhân.
Nếu những triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn khiến người bệnh cảm thấy đau thắt vùng ngực hoặc cảm thấy có vật cản trong cổ họng , không thể nuốt thức ăn thì bạn cần phải thăm khám bác sĩ ngay.
Tình trạng bệnh ban đầu sẽ khiến bệnh nhân bị nghẹn với thức ăn to , sau đó những thức ăn nhỏ hay thậm chí là cháo cũng có thể gây nghẹn khi bệnh tiến triển nặng.
5) Khi thấy đau tức ngực cần làm gì?
Khi bị đau tức ở ngực , điều đầu tiên bạn cần làm đó là dừng mọi hoạt động và nghỉ ngơi, không gắng sức hay làm việc nặng nhọc. Nếu như những cơn đau và khó chịu ở ngực xảy ra thường xuyên thì bạn cần đến các trung tâm y tế để khám và điều trị nếu cần.
Bạn cần xác định được những cơn đau kéo dài là do đâu, khi đấy mới có hướng điều trị phù hợp.
Đối Với trường hợp bị đau thắt ngực do bệnh lý về tim mạch, bệnh nhân cần phải rất cẩn trọng trong sinh hoạt, luôn tuân thủ những nguyên tắc bác sĩ đề ra và áp dụng chế độ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý như bác sĩ yêu cầu.
6) Các bước để làm giảm đau tức ngực
Đau tức ngực là triệu chứng khá phổ biến và có thể gây ra nhiều lo lắng cho người bệnh. Việc giảm đau tức ngực sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn và tránh những biến chứng nguy hiểm. Sau đây là một vài bước giúp giảm đau tức ngực:
Nghỉ ngơi: Nếu bạn đang làm việc, hãy dừng lại và thư giãn để giảm đau. Nếu bạn đang nằm, hãy đổi tư thế ngủ để giảm áp lực lên ngực.
Sử dụng nitroglycerin: Đây là loại thuốc giảm đau có lợi đối với đau tức ngực do thiếu máu cơ tim. Nếu bạn đã được bác sĩ kê toa thì nên sử dụng theo chỉ dẫn.
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng: Tránh ăn uống quá no hoặc đói, tránh thức ăn giàu năng lượng và chất béo.
Uống nước: Nếu đau tức ngực vì sự sử dụng rượu bia, caffeine hoặc nicotine hãy uống nước lọc để giảm lượng chất kích thích và độc tố trong cơ thể.
Thực hiện các bài tập thở: Bạn nên tập các động tác thở để giảm đau tức ngực. Hãy hít sâu hơn và giữ hơi trong vài giây, và thở ra chậm hơn.
Xoa bóp: Nếu bạn cảm thấy đau tức ngực bạn nên xoa bóp nhẹ nhàng để giảm đau.
Nếu triệu chứng đau tức ngực kéo dài, nghiêm trọng hơn hoặc kèm theo những triệu chứng khác như khó thở, buồn nôn và mệt mỏi thì bạn nên đi gặp bác sỹ để được chẩn đoán và chữa trị sớm.
Tư vấn chuyên môn bài viết:
TS.BÁC SĨ NGUYỄN HỮU QUANG
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN
CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Website: https://bedental.vn/
HƯỚNG DẪN ĐI KHÁM TẠI BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT TRUNG ƯƠNG NĂM 2023
Bảng giá cạo vôi răng tại BeDental! Địa chỉ thực hiện lấy vôi răng an toàn
Có Nên Nhổ Răng Khôn Số 8 Không? Khi Nào Thì Nên Nhổ? Có Nên Nhổ Răng Khôn Mọc Thẳng?
Pingback: Tức ngực khó thở và 1 số lưu ý quan trọng – Be Dental